Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của DOM trong nuôi vỗ lên

Một phần của tài liệu Sử dụng Domperidon thông qua thức ăn trong nuôi vỗ cá chẽm mõm nhọn (Trang 50)

Bảng 3.6: Kích thước trứng của cá Chẽm mõm nhọn Nghiệm thức Kích thước trứng (mm) Kích thước giọt giàu (mm) Tỷ lệ giọt dầu/trứng 5 DOM 0,81 ± 0,04a 0,20 ± 0,01b 0,28 ± 0,01c 10 DOM 0,80 ± 0,03a 0,20 ± 0,01b 0,26 ± 0,02c 15 DOM 0,82 ± 0,04a 0,21 ± 0,02b 0,25 ± 0,02c Đối chứng 0,81 ± 0,04a 0,21 ± 0,01b 0,25 ± 0,02c Trung bình 0,81 ± 0,04 0,20 ± 0,01 0,25 ± 0,02

Số liệu được trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, các chữ cái viết kèm

Từ bảng 3.6 cho thấy số liệu thu được về kích thước (đường kính giọt dầu và tỷ lệ giọt dầu/trứng) trứng giữa các nghiệm thức là không có sự khác biệt thống kê. So với nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nho (2003), kích thước trứng khi ở giai đoạn IV trung bình là 0,37 ± 0,07 mm; trứng sau khi thụ tinh tương đối đồng đều, đường kính trung bình đạt 0,82 ± 0,03, bên trong có giọt giầu to, đường kính 0,24 ± 0,02mm. Kết quả kích thước trứng và giọt dầu của trứng trong thí nghiệm này có phần nhỏ hơn một chút (trứng trương nước có đường kính trung bình đạt 0,81 ± 0,04 mm, kích thước giọt đầu trung bình 0,20 ± 0,01 mm). Điều này cho thấy tính hợp lý của đàn cá thí nghiệm, tức là GSI và RF lớn hơn còn kích thước trứng lại nhỏ hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nho (2003). Mối tương quan tỷ lệ thuận giữa kích thước cá và sức sinh sản của từng loài đã được chứng minh, một băn khoăn của người làm đề tài là giữa đường kính trứng (giọt dầu) và kích thước cá cái có mối tương quan như thế nào? Chúng có quan hệ tỷ lệ thuận không? Điều kiện của đề tài này không cho phép tôi thực hiện nghiên cứu trên và cũng chưa có tác giả nào đưa ra kết luận về sự liên quan này. Kết quả cho thấy, có thể khẳng định việc sử dụng DOM trong nuôi vỗ bố mẹ không có ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Một phần của tài liệu Sử dụng Domperidon thông qua thức ăn trong nuôi vỗ cá chẽm mõm nhọn (Trang 50)