5 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của DOM trong nuôi vỗ đến

Một phần của tài liệu Sử dụng Domperidon thông qua thức ăn trong nuôi vỗ cá chẽm mõm nhọn (Trang 51)

Theo Nguyễn Trọng Nho & ctv (2003), giai đoạn phát triển của cá kéo dài từ khi nở ra đến giai đoạn trước cá con, tức là lúc đó các bộ phận của cơ thể đã phát triển đầy đủ. Giai đoạn phát triển của cá bột bao gồm 2 giai đoạn: đó là giai đoạn dinh dưỡng bằng túi noãn hoàng và giai đoạn dinh dưỡng bên ngoài. Trong điều kiện thí nghiệm này chúng tôi tiến hành trên cá bột giai đoạn dinh dưỡng bằng noãn hoàng, tức là giai đoạn cá nở đến lúc túi noãn hoàng tiêu biến.

Chiều dài cá bột cá Chẽm mõm nhọn

Chiều dài của cá Chẽm mõm nhọn được đo bằng trắc vi thị kính khi cá đạt 1, 2 và 3 ngày tuổi. Sau khi cá nở khoảng 4 - 6 giờ đồng hồ, tiến hành cố định cá bột 1 ngày tuổi bằng formol 5% và tiến hành xác định chiều dài cá bột và kích thước khối noãn hoàng. Cá bột 2, 3 ngày tuổi cũng được xác định chiều dài cá và kích thước khối noãn hoàng cùng giờ ngày thứ 2 và thứ 3. Kết quả đo chiều dài cá bột được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7: Chiều dài cá bột cá Chẽm mõm nhọn 1, 2 và 3 ngày tuổi.

Kích thước cá bột (mm) Nghiệm thức

1 ngày tuổi 2 ngày tuổi 3 ngày tuổi 5 DOM 2,12 ± 0,14a 2,52 ± 0,07b 2,68 ± 0,06c 10 DOM 2,00 ± 0,10a 2,55 ± 0,07b 2,65 ± 0,09c 15 DOM 1,98 ± 0,09a 2,49 ± 0,07b 2,61 ± 0,07c Đối chứng 1,98 ± 0,09a 2,43 ± 0,06b 2,60 ± 0,05c

Trung bình 2,02 ± 0,09 2,49 ± 0,08 2,63 ± 0,08

Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Chữ cái viết kèm theo

(các số liệu trong cùng một cột) thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P ≤ 0,05).

Như vậy, kết quả phân tích ANOVA cho thấy không có sự khác biệt thống kê giữa cá nghiệm thức về chiều dài cá bột 1, 2 và 3 ngày tuổi. Đây là giai đoạn dinh dưỡng thụ động bằng chất dinh dưỡng dự trữ, nên đồng thời với chiều dài cá bột tăng thì kích thước khối noãn hoàng của cá giảm dần. Kích thước khối noãn hoàng của cá bột cá Chẽm mõm nhọn được thể hiện trong bảng 3.8.

Bảng 3.8: Kích thước khối noãn hoàng cá Chẽm mõm nhọn 1, 2 và 3 ngày tuổi

Kích thước khối noãn hoàng (mm) Nghiệm thức

1 ngày tuổi 2 ngày tuổi 3 ngày tuổi 5 DOM 0,50 ± 0,04a 0,22 ± 0,02b 0,10 ± 0,02c 10 DOM 0,51 ± 0,05a 0,22 ± 0,03b 0,11 ± 0,02c 15 DOM 0,52 ± 0,02a 0,22 ± 0,02b 0,12 ± 0,02c Đối chứng 0,02 ± 0,04a 0,20 ± 0,02b 0,13 ± 0,02c

Trung bình 0,51 ± 0,05 0,21 ± 0,01 0,12 ± 0,02

Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Chữ cái viết kèm theo

(các số liệu trong cùng một cột) thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P ≤ 0,05).

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về kích thước khối noãn hoàng của cá 1, 2 và 3 ngày tuổi.

Cá bột mới nở thường bơi chậm và chìm xuống tầng nước, toàn thân cá trong suốt. Giai đoạn này phát triển rất nhanh, chỉ sau vài giờ cá có thể bơi lội nhanh nhẹn theo hướng thẳng đứng, khi đến mặt nước cá ngừng bơi và bắt đầu

rơi tự do xuống phía dưới rồi lại từ từ bơi lên. Vì vậy, phải điều chỉnh sục khí phù hợp không mạnh quá sẽ làm tiêu hao năng lượng dẫn đến tỷ lệ dị hình cao hoặc quá yếu không đủ sức nâng đỡ cá bột, xáo trộn tầng nước.

Cá bột 1 ngày tuổi, giai đoạn này thì túi noãn hoàng lớn màu vàng nhạt, sắc tố đen chiếm gần hết noãn hoàng. Cá hoạt động mạnh, có thể bơi theo chiều nằm ngang mặt nước. Kích thước cá giai đoạn này đạt trung bình 2,74 ± 0,15 mm (Nguyễn Hữu Hùng, 2001), trong thí nghiệm này số liệu đó là 2,02 ± 0,09 mm, khối noãn hoàng là 0,51 ± 0,05 mm.

Cá bột 2 ngày tuổi, cá hoạt động mạnh ở tầng giữa, túi noãn hoàng teo lại, trong thí nghiệm giai đoạn này cá đạt kích thước trung bình 2,49 ± 0,08 mm, khối noãn hoàng là 0,21 ± 0,01 mm; so với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hùng (2001) là 2,80 ± 0,09 mm.

Cá bột 3 ngày tuổi, noãn hoàng tiêu biến gần hết, cá có khả năng bơi chủ động. Giai đoạn này cá đạt kích thước trung bình 2,63 ± 0,08 mm, kích thước noãn hoàng giảm còn 0,12 ± 0,02 mm trong khi kích thước giai đoạn này của cá bột trong gnhieen cứu của Nguyễn Hữu Hùng là 2,90 ± 0,07 mm.

Mức độ tiêu biến noãn hoàng được tính bằng tỷ lệ giữa kích thước khối noãn hoàng trên chiều dài cá bột. Chỉ số này phu thuộc nhiều vào nhiệt độ nước và chế độ sục khí, nhiệt độ nước càng cao hay chế độ sục khí càng mạnh thì mức độ tiêu biến noãn hoàng xảy ra càng nhanh. Mức độ tiêu biến noãn hoãng của cá bột 1, 2 và 3 ngày tuổi được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9: Mức độ tiêu biến noãn hoàng của cá bột cá Chẽm mõm nhọn

Tỷ lệ noãn hoàng/chều dài cá bột Nghiệm

thức 1 ngày tuổi 2 ngày tuổi 3 ngày tuổi 5 DOM 0,24 ± 0,03a 0,09 ± 0,01b 0,04 ± 0,01c 10 DOM 0,25 ± 0,03a 0,09 ± 0,01b 0,04 ± 0,01c 15 DOM 0,26 ± 0,03a 0,09 ± 0,01b 0,05 ± 0,01c Đối chứng 0,26 ± 0,03a 0,08 ± 0,01b 0,05 ± 0,01c

Trung bình 0,25 ± 0,03 0,09 ± 0,01 0,04 ± 0,01

Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, chữ cái viết kèm theo

Sự khác nhau về kích thước cá bột 1, 2 và 3 ngày tuổi giữa thí nghiệm trong đề tài với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hùng (2001) có thể giải thích do hai nguyên nhân sau: thứ nhất, trong quá trình thí nghiệm có những ngày mưa lớn và kéo dài làm cho nhiệt độ nước giảm tương đối (trung bình 28,0 - 28,5oC) gây khó khăn cho việc thực hiện đề tài, đồng thời nó làm chậm quá trình tiêu biến noãn hoàng của cá bột so với nhiệt độ cao hơn và ổn định hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hùng (trung bình 28,5 - 29,0oC); thứ hai, là trong thí nghiệm này cá bột không được cho ăn thức ăn bên ngoài trong khi Nguyễn Hữu Hùng cho cá bột ăn Rotifer Brachionus plicatilis mật độ 3 com/mL và tảo Nannochloropsis occulata khi cá đạt 1,5 ngày tuổi, 5 con/mL khi cá đạt 3 ngày tuổi. Như vậy, chiều

dài cá bột trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hùng không những do dinh dưỡng bằng chất noãn hoàng dự trữ mà còn do chất ding dưỡng từ thức ăn bên ngoài và sự khác biệt giữa hai thí nghiệm này đã sáng tỏ.

0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 1 2 3 Ngày tuổi t l no ãn h oàn g/cá b t (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Dom 10 Dom 15 Dom Doi chung

Hình 3.4: Mức độ tiêu biến noãn hoàng của cá bột cá Chẽm mõm nhọn

Số liệu và hình vẽ cho thấy, qua mỗi ngày tuổi kích thước khối noãn hoàng giảm đi một nửa, mức độ tiêu biến noãn hoãng của cá từ 1 ngày tuổi sang 2 ngày tuổi nhanh hơn từ 2 ngày tuổi sang 3 ngày tuổi.

A B

C D

Hình 3.5: Trứng và cá bột cá Chẽm mõm nhọn

A: Trứng trương nước B: Giai đoạn phôi nang C: Giai đoạn phôi thần kinh D: Cá bột 1 ngày tuổi E: Cá bột 3 ngày tuổi

E

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống cá bột cá Chẽm mõm nhọn.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống cá bột cá Chẽm mõm nhọn, Nguyễn Trọng Nho (2003) cho rằng cá Chẽm mõm nhọn mới nở có khả năng sống được ở độ mặn 5 - 35 ppt. Tỷ lệ sống cao nhất ở độ mặn 15 - 25 ppt. Để đánh giá chất lượng cá bột giữa các nghiệm thức, tôi tiến hành xác định tỷ lệ sống của cá bột ở các độ mặn 5, 10, 15 ppt và tại độ mặn 30 ppt (độ mặn trong phạm vi nuôi vỗ cá bố mẹ, ấp nở trứng).

Thí nghiệm xác định tỷ lệ sống của cá bột ở các độ mặn 5, 10 và 15 ppt:

Thí nghiệm này được thực hiện khi cá bột 3 ngày tuổi, bố trí 100 cá bột (3 ngày tuôi) vào bình tam giác 1000 ml, sục khí nhẹ, thời gian thí nghiệm 24 giờ. Kết quả ảnh hưởng của độ mặn lên cá bột 3 ngày tuổi được thể hiện trong bảng 3.10.

Một phần của tài liệu Sử dụng Domperidon thông qua thức ăn trong nuôi vỗ cá chẽm mõm nhọn (Trang 51)