Việc sử dụng phương pháp nuôi truyền thốngnuôi ghẹ bằng các loại cá tạp đem tới rât nhiều nguy c ơ lâu dài cho sự phát triển bềnvững của nghề nuôi ghẹ như sự ô nhiễm môi trường nuôi, sự
Trang 1MỞ ĐẦU
Ghẹ xanh là loại thuỷ sản có giá trị kinh kế và giá trị dinh dưỡng cao, cơ thịtgiàu protein và khoáng chất Trong những năm gần đây, sản l ượng ghẹ khai thác tựnhiên ngày càng giảm nhanh Trong khi nhu cầu ghẹ tr ên thị trường trong nướccũng như trên thế giới ngày càng tăng
Trước tình hình đó, Bộ Thuỷ sản trước đây (nay là Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn) đã có chương trình phát triển việc nuôi ghẹ xanh xuất khẩu Dovậy nhiều địa phương có biển đã triển khia nghiên cứu nuôi ghẹ xanh Hiện tại ghẹxanh được nuôi ở khu vực Hạ Long, Cát Bà, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thu ận, vàmột số huyện đảo vùng khơi xa, những nơi có nhiều vũng vịnh, nguồn giống tựnhiên dễ kiếm Hiện nay người ta đã sản xuất thành công ghẹ giống nhân tạo đâychính là một điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi ghẹ phát triển
Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có một loại thức ăn công nghiệp nào được
sử dụng cho nuôi trồng ghẹ xanh Việc sử dụng phương pháp nuôi truyền thốngnuôi ghẹ bằng các loại cá tạp đem tới rât nhiều nguy c ơ lâu dài cho sự phát triển bềnvững của nghề nuôi ghẹ như sự ô nhiễm môi trường nuôi, sự nhiễm bệnh từ thức ăntươi có chất lượng không kiểm soát được, tỉ lệ sống sót của ghẹ trong quá tr ình nuôithấp…
Từ những yêu cầu cấp thiết đó, đề tài đặt vấn đề: “Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và đề xuất hướng sản xuất thức ăn nuôi ghẹ xanh (Portunus pelagicus) thương phẩm”
Nội dung của đề tài:
1 Tìm hiểu tình hình nuôi ghẹ xanh tại tỉnh Khánh Hoà
2 Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của ghẹ xanh: tính bắt mồi, loại thức ăn
Trang 2CHƯƠNG I TỔNG QUAN1.1 TÌNH HÌNH NUÔI GHẸ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI KHÁNH HOÀ
Trên thế giới ghẹ xanh (Blue crabs) là đối tượng thuỷ sản được khai thác từ lâu đời và hơi khác với các loại ghẹ xanh (Swimming crabs) ở nước ta về đặc điểm
hình thái cũng như môi trường sống Từ vài năm trở lại đây do sản lượng khai thácghẹ trên thế gới giảm mạnh, trong khi nhu cầu tiêu dùng lại tăng nhanh Tại một sốnước như Singapo, Trung Quốc, Nhật Bản…ghẹ được nuôi tròng từ hàng cục nămtrước; hình thức nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến, nuôi lồng bè, nuôi xenvới các đối tượng thuỷ sản khác Thức ăn sử dụng là thức ăn tươi mà chủ yếu là cácloài thuỷ sản có giá trị kinh tế thấp
Ghẹ xanh (Portunus pelagius) là một đối tượng xuất khẩu có giá trị cao ở
nước ta Ghẹ phân bố khắp các vùng biển miền Bắc, miền Trung, miền Nam v àchiếm tỉ lệ khoảng 30 – 35% tổng sản lượng xuất khẩu hàng năm ở hầu hết các xínghiệp xuất - nhập khẩu thuỷ sản trong cả nước Các mặt hàng thuỷ sản chế biến từnguyên liệu ghẹ xanh ngày càng phong phú như thịt ghẹ đóng lon, thịt ghẹ nhồimai, ghẹ nguyên con cấp đông, thịt càng ghẹ đóng hộp, ghẹ nguyên con chiên dòn,nem ghẹ,… Nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ ghẹ ở các nước Châu Á, Châu Âu
và trong nước ngày càng tăng - đây chính là một trong những động lực thúc đẩynghề nuôi ghẹ xanh ở nước ta phát triển [6] Trong khi nhu cầu xuất khẩu ghẹ có xuhướng tăng lên nhưng sản lượng ghẹ khai thác đang có xu h ướng giảm dần Sảnlượng ghẹ khai thác tự nhiên mới chỉ đáp ứng được khoảng 60 - 65% nhu cầu Theo
số liệu thống kê của một số Xí nghiệp xuất khẩu thuỷ sản miền Trung, năm 2000nhu cầu ghẹ nguyên liệu khoảng 300 – 400 tấn/ngày, hiện nay đã tăng lên 1000 -
1300 tấn/ngày Vì vậy việc phát triển nuôi ghẹ thương phẩm là một định hướngđúng đắn đáp ứng nhu cầu hiện nay
Tại miền Bắc nước ta, ghẹ xanh được nuôi ở 2 vùng là vịnh Hạ Long và đảoCát Bà Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng bè, nuôi ghép với các đối tượng thuỷsản khác Sản lượng thu hoạch từ các mô hình nuôi này không nhiều khoảng 20nghìn tấn/ năm, so với nhu cầu là không đáng kể Thức ăn chủ yếu sử dụng các loại
cá tạp, nhuyễn thể chân đầu nhỏ, phế phẩm trong các x ưởng chế biến thuỷ sản Đặc
Trang 3điểm của hình thức nuôi trồng này là phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên 1 năm ởmiền Bắc chỉ nuôi được một vụ vào mùa hè, vào mùa đông do nhiệt độ quá thấp ghẹkhông sinh trưởng được Mặt khác, vấn đề con giống cũng l à một khó khăn chonghề nuôi ghẹ ở miền Bắc do chưa chủ động được nguồn cung cấp con giống.
Ở khu vực miền Trung, Khánh Hoà là một vùng có nhiều lợi thế để phát triểnnghề nuôi ghẹ xanh Thứ nhất đây một địa phương có nhiều diện tích vũng, vịnh,đầm nước lợ, đảo, các khu vực nước có chất lượng tốt còn chưa khai thác và sửdụng Thứ hai, người dân Khánh Hoà có kinh nghiệm nhiều năm về nuôi các sảnphẩm thuỷ sản nước mặn, đó là một nhân tố rất quan trọng để phát triển ng ành nuôighẹ Thứ ba, trong vài năm gần đây việc nuôi tôm sú và tôm hùm liên tiếp gặpnhiều khó khăn do môi trường nuôi tôm lâu năm đã chứa nhiều mầm bệnh bị bỏhoang, nếu tận dụng những đầm, ao nuôi đó để nuôi ghẹ sẽ tiết kiệm đ ược chi phíđầu tư ban đầu Thứ tư, từ năm 1998 Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sảnIII (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III) đã nghiên cứu thành công đề
tài “ Sản xuất giống và nuôi ghẹ xanh (Portunus pelagicus)” nên có thể chủ động
hoàn toàn về nguồn giống cũng như kĩ thuật nuôi
Trong thời gian qua nghề nuôi ghẹ xanh ở Khánh Ho à chưa phát triển tươngxứng với tiềm năng vốn có của vùng đất này cũng như cũng như chưa đáp ứng đượcnhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và cho xuất khẩu Ghẹ được nuôi rải rác
ở một vài nơi trong toàn tỉnh, số lượng không nhiều, không ổn định Một năm chỉnuôi được 7 tháng mùa khô, mùa mưa không thể nuôi được do ghẹ không thích ứngđược với điều kiện thời tiểt thay đổi nhất l à môi trường nước không đảm bảo Năm
2006 sản lượng ghẹ xuất khẩu toàn tỉnh là 600 nghìn tấn (Báo cáo Tổng kết xuấtkhẩu thuỷ sản của tỉnh năm 2006) đạt hơn 3 triệu USD Mặc dù yêu cầu cho xuấtkhẩu còn cao hơn nhiều so với con số đã đạt được Để đáp ứng nhu cầu tăng độtbiến đó không thể trông đợi vào những cách nuôi trồng tự phát và nhỏ lẻ như vậy
mà cần phải có một định hướng đầu tư, có kế hoạch cụ thể, có hướng dẫn chỉ đạo từnhững người có trách nhiệm [6] Hiện nay khoảng 2/3 sản lượng ghẹ trong tỉnh làkhai thác từ ngoài khơi, trong đó, nghề nuôi chỉ đóng góp 1/3 tổng sản l ượng ghẹtrong xuất khẩu Hình thức nuôi gồm, thâm canh (20%), quảng canh cải tiế n (15%),nuôi lồng bè (10%), nuôi xen với các loài thuỷ sản khác (55%)
Trang 4Nguồn giống chủ yếu khai thác từ tự nhi ên theo hình thức bẫy, dùng vó, kéolưới, mò… nên không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi nhất l à vào khoảng tháng 2đến tháng 6 vì tháng 7-8 mới là mùa sinh sản của ghẹ Thức ăn sử dụng là cá tạp rẻtiền, được thu mua của các thuyền đánh cá hay tại các v ùng kéo lưới nên không đảmbảo chất lượng, tỉ lệ ghẹ nuôi lồng bè bị chết từ khi nuôi tới khi thu hoạch l à khoảng60%, nguyên nhân chủ yếu là thức ăn không bảo đảm và chất lượng con giống.
Để phát triển bền vững và chủ động nghề nuôi ghẹ yêu cầu cấp thiểt phải cómột loại thức ăn chuyên biệt phù hợp với đặc điểm riêng của ghẹ, thích hợp vớitừng giai đoạn phát triển trong từng thời k ì sinh trưởng nhất định
1.2 VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ VÒNG ĐỜI CỦA GHẸ XANH
Ghẹ xanh thuộc ngành chân đốt Arthopoda, Lớp giáp xác Crustacea, Bộ mười chân Decapoda, phân bộ Pleocymata, Họ cua bơi Portunidae, Giống Portunus, Loài Portunus pelagicus (Linnaeus, 1766) Ghẹ xanh có màu sắc cơ thể giống như
tên gọi của chúng Giai đoạn nhỏ con đực v à con cái khó phân biệt bằng màu sắc,chúng đều có màu xanh nhạt (Hình 1.1) Khi trưởng thành màu sắc con đực thayđổi, chúng thường có nhiều đốm trắng trên khắp cơ thể, các đôi chân bò có màu tímxanh Đối với con cái toàn bộ cơ thể có màu xanh vàng và cũng có các chấm trắngtrên cơ thể nhưng không sặc sỡ như con đực
Hình 1.1 Ghẹ xanh (Portunus pelagicus)
Trang 5Giống như cua, ghẹ xanh có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng Toàn bộ cơthể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dầy và được chia thành 2 phần:
+ Phần đầu ngực: là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía dướimai Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựavào số phụ bộ trên các đốt: đầu gồm có mắt, anten, và phần phụ miệng Mai ghẹ tophía trước có nhiều răng Trước mai có hai hốc mắt có cuống, với hai cặp râu nhỏ
và râu lớn Trên mai chia thành nhiều vùng bằng những rãnh trung gian, mỗi vùng
là vị trí của mỗi cơ quan Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làmthành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào Ghẹ đực có 2 lỗ sinh dục nằm ởgốc của đôi chân bò thứ 5 và dính vào đó một dương vật ngắn Ghẹ cái có 2 lỗ sinhdục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3
+ Phần bụng: Phần bụng của ghẹ gấp lại phía dưới phần đầu ngực và phầnbụng phân đốt và tuỳ từng gới tính, hình dạng và sự phân đốt cũng không giốngnhau Cón cái trước thời kì thành thục sinh dục yếm có hình hơi vuông Khi thànhthục, yếm trở nên phình rộng với 6 đốt bình thường.Con đực có yếm hẹp hình chữ
V, chỉ có các đốt 1, 2 và 6 thấy rõ còn các đốt 3, 4, 5, liên kết với nhau Đuôi có mộtđốt nhỏ nằm ở tận cúng của phần bụng với một lỗ l à đầu sau của ống tiêu hoá Bụngghẹ dính vào phần đầu ngực bằng 2 khuy lõm ở mặt trong của đốt 1, móc vào 2 nútlồi bằng chitin nằm trên ức ghẹ [2]
Đặc điểm dinh dưỡng.
Tập tính ăn mồi của ghẹ biến đổi theo từng giai đoạn phát triển Trong giaiđoạn ấu trùng ghẹ con ăn động vật phù du Ghẹ con chuyển dần sang ăn tạp nh ưrong, tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay ngay cả xác chết động vật Ghẹ con 2 – 7 cmchủ yếu ăn giáp xác nhỏ Ghẹ tiền tr ưởng thành từ 7 – 13 cm (CW) thường ăn nhiềucác động vật hai mảnh vỏ và phúc túc (động vật chân bụng) Trong khi đó ghẹ lớnhơn thường ăn cua con, ghẹ con và cá
Khả năng sử dụng phổ thức ăn rộng của cua, ghẹ tr ưởng thành là một yếu tốchính làm cho chúng có thể phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương.Tập tính dinh dưỡng và sự khéo léo của phần miệng làm cho ghẹ có thể ăn nhiềuloại nhuyễn thể vỏ cứng và giáp xác Tuy nhiên ghẹ không thích nghi tốt với việc
Trang 6bắt con mồi di động Hơn nữa, tập tính kiếm ăn của chúng thay đổi theo tuổi Ghẹ
có tập tính trú ẩn ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm Nhu cầu thức ăn của chúngcũng khá lớn nhưng chúng cũng có khả năng nhịn đói từ 10 – 15 ngày
Trong tự nhiên tỉ lệ tử vong của ghẹ rất cao v à xảy ra trong suốt chu kì sống,cũng giống như các loài động vật thuỷ sản có ấu trùng sống trôi nổi khác Bên cạnh
kẻ thù, ghẹ còn ăn nhau cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm đáng kể tỉ lệsống của quần đàn, nhất là trong điều kiện nuôi [10]
Phân bố trong tự nhiên
Ghẹ xanh phân bố khắp các vùng biển Ấn Độ Dương và Tây Thái BìnhDương Ở Việt Nam Ở Việt Nam, ghẹ xanh phân bố khắp các vùng biển, hải đảo từmiền Bắc, miền Trung, miền Nam
Vùng phân bố của ghẹ xanh trưởng thành thường có độ sâu giao động 10 30m nước, nền đáy là cát hoặc cát – bùn và san hô chết, độ muối khoảng 30 - 35‰
-Ở mỗi giai đoạn phát triển, độ sâu phân bố của ghẹ xanh có sự thay đổi khá r õ rệt.Thời kì ấu trùng chúng sống trôi nổi, đến giai đoạn ghẹ bột chúng sống định c ư ởbiển nông ven bờ của đầm, vịnh, vũng, hoặc ven bờ hải đảo Khi đ ã trưởng thành,chúng di chuyển ra các vùng biển sâu xa bờ, rồi cặp đôi, thụ tinh, đẻ trứng Ấu tr ùngphát triển, biến thái qua các giai đoạn Zoae – Megalopae - ghẹ bột trong khoảng 17đến 22 ngày, sau đó ghẹ con lại trở về sống tại các vùng biển nông [6]
Vòng đời và sinh trưởng
Ghẹ xanh phải trải qua lột vỏ để tăng l ên về kích thước và trọng lượng cá thể.Chu kì lột xác thay đổi theo từng giai đoạn phát triển Giai đoạn ấu tr ùng thời gianlột xác từ 2 – 4 ngày, khi trướng thành thời gian giữa hai lần lột xác càng kéo dài
Ở kích cỡ 25 – 30 mm chiều rộng giáp đầu ngực, chu kì lột xác khoảng 7 – 8ngày, nhưng ở cỡ 65 – 70 mm, chu kì này là 30 – 37 ngày Trong một chu kì lột xácghẹ thường trải qua 5 trạng thái: Vỏ cứng, trước lột vỏ, lột vỏ, vỏ mềm, sau lột vỏ.Mỗi trạng thái này sẽ tương ứng với một giai đoạn Mỗi giai đoạn lại có mộtđặc điểm đặc trưng và được tóm tắt như sau: vỏ rất chắc và bền, phát triển lớp vỏmới, vừa mới lột, vỏ rất mềm, vỏ ngo ài dai, không bị nứt khi uốn cong, vỏ ngoàidòn, dễ gãy, bị nứt khi uốn cong [2]
Trang 7Ghẹ giống hiện nay có thể được sản xuất theo qui trình sau:
Nước biển Ghẹ ôm trứng
x ử lý chlorin 30 ppm
Bể ương
Ấu trùng ghẹGhẹ bột
Ghẹ giống
1.3 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GIÁP XÁC [2]
Để động vật nuôi tăng trưởng nhanh thì ngoài việc đảm bảo các yếu tố môitrường (nhiệt độ nước nuôi, pH, S‰, ) việc sử dụng thức ăn cần đảm bảo đầy đủcác thành phần quan trọng như: Protein, Glucid, Lipid và các chất khác cần thiếtcho sự phát triển và sinh trưởng của cơ thể như vitamin, khoáng chất
Nhu cầu Protein
Trong thành phần thức ăn nuôi thủy sản, chất đạm đ ược chú ý nhiều nhất vì đó
là những chất quan trọng và đắt tiền nhất trong bất cứ tổ hợp thứ c ăn nào Động vậtnuôi trong tình trạng thiếu protein sẽ dễ nhạy cảm với các bệnh đường ruột, bệnhđường hô hấp, cơ thể chậm lớn do đó hiệu quả kinh tế không cao [7]
Trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu protein kéo dài sẽ kéo theocác triệu chứng thiếu các chất dinh dưỡng khác gọi là triệu chứng loạn dinh dưỡng.Thiếu protein kéo dài ảnh hưởng đến tình trạng phát triển cơ thể của giáp xác màdấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất là cơ thể vật nuôi chậm lớn, có thể xảy ra cácrối loạn chức năng và sinh ra bệnh tật
Theo Kanazawa và Dall Etal thì nhu c ầu Protein của vật nuôi tương đối rộng
từ 15 ÷ 62% tuỳ theo giai đoạn phát triển của nó Đối với giáp xác ở giai đoạnthương phẩm thì hàm lượng protein thức ăn khoảng từ 30 ÷ 40 % Thức ăn tronggiai đoạn này nên sử dụng đạm từ nhiều nguồn gốc khác nhau
Trang 8Enzyme protease của hệ tiêu hoá của giáp xác chủ yếu ở là Trypsin vàchymotrypsin, không có pepsin Việc bổ sung các enzyme đầy đủ trong thức ăn làkhông cần thiết vì giáp xác có khả năng tiêu hoá các mảnh vụn hữu cơ do trong ruộttồn tại hệ vi sinh vật cộng sinh có vai tr ò tiêu hoá.
Nhu cầu acid amin
Giá trị dinh dưỡng của mỗi loại protein khác nhau phụ thuộc vào số lượng vàthành phần các acid amin Quá trình tiêu hóa, các enzyme tiêu hoá s ẽ thuỷ phânProtein thành các Acid amin, các Acid amin này thấm qua thành ruột chuyển tới các
tổ chức trong cơ thể, tại đây Acid amin được sử dụng để tổng hợp Protein đặc hiệucủa cơ thể đó Có 22 Acid amin thường gặp nhất trong thức ăn cho giáp xác Nhucầu Acid amin cụ thể của giáp xác hiện nay vẫn c òn đang được nghiên cứu
Acid amin thiết yếu
Đây là các Acid amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được nên cần được bổsung từ thức ăn bên ngoài, nếu thiếu một trong các acid amin này thì vật nuôi sẽchậm lớn mặc dù các thành phần khác đầy đủ Các acid amin không thay thế đối vớiđộng vật thuỷ sản là: Lysine, Methionine, Valin, Isoleucine, Phenylalani ne,Threonin, Tryptophan, Leucine, Arginine và Histidine Có nhiều ý kiến khác nhau
về hàm lượng acid amin, theo Barbi Toef thì hàm lượng acid amin trong thức ăncông nghiệp sử dụng trong nuôi trồng như sau:
Bảng 1.1 Hàm lượng Acid amin không thay thế (% trong thức ăn công nghiệp)
Trang 9Trong các acid amin không thay thế thì hàm lượng Lys và Met mà giáp xácđòi hỏi khá cao Trong khi các Acid amin này có rất ít trong các nguyên liệu dùng
để sản xuất thức ăn chăn nuôi V ì vậy cần phải bổ sung thêm các acid amin này khisản xuất thức ăn Có thể sử dụng các chế phẩm Ly s và Met công nghiệp với tỉ lệ bổsung hợp lí
Acid amin không thiết yếu
Là các acid amin có thể được tổng hợp trong cơ thể do đó khi thiếu chúngtrong thức ăn cơ thể có thể tự tổng hợp để bù trừ cho sự thiếu hụt này nhưng quátrình đó chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu Một số acid amin không thiết yếu như là Gly,Glu, Ala, Ser, Asp Riêng có Cys và Tyr có thể tái tạo từ Phe gọi là acid amin bánthiết yếu Các acid amin không thiết yếu thường chiếm một tỉ lệ cao trong th ànhphần đạm của thức ăn Vì vậy nếu trong thức ăn có nhiều loại Protein cùng được sửdụng một lúc thì chúng có thể bù trừ bổ trợ cho nhau về các thành phần Acid amin
Nhu cầu Lipid và acid béo
Chất béo là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng cùng với carbohydrat.Nếu năng lượng thức ăn quá thấp vật nuôi sẽ sử dụng Protein l àm nguồn cung cấpnăng lượng để thoả mãn nhu cầu Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn năng lượng từProtein này sẽ làm cho giá thành thức ăn tăng cao,do đó cần xem xét kĩ về tỉ lệ giữaProtein và Lipid Nhưng nếu năng lượng trong thức ăn quá cao sẽ l àm cản trở sựhấp thụ thức ăn của giáp xác và đó là nguyên nhân khiến cho chất đạm không đượctiêu hoá, vật nuôi cũng phát triển không tốt Trái ngược với các loại cá, giáp xáckhông có khả năng chịu được hàm lượng Lipid cao trong thức ăn Enzym e Lipasetrong ống tiêu hoá giáp xác thể hiện hoạt tính trong một giới hạn nhất định Nhiềunghiên cứu cho thấy nếu trong thức ăn tôm có 10% lipit; trong đó có 1/3 là mỡ bò,1/3 là dầu ngũ cốc, 1/3 dầu cá mòi sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng của tôm giảm điđáng kể, tỉ lệ sống sót cũng thấp Một số thí nghiệm trên tôm cho thấy nếu tăng hàmlượng dầu gan cá trong thức ăn lớn h ơn 50% thì gây bất lợi cho tôm nuôi và làmtôm chậm lớn Theo các nhà nghiên cứu thì nhu cầu Lipid trong thức ăn ở vật nuôi
ở mỗi độ tuổi khác nhau là khác nhau Nhu cầu Lipid trong thức ăn đối với tôm ởgiai đoạn thương phẩm là 6 ÷ 7% Về phương diện dinh dưỡng thì Lipid thuộcnhóm chất chính quan trọng, nó cung cấp năng l ượng gấp 2.25 lần so với Glucid
Trang 10hay Protein Khả năng sinh nhiệt cao của Lipid l à do hàm lượng oxy trong phân tửchất béo ở mức oxy hoá thấp.
Chất béo ngoài ra còn là dung môi tốt cho các loại Vitamin hoà tan trong dầunhư: Vitamin A, D, E,… và các phosphatit đặc biệt là Lecithine, các acid béo chưa
no thiết yếu khác như Linoleic, Arachidonic và nhiều chất khác có hoạt tính sinhhọc chẳng hạn tocopherol
Chất béo tạo hương vị hấp dẫn cho thức ăn nuôi trồng, thức ăn phối trộn bằngnhững nguyên liệu thông thường đã đảm bảo cho khoảng hơn một nửa chất béo củakhẩu phần, phần còn lại được cung cấp trực tiếp từ các nguy ên liệu giàu chất béonhư dầu mỡ…
Loại Lipid cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng hấp thụ của giáp xác,những loại Lipid có tác dụng tốt nhất là các loại Lipid có nguồn gốc từ động vậtthuỷ sản như dầu gan cá, dầu gan mực Một số dầu mỡ có nguồn gốc từ thực vậtnhư dầu đậu nành, dầu lạc thường nghèo Lecithine là một trong những phospholipidrất cần thiết cho sự phát triển của giáp xác Vì vậy thức ăn cho giáp xác rất cần thiếtphải bổ sung thêm Lecithine
Acid béo
Acid béo chiếm tới hơn 90% khối lượng chất béo Trong các chất béo tự nhi ên
có hơn 60 Acid béo khác nhau gồm Acid béo no và các Acid béo không no
Các Acid béo no thường có mặt trong mỡ động vật tr ên cạn như Trâu, Bò,Heo…, còn các Acid béo không no có nguồn gốc từ thực vật hay động vật biển.Trong phân tử Acid béo không no có thể có từ 1, 2 tới 3 nối đôi… NhữngAcid béo không no có hoạt tính sinh học cao thường là những Acid béo không notrong phân tử có từ 2 nối đôi trở nên Trong mỡ cá và động vật sống dưới biểnthường giàu các Acid béo không no như: Linoleic acid (2 nối đôi), Acid Linolenic(3nối đôi), Acid Arachidonic (4 nối đôi) Vào trong cơ thể thì Acid Arachidonic cóhoạt tính sinh học cao nhất Dầu gan cá hoặc gan mực rất gi àu acid Arachidonic.Tuy nhiên ngoài mỡ cá ra, dầu thực vật hoàn toàn không có Acid Arachidonic, còntrong mỡ động vật thì có nhưng với lượng rất ít Vì vậy trong chế biến thức ăn chogiáp xác ở từng giai đoạn phải bổ sung th êm dầu gan cá hoặc gan mực nhằm cung
Trang 11cấp nguồn Acid Arachidonic Đối với thuỷ sản nuôi th ương phẩm thì lượng AcidArachidonic bổ sung khoản từ 1.2 đến 1.5% là tốt nhất Trong sản xuất thức ănngười ta thường sử dụng dầu mỡ động vật thuỷ sản thay cho dầu mỡ của động vậttrên cạn Nhu cầu Acid béo thiết yếu đối với động vật biển cao h ơn động vật trêncạn đang trong giai đoạn trưởng thành, cho nên việc bổ sung mỡ cá hay dầu gan cávào thức ăn cho giáp xác ở các giai đoạn l à rất cần thiết.
Hoạt tính sinh học của mỡ cá đặc biệt cao, không loại n ào sánh bằng Hàmlượng Acid Arachidonic trong mô các tổ chức của cá là 5%, còn trong dầu gan cá là25% hoặc hơn thế nữa Nhu cầu các Acid béo thiết yếu đối với động vật thuỷ sảnnói chung khoảng 2% khi nhỏ và 1% khi đã lớn, tính theo tổng số năng lượng trongkhẩu phần Tăng liều lượng Vitamin B1 trong khẩu phần sẽ giúp cho c ơ thể giápxác tổng hợp được một phần Acid béo chưa no thiết yếu Nhu cầu về Acid béo đốivới giáp xác là rất lớn cho nên sản xuất thức ăn cho giáp xác cần đảm bảo tính cânđối của Acid béo Tỉ lệ trong đó là: 10% Acid béo chưa no chứa nhiều nối đôi, 30%
là các Acid béo no và còn 60% là Acid Oleic
Phospholipid
Là chất rất cần thiết trong thành phần thức ăn của vật nuôi thuỷ sản, nó ảnhhưởng tích cực tới cơ thể và sự chuyển hoá chất béo, đẩy mạnh sự tăng tr ưởng củathuỷ sản nuôi từ khi còn non tới khi thành thục Lecithine là một phospholipid đãđược nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong thành phần thức ăn nuôi trồng thuỷ sản.Hàm lượng Lecithine khuyên dùng cho thức ăn nuôi giáp xác tuỳ theo h àm lượngchất béo có trong công thức thức ăn v à giai đoạn trưởng thành của đối tượng nuôitính theo tỉ lệ hàm lượng chất béo như sau: 2/3 hàm lượng chất béo khi còn nhỏ, 5/3khi tăng trưởng và 1/3 khi hết tăng trưởng Ở giai đoạn đầu của nuôi th ương phẩmthì hàm lượng khoảng 2% là tốt nhất
Cholesterol
Là một trong những thành phần cấu trúc quan trọng trong cơ thịt giáp xác, cáckích thích tố điều khiển quá trình sinh sản và lột xác đều là những dẫn xuất củaCholeslerol Nhiều loài sinh vật có thể tự tổng hợp Cholesterol cần thiết từ Acid béo
có trong khẩu phần của thức ăn Thiếu các th ành phần này trong thức ăn có thể gây
Trang 12ra tình trạng ăn thịt đồng loại và tỉ lệ sống thấp, hệ số tăng trưởng kém ở giáp xác.Dùng cholesterol cho hiệu quả sinh học cao hơn so với các sterol khác vì trong cơthể giáp xác không cần qua những biến đổi sinh học Các chuyên gia nuôi trồngkhuyên nên sử dụng cho tôm với hàm lượng là 1% cho giai đoạn ấu trùng, tronggiai đoạn sau nuôi thương phẩm thuỷ sản nước mặn thì từ 0.5 ÷ 3%.
Sẽ không xảy ra hiện tượng thiếu hụt Cholesterol trong thức ăn hỗn hợp nếuthức ăn công nghiệp có sử dụng thành phần bột cá Cần lưu ý không để choCholesterol lớn hơn giới hạn cho phép
Có thể sử dụng thức ăn giàu Sterol để kích thích sự phát triển tuyến sinh dục
và tăng tốc độ sinh trưởng Những thức ăn từ trai, hầu, hến, giáp xác rất gi àuCholesterol và đây là thành phần quan trọng đối với thuỷ sản nuôi th ương phẩm
Nhu cầu Carbohydrate.
Một số Enzym tiêu hoá thức ăn Carbohydrat tồn tại trong giáp xác là Amylase,Maltase, Sucrase, Chitinase, Cellulase
Carbohydrat cùng Lipid hình thành nguồn năng lượng dự trữ quan trọng trong
cơ thể dưới dạng glycogen và là một thành phần quan trọng để tổng hợp chất chitin,tổng hợp steroit và Acid béo Tinh bột, dextrin, và glycogen từ động vật thân mềnđều được tiêu hoá tốt Nhưng không phải tất cả các Carbohydrat tiêu hoá được đều
có ý nghĩa Cellulose cũng được tiêu hoá một phần do chúng có enzyme cellulase.Lượng cellulose chủ yếu được lấy từ nguồn tảo trong nôi trường nuôi
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy glycogen là nguồn thức ăn tốt đối vớigiáp xác, ngoài việc cung cấp lượng tinh bột nó còn được sử dụng trong vai trò chấtkết dính trong thức ăn công nghiệp d ùng trong nuôi trồng thuỷ sản
Một số nghiên cứu về nhu cầu chất xơ trong thức ăn giáp xác được tiến hànhvới mục đích phục hồi tốc độ tăng tr ưởng gây nên bởi sự dư thừa Protein trong khẩuphần ăn bằng cách tăng cường lượng chất xơ trong thức ăn Tuy nhiên cần lưu ý,ống tiêu hoá của giáp xác rất ngắn, nếu lượng chất xơ trong thức ăn cao, thức ăn sẽkhông dủ thời gian để tiêu hoá, do đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn Glucid theo nhu cầu của giáp xác nói chung chủ yếu l à tinh bột Tinh bột làthành phần dinh dưỡng chủ yếu của các loại ngũ cốc v à đậu Sự biến đổi của tinh
Trang 13bột trong cơ thể giáp xác cũng không tách dời việc tạo th ành glucoza rồi tạo thànhglucogen là nguồn dinh dưỡng cho các cơ quan và hệ thống dưới dạng sinh nănglượng.
Cellulose là một Glucid thường có mặt bên cạnh tinh bột trong các nguồnnguyên liệu có chứa tinh bột Cơ thể giáp xác không sản xuất ra các Enzyme đểphân giải cellulose, nhưng một số loại vi khuẩn đường ruột của chúng lại có cácEnzyme đó Vì vậy cellulose ở ruột giáp xác có thể được phân giải, tuy nhiên lượngtiêu hoá là không đáng kể Đặc biệt là cellulose có nguồn gốc từ vỏ của các hạt ngũcốc thường không thể tiêu hoá được Vì vậy trong thức ăn của các loại giáp xác cầnchọn nguồn tinh bột chứa ít chất x ơ
Nhu cầu Vitamin
Đây là các chất hữu cơ có phân tử lượng thấp, là một thành phần vi lượngtrong các yếu tố dinh dưỡng của động vật thuỷ sản, chúng không c ó khả năng tạo ranăng lượng cho cơ thể sinh vật như các nhân tố đa lượng nhưng lại có thể đóng vaitrò làm tăng sức sống, tăng khả năng kháng bệnh ở động vật, tăng khả năng chịusốc, đặc biệt đối với động vật thuỷ sản Vitamin trong th ành phần thức ăn chiếmmột tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng đến sự biến dưỡng của các nhân tố đa lượngkhác như: Protein, glucid, lipid và khoáng Ngoài ra c òn góp phần làm tăng hệthống miễn dịch của cơ thể Trong số các Vitamin ảnh hưởng tới sức đề kháng, nổibật nhất là Vitamin C
Vitamin C là tinh thể dạng màu trắng, dễ tan trong nước, dễ hấp thụ qua niêmmạc ruột, không tích luỹ trong c ơ thể, thải trừ qua nước tiểu rất nhanh NhưngVitamin C lại tất rễ dàng bị phân huỷ, mất tác dụng dưới tác động của nhiệt độ, ánhsáng, độ ẩm, sự oxy hoá Sự tác động của các yếu tố đó c àng mạnh hơn khi ta trộnVitamin C vào thức ăn cho động vật thuỷ sản H àm lượng Vitamin C trong thức ănviên tổng hợp bị hao hụt rất nhiều khi trải qua quá tr ình nghiền sấy, hấp, đóng gói,vận chuyển và bảo quản Khi cho thức ăn này vào nước, Vitamin C tan rất mạnh, dovậy mặc dù công nghệ chế biến thức ăn đã rất chú ý tới thành phần Vitamin Cnhưng thực tế là động vật không hấp thụ được là bao lượng Vitamin C trong thức
ăn Vitamin C đặc biệt cần thiết đối với động vật thuỷ sinh vì chúng là một trong số
Trang 14ít động vật không có khả năng tổng hợp Vitamin C từ acid Glucorpic (do không cóenzym Gluconolactone oxydase cần thiết cho quá trình tổng hợp Vitamin C).
Vai trò của Vitamin C tới sức khoẻ của sinh vật đ ã được người ta phát hiện vàchứng minh Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình biến dưỡng thức ăn: nótham gia vào quá trình tổng hợp nên acid mật, các enzyme và hooc môn quan trọng,
từ đó liên quan tới quá trình chuyển hoá lipid, glucid, và hấp thụ sắt, liên quan tớiquá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi Vitamin C có vai trò trong việc tănghoạt động miễn dịch của sinh vật thông qua chức năng: nâng cao hoạt tính của cácenzyme, bảo vệ các tế bào máu khỏi bị oxy hoá như: các đại thực bào, bạch cầu vàcác tế bào máu của giáp xác Mặt khác, chúng ta cũng đ ã biết bạch cầu và các tế bàonày tham gia vào hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể Người ta đã phát hiện mốiquan hệ có ý nghĩa giữa nồng độ Vitamin C trong máu với khả năng thực b ào củađại thực bào và khả năng xuất hiện bệnh Vitamin C có khả năng tham gia vào quátrình tạo ra collagen, cấu thành nên thành mạch máu và các mô liên kết, nhờ đó kíchthích đường dẫn cho sự thẩm thấu qua thành mạch máu của các kháng thể, bạch cầu
và các thành phần của hệ thồng miễn dịch, đến nơi bị xâm nhập của tác nhân gâybệnh, để tiêu diệt chúng Mặt khac C có vai trò tổng hợp lên Corticosteroid, đây làchất có liên quan tới khả năng chống chịu của thuỷ sinh vật với các tác động củamôi trường, của yếu tố dinh dưỡng và cơ học
Nhu cầu chất khoáng.
Vai trò cuả khoáng chất đối với cá và giáp xác rất đa dạng, chủ yếu được sửdụng trong quá trình tạo hình đặc biệt là vỏ giáp xác, tham gia vào quá trình tạoProtit, hoạt hoá Enzyme, điều hoà chuyển hoá nước, duy trì ổn định môi trường bêntrong cơ thể Trong điều kiện thức ăn có th ành phần luôn khác nhau, sức chịu đựngcủa giáp xác rất kém do đó tỉ lệ chết trong v à sau thời kì lột xác là rất lớn
Các chất khoáng cần thiết đối với cơ thể giáp xác có thể kể ra đây gồm: Ca, P,
Na, S, Cl, Mg, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B, và m ột số khoáng vi lượng khác
Lượng chất khoáng chiếm 2 – 4% trọng lượng cơ thể giáp xác, một lượngkhoáng chất đóng vai trò là yếu tố tạo hình Chất khoáng tham gia vào tất cả các
Trang 15phản ứng trong cơ thể Hoạt tính sinh học của các khoáng thể hiện chủ yếu d ướidạng ion hoá.
Cớ thể giáp xác có thể tự sản xuất ra các chất khoáng cần thiết cho chúng V ìvậy tất cả các khoáng chất đó không phải l à thành phần bắt buộc trong thức ăn đốivới giáp xác nuôi Một phần nhỏ khoáng trong môi trường nước có thể được hấp thụtrực tiếp qua hệ hô hấp của giáp xác
Hàm lượng khoáng trong thức ăn công nghiệp để nuôi giáp xác không đ ượcthiếu nhưng cũng không nên vượt quá một ngưỡng nhất định
Trong số các chất khoáng có mặt trong thức ăn nuôi giáp xác thì Ca và Pchiếm tỉ lệ cao và quan trọng trong việc tạo thành lớp vỏ chitin, chuyển hoá các chấtProtit, Lipid, Glucid Vì vậy khi sản xuất thức ăn cần phải bổ sung th êm các thànhphần là Ca và P dưới dạng chế phẩm
I.4 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU THỨC ĂN NUÔI GHẸ XANH THƯƠNG PHẨM.
Khi ta phân tích thành phần hoá học cơ bản của thịt ghẹ người ta thấy ghẹ làđối tượng thuỷ sản giàu dinh dưỡng
Bảng 1.2 Các thành phần hóa học cơ bản của cơ thịt ghẹ (g/100g )
Nước Protein Lipid Glucid Tro
Trang 17Bảng 1.6 Hàm lượng các Acid béo trong 100g thit ghẹ
Từ tổng quan các tài liệu trên có thể nhận thấy:
Thành phần cơ thịt ghẹ gần giống với tôm về tỉ lệ protein cũng nh ư tỉ lệ cácacid amin, riêng về khoáng và Vitamin thì cơ thịt ghẹ có nhiều hơn hẳn về hàmlượng Do vậy sử dụng bột tôm ở tỉ lệ cao trong thức ăn cho ghẹ nuôi th ương phẩm
là rất cần thiết Tỉ lệ Protein/lipid trong thức ăn phải đạt đ ược từ 3 – 3.5 Hàm lượngProtein trong thức ăn khoảng 35% là hợp lí Khoáng, Vitamin trong cơ thể ghẹ rấtgiàu và đầy đủ do đó thức ăn của chúng phải cung cấp đủ một l ượng lớn hơn nhiều
Trang 18thành phần trong cơ thể chúng Cần thiết phải sử dụng nguyên liệu giàu khoáng vàVitamin hoặc bổ sung vào dưới dạng chế phẩm công nghiệp.
Hàm lượng acid béo không no trong lipid của ghẹ là nguồn chất dinh dưỡngrất quí cho con người Vì vậy cần thiết phải bổ sung các chất n ày trong thành phầncủa công thức thức ăn
Cơ sở dinh dưỡng và tiêu hóa[11].
Dinh dưỡng của động vật nhằm cung cấp cho c ơ thể năng lượng để hoạt độngsống và vật liệu để xây dựng chất sống Dinh d ưỡng được coi là một quá trình từ lúctiếp nhận thức ăn, biến đổi và sử dụng thức ăn
Sự tiêu hoá của thức ăn
Thức ăn đưa vào cơ thể qua ống tiêu hoá bị hao hụt đi một lượng lớn, mộtphần thức ăn hấp thụ được mới là nguồn nguyên liệu cần thiểt cho cơ thể, có thểhiểu quá trình sử dụng thức ăn chia ra như sau: thức ăn phân tán (d), thức ăn rơi vãi(c), thức ăn đưa vào (A), thức ăn không hấp thụ được (b), thức ăn hấp thụ được (a)
A = a + b + c + d
Khoang miệng chỉ có tác dụng giữ mồi, quá tr ình tiêu hoá chỉ bắt đầu từ ruột
mà thôi Ở dạ đày pepsinogen được HCl xúc tác biến thành pepsin có hoạt tính, HClcòn làm cho Protein xốp kém bền vững, sau đó dưới tác dụng của pepsin thì Proteinthuỷ phân thành peptid và pepton Hoạt tính của pepsin ở động vật ăn thịt rất cao,
do thích nghi cao với đời sống ăn thịt Trong suốt quá trình tiêu hoá ở dạ dày, dịch
dạ đay được tiết liên tục đảm bảo môi trường acid cho pepsin hoạt động
Quá trình tiêu hoá ở ruột thì tuỵ tạng đóng vai trò quan trọng nhất, và ở đó cócác enzyme thuỷ phân Protein, lipid và glucid Tác dụng thuỷ phân của tuỵ tạngcũng giống như ở động vật máu nóng Đầu tiên enzyme này chưa hoạt động , dướitác dụng của dịch ruột enzyme được hoạt hoá và thuỷ phân các chuỗi peptit thànhacid amin Mỡ được nhũ tương dưới tác dụng của lipase biến thành glycerin và Acidbéo Glucid được amilase thuỷ phân thành đường glucose Quá trình tiêu hoá lipitthì mật có tác dụng quan trọng Thành phần của mật cá cũng tương tụ như động vậtmáu nóng là acid mật có muối mật, không có các enzyme ti êu hoá Mật có tác dụngnhũ tương mỡ và hoạt hoá lipase, khích thích ruột vận động
Tham gia chủ yếu vào quá trình tiêu hoá hoá học là các tuyến tiêu hoá Ở cá cóhai tuyến quan trọng nhất là gan và tuỵ
Trang 19Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tiêu hoá.
Cường độ tiêu hoá của thuỷ sinh vật phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố nội tại
và sinh thái như:
- Khối lượng thức ăn: kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy l à lượngthức ăn càng nhiều thì sự tiêu hoá càng chậm trễ, mức sử dụng thức ăn càng thấp.Lượng thức ăn nhỏ, tốc độ tiêu hoá nhanh hơn, triệt để hơn, và enzyme tiêu hoángấm vào thức ăn nhanh hơn
- Chất lượng thức ăn: chất lượng thức ăn khác nhau khả năng ti êu hoá thức ăngiao động từ 70 – 90%
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: nhiệt độ môi tr ường ảnh hưởng rất nhiều đến sựtiêu hoá thức ăn Mức độ tiêu hoá ở các nhiệt độ khác nhau là khác nhau
- Ảnh hưởng của tuổi: trong thời kì tăng trưởng thì sự tiêu hóa tăng lên ởmức độ cao, sự tiêu hoá tăng lên theo mức độ trưởng thành Sự phụ thuộc của quátrình tiêu hoá vào tuổi rất phức tạp do nhiều nguyên nhân, trước hết là do sự hoànthiện cơ quan tiêu hoá và hệ enzyme tiêu hoá
- Sự vận động của ruột: sự vận động của ruột có ảnh h ưởng tới sự tiêu hoácủa thức ăn trong ruột Sự vận động của ruột cũng t ương tự như ở động vật máunóng gồm có 3 hình thức : dao động, nhào trộn và nhu động Sự vận động của ruộtlàm cho thức ăn ngấm đều enzyme tiêu hoá, giúp cho quá trình hấp thụ chất dinhdưỡng đưa thức ăn di động trong ống tiêu hoá
Sự vận động của các đoạn ruột khác nhau l à khác nhau, đoạn ruột trước vậnđộng chậm hơn đoạn ruột sau Do tốc độ di động thức ăn về phía sau của đoạn ruộttrước chậm hơn đoạn sau, nên tác động của enzyme ở đoạn ruột trước triệt để hơn,
sự hấp thụ dinh dưỡng được nhiều hơn đoạn ruột sau
- Tốc độ di chuyển của thức ăn trong ống ti êu hóa: thức ăn vào ống tiêu hoánhờ nhu động của ruột mà thức ăn di động từ đoạn ruột trước đến đoạn ruột sau.Tốc độ di chuyển của thức ăn trong ống ti êu hoá phần nào xác định tốc độ tiêu hoá,nhưng không nói lên được mức độ sử dụng vật chất dinh g ưỡng bởi vì tốc độ tiêuhoá còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt tính của enzyme tiêu hoá
Tốc độ di chuyển của thức ăn trong ống ti êu hóa phụ thuộc vào loại thức ăn vàkhối lượng thức ăn Khối thưc ăn càng lớn thì thức ăn lưu lai trong ống tiêu hoá
Trang 20càng lâu, tốc độ di chuyển của thức ăn càng chậm Thức ăn khô tốc độ di chuyểnchậm hơn thức ăn tươi.
Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng mạnh tới tốc độ di chuyển của thức ăn,trong phạm vi nhiệt độ thích hợp cho từng lo ài, nhiệt độ càng tăng, tốc độ tiêu hoáthức ăn càng tăng
Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng
Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở phần ruột tr ước, các chấtdinh dưỡng được hấp thụ qua các sản phẩm thuỷ phân của nó d ưới tác dụng của cácenzym tiêu hoá Các sản phẩm chủ yếu là: các acid amin, Acid béo, glycerin,glucose, các muối khoáng, Vitamin, các nguyên tố vi lượng có trong thành phầnthức ăn Thành ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng không chỉ bằng cơ chế lý hoá(thẩm thấu và khuyếch tán) đơn giản mà bằng chủ yếu bằng con đường vận chuyểntích cực, có sự tiêu hao năng lượng do ATP cung cấp Đồng thời với quá tr ình hấpthụ các đơn phân dinh dưỡng có quá trình tổng hợp (tái tạo) các chất liệu của c ơ thể,
mà tốc độ của nó tỷ lệ với tốc độ hấp thụ các chất dinh d ưỡng Sự tái tạo vật chấtcho cơ thể mà trước hết là Protein được điều chỉnh bằng một cơ chế phối hợp sinh
lý, sinh hoá và di truyền phức tạp thông qua sự điều khiển của ADN v à ARN
Sự cân bằng Nitơ và nhu cầu Protein
Về nguyên tắc khẩu phần nitơ ngày phải có it nhất bằng lượng nitơ có ích vàlượng nitơ thải ra Một số acid amin có thể tổng hợp được trong cơ thể, nhưng sốkhác nhất thiết phải đựơc lấy từ ngoài vào Các acid amin không thay thể cần đượccung cấp là: arginine, histidie, isoleucine, leucie, lisine, metionie, phenylalanin,threonin, tryptophan và valin
Các loại thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản có thể l à con đường đưa các tácnhân gây bệnh vào trong hệ thống nuôi và qua con đường tiêu hoá xâm nhập vào cơthể động vật thuỷ sản Do vậy cần phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau đểngăn chặn con đường xâm nhập này Không nên sử dụng thức ăn tươi trong nuôitrồng thuỷ sản thâm canh, nhất là các loại thức ăn như cá tạp, tôm cua nhỏ có chấtlượng kém, vì loại thức ăn này có thể bị cảm nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnhcho đối tượng nuôi, đặc biệt khi các thức ăn tươi được bảo quản không tốt, ngoài raloại thức ăn này con gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi động vật nuôi không
sử dụng hết trong một thời gian ngắn Các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến cầnđược bảo quản tốt, tránh mốc, vón v à nhiễm khuẩn Nấm mốc trong thức ăn tổng
Trang 21hợp hay trong nguyên liệu để sản xuất thức ăn tổng hợp có thể sinh ra trong vi ênthức ăn các loại độc tố (Aflatoxin) gây hoại tử nghi êm trọng gan ở động vật thuỷsản nuôi Theo các nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng rõ rệt tớisức đề kháng của động vật nuôi, không phải l à các yếu tố đa lượng như: Protein,Glucid, lipid mà lại chính là các nhân tố vi lượng như Vitamin, khoáng chất Do vậy
để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, cần quan tâm tới các th ành phần vi lượngtrong khẩu phần thức ăn hàng ngày, đặc biệt là Vitamin, trong đó quan tâm t ớiVitamin C, A, B và E Tác nhân gây bệnh có thể là sự thiếu hụt một thành phầndinh dưỡng nào đó trong khẩu phần thức ăn của động vật thuỷ sản, đặc biệt sự thiếuhụt này kéo dài liên tục thì kết quả là gây rối lợn hoạt động trao đổi chất của c ơ thể,hoạt động của hệ Enzyme gặp trở ngại, sự sinh tr ưởng và phát triển không bìnhthường, dấu hiệu sinh lý sẽ xuất hiện, bệnh tật sẽ xảy ra
Hiện nay nguồn giống ghẹ nuôi đã có thể chủ động nhờ kĩ thuật sản xuất giốngghẹ xanh nhân tạo, vấn đề lớn cần quan tâm tiếp theo l à thức ăn phù hợp với ghẹxanh nuôi thương phẩm để quá trình nuôi đạt được sự khép kín
Thức ăn khô thường kém hấp dẫn so với thức ăn t ươi, do đó cần nghiên cứutạo ra một loại thức ăn riêng cho ghẹ xanh ở giai đoạn nuôi thương phẩm, vừa cóhàm lượng dinh dưỡng hợp lí, vừa có mùi vị hấp dẫn, kích thước viên thức ăn phùhợp, đảm bảo cho sự sinh trưởng, tỉ lệ sử dụng thức ăn là tốt nhất
Trang 22CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Ghẹ xanh giống
Ghẹ xanh giống được thu mua của từ nguồn giống khai thác từ tự nhi ên trongkhu vực đầm Nha Phu, xã Phú Hữu, Huyện Ninh Hoà Ghẹ con sau khai thác đượcnuôi sống trong các lồng bè, buộc càng cho ăn cá tươi 2 lần/ ngày, buổi sáng 6h,buổi chiều 6h Chọn con khoẻ, kích thứơc đồng đều phù hợp với từng thí nghiệm,nguyên vẹn, không gãy càng, gãy chân, cơ thể có màu tự nhiên, không có dấu hiệuđen mai, màu lợt, vỏ cứng, tỉ lệ đực cái phù hợp Sau khi vớt ra khỏi nước tiến hànhngâm nước đá trong 30giây nhiệt độ nước (5– 10 °C) ngâm ngập mình ghẹ (nướcmặn) Vớt ghẹ ra khỏi nước đá cho vào thùng xốp để giữ nhiệt ốn định, vận chuyểnkhô về khu thí nghiệm ướt tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III Thả ghẹvào nước biển có sục khí, ghẹ sẽ dần hồi phục lại, để ổn định ghẹ đ ược thả trong bểnuôi lớn trong 6h
Ghẹ sau khi nuôi trong bể lớn để trở lại hoạt động b ình thường và dần thíchnghi với môi trường mới sẽ được đo kích cỡ, chọn giống( đực, cái), cân khối lượng,kiểm tra cơ thể (mắt, càng, chân, mai, yếm) sau đó thả vào các bể thí nghiệm đãchuẩn bị trước theo thứ tự các lô đã đánh số
Mỗi lô sẽ được theo dõi thêm 2 ngày, không cho ăn, thay nước 100% mỗingày, sục khí liên tục, thay thế những con chết bằng những con khoẻ đảm bảo sựđồng đều trên các lô trước khi tiến hành thí nghiệm
2.1.2 Nguyên liệu sản xuất thức ăn.
Nguyên liệu chính sản xuất thức ăn: bột cá, bột ruốc, bột đầu tôm, bột m ì, cámgạo, bột đậu nành
Chọn mua các loại nguyên liệu khô có chất lượng tốt, được bảo quản tốt, cóthành phần dinh dưỡng ổn định, đã được kiểm tra và chứng nhận
Trang 23Bột cá có mùi thơm đặc trưng, màu từ vàng tới vàng nâu, không mốc, không
có mùi ôi, khét
Bột ruốc
Nguyên liệu ruốc biển (moi) khô, không mốc, có mùi thơm đặc trưng, hàmlượng protein 67%, lipid 6.7%, chất khoáng 34.32% Tỉ lệ phối trộn trong các côngthức sản xuất thức ăn là 8%
Là một loại nguyên liệu thực vật giàu protein 37% và lipid 18%, mu ối khoáng
và các vitamin nhất là các vitamin tan trong dầu, đây là loại nguyên liệu rẻ tiền vàtốt để sản xuẩt thức ăn cho các đối t ượng nuôi trong nghành thuỷ sản Trong bột đậunành giàu protein và các acid amin không thay thế nhất là Lizin, Tryptophan, lànhững acid amin thường thiếu trong thức ăn có nguốn gốc thực vật khác Tuy ngh èocác acid amin chứa S như Metionin, systin, protein của đậu nành có giá trị hơn củanhững loại hoà thảo khác, và được xem là có giá trị sinh học cao nhất trong sốProtein có nguồn gốc thực vật
Giá trị sinh học của protein đậu nành tương đương với protein của động vật.Trong đậu nành có chứa lecithine là một loại phospholipid có tác dụng tăng tỉ lệsống của thuỷ sản nuôi trồng Đậu nành còn giàu các nguyên tố khác như Mg, Zn,
Mn, Cu
Cám gạo
Là thành phần phụ của công nghiệp xay xát, th ành phần chính gồm vỏ cám,phần phôi mầm của hạt, một ít tấm gạo và trấu Cám gạo rất giàu các chất dinhdưỡng, chứa nhiều Protein, chất khoáng v à Vitamin nhóm B Chất béo trong cámchứa Lexitin, Vitamin E, K và khoảng 50% Acid béo chưa no Tuỳ theo hàm lượngtrấu có trong cám xay mà chia ra loại 1, loại 2 Hàm lượng Protein trong cám gạokhoảng 8 – 13%, chất béo từ 7 – 13% Chất béo trong cám gạo chủ yếu chứac nhiềuAcid béo không no, chủ yếu là oleic, izolinolic nên dễ bị oxy hoá làm cám gạo bị ôikhét, ngoài ra cám gạo còn là môi trường hoạt động của vi sinh vật làm cho cám dễ
Trang 24bị chua, mốc vĩn cục trong một thời gian ngắn n ên trong điều kiện độ ẩm khơng khícao như ở nước ta cầm phải bảo quản cẩn thận N ước ta xuất khẩu gạo nên cám gạothường được sử dụng trong thức ăn nuơi trồng.
Bột mì
Bột mì được sử dụng làm nguồn cung cấp chất bột đường cà là chất kết dínhtrong thức ăn viên Trong bột mì cĩ khoảng 14% Protein Thành phần chính củaProtein bột mì là gluten Bột mì thướng sử dụng với hàm lượng từ 10 – 30 % tuỳđối tượng nuơi
Bảng 2.1 Hàm lượng dinh dưỡng(%) của một số nguyên liệu khơ sử
dụng trong cơng thức
Nguyên liệu phụ bao gồm: dầu gan mực, dầu cá, vi -premix, cholestin,lecithine chất kết dính, dicalcium phosphate, dùng với khối lượng ít nhưng phải yêucầu cao về chất lượng, sau khi mua về (dưới dạng chế phẩm) cần chú ý bảo quảntốt Các nguyên liệu phụ này do Cơng Ty TNHH UNI-PRESIDENR Việt Nam cungcấp
Dầu gan mực
Dầu gan mực: Cung cấp các acid béo cần th iết cholesterol và các vitamin tantrong dầu rất cần thiết cho động vật thuỷ sinh Thành phần chính như sau:
Thành phần Protein Lipit Aåm Khoáng Xơ
Bột đậu nành trích ly 44.45 7.15 10.28 5.84 6.53Bột cá khô lạt 48.91 4.51 12.5 25.26
Trang 25Bảng 2.2 Thành phần chính của dầu gan mực sử dụng trong CT
Cholestin, lecithine: là chất bổ sung phospholipid và HUFA
Thành phần chính: phospholipid: 64%, acid béo không no: 28%, cholesterol:5%, vitamin A: 1%, vitamin D: 1% Bổ sung chất béo, phospholipid, tạo mùi thơmhấp dẫn bao bọc viên thức ăn, giảm sự hoà tan chất dinh dưỡng trong nước và kíchthích giáp xác tăng trưởng tăng trọng, tăng tỉ lệ sống
Trang 26Chất kết dính
Cacboxy methyl xenluloza (CMC): Đây là lo ại chất kểt dính tổng hợp dùng đểkết dính các thành phần của viên thức ăn làm tăng độ bền trong nước của thức ăn,làm cho viên thức ăn rắn chắc, ít bị vỡ nat thành vụn trong quá trình vận chuyển,bảo quản
Dicalcium-phosphate.
Là loại hóa chất thực phẩm, dưới dạng bột, màu trắng do công ty Unipresidentcung cấp Hóa chất này là nguồn cung cấp Phospho và calcium cho ghẹ
Nguyên liệu tươi
Cá cơm nhỏ, tôm nhỏ, mực ống nhỏ, sò vỏ mỏng Nguyên liệu tươi đạt tiêuchuẩn TCVN Sau khi thu mua rửa sạch, bảo quản lạnh và đưa về phòng thí nghiệm
để sử dụng làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất thức ăn nuôi ghẹ hay bảo quảnđông làm nguyên liệu cho ăn đối chứng
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng cơ bản (%) của nguyên liệu tươi sử dụng
trong sản xuất thức ăn [11]
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.2.1 Phương pháp sản xuất thức ăn dùng trong thí nghiệm.
Thức ăn sử dụng để nuôi ghẹ là thức ăn tự sản xuất trong phòng thí nghiệmnghiên cứu thức ăn của Viện Nghiên Cứu nuôi trồng Thuỷ Sản III Khối l ượng thức
ăn sản xuất tuỳ thuộc vào yêu cầu thí nghiệm Các mẫu thức ăn đều đ ược sản xuấtdựa theo một công thức (CT) gốc nh ư sau:
Trang 27Bảng 2.4 Cơng thức thức ăn sản xuất nuơi ghẹ
Bảng 2.5 Bảng tính thành phần dinh dưỡng chính thức ăn sản xuất thử nghiệm
Nguyên liệu Hàm
Trang 28SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO THÍ NGHIỆM 2 (TN 2)
Sản xuất 13 mẫu thức ăn theo các công thức khác nhau Mỗi mẫu 200g thức ăntheo công thức (CT) ở trên phối trộn với các thành phần khác nhau như sau:
- M1: 5% cá tươi xay nhuyễn + CT
- M2: 10% cá tươi xay nhuyễn + CT
- M3: 15% cá tươi xay nhuyễn + CT
- M4: 5% tôm xay nhuyễn cả vỏ + CT
- M5: 10% tôm xay nhuyễn cả vỏ + CT
- M6: 15% tôm xay nhuyễn cả vỏ + CT
- M7: 5% mực xay nhuyễn + CT
Trang 30Hình 2.2 Các mẫu thức ăn trong thí nghiệm về kích thước phù hợp SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO ĐỢT THÍ NGHIỆM 4
Sản xuất 4 mẫu thức ăn, mỗi mẫu 500 (g), kích th ước viên 2mm, công thứcnhư sau:
- M2: cá 10% + CT
- M3: cá 15% + CT
- M5: tôm xay 10% + CT
- M6: tôm xay 15% + CT
Trang 31Hình 2.3 Các mẫu thức ăn trong thí nghiệm về sinh trưởng.
Các mẫu thức ăn được sản xuất theo cùng một qui trình, với cùng một loạinguyên liệu đảm bảo tính đồng đều
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Các TN được thực hiện tại trại thí nghiệm ướt thuộc phòng Công Nghệ sau thuhoạch RIA3 (33A hẻm Hùng Vương, Đặng Tất, Nha Trang)
+ Đánh giá tính hấp dẫn của thức ăn theo phương pháp quan sát để đánh giá tỷ
lệ ghẹ tìm đến sử dụng thức ăn
+ Đánh giá mức độ tăng trọng lượng của ghẹ theo phương pháp cân trọnglượng ghẹ bằng cân phân tích với độ chính xác ± 0,01g
+ Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu của thức ăn:
Các chỉ tiêu sinh trưởng :
Trang 32WG % = 100 * (Khối lượng cuối - khối lượng đầu) / Khối lượng đầu
Hệ số chuyển đổi thức ăn:
FCR = Lượng thức ăn sử dụng(g)/ Trọng lượng ghẹ tăng được(g)
Hiệu quả sử dụng Protein - Protein efficiency ratio, PER
PER = Khối lượng ghẹ tăng được/ Protein thức ăn
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (TÑTTTÑ) (mm/ngày) theo chiều rộng maighẹ
CW2(mm):chiều rộng giáp đầu ngực mai ghẹ lúc kết thúc thí nghiệm
CW1(mm): chiều rộng giáp đầu ngực lúc bắt đầu thí nghiệm
∆t : số ngày tiến hành thí nghiệm
Phương pháp đánh giá chất lượng thức ăn: đánh giá chất lượng thức ăn
theo các chỉ tiêu sau:
- Hình dạng bên ngoài : kích thước hạt đều nhau, bề mặt hạt mịn
- Màu sắc từ vàng tới nâu tuỳ theo loại nguyên liệu tươi pha trộn
- Mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu phối chế, đặc biệt có mùi thơm tựnhiên của bột cá
- Thời gian tan của viên thức ăn (>4h)
- Độ ẩm (<11%)
- Độ tăng thể tích khi ngâm trong n ước là 1.3
- Độ thấm nước là 1.6
- Mức độ khuyếch tán vào trong nước không đáng kể
- Thời gian bảo quản trong điều kiện th ường là 2 tháng
2.2.3 Bố trí thí nghiệm
- Bố trí thí nghiệm theo dõi tập tính ăn mồi của ghẹ (TN1)
Tính bắt mồi là đặc điểm quan trọng đầu tiên cần quan sát và hiểu rõ, là cơ sở
để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo
Trang 33Ghẹ giống
Bể 3: 40 con
Bể 1: 40 con
Nuôi trong bể,thay nước 20%
mỗi ngày, sụckhí liên tục
Bể 2: 40 con
Kích cỡ: L = 63 ± 4 mm Wide: W = 27 ± 3 mm
Đưa ra kết quả - Tính bắt mồi- Cách ăn mồi
- Tính cạnh tranh mồi
- Lượng thức ăn tươi ghẹ sử dụng
Trang 34- Bố trí thí nghiệm xác đinh mùi vị thức ăn ưa thích của ghẹ (TN2).
Sau khi đã chọn ra 5 loại thức ăn ưa thích nhất của ghẹ từ thí nghiệm trên, tatiến hành lặp lại thí nghiệm với 5 loại thức ăn n ày trên 5 lô, mỗi lô 10 con nuôitrong 5 ngày để chọn ra 3 loại thức ăn ưa thích hơn
- Thời gian nuôi: 15 ngày
- Thay 30% nước/ ngày
Cho ăn, theodõi thống kê
Đưa ra kết quả
về mùi vị ưathích
- Xác định lô thí nghiệm có số lượng ghẹ sử dụng thức ăn sau 2h, 4h, 6h là nhiều nhất.
- Xác định lô thí nghiệm ghẹ sử dụng nhiều thức ăn nhất
- 1 lần/ ngày vào 6h chiều
- Lượng thức ăn: 1.5 g/lô
- Thống kê số lượng ghẹ sử dụng thức ăn sau: 2h, 4h, 6h tại mỗi lô
Cân thức ăndư
Dùng xiphông hút sạch thức ăn dư, thu thức ăn dư bằng vải lọc kích thức 1mm để ráo nước cân.
Trang 35- Bố trí thí nghiệm xác định kích th ước thức ăn phù hợp (TN3)
- Thời gian nuôi: 6 ngày
- Thay 30% nước/ ngày
Cho ăn, theodõi thống kê
Đưa ra kết quả vềkích thước thức
ăn ưa thích
- Xác định trạng thái của viên thức
ăn sau 2h, 4h, 6h là nhiều nhất.
- Xác định lô thí nghiệm ghẹ sử dụng nhiều thức ăn nhất
- 1 lần/ ngày vào 6h chiều
- Lượng thức ăn: 6 g/lô
- Mỗi lô cho 1 loại thức ăn có kích thức tương ứng là 1.5mm, 2mm và 3 mm
Cân thức ăndư
Dùng xiphông hút sạch thức ăn dư, thu thức ăn dư bằng vải lọc kích thức 1mm để ráo nước cân.