0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI GHẸ XANH (PORTUNUS PELAGICUS) THƯƠNG PHẨM (Trang 36 -36 )

Mỗi thí nghiệm được tiến hành nhiều lần, kết quả cuối cùng được tính bằng trung bình cộng của các lần thực nghiệm.

X =

N Xi

Trong đĩ: Xi là kết quả của mỗi lần thí nghiệm.

X : kết quả trung bình.

Ghẹ giống, đã đo kích thước từng con

Nuơi mỗi con trong 1 bể, nuơi 75 bể chia thành 5 lơ

- Bể nhựa (30 x 20 x 40) cm3

- Thức ăn: được sản xuất cho TN4 - S‰ = 30 ÷33

- DO = 5.5 ÷ 6.5 mg/l - pH = 7.7 ÷ 8.2 - t0 = 22 ÷ 270C

- Thời gian nuơi: 35 ngày - Thay 30% nước/ ngày

Cho ăn, theo dõi thống kê

Đưa ra kết quả - Tốc độ tăng trưởng WG% - Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR - Hiệu quả sử dụng Protein PER - 1 lần/ ngày vào 6h chiều

- Lượng thức ăn khơ: 6 g/lơ

- Từ lơ 1 đến lơ 4 cho ăn thức ăn tương ứng theo mẫu M2, M3, M5, M6. Lơ 5 cho ăn cá cơm tươi 20 g/ngày

Cân thức ăn dư

Dùng xiphơng hút sạch thức ăn dư, thu thức ăn dư bằng vải lọc kích thức 1mm để ráo nước cân.

Cân đo kích thước ghẹ định kỳ 15 ngày/lần

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. QUAN SÁT ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA GHẸ XANH

Tiến hành 3 bể nuơi ghẹ xanh, mỗi bể 40 con ghẹ, quá trình nuơi được tiến hành trong cùng một điều kiện mơi trường và giữ ổn định các điều kiện mơi trường trong suốt quá trình nuơi các thơng số mơi trường : S‰ = 30 ÷33, DO = 5.5 ÷ 6.5 mg/l,pH = 7.7 ÷ 8.2, t0 = 22 ÷ 270C được điều chỉnh trong ngưỡng giới hạn bằng cách thay nước biển và sục khí.

Trong quá trình nuơi tiến hành quan sát, thống kê lại các lọai thức ăn mà ghẹ thích ăn, thời điểm ghẹ ăn mồi thơng qua đếm số cá thể t ìm đến thức ăn và phương thức sử dụng thức ăn của chúng vào các thời điểm khác nhau trong ngày: 7h, 9h, 12h, 14h, 16h, 18h, 20h, 23h. Quan sát đến khi số lượng ghẹ giảm gần 50% và thời gian quan sát đủ để cĩ thể kết luận về xu hướng sử dụng thức ăn của ghẹ trong 3 bể thí nghiệm thì kết thúc quan sát. Kết quả quan sát về tỷ lệ sống và khối lượng các lọai thức ăn ghẹ sử dụng thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 1 phụ lục.

Bảng 3.1. Tỉ lệ sống và khối lượng thức ăn tươi trung bình ghẹ sử dụng/ngày Tỉlệsống (%) Cá (g/con) Tôm (g/con) Sò (g/con) Mực (g/con)

50.84 0.65 0.62 0.56 0.67

Nhận xét:

Từ các quan sát ở thí nghiệm trên rút ra một số nhận nhận xét sau: - Ghẹ ăn mồi nhờ vào đơi càng.

- Ghẹ thích ăn vào buổi tối từ 18h – 22h.

- Ghẹ ăn bất cứ loại thức ăn tươi nào, tơm, sị, mực, cá. Ghẹ là loại ăn tạp, cĩ khả năng xé mồi rất tốt, nhanh lẹ, háu ăn và hung hăng. Vì vậy rất dễ dàng khi chọn các loại thức ăn tươi cho ghẹ ăn tuy nhiên hệ số sử dụng thức ăn tươi khá cao.

- Ngay cả khi cĩ đủ thức ăn ghẹ vẫn thích ăn đồng loại, những cá thể chết hoặc yếu khơng cĩ khả năng chống trả sẽ chở th ành mồi cho những cá thể khác. Đặc biệt trong thời gian nuơi chung này những con ghẹ lột đều bị các con khác ăn thịt ngay trong và sau khi lột xác do trong điều kiện phịng bể nuơi khơng cĩ chỗ ẩn lấp cho ghẹ yếu và ghẹ lột nên số lượng ghẹ giảm rất nhanh do bị ăn thịt, mặc dù số ghẹ cịn

lại rất khoẻ mạnh. Do vậy trong nuơi ghẹ lồng nên buộc càng ghẹ, hoặc cắt mắt, để giảm sự tổn thất do ghẹ ăn lẫn nhau. Ghẹ trong v à sau thời gian lột xác cần cĩ nơi trú ẩn. Do vậy khi nuơi ghẹ lồng cần phải chọn ghẹ cĩ kích h ước đồng đều và phải nghiên cứu để ghẹ lột đồng lọat nhằm tránh hiện tượng ghẹ ăn thịt lẫn.

- Ghẹ xanh cĩ sự cạnh tranh mồi giữa các cá thể diễn ra rất khốc liệt, trong khi cạnh tranh thức ăn ghẹ hay đánh nhau làm rụng càng, chân do đĩ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng sống, tăng trưởng, khối lượng của ghẹ nuơi.

- Tỉ lệ sống của ghẹ nuơi thí nghiệm khơng cao, do sự cạnh tranh mồi mạnh mẽ, sự chọn lọc tự nhiên rất rõ rệt.

- Đối với thức ăn tươi, hệ số thức ăn trên cá thể cao ( ≈ 3 - 4.5% khối lượng thân).

- Tổng số lượng ghẹ ban đầu là 120 con, sau 10 ngày nuơi tổng số ghẹ sống là 61 con. Hầu hết số ghẹ chết do bị cá thể khác tấn cơng v à ăn thịt.

Tuy vật do thời gian và kinh phí cĩ hạn nên các thí nghiệm trên chỉ mang tính chất định hướng. Để cĩ thể kết luận chính xác về loại thức ăn t ươi mà ghẹ ưa thích và mối liên hệ giữa thức ăn với lượng thức ăn sử dụng cịn cần phải nghiên cứu ở quy mơ lớn hơn.

3.2. XÁC ĐỊNH TÍNH HẤP DẪN CỦA MÙI VỊ THỨC ĂN

Tiến hành 13 mẫu thí nghiệm mỗi mẫu 5 con ghẹ c ĩ kích thước trung bình là: L = 64± 3.5 mm, W = 28 ± 2.6mm, P = 22 ± 2 g. Thơng số mơi trường giữ ổn định là: S‰ = 30 ÷33, DO = 5.5 ÷ 6.5 mg/l, pH = 7.7 ÷ 8.2, t0 = 22 ÷ 270C.

Cho ăn với 13 loại thức ăn khác nhau theo quy trình sản xuất ở trên lần lượt các mẫu M1 (cá xay 5%), M2 (cá xay 10%), M3 (cá xay 15%), M4 (tơm xay 5%), M5 (tơm xay 10%), M6 (tơm xay 15%), M7 (mực xay 5%), M8 (mực xay 10%), M9 (mực xay 15%), M10 (sị xay 5%), M11 (sị xay 10%), M12 (sị xay 15%), M13 (Cơng thức chung).

Cho ăn vào 18h mỗi ngày, cân 1.5g mỗi loại thức ăn cho ăn theo thứ tự bố trí thí nghiệm. Theo dõi số lượng ghẹ sử dụng thức ăn sau 2h, 4h, 6h kể từ lúc bắt đầu cho ăn. Cân lượng thức ăn dư để tính lượng thức ăn sử dụng trên từng lơ. Để so sánh mùi vị thức ăn nào được ưa thích hơn với ghẹ ta dựa vào 2 tiêu chí sau:

- Lượng thức ăn sử dụng tại mỗi lơ (g/con,ngày)

- Số lượng ghẹ tìm đến thức ăn và sử dụng thức ăn trong 2h đầu tiên (% số ghẹ xanh tại mỗi lơ sử dụng thức ăn sau 2h kể từ khi cho ăn)

Kết quả đánh giá thể hiện ở bảng 3.2 và bảng 2 phụ lục.

Bảng 3.2. Tổng kểt tỉ lệ ghẹ bắt mồi và thức ăn sử dụng trên mỗi lơ TN

Ghi chú:TB(%): tỉ lệ số ghẹ/ lơ sử dụng thức ăn sau 2h kể từ khi bắt đầu cho ăn; TBTA(g/con): số gram thức ăn/con, lượng thức ăn ghẹ xanh đã sử dụng sau thời gian cho ăn là 6h.

Nhận xét:

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy:

Lơ thí nghiệm TB (%) TBTA (g/con ghẹ)

L1 34.6 0.126 L2 67.3 0.148 L3 71 0.146 L4 65.5 0.142 L5 80 0.142 L6 87.3 0.144 L7 40 0.126 L8 23.7 0.112 L9 41.9 0.12 L10 41.9 0.106 L11 34.6 0.098 L12 31 0.096 L13 11 0.064

- Cĩ 5 cơng thức thức ăn được ghẹ ưa thích hơn cả đĩ là mẫu thức ăn M2, M3, M4, M5, M6, tương ứng với nguyên liệu tươi phối trộn là cá và tơm, thể hiện qua kết quả về số lượng ghẹ sử dụng thức ăn trong 2h đầu kể từ lúc bắt đầu cho ăn v à lượng thức ăn mà một con ghẹ sử dụng/ngày > 0.14g/con, ngày.

- Mẫu thức ăn M6 (tơm xay 15%) là mẫu cĩ số lượng ghẹ sử dụng thức ăn sau 2h đầu tiên lớn nhất (87.3%) và lượng thức ăn sử dụng/con ghẹ tại lơ này cũng cao nhất đạt mức 0.148g/con. So với kêt quả thống kê ở lơ thí nghiệm 13 (lơ cho ăn

mẫu thức ăn M13 mẫu thức ăn khơng phối trộn thêm nguyên liệu tươi) tỉ lệ ghẹ tìm tới thức ăn sau 2h đầu chỉ là 11% và số lượng thức ăn trung bình/con ghẹ chỉ là 0.064g/con. Kết quả này cho thấy cĩ sự khác nhau rất rõ về khả năng ăn của ghẹ xanh đối với các loại thức ăn cĩ mùi vị khác nhau . Ở một số lơ thí nghiệm số lượng ghẹ sử dụng thức ăn ghẹ rất nhỏ, cho ta thấy rằng khi thức ăn khơng hấp dẫn hoặc khi ghẹ khơng quen với loại thức ăn khơ mới thì ghẹ sẽ khơng sử dụng thức ăn.

- Lơ thí nghiệm với thức ăn cĩ phối trộn cá tươi, tơm tươi, cĩ sự khác biệt so với các lơ sử dụng thức ăn phối trộn nguyên liệu tươi khác là mực và sị. Mùi tơm, mùi cá trong thức ăn là các mùi trội hấp dẫn ghẹ. Ở cả 3 nồng độ phối trộn tơm và mực khác nhau tỉ lệ ghẹ sử dụng thức ăn trong 2h đầu đều > 5 0%.

- Lơ thí nghiệm với mẫu thức ăn M13 ( khơng phối trộn nguyên liệu tươi) cho kết quả kém nhất (TB 11%, TBTA 0.064g/con), chứng tỏ l à mẫu này khơng hấp dẫn.

Sau khi cĩ kết quả trên, chúng tơi nhận thấy các cơng thức: M2 (cá xay 10%), M3 (cá xay 15%), M4 (tơm xay 5%), M5 (tơm xay 10%), M6 (tơm xay 15%) được ghẹ ưa thích hơn trong 13 mẫu thức ăn thí nghiệm.

Để kiểm tra lại tính hấp dẫn của thức ăn, tiến hành thêm 5 lơ thí nghiệm sử dụng 5 loại thức ăn cho kết quả tốt nhất ở trên, mỗi lơ thí nghiệm tiến hành với 10con ghẹ, tổng số 50 con, các thơng số mơi trường tại mỗi bể khơng đổi, cho ăn 3g thức ăn/lơ. Thống kê số lượng ghẹ sử dụng thức ăn sau 2h, 4h, 6h cho ăn, cân l ượng

thức ăn dư và tính lượng thức ăn ghẹ sử dụng tại mỗi lơ. Kết quả thể hiện ở bảng 3.3 và bảng 3 phụ lục.

Bảng 3.3. Tỷ lệ số lượng ghẹ sử dụng thức ăn sau 2h đầu từ lúc bắt đầu cho ăn và lượng thức ăn ghẹ sử dụng tương ứng tại 5 lơ thí nghiệm.

Lơ thí nghiệm TB (%) TB/lô(g) TB/con (g)

M2 70 1.26 0.126

M3 72 1.48 0.148

M4 52 1.46 0.146

M5 72 1.5 0.15

M6 82 1.52 0.152

Ghi chú: TB (%): số lượng trung bình ghẹ xanh sử dụng thức ăn trong 2h đầu tính từ khi cho ăn với 5 loại thức ăn tương ứng tại các lơ thí nghiệm, TB/lơ (g): lượng thức ăn đã sử dụng tại mỗi lơ thí nghiệm, TB/con (g): lượng thức ăn đã sử dụng bởi mỗi con ghẹ trên mỗi lơ.

Nhận xét:

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy:

Mẫu thức ăn M6( tơm xay 15%+ CT) cho kết quả tốt nhất thể hiện qua tỉ lệ ghẹ sử dụng thức ăn trong 2h đầu cho ăn là 82%, khối lượng TA/con là 0.52g.

Chứng tỏ rằng M6 là mẫu thức ăn tốt nhất.

Mẫu thức ăn cĩ bổ sung tơm cho kết quả tốt hơn mẫu thức ăn cĩ bổ sung cá. Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu tươi càng cao càng hấp dẫn ghẹ. Số lượng ghẹ sử dụng thức ăn càng nhiều sẽ làm tăng số lượng thức ăn sử dụng tại mỗi lơ càng tăng. Mẫu thức ăn M4 là mẫu thức ăn cho kết quả kém nhất trong 5 mẫu thức ăn đã thí nghiệm ở trên. Cĩ một số ghẹ khơng thích sử dụng thức ăn khơ, do chưa thích nghi với mơi trường nuơi và loại thức ăn mới. Mùi vị thức ăn ảnh hưởng khá rõ tới khả năng sử dụng thức ăn của ghẹ. Mùi cá và mùi tơm là hai mùi được ghẹ đặc biệt thích. Mặt khác tỉ lệ nguyên liệu tươi phối trộn cĩ ảnh hưởng lớn tới mùi vị của thức ăn.

Từ kết quả phân tích ở trên, chúng tơi quyết đinh chọn 4 loại cơng thức thức ăn để tiến hành thí nghiệm sinh trưởng của ghẹ như sau: M2 (cá xay 10%), M3 (cá

xay 15%), M5 (tơm xay 10%), M6 (tơm xay 15%).

3.3. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VIÊN THỨC ĂN

Từ thí nghiệm 2 chọn mẫu thức ăn cho kết quả về khả năng hấp dẫn ghẹ xanh tốt nhất là M6 (15% tơm xay nhuyễn cả vỏ + CT). Kích thước viên khác nhau (M14: viên 1.5mm, M15: viên 2mm, M16: viên 3mm) quan sát trạng thái của viên thức ăn sau thời gian cho ăn là 2h, 4h, 5h, cân lượng thức ăn thừa để tính số lượng thức ăn sử dụng tại mỗi lơ. Cho ăn c ùng khối lượng 6g/lơ với mỗi loại kích thước.

Bảng 3.4. Sự thay đổi hàm lượng thức ăn ghẹ xanh sử dụng/ ngày theo kích thước viên thức ăn khác nhau

TB (g/lo) TB (g/con)

1 2.73 0.136

2 2.9 0.146

3 2.2 0.11

Ghi chú: TB (g/lo): khối lượng thức ăn trung bình mỗi con ghẹ, TB (g/lo): là khối lượng thức ăn ghẹ sử dụng tại mỗi lơ.

Nhận xét:kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 và kết quả theo dõi sự biến đổi trạng thái thức ăn theo quá trình cho ăn trình bày ở phụ lục cho thấy:

Kích thước viên thức ăn cĩ ảnh hưởng tới lượng thức ăn ghẹ xanh sử dụng. cĩ sự khác nhau rất rõ về lượng thức ăn ghẹ đã ăn trong thời gian nuơi 5 ngày (lơ1: 0.136g/con, lơ 3: 0.11g/con, lơ 2: 0.146g/con).

Theo kết quả thí nghiệm 2 lượng thức ăn ghẹ sử dụng theo cơng thức M6 (tơm xay 15%) trung bình là 0.15g/con, tương ứng 100%. So sánh với lượng thức ăn ghẹ sử dụng tại lơ 1 là 0.13g/ con chỉ đạt 89.5%, lượng thức ăn ghẹ sử dụng tại lơ 3 là 0.11g/con tương ứng 72.4%, lơ 2 với thức ăn kích cỡ viên 2mm lượng thức ăn sử dụng là 0.146g đạt 96%. Vậy lơ thí nghiệm 2 cho kết quả về lượng thức ăn sử dụng tốt nhất .

Viên thức ăn cĩ kích cỡ nhỏ (1.5mm) dễ bị gãy nát, vỡ vụn sau khi cho ăn, thời gian mất đi hình dạng cấu trúc ban đầu là sau 4h kể từ khi cho ăn. Lương thức ăn tổn thất do phân tán trong nước lớn nhất trong 3 mẫu thức ăn thí nghiệm.

Viên thức ăn cĩ kích thứơc 3m khơng bị thay đổi hình dạng, cấu trúc cịn nguyên vẹn sau 5h kể từ khi cho ăn. Lượng thức ăn ghẹ sử dụng ở lơ này nhỏ nhất chứng tỏ kích thước viên lớn, cấu trúc viên cứng cĩ ảnh hưởng tới sự sử dụng thức ăn của ghẹ xanh.

Viên thức ăn kích thước 2mm vẫn cịn nguyên cấu trúc sau 5h kể từ khi cho ăn, lượng thức ăn được ghẹ xanh sử dụng lớn nhất, gần nhất với lượng thức ăn ghẹ sử dụng tại các thí nghiệm trước.

Từ các phân tích ở trên cho thấy kích thước viên thức ăn 2mm là phù hợp cho quá trình nuơi ghẹ xanh thương phẩm. Do vậy kích thước viên thức ăn 2mm được lựa chọn làm thơng số cố định cho quá trình sản xuất thức ăn phục vụ cho việc nghiên cứu sau này.

3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ SINH TRƯỞNG CỦA GHẸ XANH NUƠI BẰNGCÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

Tiến hành 5 lơ thí nghiệm, mỗi lơ 15 con tổng cộng quá trình thí nhiệm trên 75 con ghẹ xanh, quá trình nuơi được thực hiện trong bể thí nghiệm bằng 75 bể nhựa cĩ đánh số để theo dõi. Lơ1: nuơi theo mẫu thức ăn M2 (10% cá xay + CT), lơ 2: nuơi theo mẫu M3 (15% cá xay + CT), lơ 3: nuơi theo mẫu M5 (10% tơm xay + CT), lơ 4: nuơi theo mẫu M6 ( 15% tơm xay + CT), lơ 5: nuơi bằng cá tươi. Tiến hành nuơi ở nhiệt độ thường, nuớc biển được lọc tuần hồn cĩ sục khí. Trong quá trình thí nghiệm sẽ theo dõi khối lượng thức ăn mà ghe sử dụng, theo dõi tốc độ phát triển thơng qua đo kích cỡ, cân trọng l ượng. Kết quả đánh giá thể hiện ở các bảng 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 và bảng 5, 6, 7 ở phụ lục.

Bảng 3.6. Hệ số sử dụng thức ăn của ghẹ xanh thương phẩm sau 15 ngày nuơi thử nghiệm.Lượng thức ăn(g) Khối lương ghẹ tăng(g) FCR PER L1 35 16 2.13 1.31 L2 48 26 1.84 1.55 L3 33.6 18 1.85 1.54 L4 48.5 26.8 1.81 1.58 L5 121.7 28 4.32 1.28

Bảng 3.5. Các chỉ số tăng trưởng của ghẹ xanh sau 15 ngày nuơi thử nghiệm bằng các loại cơng thức ăn đã lựa chọn.

Lô Chỉ số TB TB1 WG1 (%) TĐTTTĐ1 (mm/ngày) L 64.34 65.97 0.116 W 29.3 29.42 0.009 L1(M2) P 20.6 21.68 5.24 0.078 L 67.81 70.5 0.192 W 31.53 31.67 0.01 L2(M3) P 24.3 26.1 7.41 0.129 L 65.92 67.64 0.123 W 29.95 30.22 0.02 L3(M5) P 21.36 22.57 5.66 0.087 L 65.25 67.86 0.186 W 30.53 30.74 0.015 L4(M6) P 21.98 23.77 8.13 0.128 L 66.78 69.1 0.166 L5(CÁ) W 30.61 31 0.028 P 22.8 24.68 8.24 0.135

Bảng 3.7. Hệ số sử dụng thức ăn của ghẹ xanh thương phẩm sau 35 ngày nuơi thử nghiệm. TA P TA P GHE FCR PCR

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI GHẸ XANH (PORTUNUS PELAGICUS) THƯƠNG PHẨM (Trang 36 -36 )

×