1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi

89 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CAO VĂN CẢNH ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN HỆ SINH THÁI ĐẦM LẦY RỪNG NÀ TẠI MỘ ĐỨC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CAO VĂN CẢNH

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP BẢO TỒN HỆ SINH THÁI ĐẦM LẦY RỪNG NÀ

TẠI MỘ ĐỨC, QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Bình Quyền

Hà Nội - 2012

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn……… i

Lời cam đoan……… ii

Mục lục……… iii

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt……… v

Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii MỞ ĐẦU ……… 1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU……… 5

1.1 Tổng quan về đa dạng sinh học ……… 5

1.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học……… 5

1.1.2 Tầm quan trọng của đa dạng sinh học ……… 6

1.2 Các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học:……… 8

1.3 Tổng quan nghiên cứu đa dạng sinh học:……… 11

1.3.1 Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới……… 11

1.3.2 Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam……… 12

Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU… 17 2.1 Địa điểm nghiên cứu:……… 17

2.2 Thời gian nghiên cứu:……… 17

2.3 Phương pháp nghiên cứu……… 17

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……… 19

3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu:……… 19

Trang 3

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên:……… 19

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ……… 21

3.2 Đặc điểm đa dạng sinh học ……… 23

3.2.1.Về hệ thực vật……… 23

3.2.2 Thành phần và cấu trúc thành phần loài động vật có xương sống ở hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà, Mộ Đức.……… 29

3.3 Về giá trị của đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà ………… 32

3.3.1 Về giá trị của các loài Thực vật: ……… 32

3.3.2 Về giá trị của các loài Động vật ……… 36

3.3.3 Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học……… 47

3.3.4 Giá trị dịch vụ môi trường……… 49

3.4 Các yếu tố tác động đến tính đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà.……… 51

3.4.1 Khai thác không hợp lý.……… 51

3.4.2 Quản lý yếu kém……… 55

3.4.3 Sinh vật ngoại lai xâm hại ……… 56

3.5 Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực 59

3.5.1 Biện pháp kỹ thuật:……… 59

3.5.2 Biện pháp nâng cao năng lực……… 61

3.5.3 Biện pháp quản lý:……… 63

3.5.4 Bảo vệ ĐDSH bằng pháp chế: ……… 65

Kết luận và kiến nghị ……… 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 68

Phụ lục ……… 70

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

IUCN Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Số lượng cá thể các loài cây gỗ phổ biến ở Rừng Nà 25

Bảng 3.2 Số lượng và tỷ lệ các bậc taxon thực vật ở Rừng Nà - Mộ Đức 26

Bảng 3.3 Các họ thực vật ưu thế ở Rừng Nà 27

Bảng 3.4 Giá trị sử dụng của thực vật Rừng Nà 28

Bảng 3.5: Số lượng các bậc taxon của các lớp ĐVCXS ở Rừng Nà 30

Bảng 3.6: Tỷ số đa dạng giữa các bậc taxon của các nhóm ĐVCXS ở Rừng Nà….31 Bảng 3.7 Công dụng của các loài thực vật hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà……… 32

Bảng 3.8 Giá trị của các loài động vật có xương sống ở khu vực Rừng Nà… ….38

Bảng 3.9: Những loài ĐVCXS phổ biến ở Rừng Nà……… …….45

Bảng 3.10: Các loài Động vật có xương sống quý hiếm, bị đe doạ ở Rừng Nà… 48

Bảng 3.11 Các loại dụng cụ dùng săn bắt động vật trong Rừng Nà……… 53

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 0.1 Ảnh về Rừng Nà……….3 Hình 3.1 Thảm thực vật ở rừng Nà 24 Hình 3.2 Cây Gừa tại một khu vực Rừng Nà 25

Trang 7

và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước Bên cạnh đó đa dạng sinh học cũng góp phần rất lớn vào điều hoà khí hậu địa phương và toàn cầu

Tuy nhiên, hiện nay đa dạng sinh học đang trên đà bị suy thoái nghiêm trọng

do gia tăng dân số, sự biến đổi khí hậu, cháy rừng, đất đai bị thoái hoá, tình trạng khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người…dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài đến mức báo động Rất nhiều loài đã bị tuyệt chủng trong từng khu vực Một số loài trước kia rất phổ biến nay chỉ sống sót giới hạn trong một số vùng nhỏ vốn là nơi sinh sống

nguyên bản của chúng, ví dụ như loài Quạ đen (Corvus marcorhynchus) và loài Ác

là (Pica pica) đã từng rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay đã trở nên rất hiếm và chỉ

gặp ở một vài nơi hẻo lánh vùng Tây Nguyên và các vùng núi khác (Phạm Bình Quyền, 2001) Các quần xã sinh vật cứ cạn kiệt dần do sự tuyệt chủng cục bộ, ví dụ

ở một khu bảo tồn thuộc thành phố Boston đã từng có 338 loài thực vật bản địa vào năm 1894; sau đó 98 năm chỉ còn tìm thấy 227 loài (Primak, 1999) Số lượng lớn các loài bị tuyệt chủng cục bộ hàng năm như là một hồi chuông cảnh báo sự huỷ hoại và sự suy thoái môi trường

Chính vì vậy bảo tồn đa dạng sinh học là một việc làm hết sức quan trọng trên phạm vi mỗi lãnh thổ của mỗi quốc gia mỗi khu vực và trên toàn thế giới, thấy được tầm quan trọng to lớn đó 157 quốc gia đã ký công ước quốc tế về Bảo tồn đa dạng sinh học ở hội nghị thượng đỉnh Rio de Janero năm 1992 Tham gia công ước này, các quốc gia cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm sử dụng một cách bền

Trang 8

vững nguồn tài nguyên sinh vật và nguồn lợi thu được phải được phân công công bằng

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô nhận thức rất

rõ giá trị của đa dạng sinh học, Việt Nam đã và đang có chiến lược, chính sách bảo

vệ nó, biểu hiện là Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về đa dạng sinh học vào ngày 16/11/1994

Rừng Nà là hệ sinh thái đặc thù, hệ sinh thái rừng tự nhiên ít nhiều còn giữ được tính nguyên sinh, là khu rừng rậm trên một bãi sình lầy, cây cối xanh tốt che phủ trên diện tích hơn 200.000 m2

chạy dọc chiều dài xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

Rừng Nà giữ vai trò như một tiểu khí hậu, có tác dụng ngăn gió bão mùa đông, mùa hè ngăn gió cát từ phía biển thổi vào, hạn chế được cát xâm lấn ruộng đồng, cung cấp nước cho vùng ruộng khá rộng xung quanh Qua bao năm tháng, tuy rừng bị khai phá một ít, nhưng nó vẫn tồn tại như một minh chứng về giá trị của rừng đối với cuộc sống con người Nằm giữa xóm làng, ruộng đồng, Rừng Nà tạo

vẻ đẹp nên thơ không chỉ đối với người dân nơi đây, mà cho bất cứ ai có tấm lòng yêu thiên nhiên mỗi khi đặt chân đến mảnh đất này

Quản lý bảo vệ Rừng Nà có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trong việc bảo tồn một hệ sinh thái đầm lầy đặc thù sót lại, duy trì các chức năng sinh thái đặc biệt, giúp đảm bảo năng suất các hệ sinh thái rừng nói riêng và môi trường nói chung; đảm bảo sử dụng đầy đủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của con người và những nhân tố tự nhiên đến rừng và môi trường, phòng chống ô nhiễm môi trường Tăng cường bảo vệ, phục hồi và phát triển thế giới động vật, thực vật, đặc biệt là những loài quý, hiếm

và những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng

Muốn bảo vệ, bảo tồn tính đa dạng sinh học thì bất cứ một khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hay khu dự trữ thiên nhiên hay một khu vực nào khác điều trước tiên phải đánh giá được sự đa dạng sinh học một cách đầy đủ để làm cơ sở

Trang 9

khoa học cho việc đề xuất biện pháp bảo tồn có hiệu quả Xuất phát từ nhận thức và

thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện Đề tài Luận văn “Đánh giá tính đa dạng sinh học

và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà, tại Mộ Đức, Quảng Ngãi” nhằm góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ngãi

Mục tiêu cụ thể

- Điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu vực Rừng Nà và xây

dựng cơ sở dữ liệu về các loài động thực vật;

- Xác định giá trị đa dạng sinh học và các loài có giá trị bảo tồn ở Khu vực Rừng Nà - Mộ Đức

Trang 10

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường

khu vực Rừng Nà - Mộ Đức

* Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu trong phạm vi khu vực thuộc Rừng Nà

- Chỉ tập trung nghiên cứu về động thực vật khu vực Rừng Nà không đề cập đến côn trùng

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học

- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học khu vực Rừng Nà

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường khu vực Rừng

Nà - Mộ Đức

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là một sản phẩm có giá trị phục vụ cho việc định

hướng Bảo tồn Đa dạng Sinh học khu vực Rừng Nà

* Cấu trúc luận văn

Luận văn được trình bày gồm có các phần; Mở đầu, mục đích, ý nghĩa, phạm

vi nghiên cứu, tài liệu tham khảo Phần chính của luận văn được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau:

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về đa dạng sinh học

1.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học trong tiếng Anh là: Biodiversity, biological diversity, có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học khác nhau của các nhà khoa học, nhưng nhìn chung các định nghĩa của họ không khác nhau là mấy

Theo Phạm Bình Quyền (2001) “Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng của các dạng sống, vai trò sinh thái mà chúng thể hiện và đa dạng di truyền mà chúng có Như vậy đa dạng sinh học là toàn bộ dạng sống trên trái đất, bao gồm toàn bộ gen, các loài, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà chúng là một thành phần” Trong cuốn “Từ điển Đa dạng và phát triển bền vững” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2001) định nghĩa đa dạng sinh học là toàn bộ tất cả cơ thể sống và các phức

hệ sinh thái mà chúng sống Đa dạng sinh học gồm 3 mức độ:

- Đa dạng di truyền: là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể

- Đa dạng loài: là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định, tại một vùng nào đó Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau

- Đa dạng hệ sinh thái: là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái

Theo Công ước Đa dạng sinh học định nghĩa đa dạng sinh học là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở mọi nơi bao gồm hệ sinh thái trên cạn, dưới đại dương và các hệ sinh thái dưới nước khác, kể cả nhiều hệ sinh thái khác mà các sinh vật sống

là một thành phần; bao gồm đa dạng về loài, đa dạng giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái và cũng chia đa dạng sinh học làm 3 mức độ như trên

Trang 12

Có nhiều ý kiến cho rằng đa dạng sinh học bao gồm cả đa dạng văn hoá, là sự thể hiện của xã hội con người - một thành viên của thế giới sinh vật và đồng thời là nhân tố quan trọng của các hệ sinh thái Đa dạng sinh học được coi là sản phẩm của

sự tương tác của hai hệ thống gồm hệ thống tự nhiên (di truyền, loài, quần thể, quần

xã, hệ sinh thái) và hệ thống xã hội (văn hoá, công nghệ, kinh tế, thông tin, kiến thức bản địa…) (Phạm Bình Quyền, 2001; Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004)

1.1.2 Tầm quan trọng của đa dạng sinh học

1.1.2.1 Giá trị của đa dạng sinh học

- Giá trị kinh tế: Đa dạng sinh học là nguồn lương thực, thực phẩm, nơi cư trú, nguồn giống vật nuôi, cây trồng và là nguồn dược liệu quý giá đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển Đa dạng sinh học còn cung cấp các nguyên vật liệu cho nhiều ngành nghề như gỗ, nhựa, sợi, da, lông và đặc biệt là củi đun cho hàng tỉ con người trên thế giới

- Giá trị sinh thái và môi trường: Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của mọi sinh vật Nó còn có vai trò quan trọng trong điều hoà khí hậu, làm trong sạch môi trường không khí, nước, đảm bảo các chu trình cơ bản trong thiên nhiên như chu trình dinh dưỡng, chu trình nước, chu trình nitơ, chu trình cacbon, chu trình phốt pho Đa dạng sinh học có vai trò trong việc giữ độ phì của đất, cân bằng nguồn nước và ngăn ngừa dịch bệnh

- Giá trị về thẩm mỹ, văn hoá, tín ngưỡng và giải trí: Những hình ảnh, những cảnh quan tự nhiên do các loài sinh vật cũng như các hệ sinh thái tạo nên đã giúp con người mở mang trí tuệ, làm giàu tri thức của mình Khám phá thiên nhiên hoang dã luôn là niềm đam mê của hàng triệu người trên thế giới và du lịch sinh thái hiện là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh, thu lợi lớn ở nhiều nước trên thế giới

Như vậy những giá trị mà đa dạng sinh học mang lại cho sự tồn tại và phát triển của loài người là rất lớn Nó là cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng và sự phát triển bền vững của xã hội loài người, nó đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của loài người hiện nay Thế nhưng loài người lại đang khai thác quá mức nguồn tài

Trang 13

nguyên quý giá đó làm cho nó ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng Chính vì thế công việc cấp bách hiện nay của chúng ta đó là bảo tồn đa dạng sinh học với những mục tiêu sau:

- Phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai, các nhân tố của

đa dạng sinh học như các nguồn tài nguyên sinh học

- Phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho cuộc sống con người

- Phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học mà không vì mục đích nào khác, đặc biệt là tất cả các loài đang sống hiện nay (Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2008)

1.1.2.2 Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học

Có nhiều phương pháp và công cụ để bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học Một số phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi loài đặc biệt nào đó, các dòng di truyền hay các sinh cảnh Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ từ các tài nguyên sinh học Một số nữa

có xu hướng tạo ra sự phân phối công bằng các lợi nhuận thu được từ việc bảo tồn

đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004) Trong đó, có hai hình thức bảo tồn chính:

Bảo tồn nguyên vị (In-situ): Là các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng, các sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên Tuỳ theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp

Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (IUCN, 2005) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2007) có 6 loại khu bảo tồn: Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã); Loại II: Vườn quốc gia, chủ yếu để bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng vào việc du lịch, giải trí, giáo dục; Loại III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt; Loại IV: Khu bảo tồn các sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ; Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển, chủ

Trang 14

yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch; Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích sử dụng bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên

Ngoài ra, theo Chương trình Giáo dục Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) còn có Khu di sản thế giới và theo Công ước RAMSAR có Khu bảo tồn đất ngập nước RAMSAR Tuy nhiên, bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các công việc quản lý các động, thực vật hoang dã, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài các khu bảo tồn

- Bảo tồn chuyển vị (Ex-situ): Bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, nuôi giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên hoặc dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng Hiện tại, bảo tồn ex-situ rõ ràng chỉ khả thi đối với tỷ lệ sinh vật nhỏ Công việc này đòi hỏi chi phí rất lớn đối với hầu hết các loài động vật và mặc dù theo nguyên tắc công việc bảo tồn ex-situ

có thể tiến hành với tỷ lệ lớn các loài thực vật bậc cao, nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số các sinh vật của trái đất Công việc này thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những mất mát di truyền và do xác suất lai cận huyết cao Bảo tồn chuyển vị bao gồm các Vườn thực vật, Vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các

bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm,

mô cấy… Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học (Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2007)

1.2 Các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học

Để bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả ta phải tiến hành đánh giá đa dạng sinh học để từ đó có những biện pháp bảo tồn, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển phù hợp Đa dạng sinh học trước hết là biểu thị số lượng loài và số lượng cá

Trang 15

thể của từng loài hiện đang sinh sống và cũng từ đó biết thêm số lượng các bộ, các

họ, các ngành Đánh giá đa dạng sinh học thể hiện qua bảng danh sách các loài thuộc các nhóm sinh vật khác nhau và số lượng cá thể của từng loài hiện đang sinh sống, danh sách các loài quý hiếm đã sinh sống ở đây nay còn hay đã bị tiêu diệt Đáp ứng chính xác cho nội dung này rất khó khăn và tốn kém Không dễ dàng trong thời gian nhất định mà người ta thu được tất cả các loài có mặt với số lượng cá thể của từng loài Vì vậy, vấn đề đặt ra là lựa chọn phương pháp tiếp cận để trả lời được nội dung nêu trên trong điều kiện cho phép Phương pháp tiếp cận là chọn diện tích khảo sát đo đếm, thời gian bao lâu và nhóm sinh vật nào đại diện, tần suất quan sát

và thu mẫu, số lượng cán bộ khoa học tham gia với trình độ chuyên môn nhất định Khái niệm đánh giá đa dạng sinh học có thể hiểu với hai hoạt động khác nhau nhưng có liên quan với nhau, thứ nhất là phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học (IVI - Chỉ số giá trị quan trọng; H’ - Chỉ số đa dạng Shannon - Weiner’s Index, Chỉ số ưu thế Simpson, v.v…); thứ hai là đánh giá giá trị tài nguyên đa dạng sinh học (biodiversity valueing) bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị không sử dụng, giá trị địa phương và toàn cầu (Vermeulen và Izabella, 2002) (trích dẫn bởi Lê Quốc Huy, 2005)

Có bốn phương pháp ô đo đếm có thể áp dụng đó là phương pháp liệt kê, phương pháp đếm, phương pháp đếm và phân tích, phương pháp ô cố định Thông thường ô đo đếm có kích cỡ 1 m x 1 m được áp dụng cho nghiên cứu thực vật thân thảo, 5m x 5m áp dụng cho nghiên cứu thảm cây bụi và 10m x 10m áp dụng cho nghiên cứu thảm thực vật cây gỗ lớn Tuy nhiên, kích thước và số lượng của các ô

đo đếm sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của thảm thực vật ở các khu vực nghiên cứu khác nhau Việc bố trí các ô đo đếm phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công trình nghiên cứu Trong mỗi ô đo đếm, các thông tin cần thiết được thu thập là loài và số lượng loài, thu mẫu để định tên loài nếu cần thiết, số lượng cá thể, đường kính của mỗi cá thể (đường kính gốc cho cây bụi và cây thân thảo, đường kính ngang ngực cho cây gỗ), độ tàn che của tổng số cá thể và tính riêng cho mỗi loài trong mỗi ô đo đếm Số liệu hiện trường được sử dụng để tính toán các giá trị tương

Trang 16

đối như tần suất xuất hiện tương đối, mật độ tương đối, độ tàn che tương đối, tổng tiết diện ngang mỗi loài và cuối cùng tính toán được chỉ số giá trị quan trọng (trích dẫn bởi Lê Quốc Huy, 2005)

Đánh giá dạng sinh học là đánh giá đa dạng di truyền, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái Đánh giá đa dạng di truyền người ta sử dụng các lý thuyết toán học và xác suất thống kê, cùng với những tiến bộ của kỹ thuật của AND Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền như một công cụ để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các sinh vật,

sự đa dạng cũng như sự khác nhau giữa chúng

Theo Trương Quang Học và nnk (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004) đã có nhiều phương pháp đánh giá đa dạng loài nói chung, bao gồm cả động vật, thực vật

và vi sinh vật… Tuỳ theo các nguồn lực tham gia vào đánh giá mà chọn lựa phương pháp đánh giá phù hợp Yêu cầu biết được có bao nhiêu loài sinh vật đang sinh sống

và đối với mỗi loài thì có bao nhiêu cá thể Việc đầu tiên cần làm là quyết định chọn điểm lấy mẫu và cách lấy mẫu Lấy mẫu ở đây có thể là thu mẫu vật thật và có thể chỉ là quan sát ở thực địa Tiếp đến là xác định cường độ và tần suất lấy mẫu Đối với mỗi nhóm loài sinh vật việc lựa chọn này là khác nhau vì mỗi loài, mỗi cá thể đều có nơi ở và ổ sinh thái khác nhau Đánh giá đa dạng sinh học tại nơi có nhiều sinh cảnh khác nhau, những nơi khó tiếp cận như núi cao, biển khơi, đáy sâu,…rất khó khăn Dụng cụ quan sát và lấy mẫu đa dạng sinh học cũng khác nhau từ thô sơ đến phức tạp, hiện đại Vấn đề đặt ra là chọn các biện pháp quản lý đa dạng sinh học thích hợp, so sánh giữa các địa điểm với nhau vào từng thời điểm đánh giá khác nhau nên phương pháp đánh giá cần được mô tả tỉ mỉ, chi tiết Bản đồ sử dụng trong đánh giá, máy định vị GPS, máy quan sát tự động từ xa,… cũng cần có tương ứng theo yêu cầu Kết quả đưa ra bảng danh sách loài gồm những nội dung chính là tên địa phương, tên Việt Nam, tên khoa học, họ, số lượng, giá trị (kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học,…), hiện trạng (phổ biến hay đang suy giảm), ghi chú (loài mới) Để công tác điều tra thêm độ chính xác cần có bộ ảnh mẫu kể cả mẫu khô, ngâm Tuy nhiên, đánh giá đa dạng sinh học không nhất thiết thu được mẫu cụ thể, có thể chỉ là quan sát ghi chép hoặc phỏng vấn người địa phương, người nhận diện được loài

Trang 17

sinh vật đó Điều tra kiến thức của nhân dân địa phương về các loài sinh vật có tầm quan trọng kinh tế, xã hội, y học… thông qua các phiếu điều tra, lựa chọn người phỏng vấn để đạt mục đích đánh giá đa dạng sinh học

Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng của các loài thành viên Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong phú thì vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng Trong trường hợp thứ hai, người ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau Do đó, một hệ sinh thái giả thiết chỉ có vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt Do tầm quan trọng của các yếu tố này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau nên không có một chỉ số cụ thể nào làm căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng hệ sinh thái Điều này có ý nghĩa với việc xếp hạng các khu vực khác nhau

1.3 Tổng quan nghiên cứu đa dạng sinh học

1.3.1 Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới

Đề tài về đa dạng sinh học đã được các nhà khoa học quan tâm đến từ lâu, ở Nga từ năm 1928 - 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể Tolmachop (1974) cho rằng: chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân hoá về mặt địa lý, ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể (Trích dẫn bởi Thái Văn Trừng, 1987)

Trong nghiên cứu về tiềm năng và kiểu phân bố độ phong phú của một số loài động, thực vật, Currie (1990) đã kết luận phân bố sự đa dạng, độ phong phú loài cũng bị ảnh hưởng bởi những điều kiện về địa hình, khí hậu và môi trường

Việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề quan trọng nhất hiện nay, làm rõ các tư tưởng về quản lý tài nguyên truyền thống và số lượng các loài thực vật hiện nay làm cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, lý giải cho các vấn đề về suy giảm đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn chúng (Brian A Maurer, 1994)

Trang 18

Trong cuốn “Tổng quan về quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn” Macintosh và Ashton (2002), đã trình bày những thông tin chung về đa dạng sinh học và bảo tồn rừng ngập mặn Nội dung gồm có sự phân bố, ghi lại quá trình

bị tàn phá và hậu quả, các giá trị, lợi nhuận, sử dụng, dịch vụ hàng hoá từ rừng ngập mặn, tài nguyên đa dạng sinh học rừng ngập mặn Từ đó, đưa ra lý do vì sao cần quản lý và bảo tồn rừng ngập mặn Để đạt được mục đích, các tác giả đã nêu những phương pháp tiếp cận và sự tham gia trong quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn

Sự đa dạng, độ phong phú, sinh khối và cấu trúc quần xã động vật giáp xác và thân mềm được nghiên cứu ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Ranong - vùng ven biển Andaman của miền Bắc Thái Lan - là nội dung nghiên cứu trong báo cáo “Phục hồi rừng ngập mặn và đa dạng sinh học vùng cửa biển ở Ranong, Thái Lan” của Macintosh, Ashton (2002) Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh mối liên hệ giữa các yếu tố tuổi, thành phần loài và lịch sử quản lý với hệ động vật lớn của rừng ngập mặn ven biển ở Ranong Rừng trồng với lịch sử quản lý khác nhau được so sánh với rừng tự nhiên hỗn giao, thành thục, được bảo tồn khoảng 40 năm Đa dạng động vật thân mềm và động vật giáp xác, mật độ, sinh khối được ghi nhận ở những sinh cảnh rừng trồng chọn lọc và lâm phần tự nhiên, hỗn giao thành thục Những nhóm động vật chính được chọn lựa như là chỉ thị để đánh giá tiềm năng của sinh cảnh và sự thay đổi quần xã thực vật

1.3.2 Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam

Bàn về quy mô cũng như giá trị của những nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của Lecomte (1907 - 1951) về hệ thực vật Đông Dương Tác giả đã thu mẫu, định danh và lập khoá mô tả các loài thực vật

có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương Trong đó tác giả đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi, 2.89 họ, bao gồm ngành Hạt kín có 3.366 loài (90,9%), 1.727 chi (93,4%), và 239 họ (82,7%); ngành Dương xỉ và họ Dương

Xỉ có 599 loài (8,6%) và 42 Chi (14,5%); ngành Hạt trần 39 loài (0,5 %), 18 Chi (0,9%) và 8 họ (2,8%)

Trang 19

Trong công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1963 - 1978) đã tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây cùng với các nghiên cứu của mình công bố 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 189 họ ở Việt Nam (Thái Văn Trừng, 1987), đã khẳng định ưu thế của ngành Hạt kín

(Angiospermae) trong hệ thực vật Việt Nam Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh

quần thể, tác giả đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành các kiểu, kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất các ưu hợp Trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khu

hệ thực vật và con người là yếu tố phát sinh của các kiểu trái và ưu hợp

Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2004) đã cho rằng tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng bị mất đi là do sự tác động của con người Tác giả khái quát những vấn đề đa dạng sinh học, những mối đe doạ và bảo tồn đa dạng sinh học

Trần Ngũ Phương (1970) trong công trình “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc” đã tiến hành phân loại rừng miền Bắc Việt Nam Trong đó rừng miền Bắc được chia làm 3 đai, 8 kiểu Ngoài ra ông còn chia ra các kiểu phụ Trong đai rừng

Á nhiệt đới núi cao ông không dùng kiểu mà chỉ dùng loại hình thay cho kiểu, sau loại hình là kiểu phụ

Mô tả về thực vật khá đầy đủ giúp cho việc phân loại và nhận biết thực vật Việt Nam có trong các cuốn như “Cây gỗ rừng Việt Nam” của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1986); bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2006); “Cây gỗ kinh tế” của Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (1993) Trong đó bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ được xem là đầy đủ nhất, dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật Việt Nam

Đứng trước nhu cầu cần có một giáo trình hoàn chỉnh và tin cậy để cung cấp những kiến thức và làm thay đổi nhận thức của sinh viên về đa dạng sinh học và công tác bảo tồn đa dạng sinh học, tập giáo trình “Bài giảng đa dạng sinh học” của Cao Thị Lý và nnk (2002) đã được biên soạn Nội dung của giáo trình này bao gồm những kiến thức về tổng quan đa dạng sinh học và những giá trị của nó, nội dung còn đề cập tới suy thoái đa dạng sinh học của thế giới nói chung và Việt Nam nói

Trang 20

riêng và những kiến thức về giám sát và đánh giá đa dạng sinh học Trong đó, các tác giả có đề cập tới điều tra, giám sát đa dạng loài thực vật thân gỗ bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn, thu thập các số liệu như: tên loài, chiều cao, đường kính ngang ngực, đường kính tán… các số liệu thu thập được sẽ được thống kê lại để đánh giá về quan hệ loài, quan hệ ngẫu nhiên, quan hệ cặp loài Biết được ba loại quan hệ trên là cơ sở để góp phần trong việc lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tác động cũng như các giải pháp bảo tồn phù hợp với từng loại đối tượng loài cây, sinh cảnh,…khác nhau

Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004), đã thực hiện công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Pù Mát Các tác giả đã áp dụng phương pháp điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn điển hình có kích thước 2.000

m2 để thu thập số liệu Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của khu vực thông qua đánh giá thành phần loài, quần xã thực vật, giá trị tài nguyên và mức độ bị đe doạ, dạng sống, yếu tố địa lý thực vật Kết quả nghiên cứu bao gồm: Xây dựng được bảng danh lục thực vật; đánh giá đa dạng thảm thực vật thể hiện ở việc ghi nhận số lượng họ, chi, loài và số cá thể trong mỗi ô, tính chỉ số diện tích tán, độ tàn che chung cho toàn bộ ô tiêu chuẩn, mật độ cây từ đó xác định những loài ưu thế trong cấu trúc phân tầng của thảm thực vật Đánh giá đa dạng loài của các chi (xác định chi nhiều loài, xác định tỉ lệ phần trăm số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật); đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật bằng cách xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật; đánh giá đa dạng về dạng sống bằng cách xây dựng phổ dạng sống bên cạnh đó, còn đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ đe doạ, đánh giá mức độ gần gũi giữa các hệ thực vật Nghiên cứu đã điều tra, phân loại chi,

họ, ngành của hệ thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát Tuy vậy, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ điều tra, định danh, thống kê, mô tả mà không đi vào định lượng tính toán các chỉ số đa dạng sinh học Nghiên cứu chỉ dùng công thức của Sonrenson để đánh giá mức độ quan hệ của khu vực với các hệ thực vật lân cận Công trình nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ thực vật ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Các tác giả đã dùng phương pháp lập ô tiêu chuẩn và khảo sát

Trang 21

theo tuyến, xác định tên khoa học của các mẫu vật theo phương pháp hình thái so sánh, đánh giá các loài quý hiếm dựa vào sách Đỏ Việt Nam (2007), danh lục đỏ IUCN (2009) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP Kết quả đã xác định được 180 họ, 680 chi, 1.217 loài thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, có 40 loài thực vật quý hiếm và nguồn tài nguyên cây có ích

Hầu hết các tác giả trước đây chỉ dùng phương pháp điều tra thống kê mô tả, bước đầu chỉ mới định lượng ở số loài, họ mà chưa có cơ sở định lượng về các chỉ tiêu như độ phong phú, chỉ số đa dạng, chỉ số ưu thế…khiến cho việc lựa chọn những kế hoạch bảo tồn và quản lý bị hạn chế

Trong những năm gần đây đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, những

dự án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng như:

Lê Quốc Huy (2005), đã chỉ ra một số “Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật” với các chỉ số như chỉ số giá trị quan trọng IVI, chỉ số đa dạng sinh học loài H (Shannon and Weiner’s Index), chỉ

số ưu thế, chỉ số tương đồng… áp dụng cho một số rừng ở miền bắc Việt Nam Nghiên cứu của Huỳnh Đức Hoàn và Viên Ngọc Nam (2005) về “Đa dạng sinh học quần xã thực vật trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”, đã dùng phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh, bản đồ thiết kế ô tiêu chuẩn Kích thước ô tiêu chuẩn được lập 25 m2 (5 m × 5 m) thống kê các loài có mặt và mở

rộng kích thước ô tiêu chuẩn 50 m2, 100 m2, 150 m2… đếm số loài xuất hiện ở mỗi lần mở rộng cho đến khi không còn mở rộng loài mới, khi đó ngừng mở rộng diện tích ô tiêu chuẩn Tác giả đã dùng các chỉ số như: số loài (S), số lượng cá thể (N),

đa dạng loài (d), độ đồng đều (J’), chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’), chỉ số ưu thế (D), biểu đồ Bray - Curtis… để phân tích một cách định lượng trên cơ sở đó so sánh, giám sát, đánh giá đa dạng sinh học loài, đề ra biện pháp bảo tồn

Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Nữ Trinh (2007) với đề tài “Định lượng và so sánh tính đa dạng sinh học thực vật rừng ngập mặn của một

số tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” Với công trình này, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và lập ô tiêu chuẩn theo

Trang 22

từng tiểu khu nghiên cứu, nghiên cứu dựa trên phân tích định lượng cũng với các chỉ số như số loài, số lượng cá thể, độ đồng đều, chỉ số ưu thế, chỉ số đa dạng Shannon - Weiner… các chỉ số trên được so sánh giữa các tiểu khu với nhau, từ đó đánh giá đa dạng sinh học của các tiểu khu và giữa các tiểu khu và đề xuất biện pháp bảo tồn

Theo thống kê những công trình nghiên cứu gần đây trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, với vị trí địa lý, địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh

có hệ động - thực vật phong phú Trong tổng số 478 loài động vật có xương sống ở cạn được xác định tại các hệ sinh thái nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có 53 có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ghi nhận Thú được chia làm hai nhóm: nhóm

có giá trị kinh tế (lợn rừng, nai, nhím, tê tê, khỉ, cầy hương…) Về chim gồm có nhóm chim có giá trị kinh tế (gà rừng, gà gô, cu gáy vẹt đầu hồng, vẹt ngực đỏ,….)

Trang 23

Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Khu vực Rừng Nà thuộc xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 6/2011 đến tháng 11/2011

2.3 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp thừa kế

Kế thừa các tài liệu đang có liên quan đến khu vực Rừng Nà cũng như số liệu

về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh (thu thập các tài liệu thứ cấp: các luận chứng, báo cáo khoa học, các bài báo, tranh ảnh, bản đồ… liên quan đến đề tài nghiên cứu

từ thư viện, internet…);

Sau khi thu thập số liệu tiến hành thống kê dùng sơ đồ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để phục vụ cho các bước tiếp theo của Luận văn

b Khảo sát thực địa

Phối hợp với các chuyên gia về động thực vật của Trường Đại học Khoa học Huế lập kế hoạch Điều tra đánh giá tính đa dạng sinh học theo tuyến kết hợp với lập

ô tiêu chuẩn đo đếm, với mục tiêu:

- Đánh giá nhanh tài nguyên đa dạng sinh học khu vực

- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực

- Điều tra theo tuyến kết hợp với lập ô đo đếm Dùng la bàn và thước dây để xác định kích cỡ và hướng ô đo đếm Đánh dấu ô đo đếm bằng sơn 4 cây ở 4 góc dễ nhìn và chia nhỏ ô với kích thước 10 m × 10 m cho dễ kiểm soát, đánh số thứ tự cây nghiên cứu bằng sơn Đo đếm, thống kê số loài, số cá thể rồi ghi vào phiếu đo đếm

- Sử dụng máy GPS để xác định tọa độ các ô điều tra, các loài quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng

- Dùng máy ảnh chụp tổng thể ô đo đếm, chụp tiêu bản loài

Trang 24

- Định danh tên loài, họ từng cây thân gỗ trong ô nghiên cứu theo bộ sách

“Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ, 1993

Phiếu điều tra ngoài thực địa

Ngày điều tra:……… Khu vực:………

Ô đo đếm:……… Tọa độ:………

c Phương pháp chuyên gia: Tham vấn những chuyên gia về động thực vật

của Trường Đại học Khoa học Huế có chuyên môn sâu và hiểu biết về đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học để có được đánh giá hoàn chỉnh, chính xác về tính

đa dạng sinh học tại khu vực Rừng Nà

d Phương pháp PRA: Phỏng vấn cá nhân, hộ gia đình nhằn điều tra nhằm

thu thập một số dữ liệu về đa dạng sinh học khu vực, một số đối tượng quan trọng bao gồm: các cán bộ cấp xã, huyện và những người dân địa phương sẽ là kênh thông tin hữu ích

e Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình so sánh sự khác biệt

về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và hệ động thực vật khu vực Rừng Nà và các khu vực khác…

STT Tên

thông thường

Tên khoa học

Họ Đường kính Ghi chú

1

2

Trang 25

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

a Vị trí địa lý

Xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, cách trung tâm huyện khoảng 4,0 km, được giới hạn bởi toạ độ địa lý từ 14055’30” đến 14059’38” vĩ độ Bắc, 108051’30” đến

108053’30” kinh độ Đông Với các giới cận:

- Phía Đông giáp : xã Đức Minh - huyện Mộ Đức

- Phía Tây giáp : xã Đức Hoà, Đức Tân - huyện Mộ Đức

- Phía Nam giáp : xã Đức Phong, Đức Tân và thị trấn Mộ Đức

- Phía Bắc giáp : xã Đức Chánh - huyện Mộ Đức

Diện tích tự nhiên toàn xã là 944,63 ha, chiếm 4,07% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

Xã Đức Thạnh nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, có các tuyến huyện lộ Thi Phổ - Minh Tân, Minh Tân - Bàu ốc, Đồng Cát - Đạm Thuỷ và tuyến Đức Thạnh - Đức Phong Đây là điểm nổi bật trong việc giao lưu, phát triển kinh tế của xã nói riêng

và huyện Mộ Đức nói chung

b Địa hình, địa mạo

Xã Đức Thạnh nằm trong vùng đồng bằng sông Thoa, địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt nhưng có độ cao so với mực nước biển thấp nên thường bị ngập nước trong mùa mưa lũ

c Thời tiết, khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Duyên hải Nam Trung bộ, ảnh hưởng chung khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi; có nền nhiệt độ cao, mưa tương đối nhiều, bức xạ lớn Đặc điểm khí hậu của xã thể hiện rõ hai mùa: mùa khô từ tháng

02 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 01 năm sau

d Nhiệt độ

Trang 26

Các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 3 đến tháng 8 (cao nhất là các tháng 6, 7, 8) Các tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 12 và tháng 01 năm sau

Nhiệt độ bình quân hàng năm 25,80C Tháng lạnh nhất trong năm trung bình 21,50C

(đặc biệt nhiệt độ trung bình tới thấp thường dưới 20 0

trì đến tháng 02 năm sau Độ ẩm cực đại vào khoảng tháng 11, 12 (89,5%) Trong

mùa khô đặc biệt vào những tháng cuối mùa lượng mưa ít, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi cao, làm tăng khả năng hạn hán

e Bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình 80,2 mm/tháng Vào các tháng ít mưa, lượng bốc hơi khá lớn, nhất là vào các tháng mùa hè, lượng bốc hơi trung bình từ 119 - 163 mm/tháng, đó là thời kỳ rất nắng, nóng Vào các tháng mùa mưa, khả năng bốc hơi thấp, chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa cả tháng, các tháng cuối năm lượng bốc hơi chiếm 20 - 40% lượng mưa trong tháng

f Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.136 giờ

Các tháng có số giờ nắng cao từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình đạt từ 218 -

Trang 27

nhất có thể đạt tới 410C và độ ẩm thấp (dưới 60%) Đặc biệt, mùa hè có gió Đông

Nam khô nóng từng đợt từ 5 - 7 ngày gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

h Mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.915 mm/năm nhưng phân bố không đồng đều trong năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 kéo dài đến tháng 02 và trùng với mùa bão lớn, lượng mưa chiếm khoảng 82% tổng lượng mưa cả năm, tập

trung chủ yếu vào tháng 10, 11 (lượng mưa chiếm tới 50% lượng mưa cả năm)

Mùa khô kéo dài từ tháng 03 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 18% lượng mưa cả năm Đặc điểm các tháng ít mưa, sông suối thường bị cạn kiệt nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

i Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của xã chịu ảnh hưởng chính của sông Thoa Chế độ dòng chảy trong năm phụ thuộc theo mùa: mùa mưa kèm theo lũ lụt, mùa khô kèm theo hạn hán và khô kiệt

Trong năm, lượng dòng chảy chỉ tập trung chủ yếu vào mùa mưa lũ (chiếm

60 - 70% lượng dòng chảy cả năm), còn vào mùa khô lượng dòng chảy ở đây rất hạn chế Lượng dòng chảy tháng lớn nhất là tháng 10 (chiếm 25 - 30% lượng dòng chảy cả năm), tháng có lượng dòng chảy nhỏ là tháng 01 và tháng 02 (chiếm 25 - 35% lượng dòng chảy cả năm)

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

xã Đức Thạnh năm 2010)

a Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất toàn xã năm 2010 đạt 89.715 triệu đồng, trong đó: + Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: 24.365 triệu đồng

+ Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 16.704 triệu đồng

+ Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ: 48.646 triệu đồng

- Cơ cấu kinh tế năm 2010:

+ Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 32,9%

+ Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng: 32,4%

Trang 28

c Lĩnh vực tài chính

Tổng thu ngân sách xã năm 2010 là 3.283.675 000 đồng Trong đó, thu NSNN là 1.347.200.000 đồng, thu bổ sung từ cấp trên là 1759.983.000 đồng

Tổng chi ngân sách năm 2010 là 2.984.993.000 đồng Trong đó chi thường

xuyên là 1.439.793.000 đồng, chi đầu tư phát triển là 1.500.000.000 đồng

d Lĩnh vực xây dựng cơ bản

Tổng giá trị xây dựng cơ bản trong năm là 3.896.051.480 đồng Trong đó nguồn vốn của tỉnh, huyện hỗ trợ là 1.933.290.083 đồng; nguồn ngân sách xã là 895.108.296 đồng; vốn của chương trình dự án Vangoca là 495.149.000 đồng; vốn của nhân dân tự nguyện đóng góp là 572.504.101 đồng

e Lĩnh vực văn hoá - xã hội

- Công tác thông tin và truyền thanh

Thực hiện tốt công tác phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước và các chủ trương của địa phương Đặc biệt là đẩy mạnh cuộc vận động "học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân Nhờ vậy, trong năm 2010, đã vận động nhân đóng góp để xây dựng 1 nhà văn hoá thôn và bê tông 5 tuyến đường thôn Đồng thời hướng dẫn cho ban dân chính 4 thôn, tổ chức sinh hoạt dân bình xét và lập thủ tục đề nghị công nhân 1.838 gia đình văn hoá Trong đó giữ chuẩn là 1.575 gia đình, đạt mới là 263 gia đình, 22 khu dân cư tiên tiến và 4 thôn giữ chuẩn thôn văn hoá

Trang 29

- Lĩnh vực giáo dục

Duy trì tốt công tác dạy và học Năm học 2009-2010, toàn xã có 1.526 em học sinh Kết quả năm học có 347 em học sinh giỏi, đạt 22,7%; 367 em học sinh khá đạt 24 % Số giáo viên đạt giỏi cấp huyện là 26 giáo viện và giỏi cấp tỉnh là 1 giáo viên Tổ chức gặp mặt 102 em là học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện và 92 em học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6

Tổng số 5 cơ sở trường học các cấp, trong đó mẫu giáo có 1 cơ sở, tiểu học

có 2 cơ sở; trung học cơ sở có 1 cơ sở và trung học phổ thông có 1 cơ sở Tổng diện tích chiếm đất các cơ sở Giáo dục - Đào tạo 3,65 ha, chiếm 0,39% tổng diện tích tự nhiên toàn xã

- Lĩnh vực y tế

- Duy trì tốt công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân tại trạm Trong năm 2010 có 3.342 lượt người đến khám và điều trị, trong đó có 119 bệnh nhân được điều trị bằng Đông y Tổ chức khám, cấp thuốc cho 23 người thuộc đối tượng chính sách như mẹ VNAH; Lão thành Cách mạng; Thương binh 1/4 nhân kỷ niệm

62 năm ngày Tương binh - Liệt sĩ và khám định kỳ cho đối tượng tâm thần trên toàn

xã, đồng thời thực hiện tốt chương trình Y tế Quốc gia và thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm A H1N1 ở tại địa phương và các trường trong xã

- UBND xã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng và Phòng Y tế huyện Mộ Đức tổ chức lễ phát động nhân tháng hành động VSATTP Đồng thời chỉ đạo Trạm

Y tế xã cùng với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác VSATTP 38 lượt ở các quán ăn, quán giải khát và một số điểm buôn bán tự phát, nhìn chung qua các đợt kiểm tra, các quán ăn, quán giải khát điều chấp hành tốt công tác VSATTP

3.2 Đặc điểm đa dạng sinh học

3.2.1 Về hệ thực vật

3.2.1.1 Đặc điểm thảm thực vật rừng Nà

Rừng Nà gồm 6 khoảnh rừng nhỏ, cây phát triển trên các vũng đầm lầy ngập nước ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi So với cấu trúc 5 tầng mà

Trang 30

Thái Văn Trừng đã phân chia cho thảm thực vật rừng Việt Nam thì Rừng Nà có cấu trúc phân tầng đơn giản hơn, chỉ gồm 2 tầng sau:

- Tầng tán gồm các cây gỗ vừa, có đường kính ngang ngực thường đạt từ 7 -

41 cm, chiều cao vút ngọn từ 7 - 14m, ưu thế là Gáo (Glochidion zeylanicum), Kháo (Machilus chinensis), Bùi tụ tán (Ilex cymosa), Dung (Symplocos sp1.), Ba chạc (Euodia lepta) Tầng này được xem là tầng ưu thế sinh thái của rừng Độ tàn che từ

70-80%

- Tầng thảm gồm các cây bụi nhỏ có chiều cao dưới 2m và các loài cỏ quyết Thường gặp ở rừng Nà là các loài: Ráng hình dải (Taenitis blechnoides), Ráng thân lân có lông (Nephrolepsis hirsutula), Riềng mép ngắn (Alpinia breviligulata), Lấu (Psychotria montana), Ngái (Ficus spp.), Đùng đình (Caryota sp.), Lác (Cyperus

sp.)

Thực vật ngoại tầng gồm các loài dây leo, phổ biến nhất ở Rừng Nà là Choại

(Stenochlaena palustris), hầu hết các cây gỗ đều có loài Dương xỉ này bám vào, ngoài ra còn gặp một số loài khác như Kim cang (Smilax sp.), Mây nước (Flagellaria indica) Cùng với tầng tán, tầng thảm, thực vật ngoại tầng phát triển đã

tạo nên những cụm Rừng Nà rậm rạp

Hình 3.1 Thảm thực vật ở Rừng Nà

Trang 31

Khảo sát mật độ thực vật Rừng Nà qua các ô tiêu chuẩn (OTC) có kích thước

10 x 10m cho thấy số lượng các cây gỗ ở tầng tán của Rừng Nà trung bình đạt 29

cây/OTC (dao động từ 12 đến 55 cây/OTC), trong đó nà Đức Tân có số cá thể cây gỗ/OTC là lớn nhất với 55 cây và ít nhất là ở nà Ông Chế với 12 cây (Bảng 3.1).

Hình 3.2 Cây Gừa (Ficus microcarpa) tại một khu vực Rừng Nà

Bảng 3.1 Số lượng cá thể các loài cây gỗ phổ biến ở Rừng Nà

Tên khoa học Tên tiếng Việt OTC1 OTC2 OTC3 OTC4 OTC5

Trang 32

zeylanicum) là 2 loài thường gặp nhất, hiện diện ở tất cả các OTC khảo sát, riêng Gừa (Ficus microcarpa) chỉ gặp 3 cá thể ở OTC4 (nà Ông Chế) có kích thước lớn,

đường kính ngang ngực đạt đến 1,7m, chiều cao đến 20m với hệ rễ phụ lớn

3.2.1.2 Cấu trúc thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở rừng Nà

Kết quả nghiên cứu xác định được 52 loài và dưới loài thực vật thuộc 44 chi,

34 họ và 2 ngành thực vật Dương xỉ và Ngọc Lan (Polypodiophyta và

Magnoliophyta) phân bố ở Rừng Nà (Phụ lục 1)

Đa dạng các bậc taxon thực vật ở Rừng Nà

Trong 52 loài và dưới loài thực vật xác định được ở Rừng Nà, ngành Dương

Xỉ (Polypodiophyta) chỉ có 4 họ và 4 loài (chiếm 11,8% tổng số họ và 7,7% tổng số loài), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 30 họ và 48 loài (chiếm 88,2% tổng số họ và 92,3% tổng số loài) Số lượng các taxon trong ngành Ngọc Lan tập trung chủ yếu vào lớp Ngọc lan - Magnoliopsida với 21 họ, 31 chi và 39 loài, trong khi lớp Loa kèn - Liliopsida ít hơn với 9 họ, 9 chi và 9 loài (Bảng 3.2)

Bảng 3.2 Số lượng và tỷ lệ các bậc taxon thực vật ở Rừng Nà - Mộ Đức

Số lượng %

Số lượng %

Số lượng % Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta 4 11,8 4 9,1 4 7,7 Ngành Ngọc Lan – Magnoliophyta 30 88,2 40 90,9 48 92,3 Lớp Ngọc Lan – Magnoliopsida 21 61,8 31 70,5 39 75,0 Lớp Loa Kèn – Liliopsida 9 26,4 9 20,4 9 17,3

Trang 33

Ở bậc chi, hầu hết các chi ở khu hệ thực vật Rừng Nà chỉ có 1 loài, ngoại trừ

chi Ficus có 5 loài, Psychotria có 3 loài và 2 chi Symplocos, Syzygium có 2 loài

Một cách đơn giản để đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật là thông qua các chỉ số đa dạng của các họ, chi trong khu hệ Tổng các chỉ số đó (gọi là chỉ số đa dạng phân loại) càng cao thì mức độ đa dạng càng lớn Khu hệ thực vật Rừng Nà có các chỉ số như sau: chỉ số họ là 1,5 (mỗi họ trung bình có 1,5 loài), chỉ số chi là 1,2 (mỗi chi trung bình có 1,2 loài), chỉ số chi/họ là 1,3 và chỉ số đa dạng phân loại là 4,0 Các chỉ số trên cho thấy hệ thực vật này có mức độ đa dạng thấp, điều này phù hợp với sự đơn giản trong cấu trúc thảm thực vật của Rừng Nà

Tuy không nằm trong danh lục thành phần loài thực vật Rừng Nà, nhưng trong quá trình khảo sát thực địa nhận thấy có sự xuất hiện của 2 loài ngoại lai xâm

hại là Mai dương Mimosa pigra L (họ Trinh nữ Mimosaceae) và Bèo Lục Bình Eichhornia crassipes Solms (họ Pontederiaceae) phân bố ven Nà Đôn Lương Theo

quan sát thấy cây Mai Dương có khả năng phát triển rất tốt và đang có xu hướng lấn chiếm các khoảng đất trống ở bìa Rừng Nà Loài ngoại lai xâm hại này có khả năng phát tán nhanh, thích hợp với môi trường ẩm ướt, bán ngập nên cần đặc biệt lưu ý

và có biện pháp loại bỏ khi thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn Rừng Nà

Trang 34

Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật Rừng Nà

Giá trị tài nguyên thực vật Rừng Nà được đánh giá dựa trên mục đích sử dụng của các loài đã xác định được ở khu hệ (bảng 3.4)

Trong tổng số 52 loài đã xác định ở Rừng Nà có 28 loài có giá trị sử dụng, một số loài chỉ có 1 mục đích sử dụng nhưng cũng có nhiều loài được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau Trong đó nhóm cây làm thuốc có số loài lớn nhất với 22 loài chiếm 40,4 % tổng số loài, tiếp đến là nhóm cây lấy gỗ (12 loài, chiếm 23,1%), nhóm cây làm cảnh (7 loài, chiếm 13,5%), nhóm cây ăn quả (5 loài, chiếm 9,6%) và cuối cùng là nhóm cây cho tinh dầu chỉ có 2 loài (chiếm 3,8%)

- Cây làm thuốc (Medicinal plants): cây thuốc từ lâu là nguồn tài nguyên quan

trọng và gần gũi với đời sống nhân dân trong vùng Trong số 22 loài thực vật có giá

trị làm thuốc những loài thường gặp là Gáo (Glochidion zeylanicum), Bùi tụ tán (Ilex cymosa), Vối (Cleistocalyx operculatus)…, một số loài khác số lượng cá thể rất ít như Dành dành (Gardenia angusta), Tràm (Melaleuca leucadendra), Hương lâu (Dianella ensifolia), Thanh thất (Ailanthus triphysa)

- Cây lấy gỗ (Timber plants): Nhóm loài có khả năng lấy gỗ gồm 11 loài, thường gặp là Gáo (Glochidion zeylanicum), Bùi tụ tán (Ilex cymosa), Vối (Cleistocalyx operculatus), Dung dung (Symplocos spp.), Ba chạc (Euodia lepta)

Tuy nhiên cá thể các loài này ở Nà có kích thước không lớn, đường kính ngang ngực thường đạt từ 7 - 41cm

Trang 35

- Cây làm cảnh (Ornamental plants): Số loài cây có thể làm cảnh ở Rừng Nà không nhiều, gồm 7 loài, trong đó đánh chú ý là các loài như Gừa (Ficus microcarpa), Dành dành (Gardenia angusta), Đuôi phượng (Rhaphidophora decursiva), đặc biệt là Gừa hiện còn nhiều cá thể với kích thước lớn

- Cây ăn quả, làm thực phẩm (Food plants, Ediable plants): bao gồm 5 loài có quả ăn được là Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Vối (Cleistocalyx operculatus), Xăng mã (Carallia brachiata), Mua (Melastoma cf sangonense) và Ba chạc (Euodia lepta)

- Cây cho tinh dầu (Oil plants) chỉ có 2 loài là Dành dành (Gardenia angusta) và Tràm (Melaleuca leucadendra), tuy nhiên số lượng cá thể các loài này

còn rất ít ở Rừng Nà, chỉ gặp ở Nà Ông Rân

Ngoài ra, ở Rừng Nà còn gặp loài Sơn dây (Strophanthus sp.), thân và lá loại

cây leo nhiều năm này chứa nhựa mủ và có thể gây sưng ngứa nếu da người tiếp xúc với nhựa mủ này

Như vậy, qua điều tra khảo sát Rừng Nà chứa đựng một nguồn tài nguyên thực vật khá phong phú với nhiều giá trị sử dụng khác nhau

3.2.2 Thành phần và cấu trúc thành phần loài động vật có xương sống ở

hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà, Mộ Đức

Qua quá trình khảo sát thực địa, phân tích mẫu vật và xử lý các thông tin phỏng vấn đã ghi nhận được 123 loài động vật có xương sống thuộc 5 lớp, 21 bộ, 57

họ và 92 giống có ở khu vực Rừng nà (Phụ lục 2)

Động vật có xương sống Rừng Nà có 3 nhóm là nhóm di cư mùa đông, nhóm

di cư mùa hè và nhóm định cư, đối với nhóm di cư thì chủ yếu là lớp chim Trong

đó, nhóm di cư mùa đông có 23 loài (chiếm 18,7% tổng số loài), nhóm di cư mùa hè

có 17 loài (chiếm 13,8 % tổng số loài), nhóm định cư có số lượng loài nhiều nhất (83 loài, chiếm 67,5%)

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thiếu vắng nhiều đơn vị taxon quan trọng như bộ Ưng, bộ Cắt (động vật săn mồi thường đứng cuối chuỗi thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng sinh thái) mặc dù thông tin phỏng vấn có

Trang 36

cơ sở để khẳng định sự có mặt của chúng nhưng không đủ cơ sở để xác định cho các bậc phân loại thấp hơn Đáng chú ý là các loài chim có kích thước nhỏ như hút mật, chim chích, một số loài thú như dơi, chuột cũng được người dân cung cấp đủ thông tin qua phỏng vấn

Ngoài các loài cá nước ngọt thông thường, các loài cá có cơ quan hô hấp phụ điển hình thích nghi với đầm lầy cũng chưa được ghi nhận

Mặc dù vậy, với diện tích tương đối nhỏ, sinh cảnh không đa dạng và bị chia cắt thành 6 khu riêng biệt nhưng với 123 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận cũng đã phản ánh được đặc trưng cho thành phần động vật ở khu vực nghiên cứu (động vật có đời sống gắn liền với môi trường nước chiếm ưu thế, ít đa dạng về

số lượng loài, một số loài ưu thế về số lượng cá thể )

Cấu trúc thành phần loài

Qua phân tích thành phần loài cho thấy lớp Chim (Aves) có 84 loài thuộc 57 giống, 29 họ, 11 bộ là lớp có số bậc taxon đa dạng nhất Tiếp theo là lớp Bò sát (Reptilia) có 17 loài thuộc 15 giống, 7 họ, 1 bộ; lớp Lưỡng cư (Amphibia) có 11 loài thuộc 9 giống, 15 họ, 2 bộ; lớp Cá xương (Osteichthyes) có 7 loài thuộc 7 giống, 5 họ, 4 bộ; đơn giản nhất là lớp Thú (Mamamlia) chỉ có 4 loài thuộc 4 giống,

3 họ, 3 bộ (Bảng 3.5)

Số lượng về thành phần loài ĐVCXS ở Rừng Nà như vậy cũng chưa đầy đủ

so với thực tế vốn có của nó Tuy nhiên, những số liệu này cũng thể hiện được tính

đa dạng của các bậc taxon

Bảng 3.5: Số lượng các bậc taxon của các lớp ĐVCXS ở Rừng Nà

STT Các lớp

ĐVCXS

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Trang 37

5 Cá 4 19 5 10,2 7 7,5 7 5,7

Các chỉ số đa dạng

Trong tổng số 123 loài động vật được phát hiện thuộc 92 giống, 49 họ, 21

bộ Như vậy trung bình mỗi giống có 5,8 loài, mỗi họ có 8,5 giống và 10,2 loài Mỗi

bộ chứa 33,2 loài, 27,8 giống và 14,35 họ (Bảng 3.6)

Bảng 3.6: Tỷ số đa dạng giữa các bậc taxon của các nhóm ĐVCXS ở Rừng

- Giống Phylloscopus (Aves) có 5 loài

- Giống Microhyla (Amphibia), Streptopelia, Pycnonotus, Cettia, Acrocephalus, Acridotheres (Aves) mỗi giống có 3 loài

- Giống Ptyas, Bungarus (Reptilia), Egretta, Ardea, Turnix, Vanellus, Psittaculla, Centropus, Alcedo, Merops, Copsychus, Garrulax, Lonchura, Dicrurus

(Aves) mỗi giống có 2 loài

Trang 38

3.3 Về giá trị của đa dạng sinh học hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà

3.3.1 Về giá trị của các loài Thực vật

Bảng 3.7 Công dụng của các loài thực vật hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà

Stt

họ Tên Họ

Stt loài Tên khoa học

Tên tiếng Việt

Công dụng Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta

1 Aspidiaceae 1 Taenitis blechnoides (Willd.) Sw Ráng hình dải

3 Blechnaceae

3

Stenochlaena palustris (Burm.f.)

5 Apocynaceae 5 Strophanthus sp Sơn dây

6 Aquifoliaceae 6 Ilex cymosa Blume Bùi tụ tán T, M

8 Caesalpiniaceae

8 Ormosia sp Ràng ràng

9 Caesalpinia sp Me leo

9 Clusiaceae 10 Calophyllum inophyllum L Mù u M, T

10 Dilleniaceae 11 Tetracera scandens (L.) Merr Dây chìu M, Or

11 Euphorbiaceae

12 Bridelia insulana Hance Đỏm M

13 Croton sp

Trang 39

14

Mallotus microcarpus Pax et

12 Fabaceae

17 Canavalia cathartica Thouars

Đậu cộ biển, Đậu dao M

13 Flacourtiaceae

18 Scolopia chinensis (Lour.) Clos

Bóm tàu, Bôm tàu

25 Ficus formosana Maxim

Sung Đài

26 Ficus simplicissima Lour Ngái đơn

27

Ficus simplicissima Lour var

annamica (Gagnep.) Corner

Ngái vẽ, Vú

bò nam

Trang 40

33 Syzygium zeylanicum (L.) DC Trâm vỏ đỏ M, T

20 Oleaceae 34 Olea brachiata (Lour.) Merr Ô liu nhánh

21 Rhizophoraceae

35 Carallia brachiata (Lour.) Merr

Xăng mã, Trúc tiết

37 Psychotria montana Blume Lấu núi M

38

Psychotria sarmentosa var

membranacea (Pit.) P.H.Hô Lấu leo

39 Psychotria serpens L Lấu bò

25 Symplocaceae

42 Symplocos sp1 Dung dung T

43 Symplocos sp2 Dung dung T

Ngày đăng: 26/03/2015, 08:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Văn Trừng (1987), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảm thực vật rừng Việt Nam
Tác giả: Thái Văn Trừng
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1987
3. Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2007. Định lượng và so sánh tính đa dạng sinh học thực vật rừng ngập mặn của một số tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Cần Gìơ, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh, 154 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định lượng và so sánh tính đa dạng sinh học thực vật rừng ngập mặn của một số tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Cần Gìơ, thành phố Hồ Chí Minh
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách Đỏ Việt Nam, phần I: Động vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội
Năm: 2007
8. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây có vị thuốc ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hộ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2006
9. Lê Quốc Huy, 2005. Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn , 2004. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
11. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, 1993. Cây gỗ kinh tế, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 873 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây gỗ kinh tế
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
12. Trần Ngũ Phương, 1970. Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
13. Cao Thị Lý, Trần Mạnh Đạt, Nguyễn Thị Mừng, Đinh Thị Hương Duyên, Đỗ Quang Huy, Phạm Quang Vinh, La Quang Độ, 2002. Bài giảng Đa dạng sinh học, Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Đa dạng sinh học
14. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, 2004. Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Pù Mát
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
15. Huỳnh Đức Hoàn, Viên Ngọc Nam, 2005. Đa dạng sinh học các quần xã thực vật trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Gìơ, thành phố Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học các quần xã thực vật trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Gìơ, thành phố Hồ Chí Minh", NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. "Tài liệu tiếng Anh
16. Currie, 1990. Energy and Large- scale pattern of animal- species and plant species richness, America Naturalist 137, pp 20 - 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: America Naturalist 137
17. Brian A Maurer 1994, Geographical population analysis: Tools for the Analysis of Biodiversity. Capacity Building International, Germany, 102 pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Geographical population analysis: Tools for the Analysis of Biodiversity
18. Macintosh D. J., Ashton E. C. And Havanon S., 2002. A Study in the Ranong Mangrove Ecosystem on Mangrove Rehabilitaton and Intertidal Biodiversity. Estuarine, Coastal and Shelf Science 55, pp 231 – 335 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coastal and Shelf Science
19. Walden, D., C.M. Finlayson, R.Van Dam and M.Storrs (1999), ‘Information for risk assessment and management of Mimosa pigra in Tram Chim National Park, Vietnam’. In: Proccedings of the Enviro Tox 99 International Conference Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Information for risk assessment and management of Mimosa pigra in Tram Chim National Park, Vietnam’
Tác giả: Walden, D., C.M. Finlayson, R.Van Dam and M.Storrs
Năm: 1999
20. IUCN (2004). The IUCN Red List of Threatened Species TM‹www.redlist.org›, Downloaded on 03 April 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The IUCN Red List of Threatened Species"TM
Tác giả: IUCN
Năm: 2004
21. Robson, C. R. (2000). A field guide to the birds of Thailand and South- East Asia. Bangkok: Asia Book.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: A field guide to the birds of Thailand and South-East Asia". Bangkok: Asia Book
Tác giả: Robson, C. R
Năm: 2000
2. Phạm Bình Quyền, 2001. Đa dạng sinh học. NXB Đại học QG Hà Nội Khác
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2001. Từ điển Đa dạng sinh học và PTBV. NXB. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Khác
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004. Đa dạng sinh học va bảo tồn. NXB. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w