Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội vùng nghiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 25)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, cách trung tâm huyện khoảng 4,0 km, được giới hạn bởi toạ độ địa lý từ 14055’30” đến 14059’38” vĩ độ Bắc, 108051’30” đến 108053’30” kinh độ Đông. Với các giới cận:

- Phía Đông giáp : xã Đức Minh - huyện Mộ Đức.

- Phía Tây giáp : xã Đức Hoà, Đức Tân - huyện Mộ Đức. - Phía Nam giáp : xã Đức Phong, Đức Tân và thị trấn Mộ Đức. - Phía Bắc giáp : xã Đức Chánh - huyện Mộ Đức.

Diện tích tự nhiên toàn xã là 944,63 ha, chiếm 4,07% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Xã Đức Thạnh nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, có các tuyến huyện lộ Thi Phổ - Minh Tân, Minh Tân - Bàu ốc, Đồng Cát - Đạm Thuỷ và tuyến Đức Thạnh - Đức Phong. Đây là điểm nổi bật trong việc giao lưu, phát triển kinh tế của xã nói riêng và huyện Mộ Đức nói chung.

b. Địa hình, địa mạo

Xã Đức Thạnh nằm trong vùng đồng bằng sông Thoa, địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt nhưng có độ cao so với mực nước biển thấp nên thường bị ngập nước trong mùa mưa lũ.

c. Thời tiết, khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Duyên hải Nam Trung bộ, ảnh hưởng chung khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi; có nền nhiệt độ cao, mưa tương đối nhiều, bức xạ lớn. Đặc điểm khí hậu của xã thể hiện rõ hai mùa: mùa khô từ tháng 02 đến tháng 7, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 01 năm sau.

Các tháng có nhiệt độ cao từ tháng 3 đến tháng 8 (cao nhất là các tháng 6, 7, 8). Các tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 12 và tháng 01 năm sau. Nhiệt độ bình quân hàng năm 25,80C. Tháng lạnh nhất trong năm trung bình 21,50C

(đặc biệt nhiệt độ trung bình tới thấp thường dưới 200

C), tháng nóng nhất có thể lên đến 40 - 410C.

d. Độ ẩm

Độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, mùa khô độ ẩm rất thấp nhưng lại tăng nhanh vào mùa mưa. Từ tháng 9 trở đi, độ ẩm tăng lên nhanh chóng và duy trì đến tháng 02 năm sau. Độ ẩm cực đại vào khoảng tháng 11, 12 (89,5%). Trong mùa khô đặc biệt vào những tháng cuối mùa lượng mưa ít, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi cao, làm tăng khả năng hạn hán.

e. Bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình 80,2 mm/tháng. Vào các tháng ít mưa, lượng bốc hơi khá lớn, nhất là vào các tháng mùa hè, lượng bốc hơi trung bình từ 119 - 163 mm/tháng, đó là thời kỳ rất nắng, nóng. Vào các tháng mùa mưa, khả năng bốc hơi thấp, chỉ chiếm 10 - 15% lượng mưa cả tháng, các tháng cuối năm lượng bốc hơi chiếm 20 - 40% lượng mưa trong tháng.

f. Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.136 giờ.

Các tháng có số giờ nắng cao từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình đạt từ 218 - 253 giờ/tháng (cao nhất là tháng 6).

Các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau, trung bình đạt 124 giờ/tháng (thấp nhất là tháng 12).

g. Gió

Hướng gió thịnh hành trong năm là gió Đông Bắc và Đông Nam. Vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8m/s. Tốc độ gió lớn nhất là 20 - 40m/s. Ngoài ra vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 9 thường xuất hiện thời tiết khô nóng với thời gian khoảng 10 - 25 ngày. Đây là hệ quả của gió mùa Tây Nam vượt dãy Trường Sơn xuống đồng bằng ven biển và các thung lũng thấp. Trong thời kỳ này nhiệt độ cao

nhất có thể đạt tới 410C và độ ẩm thấp (dưới 60%). Đặc biệt, mùa hè có gió Đông Nam khô nóng từng đợt từ 5 - 7 ngày gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

h. Mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.915 mm/năm nhưng phân bố không đồng đều trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 kéo dài đến tháng 02 và trùng với mùa bão lớn, lượng mưa chiếm khoảng 82% tổng lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu vào tháng 10, 11 (lượng mưa chiếm tới 50% lượng mưa cả năm). Mùa khô kéo dài từ tháng 03 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 18% lượng mưa cả năm. Đặc điểm các tháng ít mưa, sông suối thường bị cạn kiệt nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

i. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của xã chịu ảnh hưởng chính của sông Thoa. Chế độ dòng chảy trong năm phụ thuộc theo mùa: mùa mưa kèm theo lũ lụt, mùa khô kèm theo hạn hán và khô kiệt.

Trong năm, lượng dòng chảy chỉ tập trung chủ yếu vào mùa mưa lũ (chiếm 60 - 70% lượng dòng chảy cả năm), còn vào mùa khô lượng dòng chảy ở đây rất hạn chế. Lượng dòng chảy tháng lớn nhất là tháng 10 (chiếm 25 - 30% lượng dòng chảy cả năm), tháng có lượng dòng chảy nhỏ là tháng 01 và tháng 02 (chiếm 25 - 35% lượng dòng chảy cả năm).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Đức Thạnh năm 2010). xã Đức Thạnh năm 2010).

a. Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất toàn xã năm 2010 đạt 89.715 triệu đồng, trong đó: + Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: 24.365 triệu đồng.

+ Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 16.704 triệu đồng. + Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ: 48.646 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế năm 2010:

+ Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 32,9%.

+ Thương mại - Dịch vụ: 34,7%.

b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của xã, giá trị sản xuất của ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất.

Trong nông nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đầu tư sản xuất gắn với chế biến sản phẩm, tích cực phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm giàu vốn rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường. Đã quan tâm phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của xã nhằm đa dạng hoá các sản phẩm nông, lâm nghiệp.

c. Lĩnh vực tài chính

Tổng thu ngân sách xã năm 2010 là 3.283.675..000 đồng. Trong đó, thu NSNN là 1.347.200.000 đồng, thu bổ sung từ cấp trên là 1759.983.000 đồng.

Tổng chi ngân sách năm 2010 là 2.984.993.000 đồng. Trong đó chi thường xuyên là 1.439.793.000 đồng, chi đầu tư phát triển là 1.500.000.000 đồng.

d. Lĩnh vực xây dựng cơ bản

Tổng giá trị xây dựng cơ bản trong năm là 3.896.051.480 đồng. Trong đó nguồn vốn của tỉnh, huyện hỗ trợ là 1.933.290.083 đồng; nguồn ngân sách xã là 895.108.296 đồng; vốn của chương trình dự án Vangoca là 495.149.000 đồng; vốn của nhân dân tự nguyện đóng góp là 572.504.101 đồng.

e. Lĩnh vực văn hoá - xã hội

- Công tác thông tin và truyền thanh

Thực hiện tốt công tác phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước và các chủ trương của địa phương. Đặc biệt là đẩy mạnh cuộc vận động "học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Nhờ vậy, trong năm 2010, đã vận động nhân đóng góp để xây dựng 1 nhà văn hoá thôn và bê tông 5 tuyến đường thôn. Đồng thời hướng dẫn cho ban dân chính 4 thôn, tổ chức sinh hoạt dân bình xét và lập thủ tục đề nghị công nhân 1.838 gia đình văn hoá. Trong đó giữ chuẩn là 1.575 gia đình, đạt mới là 263 gia đình, 22 khu dân cư tiên tiến và 4 thôn giữ chuẩn thôn văn hoá.

- Lĩnh vực giáo dục

Duy trì tốt công tác dạy và học. Năm học 2009-2010, toàn xã có 1.526 em học sinh. Kết quả năm học có 347 em học sinh giỏi, đạt 22,7%; 367 em học sinh khá đạt 24 %. Số giáo viên đạt giỏi cấp huyện là 26 giáo viện và giỏi cấp tỉnh là 1 giáo viên. Tổ chức gặp mặt 102 em là học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện và 92 em học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6

Tổng số 5 cơ sở trường học các cấp, trong đó mẫu giáo có 1 cơ sở, tiểu học có 2 cơ sở; trung học cơ sở có 1 cơ sở và trung học phổ thông có 1 cơ sở. Tổng diện tích chiếm đất các cơ sở Giáo dục - Đào tạo 3,65 ha, chiếm 0,39% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

- Lĩnh vực y tế

- Duy trì tốt công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân tại trạm. Trong năm 2010 có 3.342 lượt người đến khám và điều trị, trong đó có 119 bệnh nhân được điều trị bằng Đông y. Tổ chức khám, cấp thuốc cho 23 người thuộc đối tượng chính sách như mẹ VNAH; Lão thành Cách mạng; Thương binh 1/4 nhân kỷ niệm 62 năm ngày Tương binh - Liệt sĩ và khám định kỳ cho đối tượng tâm thần trên toàn xã, đồng thời thực hiện tốt chương trình Y tế Quốc gia và thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm A H1N1 ở tại địa phương và các trường trong xã.

- UBND xã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng và Phòng Y tế huyện Mộ Đức tổ chức lễ phát động nhân tháng hành động VSATTP. Đồng thời chỉ đạo Trạm Y tế xã cùng với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác VSATTP 38 lượt ở các quán ăn, quán giải khát và một số điểm buôn bán tự phát, nhìn chung qua các đợt kiểm tra, các quán ăn, quán giải khát điều chấp hành tốt công tác VSATTP.

3.2. Đặc điểm đa dạng sinh học 3.2.1. Về hệ thực vật 3.2.1. Về hệ thực vật

3.2.1.1. Đặc điểm thảm thực vật rừng Nà

Rừng Nà gồm 6 khoảnh rừng nhỏ, cây phát triển trên các vũng đầm lầy ngập nước ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. So với cấu trúc 5 tầng mà

Thái Văn Trừng đã phân chia cho thảm thực vật rừng Việt Nam thì Rừng Nà có cấu trúc phân tầng đơn giản hơn, chỉ gồm 2 tầng sau:

- Tầng tán gồm các cây gỗ vừa, có đường kính ngang ngực thường đạt từ 7 - 41 cm, chiều cao vút ngọn từ 7 - 14m, ưu thế là Gáo (Glochidion zeylanicum), Kháo (Machilus chinensis), Bùi tụ tán (Ilex cymosa), Dung (Symplocos sp1.), Ba chạc (Euodia lepta). Tầng này được xem là tầng ưu thế sinh thái của rừng. Độ tàn che từ 70-80%.

- Tầng thảm gồm các cây bụi nhỏ có chiều cao dưới 2m và các loài cỏ quyết. Thường gặp ở rừng Nà là các loài: Ráng hình dải (Taenitis blechnoides), Ráng thân lân có lông (Nephrolepsis hirsutula), Riềng mép ngắn (Alpinia breviligulata), Lấu (Psychotria montana), Ngái (Ficus spp.), Đùng đình (Caryota sp.), Lác (Cyperus

sp.)...

Thực vật ngoại tầng gồm các loài dây leo, phổ biến nhất ở Rừng Nà là Choại (Stenochlaena palustris), hầu hết các cây gỗ đều có loài Dương xỉ này bám vào, ngoài ra còn gặp một số loài khác như Kim cang (Smilax sp.), Mây nước (Flagellaria indica). Cùng với tầng tán, tầng thảm, thực vật ngoại tầng phát triển đã tạo nên những cụm Rừng Nà rậm rạp.

Khảo sát mật độ thực vật Rừng Nà qua các ô tiêu chuẩn (OTC) có kích thước 10 x 10m cho thấy số lượng các cây gỗ ở tầng tán của Rừng Nà trung bình đạt 29 cây/OTC (dao động từ 12 đến 55 cây/OTC), trong đó Đức Tân có số cá thể cây gỗ/OTC là lớn nhất với 55 cây và ít nhất là ở Ông Chế với 12 cây (Bảng 3.1).

Hình 3.2. Cây Gừa (Ficus microcarpa) tại một khu vực Rừng Nà

Bảng 3.1. Số lượng cá thể các loài cây gỗ phổ biến ở Rừng Nà

Tên loài Số lượng cá thể cây gỗ/OTC

Tên khoa học Tên tiếng Việt OTC1 OTC2 OTC3 OTC4 OTC5

Machilus

chinensis Kháo, Vàng trắng 16 1 4 2 19

Symplocos sp1. Dung 6 1 12 1

Ilex cymosa Bùi tụ tán 7 3 19

Glochidion

zeylanicum Sóc tích lan, Gáo 1 13 9 6 6

Euodia lepta Ba chạc 1 11 1 2

Ficus microcarpa Gừa, Cừa 3

Tổng 30 19 55 12 28

Kết quả khảo sát cho thấy thành phần loài thực vật tại các OTC ở Rừng Nà đơn giản và khá đồng nhất, số loài cây gỗ ở tầng thứ nhất trong các OTC dao động từ 4 - 5 loài (bảng 6), trong đó loài Kháo (Machilus chinensis) và Gáo (Glochidion

zeylanicum) là 2 loài thường gặp nhất, hiện diện ở tất cả các OTC khảo sát, riêng Gừa (Ficus microcarpa) chỉ gặp 3 cá thể ở OTC4 ( Ông Chế) có kích thước lớn, đường kính ngang ngực đạt đến 1,7m, chiều cao đến 20m với hệ rễ phụ lớn.

3.2.1.2. Cấu trúc thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở rừng Nà

Kết quả nghiên cứu xác định được 52 loài và dưới loài thực vật thuộc 44 chi, 34 họ và 2 ngành thực vật Dương xỉ và Ngọc Lan (Polypodiophyta và Magnoliophyta) phân bố ở Rừng Nà (Phụ lục 1) .

Đa dạng các bậc taxon thực vật ở Rừng Nà

Trong 52 loài và dưới loài thực vật xác định được ở Rừng Nà, ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) chỉ có 4 họ và 4 loài (chiếm 11,8% tổng số họ và 7,7% tổng số loài), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 30 họ và 48 loài (chiếm 88,2% tổng số họ và 92,3% tổng số loài). Số lượng các taxon trong ngành Ngọc Lan tập trung chủ yếu vào lớp Ngọc lan - Magnoliopsida với 21 họ, 31 chi và 39 loài, trong khi lớp Loa kèn - Liliopsida ít hơn với 9 họ, 9 chi và 9 loài (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ các bậc taxon thực vật ở Rừng Nà - Mộ Đức Ngành thực vật Họ Chi Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta 4 11,8 4 9,1 4 7,7 Ngành Ngọc Lan – Magnoliophyta 30 88,2 40 90,9 48 92,3 Lớp Ngọc Lan – Magnoliopsida 21 61,8 31 70,5 39 75,0 Lớp Loa Kèn – Liliopsida 9 26,4 9 20,4 9 17,3 Tổng 34 100 44 100 52 100

Trong số 34 họ thực vật ở Rừng Nà, 3 họ Dâu tằm (Moraceae), Sim (Myrtaceae) và Thầu dầu (Euphorbiaceae) là đa dạng nhất bởi cùng có 5 loài. Các họ Rubiaceae, Lauraceae, Caesalpiniaceae, Symplocaceae có 2 - 4 loài (Bảng 3.3), các họ còn lại chỉ có 1 loài.

Bảng 3.3. Các họ thực vật ưu thế ở rừng Nà STT Tên họ Loài Số lượng Tỷ lệ % 1 Moraceae 5 9,6 2 Myrtaceae 5 9,6 3 Euphorbiaceae 5 9,6 4 Rubiaceae 4 7,7 5 Caesalpiniaceae 2 3,8 6 Lauraceae 2 3,8 7 Symplocaceae 2 3,8 Tổng 25 48,1

Ở bậc chi, hầu hết các chi ở khu hệ thực vật Rừng Nà chỉ có 1 loài, ngoại trừ chi Ficus có 5 loài, Psychotria có 3 loài và 2 chi Symplocos, Syzygium có 2 loài.

Một cách đơn giản để đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật là thông qua các chỉ số đa dạng của các họ, chi trong khu hệ. Tổng các chỉ số đó (gọi là chỉ số đa dạng phân loại) càng cao thì mức độ đa dạng càng lớn. Khu hệ thực vật Rừng Nà có các chỉ số như sau: chỉ số họ là 1,5 (mỗi họ trung bình có 1,5 loài), chỉ số chi là 1,2 (mỗi chi trung bình có 1,2 loài), chỉ số chi/họ là 1,3 và chỉ số đa dạng phân loại là 4,0. Các chỉ số trên cho thấy hệ thực vật này có mức độ đa dạng thấp, điều này phù hợp với sự đơn giản trong cấu trúc thảm thực vật của Rừng Nà.

Tuy không nằm trong danh lục thành phần loài thực vật Rừng Nà, nhưng trong quá trình khảo sát thực địa nhận thấy có sự xuất hiện của 2 loài ngoại lai xâm hại là Mai dương Mimosa pigra L. (họ Trinh nữ Mimosaceae) và Bèo Lục Bình

Eichhornia crassipes Solms (họ Pontederiaceae) phân bố ven Nà Đôn Lương. Theo quan sát thấy cây Mai Dương có khả năng phát triển rất tốt và đang có xu hướng lấn chiếm các khoảng đất trống ở bìa Rừng Nà. Loài ngoại lai xâm hại này có khả năng phát tán nhanh, thích hợp với môi trường ẩm ướt, bán ngập nên cần đặc biệt lưu ý và có biện pháp loại bỏ khi thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn Rừng Nà.

Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật Rừng Nà

Giá trị tài nguyên thực vật Rừng Nà được đánh giá dựa trên mục đích sử

Một phần của tài liệu Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)