Về giá trị của các loài Động vật

Một phần của tài liệu Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 42)

Hiện nay du lịch sinh thái được xem là một trong những hoạt động du lịch được nhiều người quan tâm. Ngày càng có nhiều du khách tham gia du lịch sinh thái, ở Quảng Ngãi đã có nhiều địa điểm được phát triển hình thành khu du lịch sinh thái, cuốn hút được nhiều du khách trong nước cũng như nước ngoài đến thăm quan và nghĩ dưỡng.

Rừng Nà là một trong những điểm đó, tuy nhiên để phát huy vai trò sinh thái của thiên nhiên, tăng sức hấp dẫn du khách thì chúng ta phải biết tác động hợp lý vào những gì sẵn có.

Tất cả các loài động vật ở Rừng Nà, đặc biệt là chim góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch sinh thái, một loại hình công nghiệp không khói. Khi mà xu hướng công nghiệp hoá đang phát triển mạnh cùng với sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã, các khu rừng ngày càng chia nhỏ và lùi xa khu dân cư thì nhu cầu du lịch sinh thái thưởng ngoạn thiên nhiên sẽ là nhu cầu bức thiết.

Diện tích khu vực Rừng Nà không lớn và thành phần loài động vật đã phát hiện cũng không quá đa dạng. Nhưng nghiên cứu cho thấy động vật ở đây có những đặc trưng riêng: nhiều loài chim nước xuất hiện với số lượng lớn (các loài như: cò, vạc…).

Chính các loài này sẽ là điểm nhấn cho khai thác du lịch với thấp thoáng bóng cò ngoài đồng và điểm trắng các bìa rừng sẽ tạo cho du khách chiêm ngưỡng vẻ thanh bình, tĩnh lặng. Đây cũng là một lợi thế so với các khu vực khác như VQG Bạch Mã, Khu vực hành lang xanh... du khách muốn ngắm chim rừng chỉ cần dậy thật sớm, lặng lẽ men theo bìa rừng. Chúng ta có thể thấy sự di cư từng đàn sau một đêm tìm kiếm thức ăn mệt mỏi quay về của bầy Vạc thì cũng lúc ấy những đàn Cò Trắng lại réo rắt bay đi bắt đầu cuộc hành trình kiếm mồi cho một ngày mới.

Nhiều loài chim có hình dáng đẹp, màu sắc sặc sỡ, tiếng hót thánh thót cũng có ở khu vực Rừng Nà, chúng góp phần tạo nên sự thi vị cho hoạt động giải trí, góp phần quan trọng cho hoạt động khai thác du lịch tại địa phương.

Bảo tồn đa dạng sinh học là gìn giữ những tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường ngày càng được cải thiện, cây, con đa dạng và phong phú, cảnh sắc thiên nhiên ngày càng đẹp hơn, kể cả nguồn nước cũng dồi dào lên. Từ đấy con người sẽ tận hưởng nhiều bóng cây rợp mát với muôn ngàn tiếng chim muôn đầy thi vị. Bảo tồn đa dạng loài và đa dạng nguồn gen, chúng ta sẽ có được những loài cây, con đặc hữu, quí hiếm, những nguồn gen có giá trị để du khách có dịp chiêm ngưỡng tăng niềm thú vị của chuyến du lịch.

Không thực hiện chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, mặc nhiên cho các tác nhân bất lợi tác động vào rừng tự nhiên và các sinh cảnh lân cận, thì một ngày

nào đó không xa Rừng Nà sẽ trở thành ao ruộng…sẽ không còn được nghe những tiếng hót, thú kêu…liệu rằng có thể gìn giữ được chăng những điểm du lịch sinh thái để tăng nhịp độ du lịch, một hình thức tăng thu nhập cho địa phương.

Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng cấu thành nên hệ sinh thái tự nhiên là nguồn tài nguyên động vật hoang dã. Sự tiến hoá và phát triển của chúng không những cấu thành nên tính đa dạng sinh học, thiết lập nên sự cân bằng sinh thái tự nhiên mà còn có một vai trò, ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống cộng đồng.

Nhiều loài động vật, nhất là động vật có xương sống (Vertebrata) là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống con người. Qua từng giai đoạn trong lịch sử, người dân đã dần dần từng bước biết phát hiện, đánh giá các loài động vật có giá trị kinh tế theo từng mục đích khác nhau để săn bắt, thuần hoá, nuôi dưỡng thành những vật nuôi có ích, khai thác những giá trị thực phẩm, dược phẩm…

Hầu hết các loài động vật đã phát hiện (91/123 loài) ở khu vực Rừng Nà đều có giá trị khai thác trực tiếp làm thực phẩm. Về giá trị làm dược phẩm, nghiên cứu đã xác định nhiều loài có tên trong các bài thuốc dân gian để bồi bổ sức khoẻ hoặc chữa trị các bệnh khác. Về giá trị khoa học, có một số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Giá trị của các loài động vật có xương sống ở khu vực Rừng Nà

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

Giá trị Thực phẩm Dược phẩm Khoa học

1 Lươn đồng Monopterus albus x x

2 Chạch bùn Misgurus

anguillicaudatus

x

3 Cá quả Channa maculata x

5 Ễnh ương thường Kaloula pulchra

6 Nhái bầu Microhyla sp

7 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosa x x 8 Ngoé Limnonectes limnocharis x

9 Cóc nước sần Occidozygalima

10 Chẫu Ranaguentheri x

11 Ếch cây mép trắng Polypedates

leucomystax

12 Ếch giun Ichthyophis sp x

13 Nhông xanh Calotes versicolor

14 Tắc kè Gekko gecko x x

15 Thạch Sùng đuôi

sần Hemidactylus frenatus

x

16 Thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata x

17 Rắn roi Ahaetulla sp

18 Rắn sọc dưa Elaphe radiata x x x

19 Rắn ráo thường Ptyas korros x x x

20 Rắn ráo trâu Ptyas mucosus x x x

21 Rắn nước Xenochrophis piscator x x

22 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus x x x

24 Rắn lục xanh Trimeresurus stejnegeri x

25 Rắn mống Xenopeltis unicolor x x

26 Cò trắng Egretta garzetta x x

27 Diệc xám Ardea cinerea x

28 Diệc lửa Ardea purpurea x

29 Cò ngàng lớn Casmerodius albus x

30 Cò ngàng nhỏ Mesophoyx intermedia x

31 Cò ruồi Bubulcus ibis x

32 Cò bợ Ardeola bacchus x

33 Cò xanh Butorides striatus x

34 Vạc rạ Botautus stellaris x

35 Vạc Nycticorax nycticorax x

36 Cò đen Dupetor flavicollis x

37 Vịt trời Anas poecilorhyncha x x

38 Mồng két mày trắng

Anas querquedula x

39 Cun cút lưng hung Turnix tanki x

40 Cun cút lưng nâu Turnix suscitator x

41 Gà nước Rallus aquaticus x

42 Cuốc ngực trắng Amaurornis

phoenicurus

x

44 Kịch Gallinula chloropus x 45 Nhát hoa Rostratula benghalensis x 46 Cà kheo Himantopus himantopus x

47 Choi choi nhỏ Charadrius dubius x

48 Te vặt Vanellus indicus x

49 Te vàng Vanellus cinereus x

50 Te vặt Vanellus indicus x

51 Rẽ giun thường Gallinago gallinago x

52 Rẽ lớn Philomachus pugnax x

53 Nhàn đen Chlidonias hybridus x

54 Nhàn xám Chlidonias leucopterus x

55 Nhàn chân đen Gelochelidon nilotica x

56 Nhàn Caxpia Sterna caspia x

57 Cu sen Streptopelia orientalis x x

58 Cu gáy Streptopelia chinensis x x

59 Cu ngói Streptopelia

tranquebarica

x x

60 Vẹt đầu hồng Psittacula roseata x 61 Vẹt ngực đỏ Psittacula alexandri x

62 Đầu rìu Upupa epops x

64 Tìm vịt xanh Chrysococcyx

maculatus

x

65 Cu Cu đen Surniculus lugubris x

66 Tu Hú Eudynamys scolopacea x

67 Bìm bịp lớn Centropus sinensis x x

68 Bìm bịp nhỏ Centropus bengalensis x x 69 Cú mèo khoang cổ Otus bakkamoena 70 Cú vọ mặt trắng Glaucidium brodiei

71 Cú vọ lưng nâu Ninox scutulata

72 Cú muỗi Ấn Độ Caprimulgus indicus

73 Cú muỗi Caprimulgus sp

74 Yến cọ Cypsiurus balasiensis x

75 Yến Apus sp x x

76 Bồng Chanh rừng Alcedo hercules x

77 Bồng Chanh Alcedo atthis x

78 Bói cá lớn Megaceryle lugubris x

79 Sả đầu đen Halcyon pileata x

80 Sả khoang cổ Todiramphus chloris x

81 Trảu ngực nâu Merops philippinus x

82 Trảu Merops sp x

84 Sơn ca Phương Đông

Alauda gulgula x

85 Chìa vôi trắng Motacilla alba x

86 Chào mào vàng mào đen

Pycnonotus melanicterus

x

87 Chào mào Pycnonotus jocosus x

88 Chích choè Copsychus saularis x

89 Chích choè lửa Copsychus malabaricus x

90 Chiền Chiện bụng vàng

Prinia flaviventris x

91 Khướu bạc má Garrulax chinensis x

92 Hoạ mi Garrulax canorus x

93 Hoạ mi nhỏ Timalia pileata x

94 Chim chích Acrocephalus x

95 Chim chích Cettia x

96 Chim chích Phylloscopus x

97 Hút mật đuôi nhọn Aethopyga christinae x

98 Di đá Lonchura punctulata x

99 Di đầu đen Lonchura malacca x

100 Sẻ Passer montanus x x

101 Rồng rộc Ploceus philippinus x x

102 Sáo Sậu Sturnus nigricollis x

104 Sáo mỏ vàng Acridotheres cinereus x

105 Sáo đen, Sáo mỏ ngà

Acridotheres cristatellus

x

106 Chèo bẻo đen Dicrurus macrocercus x

107 Chèo bẻo cờ đuôi chẻ

Dicrurus sp x

108 Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea x x x

109 Chuột Rattus sp

* Các loài động vật có ích:

Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để cấu thành nên hệ sinh thái tự nhiên là nguồn tài nguyên động vật hoang dã. Sự tiến hoá và phát triển của chúng không những cấu thành nên tính đa dạng sinh học, thiết lập nên sự cân bằng sinh thái tự nhiên mà còn có vai trò ý nghĩa rất to lớn trong cuộc sống cộng đồng.

Nhiều loài động vật nhất là những loài động vật có xương sống được xem là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống con người. Thật vậy giống như nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới và Việt Nam, người dân xã Đức Thạnh từ xa xưa cứ nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác đã từng biết cách chọn lựa, khai thác, sử dụng các nguồn lợi động vật hoang dã đã phục vụ cho cuộc sống mưu sinh hàng ngày của mình. Qua từng giai đoạn trong lịch sử, người dân đã dần dần từng bước phát hiện, đánh giá các loài động vật có giá trị kinh tế theo mục đích khác nhau để săn bắt, thuần hoá, nuôi dưỡng thành những vật nuôi có ích, khai thác những giá trị thực phẩm…của chúng.

Ngoài giá trị to lớn về mặt thực phẩm, các động vật có xương sống trên cạn còn cung cấp cho con người nhiều sản phẩm có giá trị khác như xương, mật, gan…

Một khi nền nông nghiệp sinh thái được hình thành và phát triển, người ta sẽ nuôi thêm nhiều loài động vật nhằm săn bắt các loài động vật gây hại khác trong

chiến lược đấu tranh sinh học và thiên địch của thiên nhiên. Đây cũng là hướng chiến lược không chỉ có lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững mà còn phục vụ cho việc giải trí, tôn tạo cảnh quan sinh thái và góp phần xây dựng nền văn hoá du lịch trong thời kỳ công nghiệp hoá.

* Những loài động vật phổ biến ở Rừng Nà

Nghiên cứu cũng đã xác định được 40 loài ĐVCXS có số lượng loài lớn ở Rừng Nà (Bảng 3.9). Đây là những loài quan trọng trong việc sử dụng sinh cảnh Rừng nà cùng như tạo cảnh quan đặc trưng về động vật có thể phục vụ cho khai thác du lịch, phát triển kinh tế.

Lớp Cá xương, những loài có cơ quan hô hấp phụ, sống chui rúc... thích nghi được với điều kiện đầm lầy nên có số lượng rất nhiều. Các loài thuộc lớp Lưỡng cư, Bò sát phổ biến ở Rừng Nà cũng là những loài có đời sống thích nghi tốt với đặc điểm của Rừng Nà. Đối với lớp Chim, các loài chim di cư mùa đông thường bay về hàng đàn lớn để cư trú và kiếm ăn trong và quanh Rừng Nà.

Bảng 3.9: Những loài ĐVCXS phổ biến ở Rừng Nà

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học

1.

Chạch bùn Misgurus anguillicaudatus (Cantor)

2.

Cá trê đen Clarias fuscus (Lacepède)

3.

Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew)

4.

Cá Rô đồng Anabas testudineus (Block)

5.

6.

Ếch giun Ichthyophis sp.

7.

Ếch đồng Hoplobatrachusrugulosa (Wiegman)

8.

Ngoé Limnonecteslimnocharis (Boie)

9.

Cóc nước sần Occidozygalima (Gravenhorst)

10. Chẫu Ranaguentheri Boulenger

11. Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax (Gravenhorst) 12. Nhái bầu Becmơ Microhyla berdmorei ( Blyth )

13. Nhái bầu Butlơ Microhyla butleri Boulenger 14. Thằn lằn bóng hoa Mabuya multifasciata (Kuhl) 15. Rắn mống Xenopeltis unicolor Reinwardt 16. Rắn leo cây Dendrelaphis pictus (Gmelin) 17. Rắn liu điu Enhydris plumbea (Boie) 18. Rắn ráo thường Ptyas korros (Schlegel)

19. Rắn cạp nong Bungarus fasciatus (Schneider) 20. Rắn lục xanh Trimeresurus stejnegeri Schmidt 21. Cò ngàng lớn Casmerodius albus (Linnaeus) 22. Cò ngàng nhỡ Mesophoyx intermedia (Wagler) 23. Cò ngàng nhỏ Egretta garzetta (Linnaeus) 24. Cò trắng Trung quốc Egretta eulophotes (Swinhoe)

25. Cò bợ Ardeola bacchus (Bonaparte) 26. Vạc Nycticorax nycticorax (Linnaeus) 27. Cuốc ngực trắng Amaurornis phoenicurus (Pennant) 28. Nhát hoa Rostratula benghalensis (Linnaeus) 29. Cà kheo Himantopus himantopus (Linnaeus) 30. Rẽ giun thường Gallinago gallinago (Linnaeus) 31. Tu Hú Eudynamys scolopacea (Linnaeus) 32. Bìm bịp lớn Centropus sinensis (Stephens) 33. Trảu đầu hung Merops orientalis Latham 34. Chìa vôi trắng Motacilla alba Linnaeus 35. Hoành hoạch Pycnonotus blanfordi Jerdon

36. Chích mày xám Phylloscopus maculipennis ( Blyth ) 37. Chim chích nâu Phylloscopus fuscatus ( Blyth ) 38. Hút mật đen Nectarinia asiatica (Latham) 39. Sẻ Passer montanus (Linnaeus) 40. Chuột đồng lớn Rattus hoxaensis Dao

Một phần của tài liệu Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 42)