a. Bảo tồn nguyên vị
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng loài và sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp. Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính ĐDSH. Bởi chỉ trong tự nhiên, các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến hoá đối với môi trường đang thay đổi trong các quần xã tự nhiên của chúng.
Tại khu vực Rừng Nà có thể xem xét thành lập khu bản tồn và tuỳ thuộc vào đặc điểm đa dạng sinh học của từng Nà khác nhau mà đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Việc thành lập Khu bảo tồn như nhằm mục đích:
- Bảo tồn ĐDSH của từng Nà khác nhau.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học tại Rừng Nà.
- Nơi tham quan học tập và du lịch sinh thái, bên cạnh đó tạo điều kiện để quản lý phù hợp.
b. Bảo tồn bên ngoài khu vực các Nà
Để bảo tồn đa dạng sinh học Rừng Nà một cách có hiệu quả, không những chỉ thực hiện bên trong mà phải bảo tồn cả khu vực bên ngoài. Mối nguy hiểm là các loài hay quần xã nằm trong các khu bảo tồn thì được bảo vệ nghiêm ngặt trong khi môi trường tự nhiên và các loài động thực vật bên ngoài khu bảo tồn chúng lại bị khai thác mạnh mẽ và ngày còn suy thoái. Điều rõ ràng là nếu khu vực nằm xung quanh khu bảo tồn bị suy thoái thì ĐDSH bên trong cũng sẽ bị suy giảm, nhất là đối với các khu bảo tồn có diện tích nhỏ như Rừng Nà. Sự suy giảm này xảy ra vì nhiều loài cần phải di chuyển ra khỏi ranh giới các khu bảo tồn để tìm kiếm thức ăn và các vật chất khác mà trong khu vực sống của chúng không có.
Hiện nay, khu vực địa lý xung quanh Rừng Nà chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp của nhân dân, nếu như diện tích này bị thu hồi để phát triển công nghiệp hoặc dân cư thì cảnh quan môi trường sinh thái xung quanh Rừng Nà sẽ thay đổi, chính vì thế để bảo vệ đa dạng sinh học của Rừng Nà, biện pháp trước mắt và lâu dài là phải bảo vệ được cảnh quan vùng đệm xung quanh Rừng Nà. Như nhà sinh vật học Western đã nói: “Nếu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tồn thì thiên nhiên cũng chẳng tồn tại bao nhiêu bên trong các khu đó”.
Vì thế việc giáo dục, khuyến khích nhân dân cũng như việc ban hành luật pháp về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ các loài quý hiếm ở tất cả các nơi, trong khu bảo tồn cũng như ngoài khu bảo tồn, rõ ràng mang tính then chốt đối với sự tồn tại lâu dài của các loài.
c. Phục hồi các loài và hệ sinh thái
Phục hồi các loài
Chương trình đưa trả lại là đem một quần thể loài đã được nhân nuôi nhân tạo hay là bắt một quần thể loài đó tại một địa phương mà loài đó còn phong phú đến nơi mà loài đó đã lâu không còn trong thiên nhiên nữa. Theo đánh giá, hiện nay biện pháp này chưa thật sự cần thiết vì một số loài phổ biến trong hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà vẫn còn tồn tại mặc dù thưa thớt.
Chương trình đưa thêm: là thêm một số cá thể vào một chủng quần hiện có để tăng thêm kích thước của tính đa dạng của chủng quần, nhưng chỉ nên áp dụng trong trường hợp tính đa dạng di truyền của chủng quần đã bị suy thoái vì việc đưa thêm có thể mang cả mầm bệnh. Hiện trạng ĐDSH của khu vực đã có một số loài bị đe doạ, do từ các tác động bởi quá trình săn bắt, chặt phá không hợp lý của cư dân xung quanh rừng Nà, việc đưa thêm các cá thể vào Rừng Nà sẽ tăng tính đa dạng.
Chương trình tạo quần thể mới: là tạo chủng quần động vật hay thực vật mới mà trước kia tại chỗ đó chưa có. Chương trình này có thể thành công nếu như điều kiện sinh cảnh phù hợp. Hiện nay, tại khu Rừng Nà chỉ tập trung các biện pháp bảo tồn các loài hiện hữu.
* Phục hồi hệ sinh thái
Khôi phục hệ sinh thái bị suy thoái thường bao gồm hai hợp phần chính: + Thứ nhất, các nguyên nhân gây nên sự suy thoái cần được loại trừ.
+ Thứ hai, các hợp phần của hệ sinh thái đã bị biến mất cần được hồi phục lại.
Hợp phần thứ nhất rất quan trọng cho việc thành công của sự khôi phục. Ở đây việc cần làm là loại bỏ các nguyên nhân mà không phải xử lý triệu chứng. Hiện trạng khu vực Rừng Nà đã bị một số loài xâm nhập thực vật như Mai Dương (Trinh nữ trâu) và động vật là Ốc bươu vàng. Để phục hồi đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực, cần có các biện pháp hữu hiệu để loại trừ hoặc quản lý các loài sinh vật ngoại lai này trước khi thực hiện các biện pháp phục hồi đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học.