Thành phần và cấu trúc thành phần loài động vật có xương sống ở hệ

Một phần của tài liệu Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 35)

hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà, Mộ Đức

Qua quá trình khảo sát thực địa, phân tích mẫu vật và xử lý các thông tin phỏng vấn đã ghi nhận được 123 loài động vật có xương sống thuộc 5 lớp, 21 bộ, 57 họ và 92 giống có ở khu vực Rừng nà (Phụ lục 2).

Động vật có xương sống Rừng Nà có 3 nhóm là nhóm di cư mùa đông, nhóm di cư mùa hè và nhóm định cư, đối với nhóm di cư thì chủ yếu là lớp chim. Trong đó, nhóm di cư mùa đông có 23 loài (chiếm 18,7% tổng số loài), nhóm di cư mùa hè có 17 loài (chiếm 13,8 % tổng số loài), nhóm định cư có số lượng loài nhiều nhất (83 loài, chiếm 67,5%).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thiếu vắng nhiều đơn vị taxon quan trọng như bộ Ưng, bộ Cắt (động vật săn mồi thường đứng cuối chuỗi thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng sinh thái) mặc dù thông tin phỏng vấn có

cơ sở để khẳng định sự có mặt của chúng nhưng không đủ cơ sở để xác định cho các bậc phân loại thấp hơn. Đáng chú ý là các loài chim có kích thước nhỏ như hút mật, chim chích, một số loài thú như dơi, chuột cũng được người dân cung cấp đủ thông tin qua phỏng vấn.

Ngoài các loài cá nước ngọt thông thường, các loài cá có cơ quan hô hấp phụ điển hình thích nghi với đầm lầy cũng chưa được ghi nhận.

Mặc dù vậy, với diện tích tương đối nhỏ, sinh cảnh không đa dạng và bị chia cắt thành 6 khu riêng biệt nhưng với 123 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận cũng đã phản ánh được đặc trưng cho thành phần động vật ở khu vực nghiên cứu (động vật có đời sống gắn liền với môi trường nước chiếm ưu thế, ít đa dạng về số lượng loài, một số loài ưu thế về số lượng cá thể...).

Cấu trúc thành phần loài.

Qua phân tích thành phần loài cho thấy lớp Chim (Aves) có 84 loài thuộc 57 giống, 29 họ, 11 bộ là lớp có số bậc taxon đa dạng nhất. Tiếp theo là lớp Bò sát (Reptilia) có 17 loài thuộc 15 giống, 7 họ, 1 bộ; lớp Lưỡng cư (Amphibia) có 11 loài thuộc 9 giống, 15 họ, 2 bộ; lớp Cá xương (Osteichthyes) có 7 loài thuộc 7 giống, 5 họ, 4 bộ; đơn giản nhất là lớp Thú (Mamamlia) chỉ có 4 loài thuộc 4 giống, 3 họ, 3 bộ (Bảng 3.5).

Số lượng về thành phần loài ĐVCXS ở Rừng Nà như vậy cũng chưa đầy đủ so với thực tế vốn có của nó. Tuy nhiên, những số liệu này cũng thể hiện được tính đa dạng của các bậc taxon.

Bảng 3.5: Số lượng các bậc taxon của các lớp ĐVCXS ở Rừng Nà

STT Các lớp ĐVCXS Bộ Họ Giống Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Thú 3 14,3 3 6,1 4 4,3 4 3,3 2 Chim 11 52,4 29 59,2 57 62 84 68,2 3 Bò sát 1 4,8 7 14,3 15 16,3 17 13,9 4 Lưỡng cư 2 9,5 5 10,2 9 9,9 11 8,9

5 Cá 4 19 5 10,2 7 7,5 7 5,7

Tổng 21 100 49 100 92 100 123 100

Các chỉ số đa dạng

Trong tổng số 123 loài động vật được phát hiện thuộc 92 giống, 49 họ, 21 bộ. Như vậy trung bình mỗi giống có 5,8 loài, mỗi họ có 8,5 giống và 10,2 loài. Mỗi bộ chứa 33,2 loài, 27,8 giống và 14,35 họ (Bảng 3.6)

Bảng 3.6: Tỷ số đa dạng giữa các bậc taxon của các nhóm ĐVCXS ở Rừng Nà.

STT Các lớp

ĐVCXS Họ/bộ Giống/bộ Loài/bộ Giống/họ Loài/họ Loài/giống

1 Thú 1 1,3 1,3 1,3 1,3 1 2 Chim 2,6 5,2 7,6 2 2,9 1,5 3 Bò sát 7 15 17 2 2,4 1,1 4 Lưỡng cư 2,5 4,5 5,5 1,8 2,2 1,2 5 Cá 1,25 1,8 1,8 1,4 1,4 1 Tổng 14,35 27,8 33,2 8,5 10,2 5,8

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở taxon bậc giống hầu hết là giống đơn loài (có đến 71 giống đơn loài, chiếm 77,2% tổng số giống), có 21 giống có từ 2 loài trở lên, gồm:

- Giống Phylloscopus (Aves) có 5 loài.

- Giống Microhyla (Amphibia), Streptopelia, Pycnonotus, Cettia, Acrocephalus, Acridotheres (Aves) mỗi giống có 3 loài.

- Giống Ptyas, Bungarus (Reptilia), Egretta, Ardea, Turnix, Vanellus, Psittaculla, Centropus, Alcedo, Merops, Copsychus, Garrulax, Lonchura, Dicrurus

(Aves) mỗi giống có 2 loài .

Một phần của tài liệu Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)