Chất lượng nước các con sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời khả năng tiếp nhận chất thải của chúng cũng bị mất dần như sông Nhuệ, Tô Lịch, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,…vùng thượ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phạm Thị Thanh Thúy
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÔNG ĐOẠN TỪ HẠ LƯU HỒ NÚI CỐC ĐẾN ĐIỂM HỢP LƯU SÔNG CẦU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phạm Thị Thanh Thúy
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÔNG ĐOẠN TỪ HẠ LƯU HỒ NÚI CỐC ĐẾN ĐIỂM HỢP LƯU SÔNG CẦU
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải
Hà Nội - 2012
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
PHỤ LỤC
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1.1 Hiện trạng môi trường nước mặt của Việt Nam 9
1.2 Tổng quan về lưu vực sông Công 10
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 10
1.2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 11
1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất 15
1.3 Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI) 17
1.3.1 Tổng quan về chỉ số môi trường 17
1.3.2 Lịch sử phát triển của phương pháp chỉ số CLN 18
1.4 Thải lượng các chất ô nhiễm 22
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.2 Nội dung nghiên cứu 24
2.3 Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 24
2.3.2 Phương điều tra, phỏng vấn ngoài thực địa 24
2.3.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 24
2.3.3.1 Thời gian, tần suất và vị trí lấy mẫu 25
2.3.3.2 Phương pháp lấy mẫu 26
2.3.3.3 Phương pháp phân tích 27
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 27
2.3.5 Tính toán WQI 28
2.3.5.1 Tính toán WQI thông số 28
2.3.5.2 Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO) 28
2.3.5.3 Tính giá trị WQI đối với thông số pH 29
2.3.6 Đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải của sông Công 31
2.3.7 Ước tính thải lượng ô nhiễm 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Công và các phụ lưu của sông Công 35
Trang 43.1.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Công giai đoạn 2005-2011 35
3.1.2 Hiện trạng chất lượng nước các phụ lưu của sông Công 40
3.2 Tính toán WQI cho sông Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu sông Cầu 44
3.3 Đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải của sông Công 48
3.4 Tính toán thải lượng ô nhiễm thải ra lưu vực sông Công 53
3.4.1 Tính toán thải lượng ô nhiễm của từng nguồn thải lưu vực sông Công từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu sông Cầu 53
3.4.1.1 Ước tính thải lượng từ hoạt động chăn nuôi năm 2010 53
Nguồn: Tính toán trong luận văn 53
3.4.1.2 Thải lượng từ sinh hoạt của con người năm 2010 53
3.4.1.3 Thải lượng do nước mưa chảy tràn khu vực đô thị năm 2010 54
3.4.1.4 Tính toán thải lượng do hoạt động nông nghiệp năm 2010 55
3.4.1.5 Thải lượng phát thải từ vùng rừng 55
3.4.1.6 Thải lượng ô nhiễm của ngành y tế 55
3.4.1.7 Thải lượng từ hoạt động sản xuất công nghiệp 56
3.4.2 Tính tổng thải lượng ô nhiễm đổ vào lưu vực sông Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu sông Cầu 57
3.5 Đề xuất giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Công 58
3.5.1 Giải pháp quy hoạch 58
3.5.2 Giải pháp quản lý 60
3.5.3 Giáo dục cộng đồng 61
3.5.4 Giải pháp kỹ thuật 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 PHỤ LỤC
Trang 5CCME Canada Council of Ministry of the Environment
CSL Trung tâm St Laurent
EFA Explorerly Factor Analysis
HĐND Hội đồng nhân dân
LVS Lưu vực sông
MCP Mức cho phép
PTN Phòng Thí nghiệm
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SMEWW Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater TCMT Tổng cục môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
UWQI Universal Water Quality Index
VESDEC Viện khoa học môi trường và phát triển
WQI Water Quality Index
WQIA Water Quality Index weighted Arithmetic
QCVN 6TS Chỉ số chất lượng nước bao gồm 6 thông số
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình tháp dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa các mức độ sử dụng dữ
liệu từ chi tiết đến tổng hợp 17
Hình 1.2 Sơ đồ các giai đoạn xây dựng chỉ số chất lượng nước 19
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu 26
Hình 3.1 Diễn biến TSS trung bình trên sông Công giai đoạn 2005 - 2011 36
Hình 3.2 Diễn biến BOD5 trung bình trên sông Công giai đoạn 2005-2011 37
Hình 3.3 Diễn biến COD trung bình trên sông Công giai đoạn 2005-2011 37
Hình 3.4 Diễn biến NH4+ trung bình trên sông Công giai đoạn 2005- 2011 38
Hình 3.5 Diễn biến NO2 trung bình trên sông Công giai đoạn 2005-2011 39
Hình 3.6 Diễn biến Coliform trung bình trên sông Công giai đoạn 2005-2011 40
Hình 3.7 Biểu đồ giá trị BOD5 trên phụ lưu sông Công năm 2011 40
Hình 3.8 Biểu đồ giá trị COD trên phụ lưu sông Công năm 2011 41
Hình 3.9 Biểu đồ TSS trên phụ lưu sông Công năm 2011 41
Hình 3.10 Biểu đồ coliform trên phụ lưu sông Công năm 2011 42
Hình 3.11 Biểu đồ BOD5, COD, TSS trung bình trên suối La Cấm giai đoạn 2005-2011 44
Hình 3.12 Biểu đồ WQI của sông Công khu vực nghiên cứu 45
Hình 3.13 Biểu đồ WQI của phụ lưu sông Công vào mùa khô và mùa mưa 46
Hình 3.14 Tỉ lệ thông số so với QCVN08:2008/BTNMT 47
Hình 3.15 Tỉ lệ WQI thuộc các mức phân loại chất lượng nước 47
Hình 3.16 Chỉ số WQI trung bình các năm của sông Công khu vực nghiên cứu 48
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại Thái Nguyên (2010) 10
Bảng 1.3 Tổng lượng mưa các tháng trong năm (mm) 11
Bảng 1.4 Tình hình phát triển dân số khu vực nghiên cứu 12
Bảng 1.5 Tình hình chăn nuôi của các xã năm 2010 13
Bảng 1.6 Hiện trạng lâm nghiệp năm 2010 14
Bảng 1.7 Hiện trạng sử dụng đất tại các xã, huyện khu vực nghiên cứu năm 2010 16 Bảng 1.8 Các công thức tập hợp tính WQI 20
Bảng 1.9 Tính toán WQI cuối cùng [39, 40] 21
Bảng 2.1 Thông số và phương pháp phân tích 27
Bảng 2.2 Bảng quy định các giá trị qi, BPi 28
Bảng 2.3 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 29
Bảng 2.4 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 29
Bảng 2.5 Phân loại chất lượng nước mô hình WQI – TCMT 30
Bảng 2.6 Hệ số lưu lượng dòng chảy 32
Bảng 2.7 Chỉ số đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải 32
Bảng 2.8 Đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải của DO 33
Bảng 2.9 Hệ số chảy tràn đối với một số nguồn ô nhiễm điển hình 34
Bảng 3.1 Kết quả WQI của sông Công khu vực nghiên cứu mùa khô và mùa mưa 44
Bảng 3.2 Kết quả WQI của phụ lưu sông Công mùa khô và mùa mưa 45
Bảng 3.3 Tính toán WQI của sông Công khu vực nghiên cứu trung bình qua các năm 48
Bảng 3.4 DO, BOD5, NH4 + -N dọc sông Công mùa mưa tháng 10/2011 51
Bảng 3.5 Bảng tính toán sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải của sông Công 52
Bảng 3.6 Tổng hợp sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải của nước sông Công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 52
Bảng 3.7 Hệ số phát thải ô nhiễm của động vật nuôi khu vực nghiên cứu 53
Bảng 3.8 Ước tính thải lượng từ hoạt động chăn nuôi khu vực nghiên cứu 53
Bảng 3.9 Thải lượng từ hoạt động sinh hoạt đổ ra sông Công năm 2010 54
Trang 8Bảng 3.10 Thải lượng từ các đô thị trong khu vực nghiên cứu năm 2010 54
Bảng 3.11 Thải lượng từ hoạt động nông nghiệp năm 2010 55
Bảng 3.12 Thải lượng từ vùng rừng năm 2010 55
Bảng 3.13 Ước tính số lượng giường bệnh tại khu vực nghiên cứu 56
Bảng 3.14 Tổng thải lượng từ hoạt động y tế năm 2010 56
Bảng 3.15 Lưu lượng nước thải của một số cở sở công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu 56
Bảng 3.16 Hệ số chảy tràn đối với một số nguồn ô nhiễm điển hình 58
Bảng 3.17 Giá trị tổng thải lượng ô nhiễm năm 2010 58
Trang 9MỞ ĐẦU
Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tự nhiên có khả năng tái tạo vô cùng quý giá đối với con người Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và tạo cảnh quan môi trường Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt Theo J.A Jonnes, 97,41% thể tích nước Trái Đất nằm trong biển và đại dương, 1,98% trong băng tuyết hai cực, núi cao, còn lại 0,61% nằm rải rác trong không khí và các thuỷ vực mặt, ngầm
ở lục địa [11]
Hệ thống sông suối của Việt Nam khá phát triển, nhưng phân bố không đều Mật độ trung bình 0,6 km/km, lớn nhất 2 - 4 km/km ở châu thổ sông Hồng - Thái Bình và Cửu Long, do nhu cầu tiêu thoát nước lớn trong khi địa hình bằng phẳng, biên độ triều lớn và khả năng can thiệp của con người cao [5] Mật độ sông suối lớn tạo ra những thuận lợi cho đối tượng trực tiếp dùng nước, tạo điều kiện phát triển giao thông thủy
Cùng với sự phát triển đất nước theo hướng CNH – HĐH, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đang bị tác động rất lớn Chất lượng nước các con sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời khả năng tiếp nhận chất thải của chúng cũng bị mất dần như sông Nhuệ, Tô Lịch, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,…vùng thượng lưu cũng như hạ lưu các con sông đã chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động sinh hoạt, y tế, hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp và công nghiệp… từ các tỉnh trong lưu vực sông [2]
Sông Công là một chi lưu của sông Cầu Sông Công bắt nguồn từ vùng Ba
Lá, huyện Định Hóa, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Môi trường nước sông Công đang có biểu hiện bị ô nhiễm do nguồn thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, dịch vụ chủ yếu qua khu vực thị xã sông Công Với vai trò trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên, việc bảo vệ tổng thể môi trường nước sông Công là hết sức cần thiết
Trước những yêu cầu về việc bảo vệ môi trường nước sông Công, chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông Công đoạn từ hạ
Trang 10lưu Hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu sông Cầu và đề xuất giải pháp bảo vệ”, với
mục tiêu sau:
Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước Sông Công
Đánh giá khả năng chịu tải của dòng sông
Đánh giá các sức ép của phát triển kinh tế - xã hội, của các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm ngư nghiệp lên môi trường nước Sông Công; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước vùng Sông Công
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Hiện trạng môi trường nước mặt của Việt Nam
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn
có diện tích trên 10000 km2 Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông khoảng 500 km3
, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước Hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3
(4,3%), sông Mã, sông Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy gần bằng nhan khoảng 20 km3 (2,3-2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, sông Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau khoảng 9km3
(1%), các sông còn lại là 94,5 km3(11,1%) [2] Đây là nguồn tài nguyên nước vô cùng quý giá góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, nước mặt ở Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng suy kiệt và ô nhiễm trên diện rộng [2]
Theo thống kê của Cục quản lý tài nguyên nước, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 830-840 tỷ km3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong các hệ thống sông ngòi, kênh, hồ chứa đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Khả năng cung cấp nước cũng khác nhau đối với các vùng khác nhau trên lãnh thổ Đối với LV hệ thống sông Đồng Nai (khu vực có đóng góp đến 40% tổng sản phẩm quốc nội cả nước), hiện tại có khả năng cung cấp nước đạt 2.350
m3/người/năm và có thể giảm xuống còn khoảng 1.600 m3/người/năm vào 2025 nếu dân số vẫn tiếp tục tăng như xu hướng hiện nay Tình hình này còn xấu hơn tại LVS Cầu, khả năng cung cấp nước hiện tại là 656 m3/người/năm LVS Nhuệ - Đáy con
số này là 2.830 m3/người/năm [6]
Trang 121.2 Tổng quan về lưu vực sông Công
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá, huyện Định Hóa (106036’00’’,
21052’00’’), ở độ cao 275m, đây là phụ lưu lớn nhất trong số 26 phụ lưu ra nhập sông Cầu (không kể sông Thương), chạy dọc theo chân núi Tam Đảo dòng sông bị ngăn lại ở huyện Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc Sông Công có chiều dài từ nguồn đến đập Núi Cốc là 54km và đến cửa ra nơi nhập lưu với sông Cầu là 95km, có tổng diện tích lưu vực sông Công là 951km2, tính đến đập Núi Cốc là 536km2
, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km² Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, môđun dòng chảy năm 26 l/s.km² Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước [20]
- Đặc điểm khí hậu
Toàn bộ lưu vực sông Công nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc Hướng gió thịnh hành trên lưu vực là hướng gió Tây Bắc-Đông Nam Độ ẩm khá lớn 86-90% Nhiệt độ trung bình năm đạt khoảng 23,6oC trong đó nhiệt độ trung bình cao nhất đạt 28,9oC (thời gian tháng 6) và trung bình thấp nhất khoảng 17oC Nhiệt độ cao nhất trong năm là 40,1oC Biên độ nhiệt ngày khá cao, từ 7,0 - 7,3o
Trang 13Lƣợng mƣa
Với lượng mưa khá lớn, trung bình khoảng 1.500-2.500 mm Theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì vậy thường gây ra những trận lũ lụt Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, tháng 1, lượng
mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm
Bảng 1.3 Tổng lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Tổng lượng nước sông Công trung bình năm vào khoảng 0,794.106 m3, lưu lượng trung bình năm 25 m3
/s và modul dòng chảy năm vào khoảng 26 l/s.km2 Trên Sông Công có 14 nhánh cấp I Trong 14 nhánh cấp I của Sông Công có
8 nhánh ở thượng lưu đập Hồ Núi Cốc
Sáu nhánh cấp I còn lại chảy nhập vào sông Công ở hạ lưu đập (5 nhánh bên phải và một nhánh bên trái) [22]
1.2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
a Dân số
Tổng dân số toàn vùng là 161914 người Trong cơ cấu dân số, tỷ lệ nam là 49,9% và nữ là 50,1% (dân số toàn vùng) Về độ tuổi gồm các mức 0-14 tuổi chiếm
Trang 1440,31% dân số, 15-19 tuổi 10,24%, 20-54 tuổi 57,08% và trên 54 tuổi chỉ có 20% trong đó trên 80 tuổi là 0,7% Nhìn chung tỷ lệ người có tuổi ít hơn so với các vùng khác trên cả nước chung, các xã có sự phân bố dân cư không đồng đều Tình hình
phát triển dân số của các xã liên quan đến vùng nghiên cứu được tóm tắt tại bảng sau:
Bảng 1.4 Tình hình phát triển dân số khu vực nghiên cứu
b Hiện trạng phát triển kinh tế
Các hộ sống trong vùng nghiên cứu thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp Trong đó từ trồng trọt chiếm 80-85%; từ chăn nuôi là 15-20%
- Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản
Trang 15chăn nuôi theo mô hình trang trại lớn tập trung như: có diện tích đồng cỏ chăn nuôi thả lớn dưới tán rừng, đồng cỏ tự nhiên Do kĩ thuật chăn nuôi còn lạc hậu, giống gia súc gia cầm chủ yếu là giống địa phương có tầm vóc nhỏ, tăng trưởng chậm, đặc biệt là khả năng phòng chống dịch kém nên hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi chưa cao
Bảng 1.5 Tình hình chăn nuôi của các xã năm 2010
ha Như vậy nhiều hộ nằm trong vùng dự án có thể chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang chuyên trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất mà không ảnh
Trang 16hưởng đến thu nhập, đồng thời đảm bảo tốt cuộc sống Diện tích rừng bị phá và khai thác trái phép còn lớn đặc biệt từ năm 2009 trở lại đây
Bảng 1.6 Hiện trạng lâm nghiệp năm 2010
ĐVT: ha
Huyện, xã Tổng diện tích
rừng (ha)
Rừng tự nhiên (ha)
Rừng trồng (ha)
Nguồn: Số liệu do các xã cung cấp [14, 15, 16]
- Ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch
Về phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch: các xã lưu
vực sông Công có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ thương mại do nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 261 Hiện tại trên địa bàn của các xã này đều có chợ để tiêu thụ các sản phẩm nông sản Ngành tiểu thủ công nghiệp công nghiệp như dệt, mây tre đan, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản phát triển mạnh Mỗi xã có từ 15-20 hộ buôn bán nhỏ lẻ, 1-2 xưởng cưa xẻ, xay sát
Trang 17- Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng
Giao thông vận tải: Tỉnh lộ 270 và tỉnh lộ 261 Tỉnh lộ 270 chạy qua các xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Thái và xã Hùng Sơn Tỉnh lộ 261 chạy qua các xã Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ Ngoài ra trong vùng còn có hàng trăm km đường liên thôn, liên xã Tuy nhiên đa phần các tuyến giao thông liên xã, liên thôn có chất lượng chưa tốt
Hệ thống cung cấp điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã đảm bảo cung cấp cho các xã với 100% dân số được sử dụng điện sinh hoạt
Hệ thống thuỷ lợi: Các công trình thuỷ lợi trong vùng dự án cơ bản đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho trên 70% diện tích đất canh tác
1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất của các huyện, xã là 44333.26 ha, các hoạt động kinh tế chính của các xã trong vùng chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, tổng diện tích đất
nông nghiệp là 21376.16 ha , đất lâm nghiệp là 11675.15 ha, các loại cây trồng
chính là lúa, ngô và cây chè
Trang 18Bảng 1.7 Hiện trạng sử dụng đất tại các xã, huyện khu vực nghiên cứu năm 2010
ĐVT: ha
Tên xã Tổng diện tích Đất Nông
nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất ở Đất chuyên
dùng(*)
Đất chƣa sử dụng
Trang 191.3 Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI)
1.3.1 Tổng quan về chỉ số môi trường
Chỉ số môi trường: là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích hợp hay nhân với trọng số Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng nào đó Chỉ
số môi trường truyền đạt các thông điệp đơn giản và rõ ràng về một vấn đề môi trường cho người ra quyết định không phải là chuyên gia và cho công chúng [21]
Hình 1.1 Mô hình tháp dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa các mức độ sử
dụng dữ liệu từ chi tiết đến tổng hợp
Mục đích của chỉ số môi trường:
Theo Trung tâm quan trắc môi trường-Tổng cục môi trường chỉ số môi trường được xây dựng để đạt một số mục đích sau đây [21]:
- Phản ánh hiện trạng và diễn biến của chất lượng môi trường, đảm bảo tính phòng ngừa của công tác bảo vệ môi trường
- Cung cấp thông tin cho những người những người quản lý, các nhà hoạch định chính sách cân nhắc về các vấn đề môi trường và phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo phát triển bền vững
- Thu gọn, đơn giản hóa thông tin để dễ dàng quản lý, sử dụng và tạo ra tính hiệu quả của thông tin
Trang 20- Thông tin cho cộng đồng về chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng
1.3.2 Lịch sử phát triển của phương pháp chỉ số CLN
WQI (Water Quality Index) được xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào thập niên 70
và hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bang Hiện nay, WQI được triển khai nghiên cứu và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Canada, Chilê, Anh, Đài Loan, Úc, Malaysia… Một trong những bộ chỉ số nỗi tiếng, được áp dụng rộng rãi trên thế giới là bộ WQI-NSF của Quỹ vệ sinh Quốc gia Mỹ NSF (National Sanitation Foundation - Water Quality Index) Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất và áp dụng về bộ chỉ số chất lượng nước như các WQI-2 và WQI-4 được sử dụng để đánh giá số liệu chất lượng nước trên sông Sài Gòn tại Phú Cường, Bình Phước và Phú An trong thời gian từ 2003 đến 2007 [24]
Từ những năm 70 đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm công trình nghiên cứu phát triển và áp dụng mô hình WQI cho quốc gia hay địa phương mình theo một trong 3 hướng sau:
- Áp dụng mô hình WQI có sẵn vào quốc gia/địa phương mình
- Áp dụng có cải tiến một mô hình WQI có sẵn vào quốc gia/địa phương mình
- Nghiên cứu phát triển một mô hình WQI mới cho quốc gia/địa phương mình Trong đó hướng hai hướng đầu tiên phù hợp cho việc áp dụng ở các nước đang phát triển vì ít tốn kém về nhân lực, thời gian và tài chính
Ở Việt Nam, phương pháp này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng cho một vài lưu vực sông
Hiện nay, do tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở một số tỉnh, thành phố trên lưu vực sông chính trên cả nước đều khá nhanh, do đó lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều và ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến CLN của các dòng sông Do đó, cần có những đánh giá phân vùng CLN cập nhật kịp thời theo không gian và thời gian để phục vụ cho việc quy hoạch, quản lý nhằm bảo vệ môi trường nước cho các lưu vực
Trang 21- Quy trình xây dựng WQI
Phương pháp xây dựng WQI
Quá trình xây dựng WQI có thể được mô tả theo sơ đồ [43]:
Hình 1.2 Sơ đồ các giai đoạn xây dựng chỉ số chất lượng nước
Các giai đoạn có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như:
- Dựa vào ý kiến chủ quan của tác giả;
- Tập hợp ý kiến theo phương pháp Delphi, tức là sử dụng các bảng câu hỏi điều tra, rồi tập hợp kết quả
- Sử dụng các kỹ thuật thống kê
Phần trọng lượng đóng góp (wi) của các thông số quyết định được biểu diễn dưới dạng số thập phân Mỗi thông số có mức đóng góp lớn, nhỏ vào WQI khác nhau và tổng trọng lượng đóng góp của các thông số bằng 1 (w i 1) Tuy nhiên, cũng có một số loại WQI không tính đến phần trọng lượng đóng góp
Để chuyển giá trị đo của các thông số quyết định (xi) thành các chỉ số phụ (qi), chủ yếu theo hai cách:
- Sử dụng các hàm đồ thị còn gọi là hàm ẩn
- Sử dụng các hàm tuyến tính hoặc phi tuyến tính
Các công thức tính WQI có nhiều dạng khác nhau, có thể tính và không tính đến phần trọng lượng đóng góp, có thể là dạng tổng hoặc dạng tích hoặc dạng Solway (xem bảng 1.8)
Giai đoạn 1: Lựa chọn các thông số
CLN, xác định trọng số của từng
thông số
Giai đoạn 2: Xây dựng đồ thị xác
định chỉ số phụ của từng thông số
Giai đoạn 3: Tính toán WQI và ứng
dụng để đánh giá chất lượng nước
Ý kiến của chuyên gia
Ý kiến của chuyên gia
Số liệu đo đạc
Trang 22i w q
WS-WQI
Nguồn: [43, 35, 10, 13]
Hầu hết các mô hình chỉ số chất lượng nước hiện nay đều được xây dựng thông qua quy trình 4 bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn thông số
Việc lựa chọn thông số có thể dùng phương pháp Delphi hoặc phân tích nhân
tố quan trọng Các thông số nên được lựa chọn theo 5 chỉ thị sau:
- Hàm lượng Oxy: DO
- Phú dưỡng: NH4+-N, NO3--N, Tổng N, PO43--P, Tổng P, BOD5, COD, TOC
- Các khía cạnh sức khỏe: tổng Coliform, Fecal Coliform, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các kim loại nặng
- Đặc tính vật lý: Nhiệt độ, pH, màu sắc
- Chất rắn lơ lửng: Độ đục, TSS
Bước 2: Chuyển đổi các thông số về cùng một thang đo (tính toán chỉ số phụ)
Các thông số thường có đơn vị khác nhau và có các khoảng giá trị khác nhau,
vì vậy để tập hợp được các thông số vào WQI ta phải chuyển các thông số về cùng một thang đo Bước này sẽ tạo ra một chỉ số phụ cho mỗi thông số Chỉ số phụ có thể được tạo ra bằng tỉ số giữa giá trị thông số và giá trị trong quy chuẩn
Bước 3: Trọng số
Trọng số có thể xác định bằng phương pháp Delphi, phương pháp đánh giá tầm quan trọng dựa vào mục đích sử dụng, tầm quan trọng của các thông số đối với
Trang 23đời sống thủy sinh, tính toán trọng số dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành, dựa trên đặc điểm của nguồn thải vào lưu vực, bằng các phương pháp thống kê…
Bước 4: Tính toán chỉ số WQI cuối cùng
Các phương pháp thường được sử dụng để tính toán WQI cuối cùng từ các chỉ số phụ: trung bình cộng, trung bình nhân hoặc giá trị lớn nhất
Bảng 1.9 Tính toán WQI cuối cùng [39, 40]
1 Trung bình cộng
Prati et al., 1971; Sargaonkar and Deshpande, 2003; Frumin et al., 1997
Dojlido et al., 1994; Cude, 2001
8 Giá trị nhỏ nhất I = Min(q1,q2, qn) Smith, 1990
9 Giá trị lớn nhất I = Max(q1,q2,…qn) Couillard and Lefebvre, 1985
Nguồn: Trích dẫn bởi Phạm Thị Minh Hạnh trong luận án tiến sĩ
“Development of Water Quality Indices for Surface Water Quality Evaluation in Vietnam”, [40]
Trang 241.4 Ƣớc tính thải lƣợng ô nhiễm
Các nguồn ô nhiễm tác động lên chất lượng nước lưu vực sông Công đoạn từ
hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu sông Cầu được chia làm 2 dạng: Nguồn điểm
Bảng 1.10 Các loại nguồn ô nhiễm trên lưu vực sông Công
Nguồn điểm
Các cơ sở
Nhà máy Trang trại Bệnh viện Bãi rác Làng nghề
Nguồn diện
Lợn Vùng đô thị Vùng đô thị Vùng nông nghiệp Vùng nông nghiệp
Thải lượng ô nhiễm tại nguồn:
Khi tính toán thải lượng ô nhiễm, dựa trên hệ số phát thải của mỗi nguồn thải Các bước tính toán dự báo thải lượng ô nhiễm như sau:
- Căn cứ quy hoạch phát triển của tỉnh, của các huyện xác định các nguồn thải trên toàn lưu vực trong tương lai theo từng giai đoạn phát triển
- Tính thải lượng từng loại nguồn thải trong một đơn vị thời gian
Theo đó lượng thải của một đối tượng phát thải được tính bằng công thức:
Qpt =V x F
Trang 25Trong đó:
- Q là thải lượng ô nhiễm tại nguồn (tính bằng kg, gam chất thải)
- V đơn vị của nguồn phát thải (số dân, vật nuôi hoặc diện tích khu đô thị )
- F là hệ số phát thải trên mỗi đơn vị nguồn phát thải trong một đơn vị thời gian (gam hoặc kg trên mỗi đơn vị nguồn phát thải trong một khoảng thời gian là ngày hoặc năm ) Hệ số phát thải được tra cứu tại Assessment of Sources of Air, water and land Polution – WHO 1993
Thải lượng ô nhiễm
Trong kế hoạch Quản lý môi trường nước, Thải lượng ô nhiễm phải được hiểu là thải lượng ô nhiễm ra sông và được tính bằng thải lượng ô nhiễm tại nguồn nhân với hệ số chảy tràn
Tính toán thải lượng xâm nhập môi trường nước sông Công bằng cách sử dụng “hệ số chảy tràn” (run-off Coeficient) đối với từng loại nguồn thải
Qct=Qpt x R Trong đó:
- Qct: Thải lượng ô nhiễm
- Qpt: Thải lượng ô nhiễm tại nguồn
- R: Hệ số chảy tràn [3]
Trang 26CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Sông Công là phụ lưu lớn nhất trong số 26 phụ lưu ra nhập sông Cầu chạy dọc theo chân núi Tam Đảo dòng sông bị ngăn lại ở huyện Đại Từ tạo thành hồ núi Cốc Sông Công có chiều dài từ nguồn đến đập Núi Cốc là 54km và đến cửa ra nơi nhập lưu với sông Cầu là 95km, có tổng diện tích lưu vực sông Công là 951km2
, tính đến đập Núi Cốc là 536km2
Nước mặt trên sông Công có diễn biến ngày càng phức tạp hơn nên tác giả đã chọn đối tượng nghiên cứu là nước mặt sông Công khu vực từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu với sông Cầu
2.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, khoá luận đã thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt của sông Công đoạn từ hạ lưu Hồ Núi Cốc tới điểm hợp lưu với sông Cầu
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt dựa vào QCVN 08:2008/BTNMT
- Đánh giá chất lượng nước mặt dựa vào chỉ số chất lượng nước WQI
- Đánh giá khả năng chịu tải của dòng sông
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt tại sông Công đoạn từ hạ lưu Hồ Núi Cốc tới điểm hợp lưu với sông Cầu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng các tài liệu đã có tại Khu công nghiệp sông Công, Phòng Tài nguyên và môi trường của thị xã sông Công, huyện Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên
2.3.2 Phương điều tra, phỏng vấn ngoài thực địa
Áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc, phỏng vấn người dân sinh sống tại khu vực xung quanh khu công nghiệp và các cán bộ quản lý môi trường tại
địa phương nhằm xác định rõ hiện trạng và các tác động môi trường
2.3.3 Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Trang 272.3.3.1 Thời gian, tần suất và vị trí lấy mẫu
Để đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Công, cần có các
số liệu chi tiết về chất lượng môi trường nước theo thời gian tại lưu vực sông Công: chất lượng môi trường nước của sông Công, các phụ lưu và các nguồn nước thải đổ vào sông Công
Trên cơ sở kế thừa, sử dụng các số liệu quan trắc đã có từ quá trình thực hiện mạng lưới quan trắc của tỉnh phê duyệt năm 2004, phê duyệt điều chỉnh năm 2008
và năm 2011, các điểm quan trắc phân tích được lựa chọn bổ sung nhằm đánh giá chi tiết tổng thể chất lượng môi trường lưu vực sông Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu với sông Cầu học viên đã tiến hành lấy mẫu vào mùa mưa vào tháng 10/2011 và mùa khô vào tháng 2/2012
Vị trí lấy mẫu:
- NM-1: Đập Hồ Núi Cốc
- NM-2: Trạm bơm nước của nhà máy nước sông Công
- NM-6: Cầu Bến Đẫm, Đắc Sơn, Phổ Yên
- NM-7: Cầu Đa Phúc
- NM-3: Sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài 100m
- NM-4: Sau điểm xả suối tiếp nhận nước thải của thị xã sông Công 200m
- NM-5: Sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m
- SHH-1: Suối Hai Huyện
- SĐS-2: Suối Đắc Sơn
- SCT-3: Suối Cầu Tây
- SĐT-4: Suối Đầu Trâu
- SLC-5: Suối La Cấm
Trang 28Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu Chú thích: điểm lấy mẫu
2.3.3.2 Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc hiện trường
- Phương pháp lấy mẫu:
Dựa theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005):
- Mẫu được lấy ở độ sâu 50cm, giữa dòng và chọn nơi không có xoáy, không
có tàu thuyền mới đi qua, nước tương đối tĩnh để đảm bảo hạn chế sai số của các thông số đo nhanh
- Bảo quản mẫu:
Mẫu được bảo quản tùy từng thông số phù hợp với TCVN 666-3:2008 (ISO5667-3:2003)
Trang 29+ Tất cả các mẫu được bảo quản lạnh trong trong suốt quá trình lấy mẫu và vận chuyển về PTN
+ Mẫu kim loại nặng được vô cơ hóa tại hiện trường
- Đo đạc tại hiện trường:
Thông số pH, DO, nhiệt độ được đo trực tiếp tại hiện trường và liên tục nhiều điểm trên sông chính nhằm đánh giá diễn biến DO và nhiệt của nước sông Công theo không gian
3 P SMEWW 4110:2005 TSS SMEWW 2540-D:2005 Coliform SMEWW 9222
Cd SMEWW 3113:2005 E.coli SMEWW 9221D
Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học:
- Xử lý số liệu, vẽ đồ thị và tính tương quan bằng sử dụng phần mềm excel
- Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường nước: giá trị của các thông số phân tích được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như: QCVN 08:2008/BTNMT
và WQI Đối với QCVN 08:2008/BTNMT có 4 mức quy định, học viên sẽ so sánh giá trị các thông số với một mức gần nhất
Trang 302.3.5 Tính toán WQI
2.3.5.1 Tính toán WQI thông số
WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:
-BPi: Hàm lượng giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i
BPi+1: Hàm lượng giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán
N-NH 4 (mg/l)
P-PO 4 (mg/l)
Độ đục (NTU)
TSS (mg/l)
Coliform (MPN/100ml)
2.3.5.2 Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQI DO )
Tính toán thông qua giá trị DO% bão hòa
Trang 31Bước 1: Tính toán giá trị DO% bão hòa:
- Tính giá trị DO bão hòa:
b· o hoµ
DO = 14.652 - 0.41022T + 0.0079910T - 0.000077774T
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: o C)
- Tính giá trị DO% bão hòa:
DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100
DO hòa tan : Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
Bước 2: Tính giá trị WQIDO:
BP BP+
-Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.3
Bảng 2.3 Bảng quy định các giá trị BP i và qi đối với DO % bão hòa
Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1
Nếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 2.3
Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100
Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và
sử dụng Bảng 2.3
Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1
2.3.5.3 Tính giá trị WQI đối với thông số pH
Trang 32Nếu giá trị pH≤5,5 thì WQIpH bằng 1
Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.4
Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100
Nếu 8,5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.4
Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1
Tính toán WQI – TCMT
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI
được áp dụng theo công thức sau:
3
1 5
1
2 12
15
pH
xWQI WQI x
WQI
WQI WQI
Trong đó:
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục
WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform
WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH
Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên
So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Bảng 2.5 Phân loại chất lượng nước mô hình WQI – TCMT
Trang 33Giá trị WQI Mức đánh giá chất lượng nước Màu
91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển
76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây
51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích
0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý
Nguồn: Quyết định số 879 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục Môi trường
2.3.6 Đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải của sông Công
Để đánh giá sơ bộ (độ chính xác không cao) về sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải của sông Công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thể áp dụng phương pháp do VESDEC đề xuất dưới đây
Các chất ô nhiễm đặc trưng qua 3 thông số: DO, BOD5 và NH4+ Đây là những thông số đặc trưng cho các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải khác nhau: nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và du lịch
Giới hạn cho phép đối với các mục tiêu sử dụng nguồn nước, trong đó trọng tâm là là sử dụng cho mục đích sinh hoạt Do vậy QCVN 08:2008/BTNMT, mức A2 được sử dụng làm căn cứ đánh giá
Đối với BOD5 và NH4
+
, đánh giá khả năng chịu tải theo công thức:
S
C x k
A 1Trong đó:
A: Chỉ số đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải;
k: Hệ số lưu lượng dòng chảy
C: Hàm lượng thông số đánh giá tại điểm quan trắc;
Trang 34Hệ số lưu lượng dòng chảy (k) thể hiện khả năng tự làm sạch của nguồn nước mặt, giá trị lưu lượng càng cao thì khả năng tự làm sạch càng lớn Hệ số k quy định như sau:
Bảng 2.6 Hệ số lưu lượng dòng chảy
Lưu lượng trung bình hàng năm (m 3
Trang 35Bảng 2.8 Đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nước thải của DO
>7,6 (độ bão hòa ở 25o
Tính thải lượng từng loại nguồn thải trong một đơn vị thời gian
Theo đó lượng thải của một đối tượng phát thải được tính bằng công thức:
Qpt = V x F Trong đó:
- Qpt: là thải lượng (tính bằng kg, gam chất thải)
- V: đơn vị của nguồn phát thải (số dân, vật nuôi hoặc diện tích khu đô thị )
- F: là hệ số phát thải trên mỗi đơn vị nguồn phát thải trong một đơn vị thời gian (gam hoặc kg trên mỗi đơn vị nguồn phát thải trong một khoảng thời gian là ngày hoặc năm ) Hệ số phát thải được tra cứu tại Assessment of Sources of Air, water and land Polution – WHO 1993
Ước tính tổng thải lượng ô nhiễm
Tổng lượng thải phát sinh trên lưu vực một con sông hay một hồ nước không xâm nhập toàn bộ 100% vào môi trường nước Phần lớn thải lượng bị tự phân huỷ trên bề mặt do quá trình làm sạch tự nhiên, bị hấp thụ vào thực vật hoặc bị giữ lại khi ngấm vào đất Tỷ lệ phần chất chất ô nhiễm xâm nhập môi trường nước được
gọi là hệ số chảy tràn (run-off coefficient) (Nguồn: Nghiên cứu quản lý môi trường
nước các lưu vực sông Việt Nam-JICA 2010) [3]
Trên cơ sở thực nghiệm, hệ số này có giá trị như sau:
Trang 36Bảng 2.9 Hệ số chảy tràn đối với một số nguồn ô nhiễm điển hình
Dạng nguồn
Hệ số (theo tỷ lệ đô thị hoá)
<5% 5%-10% 10-15% >15%
Nguồn điểm
Cơ sở (bệnh viện, bãi rác,
Nguồn diện
Chăn nuôi 0,01 0,04 0,07 0,09
Lượng thải xâm nhập môi trường nước lưu vực sông Công khu vực nghiên cứu được tính như sau:
Qtổng = Rsinh hoạt x (Qpt sinh hoạt) + Rchăn nuôi x (Qpt chăn nuôi) + Rnông nghiêp x (Qpt nông nghiệp) + +Rcơ sở x (Qpt cơ sở)
Trang 37CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Công và các phụ lưu của sông Công 3.1.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Công giai đoạn 2005-2011
Giá trị các thông số quan trắc chất lượng nước trên sông Công thấp hơn so với sông Cầu, tuy nhiên chất lượng nước không đáp ứng quy chuẩn nước cấp cho sinh hoạt (mức A1 và A2 của QCVN 08:2008/BTNMT) Theo không gian, do đặc trưng ô nhiễm tại từng khu vực mà diễn biến hàm lượng các chất ô nhiễm là khác nhau, như tại khu vực thượng lưu, do có nhiều hoạt động khai thác khoáng sản mà hàm lượng một số kim loại nặng cao hơn so với hạ lưu, ngược lại, tại khu vực hạ lưu, tại một số khu vực tập trung đông dân cư, mức độ ô nhiễm hữu cơ, các chất dinh dưỡng phía hạ lưu cao hơn so với thượng lưu Theo thời gian, từ năm 2005 trở
lại đây mức độ ô nhiễm có xu hướng diễn biến khá phức tạp, cụ thể như sau:
Thông số TSS
Hàm lượng TSS trung bình của sông Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu sông Cầu từ năm 2005-2011 có xu hướng giảm Hàm lượng TSS trung bình năm 2005 tại vị trí đập Hồ Núi Cốc, Trạm bơm của Nhà máy nước sông Công, sau điểm tiếp nhận nước rác Đá Mài 100m có hàm lượng TSS cao hơn mức cho phép QCVN 08:2008/BTNMT mức B1, chỉ đạt với mức B2 Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động thác cát sỏi lòng sông, tiếp nhận nước rác khu bãi thải Đá Mài Tuy nhiên từ 2005 đến 2011 hàm lượng TSS tại hầu hết các vị trí quan trắc có xu hướng giảm và đạt QCVN 08:2008/BTNMT mức A1
Tại các vị trí Cầu Đa Phúc và sau điểm xả suối tiếp nhận nước thải của thị xã sông Công 200m, hàm lượng TSS có xu hướng tăng lên và chỉ đạt QCVN 08:2008/BTNMT mức B2 Nguyên nhân là do tại đây luôn diễn ra hoạt động khai thác cát sỏi và giao thông thủy
Tại vị trí sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m hàm lượng TSS trung bình năm 2010 vượt QCVN 08:2008/BTNMT mức B2 1,07 lần, tuy nhiên đến năm 2011 hàm lượng TSS lại có xu hướng giảm xuống đạt mức cho phép đối với mức A1
Trang 38Trung bình năm 2011, tại vị trí sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m, Cầu Bến Đẫm, hàm lượng TSS đạt QCVN 08:2008/BTNMT mức A1
Sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài 100m
Sau điểm xả suối tiếp nhận nước thải của thị xã Sông Công 200m
Sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m
Cầu Bến Đẫm, Đắc Sơn, Phổ Yên
Cầu Đa Phúc
2006 2007 2008 2009 2010 2011 QCVNA1 QCVNA2 QCVNB1 QCVNB2
Hình 3.1 Diễn biến TSS trung bình trên sông Công giai đoạn 2005 - 2011
Ô nhiễm hữu cơ
Thông số DO
Hàm lượng DO trên sông Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến hợp lưu sông Cầu từ năm 2005-2011 tại hầu hết các vị trí đều đạt mức cho phép QCVN 08:2008/BTNMT mức A2 Riêng tại vị trí đập Hồ Núi Cốc, Trạm bơm nước của Nhà máy nước sông Công, sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài 100m, sau điểm
xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m hàm lượng DO năm 2005 chỉ đạt mức cho phép QCVN 08:2008/BTNMT mức B1 Tuy nhiên diễn biến từ năm 2005 đến 2011
có xu hướng tăng lên và đạt mức cho phép QCVN 08:2008/BTNMT mức A2
Thông số BOD 5
Giá trị BOD5 trên sông Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu sông Cầu trung bình năm từ 2006 đến 2011 tại các vị trí đều đạt mức cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT mức B1 Tại vị trí sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài 100m, sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m giá trị BOD5 trung bình năm 2005 là 21,1 mg/l vượt QCVN 08:2008/BTNMT (mức B1) 1,41 lần Tuy nhiên từ năm 2006-2011 giá trị BOD5 tại các điểm quan trắc này có xu hướng giảm dần và đạt mức cho phép đối QCVN 08:2008/BTNMT (mức B1) Tại các vị trí đập
Trang 39hồ Núi Cốc, trạm bơm nước nhà máy nước sông Công, sau điểm xả suối tiếp nhận nước thải của thị xã Sông Công 200m, Cầu Bến Đẫm và Cầu Đa Phúc trung bình năm 2011 có giá trị BOD5 đạt mức cho phép QCVN 08:2008/BTNMT mức A2
Sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài 100m
Sau điểm xả suối tiếp nhận nước thải của thị
xã Sông Công 200m
Sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m
Cầu Bến Đẫm, Đắc Sơn, Phổ Yên
Cầu Đa Phúc
2006 2007 2008 2009 2010 2011 QCVNA1 QCVNA2 QCVNB1 QCVNB2
Hình 3.2 Diễn biến BOD 5 trung bình trên sông Công giai đoạn 2005-2011
Thông số COD
Giá trị COD trên sông Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưa với sông Cầu trung bình từ năm 2005 đến 2011 có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng vẫn đạt mức cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT mức B1 Tại vị trí đập Hồ Núi Cốc, trạm bơm nước của nhà máy nước sông Công, cầu Đa Phúc giá trị COD có xu hướng giảm qua các năm và đạt mức cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT mức A2 Còn tại các vị trí khác chỉ đạt mức cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT với mức B1
Sau điểm
xả suối tiếp nhận nước rác
Đá Mài 100m
Sau điểm
xả suối tiếp nhận nước thải của thị xã
Sông Công 200m
Sau điểm
xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m
Cầu Bến Đẫm, Đắc Sơn, Phổ Yên
Cầu Đa Phúc
2006 2007 2008 2009 2010 2011 QCVNA1 QCVNA2 QCVNB1 QCVNB2
Hình 3.3 Diễn biến COD trung bình trên sông Công giai đoạn 2005-2011
Trang 40Ô nhiễm dinh dƣỡng
Thông số NH 4 +
Hàm lượng amoni trên sông Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưa với sông Cầu trung bình năm 2005 tại hầu hết các vị trí quan trắc chỉ đạt QCVN 08:2008/BTNMT mức B1 Tại vị trí sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài và bãi rác Nam Sơn hàm lượng amoni vượt QCVN 08:2008/BTNMT mức B1 là 1,76 lần chỉ đạt QCVN 08:2008/BTNMT mức B2 Tuy nhiên qua các năm hàm lượng amoni có xu hướng giảm dần và đạt mức cho phép QCVN 08:2008/BTNMT mức A1 như tại vị trí đập Hồ Núi Cốc, trạm bơm nước Nhà máy nước sông Công, cầu Bến Đẫm, cầu Đa Phúc và sau điểm xả suối nước thải của thị xã Sông Công 200m Tại các vị trí sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài, sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn hàm lượng amoni giảm qua các năm và trung bình năm 2011 đạt QCVN 08:2008/BTNMT mức A2
Sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài 100m
Sau điểm xả suối tiếp nhận nước thải của thị
xã sông Công 200m
Sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m
Cầu Bến Đẫm, Đắc Sơn, Phổ Yên
Cầu Đa Phúc
2006 2007 2008
2009 2010 2011 QCVNA1 QCVNA2 QCVNB1 QCVNB2
Hình 3.4 Diễn biến NH 4 + trung bình trên sông Công giai đoạn 2005- 2011