0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÔNG ĐOẠN TỪ HẠ LƯU HỒ NÚI CỐC ĐẾN ĐIỂM HỢP LƯU SÔNG CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ (Trang 62 -63 )

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chương trình kiểm soát nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh thải trực tiếp ra sông Công và các nhánh sông suối.

Đẩy mạnh các hoạt động quản lý về môi trường như công bố công khai các hành vi vi phạm về pháp luật về bảo vệ môi trường trên khu vực, phổ biến thông tin rộng rãi về môi trường; phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân đối với việc tham gia, giám sát công tác bảo vệ môi trường.

Thực hiện các biện pháp buộc đóng cửa, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Phân công nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho các ngành, cấp theo chức năng, địa bàn quản lý. Bố trí cán bộ chuyên trách, hoặc kiêm nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý ở các ngành tuỳ theo tính chất và yêu cầu của nhiệm vụ.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong các thủ tục cấp phép và thẩm định về môi trường, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong khâu xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, cấp phép xả nước thải và cấp phép khai thác nước đối với các dự án đầu tư mới trước khi chính thức vận hành sản xuất.

Hàng năm rà soát và lập kế hoạch thanh kiểm tra chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Duy trì thực hiện chế độ quan trắc môi trường định kỳ, giám sát chặt chẽ các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.

Rà soát lại các cơ sở sản xuất trên địa bàn đồng thời yêu cầu các cơ sở sản xuất kê khai nguồn ô nhiễm: đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được cấp phép kinh doanh nhưng chưa thực hiện bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì phải thực hiện kê khai nguồn ô nhiễm.

Đề nghị tất cả các cơ sở chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm lập phương án bảo vệ môi trường (BVMT) cho cơ sở mình.

61

Khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư, thay mới công nghệ sản xuất, nhập mới máy móc, thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường (ít gây ô nhiễm).

Yêu cầu các cơ sở sản xuất trên địa bàn thực hiện tốt vệ sinh môi trường sản xuất công nghiệp.

Khuyến khích các cơ sở từng bước thực hiện sản xuất sạch hơn. Áp dụng thí điểm chương trình sản xuất sạch cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Thường xuyên kiểm tra tình hình xử lý nước thải của một số doanh nghiệp có lượng nước thải lớn với hàm lượng chất ô nhiễm cao. Qua công tác kiểm tra cần có biện pháp xử lý kiên quyết đối với doanh nghiệp đã vi phạm nhiều lần như: xử lý vi phạm kèm theo yếu tố tình tiết tăng nặng và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp vi phạm nhiều lần; đình chỉ tạm thời hoạt động của doanh nghiệp đến khi hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải.

Áp dụng thu phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Thu phí phát thải ô nhiễm của các doanh nghiệp.

Thực hiện tốt chức năng của Quỹ bảo vệ môi trường, cho doanh nghiệp vay vốn để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÔNG ĐOẠN TỪ HẠ LƯU HỒ NÚI CỐC ĐẾN ĐIỂM HỢP LƯU SÔNG CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ (Trang 62 -63 )

×