0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÔNG ĐOẠN TỪ HẠ LƯU HỒ NÚI CỐC ĐẾN ĐIỂM HỢP LƯU SÔNG CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ (Trang 64 -104 )

Có kế hoạch tu sửa, nạo vét bùn định kỳ sông một cách hợp lý.

Nghiên cứu xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp sông Công và khu thị xã sông Công, huyện Phổ Yên.

Yêu cầu ban quản lý bãi rác Đá Mài xử lý triệt để nước rỉ rác của bãi rác Đá Mài. Thu gom và xử lý nước thải các khu công nghiệp đầu nguồn, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn như thực hiện sản xuất sạch và tái sử dụng và cải tiến sản phẩm.

Mỗi nhà máy trong KCN cần có các hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt cục bộ phù hợp với công nghệ, nghành nghề sản xuất của mình và đạt tiêu chuẩn loại C-QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải chung để đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN trước khi thải ra sông Công và nhánh suối thuộc lưu vực sông Công.

Khu công nghiệp sông Công cần vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện có theo đúng công suất, hiệu suất xử lý và tiếp tục đầu tư giai đoạn II hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp quan tâm tập trung xử lý các kim loại nặng đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN.

63

Các trại chăn nuôi có quy mô lớn phải thực hiện xử lý nước thải chăn nuôi trước khi thải ra sông Công.

Kè bờ, bê tông hoá hai bên bờ sông các đoạn xung yếu chảy qua khu đô thị các đoạn bị sạt lở.

64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Sông Công nói chung và Sông Công đoạn từ sau đập Hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu với sông Cầu nói riêng đang bị ảnh hưởng nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau. Trong đó các nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm chính là: từ hoạt động sinh hoạt, hoạt động y tế, hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và sản xuất công nghiệp.

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn có thể rút ra một số kết luận như sau: - Chất lượng nước mặt sông Công hiện tại vẫn đảm bảo mục đích sử dụng cho sinh hoạt ngoại trừ tại vị trí bị ô nhiễm cục bộ bị ảnh hưởng bởi nước rác Đá Mài và điểm tại cầu Đa Phúc do hoạt động giao thông thủy diễn ra mạnh mẽ.

- Phụ lưu sông Công hầu hết vẫn đáp ứng cho mục đích sinh hoạt, ngoại trừ suối La Cấm bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhận nước thải sinh hoạt từ thị xã Sông Công.

- Theo kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI, chất lượng nước sông Công đang giảm thấp dần qua các năm từ 2005-2010 do sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay thì chất lượng nước sông Công có nhiều cải thiện đáng kể như tỉ lệ mẫu nước ô nhiễm không thể sử dụng cho mục đích nào chiếm 14,29% (năm 2010) thì đến năm 2011 tỉ lệ này là 0%, tỉ lệ mẫu có chất lượng nước dùng cho mục đích sinh hoạt (76-92) đạt 42,86% vào năm 2010 thì đến năm 2011 tỉ lệ này là 57,14%. Có được kết quả khả quan như vậy là do các cơ quan ban ngành đã chú trọng hơn vào công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải.

- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ hơn việc sử dụng chỉ số WQI để đánh giá chất lượng nước sông là cần thiết và dễ dàng cho các nhà quản lý cũng như người dân.

- Qua việc so sánh giữa đánh giá chất lượng nước sông Công với QCVN 08:2008/BTNMT và đánh giá bằng chỉ số WQI cho thấy hai phương pháp là tương đối phù hợp. Tuy nhiên mỗi phương pháp có một ưu nhược điểm riêng và hiện tại chỉ số WQI mà đề tài áp dụng chưa thực sự phù hợp cho nguồn nước bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại khác như kim loại nặng, CN-, hóa chất BVTV….

65

hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu sông Cầu và kết quả cho thấy thải lượng ô nhiễm thải vào sông Công tương đối lớn.

- Một số giải pháp cụ thể về mặt quản lý, quy hoạch, giáo dục cộng đồng và các biện pháp kỹ thuật là thực sự cần thiết cho địa bàn nơi mà con sông Công chảy qua.

Kiến nghị

Như chúng ta đã biết thì tỉnh Thái Nguyên trong tương lai sẽ xây dựng thêm nhiều khu đô thị và khu công nghiệp về phía thị xã sông Công và khu vực phía Tây huyện Phổ Yên. Áp lực phát triển kinh tế xã hội đang đè nặng lên các dòng sông.

Đứng trước thực trạng nguồn nước sông Công đang có những diễn biến phức tạp chúng ta cần phải đề ra một số biện pháp và phương hướng thích hợp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái và bảo vệ tốt lưu vực sông Công nói chung và khu vực từ đập Hồ Núi Cốc tới điểm hợp lưu với sông Cầu nói riêng góp phần vào công cuộc phát triển bền vững. Từ những lý do đó tôi có những kiến nghị sau:

- KCN sông Công và thị xã sông Công Cần có khu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp và khu đô thị đảm bảo yêu cầu trước khi thải ra ngoài môi trường.

- Đối với chất thải rắn: Cần có biện pháp thu gom tái chế, tuyên truyền người dân không vứt rác thải sinh hoạt xuống sông suối.

- Tổng Cục môi trường cần tiếp tục nghiên cứu một số mô hình WQI cho các thông số ô nhiễm khác như ô nhiễm kim loại nặng, dư lượng HCBVTV…..

- Đối với cán bộ quản lý môi trường

+ Kiểm tra sát sao các hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

+ Thực hiện thu phí nước thải đối với những đơn vị xả nước thải ra môi trường. + Đầu tư xây dựng sớm hệ thống dự báo ô nhiễm môi trường.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.

+ Thường xuyên kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời. Sớm xây dựng hệ thống cho nước thải đi riêng đối với từng đối tượng cụ thể.

66

+ Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, tư vấn giúp đỡ trong việc lấy mẫu nước thải khí thải để đánh giá chất lượng môi trường từ đó đề xuất những giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất đó gây ra.

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT), Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường quốc gia 2006: Chất lượng nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy và Sài Gòn - Đồng Nai, Tr 1-80. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Nghiên cứu quản lý môi trường nước lưu

vực sông Việt Nam, Báo cáo tổng kết, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.

4. Cục thông kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010.

5. Nguyễn Võ Ngân Châu, Giáo trình Tài nguyên nước Lục địa, 2003, tr. 65 - 66. 6. Đỗ Thị Hà (2010), Nghiên cứu diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Tp.HCM.

7. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung (2003),

Hóa học phân tích phần 2: Các phương pháp phân tích công cụ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Mạnh Hưng, Thủy Châu Tờ, Nguyễn Minh Cường (2010), Đánh giá chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI), Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 58. 9. Tôn Thất Lãng và cộng tác viên (2008), Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Hậu, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 10. Tôn Thất Lãng và cộng tác viên (2006), Xây dựng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai, Báo cáo hội thảo khoa học lần thứ 10, viện KH KTTV&MT.

11. Nguyễn Thị Phương Loan (2005), Giáo trình tài nguyên nước, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 14.

12. Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

68

13. Phạm Mai Duy Thông (2010), Đánh giá ô nhiễm do nước thải và đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Tp.HCM.

14. Phòng thống kê huyện Phổ Yên (2011), Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2010. 15. Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê thành phố

Thái Nguyên năm 2010.

16. Phòng thống kê thị xã Sông Công (2011), Niên giám thống kê Thị xã Sông Công.

17. Lê Trình và cộng sự (2008), Báo cáo Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước

sông, kênh rạch ở vùng Tp.HCM, Tp.HCM.

18. Lâm Minh Triết (2006), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản ĐH QG thành phố Hồ Chí Minh.

19. Tổng cục môi trường (6.2011), Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) áp dụng cho các lưu vực sông Việt Nam, Hà Nội.

20. Trường Đại học Thủy lợi (2006), Thuyết minh tính toán thủy văn và điều tiết dòng chảy, Hà Nội.

21. Tổng cục môi trường (2010),Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước WQI.

22. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng hợp dự án di dời các hộ dân vùng bán ngập nước tại cao trình 48,25M Hồ Núi Cốc-Tỉnh Thái Nguyên.

23. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên năm (2005-2011), Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên.

24. Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (2009), Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước (WQI) phục vụ cho công tác quy hoạch tài nguyên nước, Thiết kế quy hoạch, Tp. Hồ Chí Minh.

25. www.nea.gov.vn (Website Tổng Cục Môi trường Việt Nam)

Tài liệu tham khảo tiếng anh

26. Alexander S. Kolosovich, Urbanization and Water Quality on the Yamuna River, NRES 400.

69

27. APHA (2005), Standard methods for the examination of water and waste water, 21st edition, American Public Health Association, Washington, DC., USA.

28. Bharti N, Katyal.D. (2011), Water quality indices used for surface water vulnerability assessment, International Journal of Envirometal Sciences, Vol.2, No. 1, India.

29. Bhargava D. S. (1983), Use of water quality index for river classification and zoning of Ganga river, Environmental Pollution (Series B), 6, pp.51–67.

30. Bhargava D. S. (1985), Water quality variations and control technology of Yamuna river, Environmental Pollution (Series A), 37, pp.355–376.

31. Deepshikha Sharma • Arun Kansal, Water quality analysis of River Yamuna using water quality index in the national capital territory, India (2000–2009)

32. Dr. Zulkifli Abdul Rahman (2001), Water Quality Management in Malaysia, Department of Environment Malaysia.

33. Environmental Monitoring and Assessment (2006), Application of Ccmewater Quality Index to Monitor Water Quality: A Case of The Mackenzie River Basin, Canada, Canada.

34. Environmental sciences (2009), Water Quality Assessment of Gheshlagh River Using Water Quality Indices, Vol.6, No.4, Tehran.

35. House, M.A and Newsome, D.H. (1989). The application of a water quality Index to river management. Water Science Technology 21: 1149-1159.

36. Hülya Boyacioglu (2007), Development of a water quality index based on a European classification scheme, pp. 101-105, Tahtali.

37. King Country (2007), Water Quality Index for Streams and River, 27 Canter, L.W (1991), Water pollution index, International Seminar on

Environmental assessment and Management, Scotland, UK.

38. Linstone, H.A & Turoff M. (1975). The Delphi Method: techniques and applications Addison –Wesley, Reading, Mass.

39. National Center for Environmental Economics (2012), Water Quality Index Aggregation and Cost BenefitAnalysis Patrick Walsh and William Wheeler, USA.

70

40. Pham Thi Minh Hanh, Development of Water Quality Indices for Surface Water Quality Evaluation in Vietnam, Thesis for Ph.D.’s Degree.

41. The Mekong river card on water quality (2009), Assessment of Potential Human Impacts on Mekong River water quality, Vol. 2.

42. Tyson. J. M. and House M.A. (1989), The application of a water quality Index to river management. Water Science & Technology 21: 1149-1159.

43. Smith, G. D., (2000), A beter water quality indexing system for rivers and streams. Waterresource, 24 (10), 1337-1244.

44. Wilkes University (2006), Calculating NSF Quality Index.

71

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ

Bảng 1. Chất lượng nước mặt dọc sông Công mùa mưa tháng 10/2011

Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị NM-1 NM-2 NM-6 NM-7 QCVN 08:2008/BTNMT A1 A2 B1 B2 1 pH - 7,9 6,08 7 7,14 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 DO mg/l 5,6 4,57 5,56 5,01 ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 BOD5 mg/l 5,8 5,9 6,4 10 4 6 15 25 4 COD mg/l 14,2 13,8 12,6 20,8 10 15 30 50 5 TSS mg/l 9,3 21,1 13,9 72,2 20 30 50 100 6 As mg/l 0,009 0,007 0,007 <0,005 0,01 0,02 0,05 0,1 7 Pb mg/l <0,005 0.016 <0,005 <0,005 0,02 0,02 0,05 0,05 8 Fe mg/l <0,03 0,45 0,245 0,4 0,5 1 1,5 2 9 NH4 + -N mg/l <0,006 <0,006 <0,006 <0,006 0,1 0,2 0,5 1 10 NO3--N mg/l 0,201 0,397 0,72 0,768 2 5 10 15 11 NO2 - -N mg/l <0,05 <0,05 0,061 <0,05 0,01 0,02 0,04 0,05 12 PO4 3- -P mg/l <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 0,1 0,2 0,3 0,5 13 Coliform MPN/100ml 1300 4000 4000 2200 2500 5000 7500 10000 14 E.coli MPN/100ml <100 <100 <100 <100 20 50 100 200 15 Độ đục NTU 8,2 16,8 11,5 22 - - - -

72

Bảng 2. Chất lượng nước mặt sông Công dọc sông Công mùa mưa tháng 10/2011

Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị NM-3 NM-4 NM-5 QCVN 08:2008/BTNMT A1 A2 B1 B2 1 pH - 7,38 6,8 6,8 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 DO mg/l 5,5 4,68 4,68 ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 BOD5 mg/l 8,6 6,2 9,1 4 6 15 25 4 COD mg/l 15,2 13,8 18,2 10 15 30 50 5 TSS mg/l 9,9 16,1 43,9 20 30 50 100 6 As mg/l 0,007 0,035 0,006 0,01 0,02 0,05 0,1 7 Pb mg/l <0,005 0,007 <0,005 0,02 0,02 0,05 0,05 8 Fe mg/l 1,94 1,74 0,31 0,5 1 1,5 2 9 NH4 + -N mg/l 0,47 <0,006 <0,006 0,1 0,2 0,5 1 10 NO3--N mg/l 0,756 0,632 0,858 2 5 10 15 11 NO2--N mg/l 0,073 <0,05 0,055 0,01 0,02 0,04 0,05 12 PO43--P mg/l <0,01 <0,01 <0,01 0,1 0,2 0,3 0,5 13 Dầu mỡ mg/l KPH KPH - 0,01 0,02 0,1 0,3 14 Coliform MPN/100ml 1800 1600 1300 2500 5000 7500 10000 15 E.coli MPN/100ml <100 <100 <100 20 50 100 200 16 Độ đục NTU 9,8 15 40 - - - - Chú thích: - NM-1: Đập Hồ Núi Cốc

- NM-2: Trạm bơm nước của nhà máy nước sông Công - NM-6: Cầu Bến Đẫm, Đắc Sơn, Phổ Yên

- NM-7: Cầu Đa Phúc

- NM-3: Sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài 100m

- NM-4: Sau điểm xả suối tiếp nhận nước thải của thị xã sông Công 200m - NM-5: Sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m

73

Bảng 3. Chất lượng nước mặt dọc sông Công mùa khô tháng 2/2012

Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị NM-1 NM-2 NM-6 NM-7 QCVN 08:2008/BTNMT A1 A2 B1 B2 1 pH - 7,5 7,1 7,3 7,2 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 DO mg/l 4,6 4,4 4,4 3,7 ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 3 BOD5 mg/l 5,1 5,5 7,1 12,2 4 6 15 25 4 COD mg/l 12,2 14,8 17,3 29,6 10 15 30 50 5 TSS mg/l 23,5 6,8 28,3 92,3 20 30 50 100

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÔNG ĐOẠN TỪ HẠ LƯU HỒ NÚI CỐC ĐẾN ĐIỂM HỢP LƯU SÔNG CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ (Trang 64 -104 )

×