Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
445,92 KB
Nội dung
Nghiêncứuhiệntrạngchấtlượngnướcsông
Cầu đoạnchảyquađịabàntỉnhTháiNguyên
Trần Thị Thu Hương
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Đánh giá chấtlượngnước theo phương pháp hiện hành và tìm hiểu các
nguyên nhân gây ô nhiễm chấtlượng nước. Đánh giá chấtlượngnước theo
phương pháp tính chỉ số chấtlượngnước (WQI). Đề xuất các giải pháp, biện pháp
quản lý môi trường nước lưu vực sôngCầuđoạnchảyquađịabàntỉnhThái
Nguyên.
Keywords. Ô nhiễm môi trường; Ô nhiễm nước; Chấtlượng nước; Sông Cầu;
Thái Nguyên
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
SôngCầu là một nhánh sông quan trọng của hệ thống sôngThái Bình, đây là nơi
lưu trữ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cấp nước cho các hoạt động công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt trên địabàn 6 tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc và Hải Dương. Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của 6 tỉnh, hầu
hết trong một điều kiện nghèo, đông dân, công nghệ lạc hậu cùng với sự thiếu ý thức của
con người đã làm suy giảm nghiêm trọng chấtlượng nước, ảnh hưởng tới cảnh quan lưu
vực.
TháiNguyên là tỉnh gần như nằm trọn trong lưu vực sông Cầu. Theo số liệu quan
trắc hàng năm, đoạnsôngCầuchảyqua Thành phố TháiNguyên đã bị ô nhiễm nặng, do
tiếp nhận nướcthải công nghiệp, nướcthải sinh hoạt cũng như chấtthải từ các hoạt động
dọc hai bờ sông.
Để đánh giá tổng quát và định lượngchấtlượng nước, nhiều quốc gia trên thế giới
đã sử dụng Chỉ số chấtlượngnước (Water Quality Index - WQI). WQI là một thông số "tổ
hợp" được tính toán từ nhiều thông số chấtlượngnước riêng biệt theo một phương pháp
xác định. Thang điểm WQI thường là từ 0 (ứng với chấtlượng xấu nhất) đến 100 (ứng với
chất lượngnước tốt nhất). Mới đây, tại Việt Nam, ngày 01/7/2011, Tổng cục môi trường
đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TCMT về ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số
chất lượngnước áp dụng cho đánh giá hiệntrạngchấtlượng môi trường nước mặt lục địa
Việt Nam. Với WQI, có thể giám sát diễn biến tổng quát về chấtlượng nước, so sánh được
chất lượngnước các sông, thông tin cho cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách hiểu
về chấtlượng nước, có thể bản đồ hóa chấtlượngnước Với những ưu điểm đó, hiện nay
WQI được xem là một công cụ hữu hiệu quản lý nguồn nước.
Trên cơ sở đó, đề tài "Nghiên cứuhiệntrạngchấtlượngnướcsôngCầuđoạnchảy
qua tỉnhThái Nguyên" được lựa chọn với mục đích đánh giá tổng quan chấtlượngnước
sông Cầu dựa trên phương pháp mới, có nhiều ưu điểm phục vụ công tác quản lý môi
trường và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường nước trên địabàntỉnhThái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiêncứu của đề tài:
- Đánh giá chấtlượngnước theo phương pháp hiện hành và tìm hiểu các nguyên
nhân gây ô nhiễm chấtlượng nước;
- Đánh giá chấtlượngnước theo phương pháp tính chỉ số chấtlượngnước (WQI);
- Đề xuất các giải pháp, biện pháp quản lý môi trường nước lưu vực sôngCầuđoạn
chảy quađịabàntỉnhThái Nguyên.
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về lƣu vực sôngCầu
1.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sôngCầu nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 21
o
07’ - 22
o
18’ vĩ bắc, 105
o
28’
- 106
o
08’ kinh đông, có tổng diện tích lưu vực là 10530 km
2
, bao gồm toàn bộ hay phần
lãnh thổ 6 tỉnh (Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc) và
2 huyện thuộc Hà Nội, trong đó chính lưu sôngCầu có chiều dài là 288 km và diện tích lưu
vực là 6030 km
2
. Các phụ lưu có tổng chiều dài là 1332 km và diện tích lưu vực là 3535
km
2
.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sôngCầu có dạng trải dài từ Bắc xuống Nam. Thung lũng phía thượng lưu
và trung lưu nằm giữa hai cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc. Phần
thượng lưu sôngCầuchảy theo hướng Bắc Nam, độ cao trung bình đạt tới 300 - 400m,
lòng sông hẹp và rất dốc, nhiều thác ghềnh và có hệ số uốn khúc lớn (>2,0), độ rộng trung
bình trong mùa cạn khoảng 50 - 60m, 80 - 100m trong mùa lũ, độ dốc khoảng >0,1%. Phần
trung lưu từ Chợ Mới, sôngCầuchảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên một đoạn khá
dài sau đó trở lại hướng cũ cho tới Thái Nguyên. Hạ lưu sôngCầu được tính từ Thác
Huống đến Phả Lại, từ đây hướng chảy chủ đạo là Tây Bắc - Đông Nam, địa hình có độ
cao trung bình 10 đến 20m, lòng sông rất rộng 70 đến 150m và độ dốc giảm đáng kể, chỉ
còn khoảng 0,01%.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tƣợng thủy văn
1.1.3.1. Đặc điểm khí hậu
Do địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đông được
chia thành ba vùng:
Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.
Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai.
Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Thị xã Sông
Công và thành phố Thái Nguyên.
1.1.3.2. Thuỷ văn
Dòng chảy trên lưu vực sôngCầu khá đồng đều. Lưu vực sông Công có modun
dòng chảy vào khoảng 27-30 l/s.km
2
, vùng thượng lưu sôngCầu (từ Thác Riềng trở lên) có
modun dòng chảy năm là 22-24 l/s.km
2
thuộc loại trung bình. Vùng ít nước nhất là sông
Đu có modun dòng chảy năm là 19,5-23 l/s.km
2
.
1.1.4. Kinh tế - xã hội
Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng dân số 6 tỉnh thuộc lưu vực
năm 2010 khoảng trên 6,7 triệu người. Trong đó, dân số nông thôn khoảng 5,7 triệu người,
dân số thành thị khoảng trên 1 triệu người. Mật độ dân số trung bình khoảng 427
người/km
2
, cao hơn 2 lần so với mật độ trung bình quốc gia.
1.1.5. Đa dạng sinh học
Thái Nguyên vào năm 2010, có trên 155,06 nghìn ha đất lâm nghiệp (chiếm 46,62
% diện tích tự nhiên), trong đó diện tích đất rừng tự nhiên khoảng 93 nghìn ha, rừng trồng
có trên 62 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng 45,7%. Diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ
có gần 36,34 nghìn ha, rừng đặc dụng 28,1 nghìn ha và rừng kinh tế 81,4 nghìn ha. Tổng
diện tích đất lâm nghiệp chưa sử dụng có 49.049 nghìn ha (phần lớn là diện tích rừng tự
nhiên đã bị tàn phá), trong số này có trên 39 nghìn ha có khả năng phục vụ mục đích phục
hồi rừng.
Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên thực vật khá phong phú và đa dạng về
loài, gen và hệ sinh thái. Các hệ sinh thái rừng có mức đa dạng sinh học khá cao.
1.1.6. Tài nguyên nƣớc
Nguồn nước mặt của TháiNguyên chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp. Thái
Nguyên có hai sông chính là sông Công và sông Cầu.
1.1.7. Tầm quan trọng của lƣu vực sông
Các hoạt động của phát triển kinh tế - xã hội trong lưu vực hệ thống sôngCầu diễn
ra rất đa dạng và phức tạp với nhịp độ cao. Chúng gắn liền với việc khai thác nguồn nước
sông Cầu phục vụ cho các mục đích khác nhau: cấp nước, thủy lợị, giao thông, nuôi trồng
thủy sản Trong đó, chức năng phục vụ cho tưới tiêu là chủ yếu.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc mặt
1.2.1. Tác động của phát triển công nghiệp
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã tác động lớn tới chấtlượng môi trường nói
chung và nguồn nước mặt nói riêng.
- Nướcthải công nghiệp:
Tỉnh TháiNguyên thống kê đến năm 2010 có khoảng 1468 cơ sở công nghiệp, với
các ngành nghề sản xuất chủ yếu gồm: khai khoáng, luyện kim, chế biến thực phẩm, sản
xuất vật liệu xây dựng, Ước tính lưu lượngnướcthải của các cơ sở công nghiệp trên địa
bàn tỉnh là gần 2 triệu m
3
/tháng.
1.2.2. Tác động từ hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, du lịch
Cùng với công nghiệp hóa và đô thị hóa lưu vực sông Cầu, khối lượngchấtthải rắn
phát sinh ngày càng gia tăng, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải
bệnh viện. Một phần không nhỏ rác thải trên không được xử lý và đổ bừa bãi ra sông, hồ,
ao trong khu vực. Theo số liệu thống kê ở lưu vực sôngCầu ước tính có khoảng 1.500 tấn
rác thải trong 1 ngày. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng cho nước mặt và nước ngầm.
1.2.3. Tác động của phát triển nông nghiệp
Hoạt động nông nghiệp: Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 99.440,69 ha,
chiếm 28,2% diện tích toàn tỉnh, để tăng năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón hoá học được sử dụng ngày càng nhiều. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Thái
Nguyên, lượng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất nông nghiệp tùy theo loại
cây trồng như lúa nước khoảng 2,5 kg/ha/năm, chè khoảng 3 - 3,5 kg/ha/năm, ngô khoảng
2 kg/ha/năm, bình quân khoảng 3,0 kg/ha/năm. Tổng lượng hoá chất BVTV ước tính
khoảng trên 298 tấn/năm và hàng nghìn tấn phân bón hoá học. Lượng hoá chất BVTV,
phân bón hoá học dư thừa được đổ vào nguồn nước mặt, ước tính khoảng 33%.
1.3. Tổng quan về chỉ số chất lƣợng nƣớc
1.3.1. Tình hình nghiêncứu chỉ số chất lƣợng nƣớc trên thế giới
Mô hình WQI được đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965 - 1970
và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bang. Từ những năm 70 đến nay, trên thế giới đã có
hàng trăm công trình nghiêncứu phát triển và áp dụng mô hình WQI cho quốc gia hay địa
phương mình theo một trong 3 hướng:
(i) Áp dụng một mô hình WQI có sẵn của nước ngoài vào quốc gia/địa phương
mình;
(ii) Áp dụng có cải tiến một mô hình WQI có sẵn vào quốc gia/địa phương mình;
(iii)Nghiên cứu phát triển một mô hình WQI mới cho quốc gia/địa phương mình.
1.3.1.1. Chỉ số chất lƣợng nƣớc của Canada
1.3.1.2. Chỉ số chất lƣợng nƣớc của Mỹ
1.3.1.3. Chỉ số chất lƣợng nƣớc của Malaysia
1.3.1.4. Chỉ số chất lƣợng nƣớc áp dụng tại một số quốc gia Châu Âu
(Universal Water Quality Index)
1.3.1.5. Mô hình WQI của Ủy bansông Mekong
1.3.2. Tình hình nghiêncứu và áp dụng chỉ số chất lƣợng tại Việt Nam
1.3.2.1. Mô hình nghiêncứu WQI của Tôn Thất Lãng
1.3.2.2. Mô hình WQI của Lê Trình
1.3.2.3. Mô hình WQI do Tổng cục Môi trƣờng - Bộ Tài Nguyên và Môi
trƣờng đề nghị (Quyết định số 879/QĐ-TCMT)
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Chấtlượngnước lưu vực sôngCầuđoạnchảyquađịabàntỉnhThái Nguyên.
- Bộ chỉ số WQI.
- Các giải pháp quản lý môi trường nước ở địabànnghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiêncứu đề tài
- Phạm vi không gian: SôngCầuđoạnchảyquađịabàntỉnhThái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2009 đến 2012.
2.3. Nội dung nghiêncứu
- Đánh giá chấtlượngnước theo phương pháp hiện hành và tìm hiểu các nguyên
nhân gây ô nhiễm chấtlượng nước;
- Đánh giá chấtlượngnước theo phương pháp tính chỉ số chấtlượngnước (WQI);
- Đề xuất các giải pháp, biện pháp quản lý môi trường nước lưu vực sôngCầuđoạn
chảy quađịabàntỉnhTháiNguyên trong thời gian tới.
2.4. Phƣơng pháp nghiêncứu
2.4.1. Phƣơng pháp thống kê, kế thừa truyền thống
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa
2.4.3. Phƣơng pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phòng
thí nghiệm:
2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá chỉ số chất lƣợng nƣớc
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢNGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiệntrạng và diễn biến chất lƣợng nƣớc sôngCầuđoạnchảy
qua tỉnhTháiNguyên
3.1.1. Cơ sở đánh giá
Trong luận văn này chấtlượng nguồn nước mặt được so sánh với QCVN
08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chấtlượngnước mặt. Quy chuẩn này
quy định giá trị giới hạn các thông số chấtlượngnước mặt và áp dụng để đánh giá, kiểm
soát chấtlượng nguồn nước mặt
3.1.2. Hiệntrạngchất lƣợng nƣớc
Kết quả phân tích các mẫu nướcsôngCầu tại các vị trí quan trắc theo không gian
và thời gian cho thấy, chấtlượngnướcsôngCầu phía thượng nguồn (từ Văn Lang đến
Sơn Cẩm) còn tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho phép
theo QCVN 08:2008/BTNMT mức A2. Chấtlượngnước tại các điểm quan trắc này đảm
bảo sử dụng mục đích sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.
Chất lượngnướcsôngCầuđoạnchảyquađịabàn thành phố TháiNguyên (từ điểm
trên sôngCầu sau hợp lưu của suối Phượng Hoàng đến sau khi hợp lưu của suối Phố
Hương) bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ, hàm lượng BOD dao động từ 6,2-7,8mg/l vượt
1,03-1,3 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT mức A2, chấtlượngnướcsôngCầu khu vực
này không đảm bảo sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sử dụng mục đích
tưới tiêu thuỷ lợi. Nguyên nhân, do đoạnsông này tiếp nhận nướcthải từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, đô thị thuộc địabàn thành phố Thái Nguyên.
Chất lượngnướcsôngCầuđoạn sau khi chảyquađịabàn thành phố TháiNguyên
(đoạn từ Cầu Mây Phú Bình đến đoạnsôngCầu trước điểm hợp lưu của sông Công) tương
đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn cho phép mức A2.
3.2. Áp dụng phƣơng pháp tính WQI chất lƣợng nƣớc sôngCầuđoạnchảy
qua tỉnhTháiNguyên
3.2.1. Tính giá trị WQI
Trên cơ cở tính toán WQI theo phương pháp nghiêncứu của Tổng cục Môi trường
được trình bày ở chương 2, ta có các kết quả giá trị WQI cho chấtlượngnướcsôngCầu
theo thời gian như sau:
Bảng 3.3. Giá trị WQI cho chấtlượngnướcsôngCầu theo mùa khô
TT
Tên chỉ
tiêu
SCA1-1
SCA1-2
SCA1-3
SCA3-6
SCA1-4
SCA3-2
SCA1-5
SCA3-1
SCA3-5
SCA1-6
1
DO
95
64
91
54
81
38
49
48
75
100
2
COD
83
94
68
80
86
65
67
73
81
73
3
BOD5
78
94
72
72
74
66
67
74
74
71
4
TSS
100
100
49
45
48
81
39
1
26
87
5
N-Nh4
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
6
Coliform
100
100
100
83
87
1
43
46
57
93
7
P-PO4
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
8
pH
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
WQI
97
97
75
67
72
18
50
15
50
90
Sử dụng
tốt cho
mục đích
cấp nước
sinh hoạt
Sử dụng
tốt cho
mục đích
cấp nước
sinh hoạt
Sử dụng
cho mục
đích tưới
tiêu và các
mục đích
khác
Sử dụng
cho mục
đích tưới
tiêu và các
mục đích
khác
Sử dụng
cho mục
đích tưới
tiêu và các
mục đích
khác
Nước ô
nhiễm
nặng, cần
các biện
pháp xử lý
trong
tương lai
Sử dụng
cho giao
thông thủy
và các
mục đích
tương
đương
khác
Nước ô
nhiễm
nặng, cần
các biện
pháp xử lý
trong
tương lai
Sử dụng
cho giao
thông thủy
và các
mục đích
tương
đương
khác
Sử dụng
cho mục
đích cấp
nước sinh
hoạt
nhưng cần
các biện
pháp xử lý
phù hợp
Bảng 3.4. Giá trị WQI cho chấtlượngnướcsôngCầu theo mùa mưa
TT
Tên chỉ
tiêu
SCA1-1
SCA1-2
SCA1-3
SCA3-6
SCA1-4
SCA3-2
SCA1-5
SCA3-1
SCA3-5
SCA1-6
1
DO
65
99
72
49
55
54
55
50
59
64
2
COD
82
73
76
82
83
86
69
82
87
100
3
BOD
5
74
70
72
73
73
75
67
72
75
75
4
TSS
89
63
31
54
48
1
1
1
73
81
5
N-NH
4
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
6
Coliform
100
83
94
100
98
94
94
63
100
100
7
P-PO
4
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
8
pH
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
WQI
91
77
63
76
73
20
19
17
85
89
Sử dụng
tốt cho
mục đích
cấp nước
sinh hoạt
Sử dụng
cho mục
đích cấp
nước sinh
hoạt
nhưng
cần các
biện pháp
xử lý phù
hợp
Sử dụng
cho mục
đích tưới
tiêu và các
mục đích
khác
Sử dụng cho
mục đích
cấp nước
sinh hoạt
nhưng cần
các biện
pháp xử lý
phù hợp
Sử dụng
cho mục
đích tưới
tiêu và các
mục đích
khác
Nước ô
nhiễm
nặng,
cần các
biện
pháp xử
lý trong
tương lai
Nước ô
nhiễm
nặng,
cần các
biện
pháp xử
lý trong
tương lai
Nước ô
nhiễm
nặng,
cần các
biện
pháp xử
lý trong
tương lai
Sử dụng
cho mục
đích cấp
nước sinh
hoạt nhưng
cần các
biện pháp
xử lý phù
hợp
Sử dụng
cho mục
đích cấp
nước
sinh hoạt
nhưng
cần các
biện
pháp xử
lý phù
hợp
So sánh giá trị WQI nướcsôngCầu giữa mùa khô và mùa mưa
0
20
40
60
80
100
120
SCA1-1
SCA1-2
SCA1-3
SCA3-6
SCA1-4
SCA3-2
SCA1-5
SCA3-1
SCA3-5
SCA1-6
WQI mùa khô
WQI mùa mưa
Hình 3.10. So sánh giá trị WQI nướcsôngCầu giữa mùa khô và mùa mưa
3.2.2. Đánh giá chất lƣợng nƣớc theo giá trị WQI:
Qua biểu đồ thể hiện ở hình 3.10, ta thấy: chấtlượngnước vào mùa mưa bị biến đổi
đáng kể so với mùa khô do đây là thời điểm hay xảy ra mưa lũ, kéo theo nhiều tạp chất, dòng
chảy bị xáo trộn. Chấtlượng môi trường nước mặt các SôngCầu đã bị ô nhiễm rõ rệt tại một
số khu vực, đặc biệt là các đoạnchảyqua khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu vực khai thác
khoáng sản. Các suối tiếp nhận nướcthải đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do hầu hết các nguồn
thải không được xử lý đáp ứng được TCVN, QCVN.
Từ kết quảtính toán chỉ số chấtlượng nước, ta có thể phân chia môi trường nước mặt
sông CầuđoạnchảyquatỉnhTháiNguyên theo từng vùng chấtlượng như sau:
a. Về mùa khô (minh họa tại hình 3.10):
+ Đoạn thượng lưu (Văn Lăng, Hòa Bình) do ít chịu ảnh hưởng từ các hoạt động công
nghiệp nên chấtlượngnước khá tốt, có thể dùng cho sinh hoạt; giá trị WQI đạt 97.
+ Đoạn từ Sơn Cẩm tới cầu Gia Bảy, chấtlượngnước đã có dấu hiệu ô nhiễm, tuy
nhiên, vẫn có thể sử dụng cho sinh hoạt nếu thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp, giá trị
WQI từ 67-75.
+ Đoạn trung tâm thành phố TháiNguyên (sau điểm xả suối Loàng), giá trị WQI ở
mức thấp, chỉ ở mức 19, do đây là nơi chịu tác động từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp
của thành phố và là tiếp nhận nướcthải từ các nhánh suối khác thuộc lưu vực. Tại đập Thác
Huống, chấtlượngnước còn tương đối tốt, giá trị WQI là 91. Tại điểm tiếp nhận suối Cam
Giá, chấtlượngnước suy giảm do chịu tác động từ hoạt động của khu công nghiệp Gang
Thép.
+ Đoạn hạ lưu từ suối Phố Hương tới Cầu Mây, chấtlượngnước tương đối tốt.
b. Về mùa mƣa (minh họa tại hình 3.11):
+ Tại khu vực Văn Lăng, chấtlượngnước còn tương đối tốt do là vị trí thượng nguồn,
chưa chịu nhìu tác động xả thải.
+ Đoạn từ Hòa Bình tới cầu Gia Bảy, chấtlượngnước chỉ đảm bảo cho hoạt động
tưới tiêu. Đoạnchảyqua trung tâm thành phố Thái Nguyên, từ điểm tiếp nhận suối Loàng tới
điểm tiếp nhận suối Cam Giá, nước đã bị ô nhiễm nặng, giá trị WQI ở mức 17-20.
+ Đoạn hạ lưu, chấtlượngnước tương đối tốt.
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý môi trƣờng nƣớc lƣu
vực sôngCầuđoạnchảyquađịabàntỉnhTháiNguyên
3.3.1. Công tác kiện toàn tổ chức
- Tăng cường biên chế và bố trí cán bộ chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường từ
cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện đến tận cấp xã, phường.
- Yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có cán bộ phụ trách và được đào tạo về
chuyên ngành môi trường.
3.3.2. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực và nhận thức về bảo
vệ môi trƣờng
- Thực hiện Kế hoạch truyền thông môi trường tỉnhTháiNguyên đến 2015 và định
hướng đến năm 2020.
- Kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên môi trường các cấp.
- Tập huấn nâng cao kiến thức về môi trường, kỹ năng truyền thông môi trường theo
từng nhóm đối tượng phù hợp; đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền thông.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng xây dựng các chuyên mục định kỳ
về môi trường trên báo, đài; phối hợp với các đơn vị tổ chức các cuộc thi như: Sinh viên với
môi trường, vẽ tranh Môi trường và Cuộc sống”, Lồng ghép các vấn đề môi trường vào các
tiết học kể chuyện
3.3.3. Tăng cƣờng hiệu lực, năng lực quản lý
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý và khai thác bền
vững môi trường sinh tháisông Cầu.
- Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo định hướng; các văn bản, quy định cụ thể
hóa công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh.
- Xây dựng các hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn
nước tại các làng, bản.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và có chính sách khuyến khích sự tham gia
của các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cộng đồng dân cư; tăng cường và đẩy mạnh
xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
- Phát huy vai trò của Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, tăng cường các
phiên họp định kỳ thống nhất triển khai đồng bộ nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại các tỉnh
trong lưu vực sông Cầu.
- Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra hàng năm; rà soát các đơn vị gây ô nhiễm môi
trường.
- Duy trì thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh giai đoạn 2011-2015 và xây
dựng mạng lưới cho các năm tiếp theo.
- Xây dựng chiến lược quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn nước theo từng vùng; tiến
hành đánh giá lại tài nguyênnước của vùng cả về chất và lượng để đưa ra các chính sách khai
thác và sử dụng thích hợp.
- Kiểm soát các hoạt động đổ thải, xả thải gây ảnh hưởng tới môi trường; ngăn chặn
các hoạt động san lấp mặt bằng, lấn chiếm dòng chảy.
- Quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, hoàn thiện các khu bảo vệ đa dạng
sinh học; lập và triển khai thực hiện quy hoạch các cụm làng nghề, quy hoạch trồng và khai
thác rừng, quy hoạch mạng lưới quản lý và thu gom chất thải.
3.3.4. Tổ chức thực hiện các chƣơng trình, dự án về bảo vệ môi trƣờng
- Hoàn thành dự án thoát nước và xử lý nướcthải thành phố Thái Nguyên; tập trung
thực hiện dự án cải tạo, nạo vét và xử lý ô nhiễm môi trường suối Cốc, phường Cam Giá,
thành phố Thái Nguyên; Dự án cải tạo nạo vét ô nhiễm sôngCầuđoạn từ nhà máy giấy
Hoàng Văn Thụ đến Công ty nhiệt điện Cao Ngạn
- Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội xây dựng và thực hiện các mô hình cụ thể,
phù hợp với từng đối tượng hội viên như: Thanh niên tìnhnguyện bảo vệ môi trường lưu vực
sông Cầu, Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường, Hợp tác xã thu gom chấtthải rắn sinh hoạt,
Nông dân tự quản bảo vệ môi trường tại các xã nông thôn mới điển hình trên địabàn tỉnh,
Trường học thân thiện với môi trường, Hạn chế sử dụng túi nilon và Phân loại rác tại nguồn
3.3.5. Tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ
- Bố trí ngân sách riêng của địa phương cho hoạt động môi trường; thực hiện nghiêm
công tác thu phí bảo vệ môi trường để tăng cường ngân sách.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi
trường; Huy động các nguồn chi khác cho hoạt động bảo vệ môi trường như nguồn vốn xây
dựng cơ bản, nguồn vốn từ chương trình mục tiêu của chính phủ; Mở rộng và tăng cường, các
chương trình hợp tác quốc tế.
KẾT LUẬN
Kết luận
Sông Cầu đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt động sống của 6 tỉnh trong lưu
vực sôngCầu nói chung và đối với tỉnhTháiNguyên nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, chất
lượng nướcsôngCầu đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Để góp phần bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyênnướcsông Cầu, luận văn đã
thực hiện “Nghiên cứuhiệntrạngchấtlượngnướcsôngCầuđoạnchảyquađịabàntỉnhThái
Nguyên” dựa theo phương pháp tính chỉ số chấtlượng nước. Kết quả cho thấy:
- Về mùa khô: hầu hết các điểm quan trắc có chấtlượng tương đối tốt. Đoạn thượng
lưu (Văn Lăng, Hòa Bình) do ít chịu ảnh hưởng từ các hoạt động công nghiệp nên chấtlượng
nước khá tốt, có thể dùng cho sinh hoạt; giá trị WQI đạt 97. Đoạn từ Sơn Cẩm tới cầu Gia
Bảy, chấtlượngnước đã có dấu hiệu ô nhiễm, tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng cho sinh hoạt
nếu thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp, giá trị WQI từ 67-75. Đoạn trung tâm thành phố
Thái Nguyên (sau điểm xả suối Loàng), giá trị WQI ở mức thấp, chỉ ở mức 19, do đây là nơi
chịu tác động từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp của thành phố và là tiếp nhận nướcthải
từ các nhánh suối khác thuộc lưu vực. Tại đập Thác Huống, chấtlượngnước còn tương đối
tốt, giá trị WQI là 91. Tại điểm tiếp nhận suối Cam Giá, chấtlượngnước suy giảm do chịu
tác động từ hoạt động của khu công nghiệp Gang Thép. Đoạn hạ lưu từ suối Phố Hương tới
Cầu Mây, chấtlượngnước tương đối tốt.
- Về mùa mưa: hầu hết tại các điểm quan trắc, chấtlượngnước bị suy giảm do đây là
thời điểm hay xảy ra mưa lũ, kéo theo nhiều tạp chất, dòng chảy bị xáo trộn. Đoạn từ Văn
Lăng tới cầu Gia Bảy, chấtlượngnước chỉ đảm bảo cho hoạt động tưới tiêu. Đoạnchảyqua
trung tâm thành phố Thái Nguyên, từ điểm tiếp nhận suối Loàng tới điểm tiếp nhận suối Cam
Giá, nước đã bị ô nhiễm nặng, giá trị WQI ở mức 17-20. Đoạn hạ lưu, chấtlượngnước tương
đối tốt.
Kiến nghị
Từ các kết luận trên, một số kiến nghị được đề xuất như sau:
- Tiếp tục sử dụng chỉ số chấtlượngnước để đánh giá chấtlượngnước ở những vùng
khác trong toàn bộ lưu vực sôngCầu thuộc địabàn 6 tỉnh. Từ đó, thực hiện khoanh vùng
quản lý phù hợp với chấtlượngnước vùng đó.
- Kính đề nghị các cấp quản lý thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
của người dân và doanh nghiệp trong bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước; có
chế tài xử phạt đối với cá nhân, đơn vị có các hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước.
[...]... trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu, Hà Nội - TháiNguyên 19 Uỷ ban nhân dân tỉnhTháiNguyên (2006), Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch Tổng thể phát triển KT - XH tỉnhTháiNguyên đến năm 2020, TháiNguyên 20 Uỷ ban nhân dân tỉnhTháiNguyên (2007), Đề án Bảo vệ Môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo trên địabàntỉnhTháiNguyên 21... sinh thái, cảnh quan lưu vực sôngCầu 12 Quyết định số 38/2008/QĐ-TTg ngày 02/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ - về việc phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH tỉnhTháiNguyên đến năm 2020 13 Sở Tài nguyên và Môi trường TháiNguyên (2010), Báo cáo hiệntrạng môi trường tỉnhTháiNguyên năm 2005-2010, TháiNguyên 14 Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng. .. và Thái Nguyên) 4 Cục Thống kê tỉnhThái Nguyên, Niên giám Thống kê tỉnhTháiNguyên năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 5 Phạm Gia Hiền, "Nghiên cứu xây dựng chỉ số chấtlượngnước phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng tài nguyên nước" , Tập san Khoa học và Công nghệ quy hoạch thủy lợi 6 Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Mạnh Hưng, Thủy Châu Tờ, Nguyễn Minh Cường (2010), Đánh giá chấtlượng nước. .. Nguyên 21 Ủy ban nhân dân tỉnhTháiNguyên (2007), Địa chí TháiNguyên 22 Ủy ban nhân dân tỉnhTháiNguyên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnhTháiNguyên đến năm 2020, TháiNguyên Tiếng Anh 23 Curtis Cude, The Oregon water quality index (OWQI) - A communicator of water quality information 24 Oana Ionus (2010), Water quality index- Assessment method of the motru river water quality (Oltenia, Romania)... trạng môi trường tỉnhTháiNguyên từ năm 2008 đến năm 2012 15 Tổng cục môi trường (2010), Phương pháp tính toán chỉ số chấtlượngnước WQI, Hà Nội 16 Tổng cục môi trường (7/2011), Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chấtlượng nước, Hà Nội 17 Lê Trình (2008), Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiêncứu phân vùng chấtlượngnước Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM 18 Ủy ban nhân dân 6 tỉnh lưu vực sôngCầu (01/2005),... Hưng, Thủy Châu Tờ, Nguyễn Minh Cường (2010), Đánh giá chất lượngnướcsông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ số chất lượngnước (WQI) 7 Tôn Thất Lãng và ctv (2008), Nghiêncứu chỉ số chất lượngnước để đánh giá và phân vùng chất lượngnướcsông Hậu 8 Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX thông qua ngày 29/11/2005 9 Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của... Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia 2006, Hiệntrạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, Hà Nội 2 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường 3 Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) (2009), Kế hoạch quản lý môi trường nước tại khu vực thí điểm (lưu vực sôngCầuđịa bàn. .. Kumar and Anish Dua (2009), "Water quality index for assessment of water quality of river ravi at madhopur (India), Global journal of environmental sciences, Vol.8(1), Nigeria 26 Bharti N, Katyal.D (2011), "Water quality indices used for surface water vulnerability assessment", International journal of environmetal sciences, Vol.2(1), India 27 Zulkifli Abdul Rahman, Water quality management in Malaysia .
thực hiện Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Thái
Nguyên dựa theo phương pháp tính chỉ số chất lượng nước. Kết. cứu hiện trạng chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy
qua tỉnh Thái Nguyên& quot; được lựa chọn với mục đích đánh giá tổng quan chất lượng nước
sông Cầu dựa