Nghiên cứu tổng quan đánh giá thực trạng của công tác quan trắc môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội: Các quy định, các cơ chế chính sách quản lý chất lượng môi trường
Trang 1Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quan trắc môi trường nước sông Hồng - đoạn chảy qua địa phận
Hà Nội Nguyễn Thị Phương Liên
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Luận văn ThS ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Bình Quyền
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Nghiên cứu tổng quan phân tích các khái niệm, nguyên lý cơ bản về quan
trắc môi trường nước Nghiên cứu tổng quan đánh giá thực trạng của công tác quan trắc môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội: Các quy định, các
cơ chế chính sách quản lý chất lượng môi trường nước; Tổ chức quan trắc; Các chương trình quan trắc; Các chương trình nghiên cứu khoa học; Các quy trình muc tiêu chất lượng dữ liệu trong thiết kế và thực hiện chương trình quan trắc; Các kết quả quan trắc; Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quan trắc chất lượng môi trường nước sông Hồng - Đoạn
chảy qua địa phận Hà Nội
Keywords Ô nhiễm môi trường; Quan trắc môi trường; Ô nhiễm nước; Môi trường
nước; Sông Hồng
Content
MỞ ĐẦU
Sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, có tổng chiều dài qua địa phận Việt Nam là 556km Ðoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 150km đi qua các huyện: Ba Vì - Sơn Tây - Phúc Thọ - Đan Phượng, thành phố Hà Nội và Thường Tín – Phú Xuyên
Thực hiện Quyết định 16/2007/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia, từ năm 2007, Chương trình quan trắc chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội giao cho Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường thực hiện dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.(Quyết định số 623/QĐ-STNMT-KHTH) Kết quả quan trắc đã phản ánh được hiện trạng môi trường nước sông Hồng hàng năm và đánh giá sơ bộ diễn biến chất lượng nước
Tuy nhiên, kế hoạch quan trắc chất lượng nước sông Hồng hiện nay ngoài Trạm quan
trắc tự động môi trường nước (tại Phủ Lý, Hà Nam) vẫn chưa thiết lập được các điểm quan
trắc nhằm theo dõi sự phân bố các nguồn ô nhiễm và các điều kiện sử dụng nước tại các khu
Trang 2vực trọng điểm phục vụ cho mục đích quy hoạch và thực hiện kế hoạch quản lý đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng môi trường nước
Nhằm góp phần khắc phục những vần đề còn tồn tại nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quan trắc môi trường nước sông Hồng - Đoạn chảy qua địa phận Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quan trắc chất lượng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội trong thời gian qua
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quan trắc chất lượng môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu:
- Chất lượng nước của sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội phục vụ cho yêu cầu quản lý đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng môi trường nước
- Cơ sở khoa học và thực tiễn quan trắc môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 150km kéo dài từ huyện Ba Vì tới huyện Phú Xuyên
Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 74 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, có 3 chương:
Chương 1:Tổng quan vấn đề nghiên cứu (23 trang)
Chương 2: Địa điểm, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu (7 trang)
Chương 3: Kết quả nghiên cứu (36 trang)
Phần minh họa có 4 bảng, 11 hình; Đã tham khảo 37 tài liệu, trong đó có 27 tài liệu bằng tiếng Việt và 10 tài liệu bằng tiếng Anh
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1.1 Khái niệm
Quan trắc môi trường là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu
về tính chất vâ ̣t lý, hoá học và sinh học của các thành phần môi trường, theo mô ̣t kế hoa ̣ch lâ ̣p sẵn về thời gian , không gian, phương pháp và quy trình đo lường , để cung cấp các thông tin
cơ bản có đô ̣ tin câ ̣y , đô ̣ chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường
Kế hoạch quan trắc m ôi trường: Kế hoa ̣ch quan trắc môi trường là mô ̣t chương trình
quan trắc đươ ̣c lâ ̣p ra nhằm đáp ứng mô ̣t số mu ̣c tiêu nhất đi ̣nh , trong đó bao gồm những yêu cầu về thông tin , các thông số , các địa điểm , tần suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bi ̣, phương pháp phân tích, đo, thử; yêu cầu về nhân lực và kinh phí thực hiê ̣n
Bảo đảm chất lượng (QA: Quality Assurance) trong quan trắc môi trường là một hệ
thống tích hợp các hoa ̣t đô ̣ng quả n lý và kỹ thuâ ̣t trong mô ̣t tổ chức nhằm bảo đảm cho hoa ̣t
đô ̣ng quan trắc môi trường đa ̣t được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy đi ̣nh
Kiểm soát chất lượng (QC: Quality Control) trong quan trắc môi trường là việc thực
hiê ̣n các biê ̣n pháp để đánh giá , theo dõi và ki ̣p thời điều chỉnh để đa ̣t được đô ̣ chính xác và
đô ̣ tâ ̣p trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lươ ̣ng này
1.1.2 Mục tiêu quan trắc môi trường nước
Mục tiêu quan trắc môi trường là nhằm đánh giá chất lượng các thành phần môi trường, xem xét mức độ ô nhiễm, khả năng sử dụng các thành phần môi trường và thu thập số liệu phục vụ quản lý môi trường
Trang 31.1.3 Nguyên lý quan trắc môi trường
Nguyên lý quan trắc môi trường là dựa trên quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao nhằm đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường
1.1.4 Đặc điểm các loại trạm quan trắc nước
Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam phổ biến bốn loại trạm quan trắc môi trường bao gồm:
a Các trạm biên: đặt tại vùng biên giới (đối với các sông quốc tế) hay ranh giới địa
phận giữa các tỉnh
b Các trạm cơ sở: đặt tại khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn ô
nhiễm
c Các trạm tác động: đặt tại khu vực bị tác động của con người hay khu vực có nhu
cầu nước riêng biệt
d Các trạm xu hướng: Đặc biệt đại diện cho vùng rộng có nhiều loại hình hoạt động
của con người
1.1.5 Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường
Quan trắc môi trường được thực hiện thông qua các chương trình quan trắc môi trường Một trong các vấn đề rất cơ bản của quan trắc chất lượng môi trường là thiết kế chương trình quan trắc theo các mục tiêu đã đề ra Vì vậy, điều quan trọng nhất trong thiết kế chương trình quan trắc là phải thiết lập được mục tiêu quan trắc Đây là bước cần thiết để quy định loại thông tin mà chương trình quan trắc phải cung cấp và quyết định dạng quan trắc Trong hình 1.1 là sơ đồ khối đưa ra các bước chủ yếu trong quan trắc và phân tích môi trườ ng
Hình 1.1: Các bước chủ yếu trong quan trắc và phân tích môi trường
Quản lý môi trường
Phân tích trong phòng thí nghiệm
Nhu cầu thông tin Sử du ̣ng thông tin
Chương trình quan trắc
Thiết kế ma ̣ng lưới
Báo cáo
Phân tích số liê ̣u
Lấy mẫu và quan trắc ta ̣i hiê ̣n
trường
Xử lý số liê ̣u
Trang 41.2 CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1 Một số chương trình quan trắc môi trường nước sông hồ trên thế giới
Hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước toàn cầu (GEMS/WATER) được thiết lập từ năm 1997 Hiện nay đã có trên 120 nước tham gia hoạt động trong hệ thống này Trong tổng số 448 trạm quan trắc chất lượng nước toàn cầu có 310 trạm quan trắc nước sông, 63 trạm quan trắc nước hồ chứa, 85 trạm quan trắc nước ngầm Các trạm quan trắc chất lượng nước của GEMS phân bố không đều mà tập trung vào các khu vực nước bị ô nhiễm nặng do nước thải và chất thải khác như Tây Âu, Bắc Mỹ và các khu vực thiếu nước do lượng mưa ít Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, theo thông báo của các chương trình môi trường thì tại hầu hết các nước trong khu vực đều đã tiến hành kiểm soát chất lượng nước sông hồ Hệ thống các trạm quan trắc chất lượng nước hiện có hai loại trạm: các trạm nền và trạm đánh giá tác động, hay còn gọi là các trạm kiểm soát ô nhiễm Các yếu tố về chất lượng nước được đo đạc phổ biến tại các nước này là: nhiệt độ, pH, độ đục, độ màu, chất rắn lơ lửng, chất rắn tổng số, độ cứng, DO, BOD, COD, các độc tố, clo và coliform
Tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hy Lạp hay một số nước Đông Âu [29, 30, 32, 33, 34], việc nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông đã thực hiện rất sớm từ những năm 90 Trong đó, tuỳ theo yêu cầu quản lý mà có các chương trình quan trắc khác nhau Sau đây là một số chương trình quan trắc môi trường nước sông hồ mà được chúng tôi lựa chọn làm ví dụ
- Chương trình quan trắc chất lượng nước lưu vực sông Fuji (Nhật Bản) (Shrestha, F
Kazama, 2006)
- Chương trình quan trắc chất lượng nước ở hệ thống cửa sông Albemarle-Pamlico (Bắc Carolina - Mỹ)(C P Buzzelli, J Ramus and H W Paerl, 2003)
- Chương trình quan trắc chất lượng nước hồ Uluabat (Thổ Nhĩ Kỳ)(Cansu Filik Iscen,
2007)
- Chương trình giám sát chất lượng nước sông Murray(Úc)(Murray – Darling Basin
Commission, 2007)
- Chương trình đánh giá chất lượng nước và xác định các nguồn ô nhiễm dọc theo sông
Axios-Vardar, Đông Nam Châu Âu (Theo Mimoza Milovanovic, 2007)
- Chương trình đánh giá chất lượng và khối lượng nước mặt tại sông Pinios ở Hy Lạp
(Loukas A, 2010)
1.2.2 Một số chương trình quan trắc môi trường nước sông hồ ở Việt Nam
Sau Quyết định số 16/2007/QĐ – TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020, hoạt động quan trắc môi trường ngày càng có vai trò quan trọng và được tăng cường đẩy mạnh Mạng lưới quan trắc môi trường ở Việt Nam được thành lập từ năm
1994 và đến năm 2002 mạng lưới đã có 21 trạm được thành lập, trong đó có 4/21 Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường chính thực hiện quan trắc môi trường nước mặt lục địa
Tại Hà Nội, từ năm 2008 đã thực hiện chương trình quan trắc chất lượng nước mặt các sông hồ Hà Nội Chương trình được thiết kế lựa chọn các điểm quan trắc dọc theo các con sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội và các hồ chứa nước lớn với tần suất quan trắc hai đợt một năm theo mùa khô và mùa mưa
Tại các tỉnh, thành phố nằm ven biển như Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu… , thì chất lượng nước các lưu vực sông ngoài những tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp, các khu công nghiệp và các khu đô thị nằm ven sông còn chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của thuỷ triều Vì vậy, tại các tỉnh ven biển mạng lưới quan trắc môi trường thường được thiết kế theo phương án tại mỗi sông lấy ở các vị trí chọn theo 3 mặt cắt/ sông (điểm đầu - điểm giữa - điểm cuối sông); mỗi vị trí (điểm) lấy 02 mẫu/điểm (hai bờ sông) và tùy theo chiều dài dòng sông mà số vị trí khác nhau
Trang 5Tại Thành phố Hồ Chí Minh mạng lưới quan trắc môi trường đã được xây dựng từ rất sớm Mục tiêu của chương trình quan trắc là để quản lý chất lượng môi trường và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời các sự cố góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường Sau khi Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 được phê duyệt (29/4/2008), công tác theo dõi, đánh giá diễn biến hiện trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông cũng từng bước được tăng cường và hoàn thiện
Dự án Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam (SCOWEM 2011 - 2013) được tài trợ bởi Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) trong các năm 2011/2013 đã đưa ra hướng dẫn thiết kế hệ thống quan trắc chất lượng nước lưu vực sông Tài liệu mẫu Chương trình quan trắc chất lượng nước xây dựng theo Quy trình DQO cho sông Cầu - Tỉnh Thái Nguyên do nhóm chuyên gia Nhật Bản và chuyên gia Việt Nam thực hiện đã xây dựng kế hoạch quan trắc chất lượng nước chi tiết dựa theo quy trình mục tiêu chất lượng dữ liệu (DQO)
Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian của chương trình quan trắc chất lượng nước sông Hồng của thành phố Hà Nội là đoạn sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội dài khoảng 150 km kéo dài từ huyện Ba Vì tới huyện Phú Xuyên
2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu của đề tài: Từ tháng 4/2012 - 10/2012
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Nghiên cứu tổng quan phân tích các khái niệm, nguyên lý cơ bản về quan trắc môi trường nước
2 Nghiên cứu tổng quan đánh giá thực trạng của công tác quan trắc môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội
3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quan trắc chất lượng môi trường nước sông Hồng - Đoạn chảy qua địa phận Hà Nội
2.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
2.1.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực
của chúng, đây là một cách tiếp cận toàn diện và động Tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề môi trường và phát triển - các hệ thống mềm và nửa mềm Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống là các thành phần môi trường có liên quan được quan trắc, hiện trạng chất lượng nước, nguồn gây ô nhiễm, các tác động và xu thế biến đổi được xác định
2.1.2 Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái
Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài
nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đề thu thập các thông tin về môi trường tự nhiên khu vực nghiên cứu cũng như các tác động của chất lượng môi trường nước sông Hồng đến môi trường, kinh tế, xã hội đối với cộng đồng dân cư tại lưu vực sông
2.1.3 Phương pháp tiếp cận độc học
Tiếp cận độc học được sử dụng trong nghiên cứu đề tài nhằm xem xét các chất gây ô
nhiễm có trong thành phần nước sông Hồng gây độc tới con người, cây cỏ và động vật khu
Trang 6vực xung quanh Theo cách tiếp cận này có thể phân biệt các dạng độc tố có trong nguồn nước là độc tố dạng lỏng Từ kết quả nhận biết này, thông qua chương trình quan trắc sẽ giúp xác định được các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Hống và biện pháp quản lý nguồn thải
2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, sử dụng cho các mục đích khác nhau Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Vì vậy, thu thập thông tin thứ cấp là thu thập các thông tin từ những nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2.5.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (thực địa)
Khảo sát thực địa và thu thập các thông tin từ: người dân, các nhà lãnh đạo địa phương, cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các chuyên gia trong ngành Bao gồm:
+ Khảo sát thực địa dọc sông Hồng đoạn từ huyện Ba Vì (thượng lưu) đến huyện Phú Xuyên (hạ lưu)
+ Phỏng vấn thu thập thông tin: cán bộ địa phương; Cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn , chuyên gia
2.5.3 Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ Điểm mạnh và Điểm yếu thường là xuất phát từ nội tại trong chương trình quan trắc Cơ hội và Nguy cơ thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài tác động đến chương trình
2.5.4 Phương pháp phân tích các bên có liên quan
Phương pháp phân tích các bên có liên quan là phương pháp có tính hệ thống, vận dụng tư duy hệ thống và phân tích hệ thống trong việc chuẩn bị các dự án/chương trình chính sách trong lĩnh vực môi trường hay các lĩnh vực khác Phương pháp này sử dụng các dữ liệu định lượng nhằm xác định lợi ích và ảnh hưởng của các nhóm khác nhau trong sự liên hệ đến một sự thay đổi trong dự án, chương trình, chính sách
2.5.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phân tích d ữ liê ̣u là giai đoa ̣n chuyển d ữ liê ̣u thô thành thông tin sử du ̣ng được Phân tích và diễn giải ý nghĩa của dữ liệu thu thập được thông qua chương trình nghiên cứu mẫu và suy rộng ra cho tổng thể nghiên cứu Với kết quả nghiên cứu (xét trên tổng thể nghiên cứu) thu được ta sẽ có cơ sở để diễn giải ý nghĩa của dữ liệu căn cứ vào mục tiêu đang nghiên cứu Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu,
tư liệu, số liệu thông tin liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu
và mục đích nghiên cứu
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA PHẬN HÀ NỘI
3.1.1 Nội dung và tổ chức thực hiện Chương trình quan trắc môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội
Để đánh giá được diễn biến chất lượng nước của Sông Hồng, từ năm 2007, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường của sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội với tần suất 2 lần/năm Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội thuộc Sở Tài
Trang 7nguyên và Môi trường Hà Nội là đơn vị được giao thực hiện Chương trình quan trắc môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội
3.1.1.1 Mục tiêu chương trình
a) Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Hồng
b) Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước theo thời gian và không gian
c) Sớm phát hiện các thay đổi bất thường của chất lượng môi trường nước nhằm cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm môi trường
d) Cung cấp số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường để đáp ứng các yêu cầu công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương
3.1.1.2 Kiểu quan trắc
Quan chắc chất lượng nước sông Hồng thuộc kiểu quan trắc hiện trạng (tác động)
3.1.1.3 Địa điểm, vị trí quan trắc
Trên toàn đoạn sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội có các điểm xác định chất lượng nền và xu hướng chất lượng nước: điểm đầu sông, điểm cuối sông, điểm nằm ở ranh giới tỉnh (thành phố), các điểm quan trắc tác động: phía sau các nguồn thải có ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Chương trình quan trắc lựa chọn 40 vị trí quan trắc, bao gồm:
- Trong khu vực nội thành Hà Nội lựa chọn 18 vị trí quan trắc từ xã Thượng Cát, huyện
Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì
- Từ thượng nguồn sông Hồng bắt đầu chảy vào địa phận Hà Nội tại thôn Cổ Đô, xã Cổ
Đô, huyện Ba Vì đến xã Liên Hà, huyện Đan Phượng lựa chọn 15 vị trí quan trắc
- Từ xã Ninh Sở, huyện Thường Tín đến xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên lựa chọn 7
vị trí quan trắc
3.1.1.4 Thông số quan trắc
Thông số quan trắc được lựa chọn theo QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, bao gồm: pH, DO, BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (NH4+), Clorua, Florua, Nitrat (NO3-), Nitrit (NO2-), Phosphat (PO43-), Cyanua (CN-), Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Crôm (III), Crôm (VI), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Niken (Ni), Sắt (Fe), Thuỷ Ngân (Hg), Chất hoạt động bề mặt, Dầu mỡ, Phenol, Hóa chất bảo
vệ thực vật (clo hữu cơ, phosphor hữu cơ, hóa chất trừ cỏ), Coliform, độ đục, nhiệt độ
3.1.1.5 Thời gian và tấn suất quan trắc
- Tần suất: 2 lần/năm
- Thời gian lấy mẫu:
+ Đợt 1 (mùa khô): trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 4
+ Đợt 2 (mùa mưa): trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10
3.1.1.6 Tổ chức thực hiện lấy mẫu và quan trắc hiện trường
Tổ chức thực hiện lấy mẫu và quan trắc hiện trường bao gồm các công tác sau:
- Nhân lực thực hiện quan trắc tại hiện trường: Các cán bộ thuộc Phòng Quan trắc Tài
nguyên Môi trường – Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường
- Chuẩn bị trang thiết bị và dụng cụ quan trắc tại hiện trường
- Lấy mẫu ngoài hiện trường và bảo quản mẫu:
+ Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường tuân thủ theo TCVN 6663-6:2008 tương đương với ISO 5667-6:2005 đối với mẫu nước sông suối
+ Mẫu nước sau khi lấy, bảo quản và lưu giữ theo TCVN 6663-3:2008 tương đương ISO 5667-3:2003
3.1.1.7 Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Đối với mỗi thông số quan trắc khác nhau sẽ sử dụng các loại hoá chất cũng như thiết
bị phân tích riêng biệt như: máy đo đa chỉ tiêu, thiết bị chuẩn độ, UV/VIS, AAS
Trang 8Phương pháp/tiêu chuẩn phân tích bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế (ISO) hoặc các tổ chức khác (EPA, SMEWW, HACH ) có các tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo thiết bị cũng như các phương pháp do phòng thí nghiệm xây dựng
3.1.1.8 Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường
Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường tuân thủ theo thông tư của bộ tài nguyên và môi trường số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2007
3.1.1.9 Quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo quan trắc
Dữ liệu và báo cáo quan trắc được lưu trữ trên tài liệu giấy và trên Excel tại Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội
3.1.2 Hiệu quả của chương trình quan trắc chất lượng nước sông Hồng trong quản lý lưu vực sông
Kết quả quan trắc định kỳ hàng năm và chuỗi số liệu, thông tin quan trắc trong nhiều năm về môi trường nước sông Hồng đã đạt được một số hiệu quả trong quản lý lưu vực như sau:
a Nắm được dữ liệu nền giúp đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội Đây là thông tin chất lượng nước đặc trưng cho lưu vực
sông, từ đó giúp đặt mục tiêu kế hoạch quản lý lưu vực sông
b So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước sông Hồng với các Tiêu chuẩn chất lượng nước nhằm đánh giá mức độ phù hợp với các Tiêu chuẩn cho phép môi trường nước Từ đó xác nhận mục đích sử dụng nước tại từng khu vực dọc chiều dài sông Hồng đã
phù hợp chưa và lựa chọn vùng ưu tiên để tiến hành biện pháp ứng phó
c Đánh giá diễn biến CLN theo thời gian và không gian nhằm xác định xu hướng CLN, từ đó xác định hiệu quả của chiến lược quản lý lưu vực
d Dữ liệu quan trắc CLN tại vùng bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải sẽ giúp xác định vùng có nguồn ô nhiễm nghiêm trọng Từ đó cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm
nguồn nước và chọn lựa vùng ưu tiên để tiến hành biện pháp ứng phó
3.1.3 Những vấn đề tồn tại cần bổ sung, chỉnh sửa
Chương trình quan trắc chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội năm 2012 vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần bổ sung chỉnh sửa một số nội dung như sau:
3.1.3.1 Thiết kế chương trình quan trắc
Các vị trí quan trắc này được lựa chọn từ năm 2007 và 2009, nên đến nay một số vị trí không còn phù hợp với mục tiêu quan trắc của chương trình do:
- Các đặc điểm về kinh tế - xã hội tại khu vực quan trắc đã thay đổi
- Một số nguồn phát thải cũ không còn và xuất hiện các nguồn thải mới
- Các thông tin cần thiết để xây dựng hệ thống các điểm quan trắc còn thiếu hoặc chưa đầy đủ
- Một số vị trí quan trắc khó tiếp cận đến các vị trí để lấy mẫu
Chương trình quan trắc chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội năm 2012 tần suất quan trắc là 2 lần một năm, nên số liệu quan trắc chưa đầy đủ để đánh giá chất lượng nước theo mùa và xu thế biến đổi theo thời gianĐể có kết quả đại diện cho từng mùa, tần suất lấy mẫu tối thiểu phải đạt 4 lần một năm và mỗi mùa tiến hành quan trắc 2 lần
để biết được kết quả trung bình
3.1.3.2 Thực hiện chương trình quan trắc
Hiện nay vẫn còn có một số khó khăn trong công tác thực hiện chương trình:
- Hạn chế, thiếu nguồn nhân lực thực hiện bao gồm các cán bộ hiện trường và cán bộ phòng phân tích
- Thiếu trang thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc hiện trường và phân tích phòng thí nghiệm
Trang 9- Kinh phí thực hiện chương trình quan trắc còn phụ thuộc vào dự toàn thu chi ngân sách hàng năm do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phân bổ
Yêu cầu trong trường hợp mà nguồn lực không đủ để quan trắc hết tất cả các điểm theo chương trình thì lúc đó việc lựa chọn các điểm quan trắc được thực hiện theo thứ tự ưu tiên, đồng thời kế hoạch quan trắc cũng phải được cân nhắc điều chỉnh
3.1.3.3 Phân tích dữ liệu và lập báo cáo
Để đáp ứng mục tiêu quan trắc chất lượng nước, công tác phân tích dữ liệu và lập báo cáo được thực hiện theo đúng quy trình bao gồm: kiểm tra số liệu, xử lý thống kê, nhận xét kết quả và báo cáo kết quả quan trắc
3.2 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA PHẬN HÀ NỘI
Trước những vấn đề tồn tại trong công tác quan trắc chất lượng nước sông Hồng, để đạt được hiệu quả trong hoạt động quản lý lưu vực và đạt được mục đích mà chương trình quan trắc đề ra đòi hỏi phải có các bước thay đổi trong thiết kế chương trình quan trắc, thực hiện chương trình quan trắc và phương pháp phân tích dữ liệu, lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường Trong tài liệu Hướng dẫn thiết kế hệ thống quan trắc chất lượng nước lưu vực sông (SCOWEM 2011 – 2013) đã đề xuất quy trình xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước nhằm quản lý lưu vực sông mà chúng tôi cho là phù hợp
3.2.1 Thiết kế chương trình quan trắc
3.2.1.1 Các thông tin liên quan để xây dựng chương trình quan trắc
Các thông tin cần thiết để thiết kế chương trình quan trắc môi trường nước sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Hà Nội được chúng tôi sử dụng bao gồm: cấu trúc hệ thống dòng chảy sông, tình hình sử dụng đất dọc theo dòng sông, vị trí các trạm lấy nước, các trạm bơm tiêu nước và nước thải, các nguồn ô nhiễm dọc theo dòng sông, các điều kiện khí hậu khu vực, chế độ thủy văn của dòng sông Các thông tin quan trọng đã được thu thập trình bày trong các phần dưới đây là cơ sở để xác định vị trí các điểm quan trắc và tần suất quan trắc
Cấu trúc hệ thống dòng chảy sông Hồng
Sông Hồng thuộc địa phận thành phố Hà Nội bắt đầu tại xã Phong Vân, huyện Ba Vì tại điểm hợp lưu của sông Đà và sông Thao (tên gọi sông Hồng đoạn từ Lào Cai đến ngã ba Việt Trì) Sông Hồng trong địa phận Hà Nội chỉ có thể nhận nước từ các phụ lưu lớn như sông Lô, sông Đà, nước từ vùng bờ bãi ven sông ngoài đê, và qua các trạm bơm tiêu Trong khi đó, nguồn nước sông Hồng được phân cho sông Đáy qua cống Cẩm Đình, sông Đuống, sông Nhuệ qua cống Liên Mạc, cho hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải qua cống Xuân Quan và cung cấp cho hệ thống thủy lợi nông nghiệp qua các trạm bơm thủy nông
Tình hình sử dụng đất
Sông Hồng trong địa phận thành phố Hà Nội chảy qua các khu vực có hoạt động công nghiệp và dân cư chính là thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), thị xã Sơn Tây và khu vực nội thành Hà Nội Các vùng còn lại dọc sông Hồng chủ yếu là vùng nông nghiệp trồng lúa nước Sông Hồng có thể nhận nguồn thải từ các vùng nông nghiệp này qua các trạm bơm tiêu
Vị trí các trạm lấy nước thủy nông
Dọc sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Hà Nội và các đoạn cuối của sông Đà và sông Lô có khoảng 15 điểm lấy nước chính bao gồm 12 trạm bơm và 3 cống lấy nước chủ yếu để phục vụ nhu cầu cấp nước nông nghiệp
Các trạm bơm tiêu nước và nước thải vào sông Hồng
Dọc sông Hồng hiện nay có 5 trạm bơm tiêu nước và nước thải ra sông Hồng và dự kiến sẽ xây mới thêm 7 trạm bơm tiêu mới được xây dựng theo quy hoạch trong QĐ1590/QĐ-TTg
Các cơ sở ô nhiễm dọc sông Hồng
Kết quả khảo sát dọc theo sông Hồng địa phận Hà Nội có 21 cơ sở công nghiệp có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước dọc sông Hồng, đặc biệt là các cơ sở công
Trang 10nghiệp nằm dọc sông thuộc địa phận thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, 21 nguồn ô nhiễm tiềm năng nằm ngoài đê và các cảng dọc sông Hồng
Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy sông
Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước trong sông
Vì vậy, khi lập chương trình quan trắc cũng như khi đi lấy mẫu, đánh giá kết quả phân tích, chúng tôi quan tâm đến sự phân mùa của khu vực nghiên cứu cũng như các điều kiện khí
tượng, thủy văn liên quan 3.2.1.2 Xác định địa điểm và vị trí quan trắc
Các điểm quan trắc chất lượng nước được chia thành 3 loại bao gồm các điểm tham chiếu, các điểm kiểm soát ô nhiễm và các điểm kiểm soát việc sử dụng nước
Dựa trên các mục đích và nguyên tắc chọn điểm này và các đặc điểm của sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội như đã trình bày ở trên (vd: mục đích sử dụng đất, vị trí trạm lấy nước, nguồn xả nước thải, vị trí các trạm thủy văn, vv…), chương trình được thiết
kế để đặt 20 điểm quan trắc trên sông Hồng và 1 điểm quan trắc trên sông Đà Các vị trí quan trắc được xác định địa điểm, tọa độ cụ thể, cũng như miêu tả chi tiết và mục đích quan trắc của từng điểm quan trắc
3.2.1.3 Thời gian và tần suất quan trắc
Theo thông tư 29/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường tần suất quan trắc tác động tối thiểu là 1 lần/quý Dựa trên dữ kiện chế độ lưu lượng dòng chảy sông, biểu
đồ lượng mưa khu vực thành phố Hà Nội, và hướng dẫn của thông tư 29, tần suất quan trắc sông Hồng được đề xuất là 4 lần/năm, với 2 lần lấy mẫu vào mùa mưa và 2 lần vào mùa khô
Cụ thể, thời gian lấy mẫu được đề xuất là vào các tháng 2 (quý I), 4 (quý II), 7 (quý III), và
10 (quý IV)
3.2.2 Thực hiện chương trình quan trắc
Theo mục đích và nguyên tắc chọn điểm, các vị trí quan trắc bao gồm các điểm tham chiếu, các điểm kiểm soát ô nhiễm và các điểm kiểm soát việc sử dụng nước Trong trường hợp mà nguồn lực không đủ để quan trắc hết tất cả các điểm như đã đề xuất trong chương trình thì tùy thuộc vào loại hình các điểm quan trắc, mức độ ưu tiên được phân loại khác nhau được đề cập trong Bảng 3.1
Bảng 3.1: Mức độ ưu tiên các điểm quan trắc chất lượng nước
TT Mức độ ưu tiên Các điểm tham chiếu Các điểm kiểm soát ô nhiễm Các điểm kiểm soát
việc sử dụng nước
1 Ưu tiên cao
nhất
(1) Thượng lưu của dòng chính
(2) Điểm đo lưu lượng nước hoặc mực nước
(3) Trước và sau ngã ba sông của nhánh sông đi qua khu vực trọng điểm (4) Ranh giới tỉnh
(1) Các khu vực trọng điểm và các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng xả chất thải có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn chất lượng nước
(2) Khu vực trọng điểm có khả năng xả chất thải nồng độ cao hơn tiêu chuẩn chất lượng nước
(3) Các nguồn ô nhiễm được kiểm soát bởi các văn bản pháp luật liên quan như Quyết định 64/2003/QĐ - TTg
(1) Các điểm lấy nước uống và nước sinh hoạt
(2) Các điểm lấy nước tưới tiêu
2 Ưu tiên thứ
hai
(1) Trước và sau điểm hợp lưu của nhánh sông không
đi qua khu vực trọng điểm
(1) Các khu vực trọng điểm và các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng khác ngoài các khu vực nói trên
(1) Các điểm lấy nước thải công nghiệp