Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Lê Mạnh Tiến Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS. ngành: Địa chính; Mã số: 60 44 80 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Tuấn Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tổng quan về đăng ký biến động quyền sử dụng đất ở nước ta. Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng công tác đăng ký biến động sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy. Đề xuất một số giải pháp: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai; Hiện đại hóa và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính trong đăng kí biến động sử dụng đất; Nâng cao chất lượng tổ chức cán bộ; Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đăng kí biến động sử dụng đất nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy. Keywords. Địa chính; Quyền sử dụng đất; Hà Nội Content 1. Tính cấp thiết: Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Thực tế đó làm cho quá trình sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều biến động. Do đó, để quản lý đất đai có hiệu quả thì vấn đề đăng ký đất đai nói chung và đăng ký biến động sử dụng đất nói riêng là một trong những nội dung hết sức quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đăng ký biến động sử dụng đất tuy chỉ là một thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm cập nhật thông tin về đất đai để đảm bảo cho hệ thống hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội phát triển trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, nhưng nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về cơ sở pháp lý và những quan hệ xã hội đảm bảo quyền lợi hợp pháp và cuộc sống thiết thực của mọi tổ chức và cá nhân, vì vậy được mọi người rất quan tâm. Làm tốt công tác đăng ký biến động sử dụng đất sẽ giúp cho Nhà nước có cơ sở quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập được mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong thực tế, trong nhiều trường hợp, vấn đề đăng ký biến động sử dụng đất của cả nước nói chung và của quận Cầu Giấy nói riêng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Mặc dù là một quận nội thành và đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, các quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng nhưng việc cập nhật thông tin các biến động về đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, thường xuyên mà nguyên nhân chủ yếu là do lượng cán bộ mỏng; dữ liệu bản đồ và dữ liệu hồ sơ chưa được liên kết với nhau nên dẫn đến sự không đồng bộ trong quá trình cập nhật biến động; và hơn nữa là chưa có sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ thông tin nên việc cập nhật biến động còn mang tính thủ công, kém chính xác. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho công tác đăng ký biến động sử dụng đất là phải đa ra mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao c«ng t¸c ®¨ng ký biÕn ®éng quyÒn sö dông ®Êt trong công tác quản lý đất đai. Trước thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động quyền sử dung đất tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Làm rõ thực trạng công tác đăng ký biến động sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƢỚC TA 1.1. Vai trò của công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm đăng ký đất đai và đăng ký biến động sử dụng đất Đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là thủ tục hành chính do nhà nước quy định và tổ chức thực hiện, có tính bắt buộc đối với mọi người sử dụng đất; nó thực hiện đồng thời cả hai việc: vừa ghi vào hồ sơ địa chính của cơ quan nhà nước để phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà nước đối với đất đai theo quy hoạch và pháp luật, vừa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. 1.1.2. Vai trò của đăng ký biến động sử dụng đất đối với công tác quản lý đất đai Công tác đăng ký biến động sẽ trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Công tác đăng ký biến động trợ giúp công tác quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất là một trong ba công cụ quan trọng để quản lý sử dụng đất ở cả cấp vi mô và vĩ mô 1.1.3. Vai trò của đăng ký biến động sử dụng đất đối với công tác quản lý thị trường bất động sản. Công tác đăng ký biến động không chỉ phục vụ cho công tác quản lý đất đai mà nó còn trợ giúp quản lý thị trường bất động sản. 1.2. Tổng quan cơ sở pháp lý của đăng ký biến động sử dụng đất từ sau khi có Luật đất đai 1993. 1.2.1 Những quy định pháp lý chủ yếu về đăng ký biến động sử dụng đất của Luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật 1.2.2 Những quy định pháp lý chủ yếu về đăng ký biến động sử dụng đất của Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới luật 1.3 Nội dung đăng ký biến động sử dụng đất theo pháp luật đất đai hiện hành. 1.3.1. Thay đổi về chủ sử dụng: - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất. - Thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất. - Nhận quyền sử dụng đất do xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất. - Nhận quyền sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án. - Thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao [4] 1.3.2. Người sử dụng đất thực hiện các quyền: - Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất. - Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành tư cách pháp nhân mới trên cả thửa. - Góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành tư cách pháp nhân mới trên cả thửa. - Người sử dụng đất đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào GCN đã cấp. - Người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất trong số các thửa đã được chứng nhận quyền sử dụng trong GCN đã cấp. 1.3.3. Thay đổi về mục đích sử dụng: - Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất ở, đất chuyên dùng, sang mục đích khác của hộ gia đình cá nhân. - Chuyển công năng sử dụng của nhà ở, công trình xây dựng. - Chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép. - Chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép. 1.3.4. Thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, thông tin về thửa đất và các tài sản gắn liền với đất: - Giảm diện tích sử dụng đất do sạt lở tự nhiên. - Tách một thửa đất thành nhiều thửa đất (tách thửa) hoặc hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất(hợp thửa). - Hình thành thửa mới do chuyển đổi mục đích sử dụng từ một phần thửa đất cũ, Nhà nước thu hồi một phần thửa đất. - Thay đổi thông tin về thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính - Thay đổi thông tin về số hiệu thửa, tên đơn vị hành chính nơi có thửa đất, tài sản gắn liền với đất. - Thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà, công trình. - Thay đổi diện tích, nguồn gốc tạo lập, hồ sơ giao rừng sản xuất là rừng trồng. 1.3.5. Các trường hợp biến động khác: - Người sử dụng đất đổi tên. - Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. - Có thay đổi về thời hạn sử dụng đất, thời hạn sở hữu tài sản - Có thay đổi về những hạn chế quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất. - Nhà nước thu hồi đất. - GCN đã cấp bị hư hỏng hoặc bị mất. - Đính chính nội dung ghi trên GCN đã cấp có sai sót do việc in hoặc viết GCN - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp đổi GCN đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009. 1.4. Khái quát tình hình đăng ký biến động sử dụng đất ở Việt Nam Với tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như hiện nay thì việc chuyển dịch đất đai là rất thường xuyên và cần thiết. Vì vậy đăng kí biến động đất đai cũng là một yếu tố quan trọng phục vụ cho việc quản lý đất đai, giúp Nhà nước nắm chắc, quản chặt đến từng thửa đất, kiếm soát được những biến động trong thực tế của quan hệ đất đai. 1.5. Nhu cầu tin học hóa công tác đăng ký biến động sử dụng đất. 1.5.1 Sự cần thiết phải tin học hóa công tác đăng ký biến động sử dụng đất 1.5.2. Những khó khăn, trở ngại của quá trình tin học hóa công tác đăng ký biến động sử dụng đất. Những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại cho hệ thống quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký biến động là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng quá trình tin học hóa hệ thống hồ sơ địa chính và đăng ký biến động sẽ gặp phải những khó khăn, trở ngại lớn. Dưới đây, học viên xin nêu ra những khó khăn, trở ngại chính đối với công tác tin học hóa hệ thống quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký biến động ở nước ta. Việc nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác những nguyên nhân này sẽ tạo cơ sở để nâng cao một cách rõ rệt hiệu quả áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ địa chính và đăng ký biến động. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu. 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ● Vị trí địa lý: Quận Cầu Giấy có vị trí nằm ở phía tây Hà Nội, là khu vực có tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, cùng với Mỹ Đình là trung tâm hành chính mới của Hà Nội, phía Bắc giáp với quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm, phía tây giáp với huyện Từ Liêm, phía Đông giáp với quận Ba Đình, quận Đống Đa, quận Tây Hồ, phía nam giáp với quận Thanh Xuân. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của quận. Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh tế đạt khá cao. Trong những năm gần đây, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu giấy bình quân đạt 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64%, Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ công nghiệp, giảm tỉ trọng nghành nông nghiệp. 2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy Do quận Cầu Giấy được thành lập từ việc tách quận Từ Liêm nên công tác quản lý và sử dụng đất tương đối phức tạp ví như việc vẫn còn những phần đất nhỏ thuộc huyện Từ Liêm nhưng trên bản đồ địa chính lại thuộc quận Cầu Giấy, một phần diện tích nhỏ của bệnh viện E-Hoàng Quốc Việt đã thể hiện rõ vấn đề trên. Ngoài ra còn có một số khu vực có tình trạng tương tự, như khu vực Lạc Long Quân, Khuất Duy Tiến, có những vị trí thuộc địa phận các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân nhưng trên bản đồ thuộc quận Cầu Giấy. Do đó cần có sự phân chia ranh giới rõ ràng, tránh tình trạng quản lý chồng chéo. 2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy Phần lớn diện tích đất được sử dụng để xây dựng các công trình khu đô thị mới ở các phường Quan Hoa, Dịch Vọng, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch. Khu vực gần Mai Dịch Cầu Diễn vẫn còn diện tích đất ruộng canh tác bị xé lẻ manh mún, nằm đan xen trong những khu vực đang xây dựng dang dở. 2.2.2 Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy Quận Cầu Giấy đã tiến hành việc tổ chức đo đạc bản đồ địa chính tỉ lệ 1:2000 và 1:5000 nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai, sử dụng đất hợp lý đi đôi với việc quản lý giám sát các công trình xây dựng được dễ dàng. Tiến hành hoàn thiện các hồ sơ kê khai đăng kí nhà ở, đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Nhà ở…), trong năm 2008 đã có 25.685 Giấy chứng nhận được cấp cho các hộ gia đình, cá nhận, 18 Giấy chứng nhận cho các tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có 26.342 hồ sơ đất đã được kê khai chiếm tỉ lệ 96,7%. 2.2.3 Thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. 2.2.3.1 Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết các thủ tục hành chính về nhà, đất năm 2010 Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm mục tiêu quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, từng bước hình thành và phát triển thị trường bất động sản có sự quản lý của Nhà Nước Công tác Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ : Tính đến ngày 21/12/2010, phòng Tài nguyên Môi trường đã thẩm định, trình UBND quận Cầu Giấy ban hành quyết định cấp 5041 Giấy chứng nhận, trong đó: - Cấp Giấy chứng nhận lần đầu: 1427 GCN (trong đó cấp theo Luật đất đai 2003 là 1237 GCN, cấp GCN cho người mua nhà thuộc sở hữu Nhà Nước theo Nghị Định 61/CP là 190 GCN) [8]. - Cấp GCN cho trường hợp biến động về thửa đất là 3614 GCN. Công tác giải quyết thủ tục hành chính về nhà, đất : Tính đến ngày 15/12/2010, phòng Tài nguyên Môi trường đã tiếp nhận và giải quyết 10914 hồ sơ nhà và đất của các hộ sau khi cấp GCN, cụ thể : - Làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ tài chính : 5419 hồ sơ - Trả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : 1611 GCN - Xác nhận đăng ký thế chấp : 2292 hồ sơ - Xác nhận thay đổi nội dung thế chấp : 152 hồ sơ - Xác nhận xóa đăng ký thế chấp : 898 hồ sơ - Đính chính GCN quyền sử dụng đất : 222 hồ sơ - Bổ sung thông tin nhà trong GCN đã cấp : 82 hồ sơ - Lập công văn chuyển nhượng một phần thửa đất : 244 hồ sơ - Ghị nợ tiền sử dụng đất : 22 hồ sơ - Xác nhận nguồn gốc đất để cấp phép xây dựng : 54 hồ sơ (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy năm 2010) 2.2.3.2 Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của hộ gia dình, cá nhân sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010. Kết quả cấp GCN giai đoạn 2006 – 2010 S TT Năm Số Giấy chứng nhận đã cấp Tổng số Cấp theo Luật Đất Đai Cấp theo Nghị Định 90/CP 1 2006 2.910 2.247 663 2 2007 4.052 2.349 1.703 3 2008 4.598 3.119 1.479 4 2009 3.344 2.222 1.122 5 2010 5.041 4.851 190 (Nguồn : Báo Cáo tình hình quản lý và công tác phát triển nhà trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2006 – 2009; Báo cáo tình hình hoạt động của phòng Tài Nguyên và Môi Trường năm 2010) 2.3. Đánh giá thực trạng công tác đăng ký biến động sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy 2.3.1 Thực trạng công tác đăng ký thay đổi về quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng, chia tách quyền sử dụng đất) Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất tại quận Cầu Giấy từ năm 2005 – 2010 (Đơn vị:vụ) STT Tên phƣờng Tổng số Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Yên Hòa 1773 124 199 298 409 432 311 2 Trung Hòa 1780 104 204 287 422 487 276 3 Mai Dịch 1792 110 212 307 415 447 301 4 Nghĩa Tân 1829 126 188 311 507 399 298 5 Nghĩa Đô 1797 121 197 287 450 467 275 6 Dịch Vọng 1823 98 180 302 511 425 307 7 Dịch Vọng Hậu 1812 119 167 304 500 402 320 8 Quan Hoa 2058 200 116 324 522 410 486 Tổng cộng 14664 1002 1463 2420 3736 3469 2574 (Nguồn: Báo cáo của phòng Tài nguyên môi trường quận Cầu Giấy qua các năm) 2.3.2 Thực trạng công tác đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất Tình hình thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất tại quận Cầu Giấy từ năm 2005 – 2010 (Đơn vị:vụ) STT Tên phƣờng Tổng số Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Yên Hòa 1102 121 110 204 320 170 177 2 Trung Hòa 1016 111 98 120 320 199 168 3 Mai Dịch 1262 96 88 249 299 326 204 4 Nghĩa Tân 1273 109 104 169 289 297 305 5 Nghĩa Đô 1131 97 87 179 301 348 119 6 Dịch Vọng 1266 116 64 241 309 259 277 7 Dịch Vọng Hậu 1209 102 114 168 402 223 200 8 Quan Hoa 1226 218 109 117 377 168 237 Tổng cộng 9485 970 774 1447 2617 1990 1687 (Nguồn: Báo cáo của phòng TNMT quận Cầu Giấy qua các năm) 2.3.3 Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính và công tác tin học hóa phục vụ đăng ký biến động quyền sử dụng đất trên địa bàn quận. Do được hình thành từ các phường xã thuộc khu vực nội thành và ngoại thành với các đặc điểm khác nhau, mặt khác do công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền trong những năm trước thời điểm thành lập quận Cầu Giấy bị buông lỏng, thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức. Theo báo cáo của Phòng Địa chính Nhà đất quận Cầu Giấy (nay là phòng Tài nguyên và Môi trường), hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính mà Quận được chuyển giao tại thời điểm thành lập quận không đồng bộ và đầy đủ, một số tài liệu còn thiếu xác nhận về mặt pháp lý. Các bản đồ giải thửa tỷ lệ 1/1000, 1/2000 của các phường thuộc ngoại thành cũ đo vào các năm 1960, 1986 kèm theo sổ mục kê ruộng đất được bàn giao lại từ UBND huyện Từ Liêm nhưng không có đầy đủ dấu xác nhận của các cấp quản lý (bản đồ giải thửa, sổ mục kê đất năm 1960 không có dấu; bản đồ giải thửa, sổ mục kê ruộng đất năm 1986 mới chỉ có dấu của UBND xã). Các phường nội thành không có sổ sách địa chính. 2.3.6 Nhận xét, đánh giá về công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất trên địa bàn quận. Việc đăng kí đất đai nói chung và đăng kí biến động đất đai nói riêng là một công việc rất khó khăn, phức tạp do nước ta vừa trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quản lý đất đai trên phạm vi cả nước đã bị buông lỏng trong một thời gian dài. Và dưới đây là những bất cập, khó khăn tồn tại trong công tác đăng kí biến động quyền sử dụng đất trên địa bàn quận nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung: CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 Quan niệm chung về công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất Việc xây dựng được một hệ thống hồ sơ địa chính hiện đại, chặt chẽ, có hiệu quả, dễ dàng truy cập và cập nhật thông tin với chi phí ít tốn kém nhất sẽ là cơ sở vững chắc cho việc Nhà nước quản lý đất đai theo quy định của pháp luật, xác lập được đầy đủ mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng và với cả các chủ đầu tư, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. 3.2 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai - Trong việc quản lý và sử dụng quỹ đất thường xảy ra mâu thuẫn nên nhà nước đã ban hành nhiều nghị định, thông tư nhằm giải quyết các mẫu thuẫn đó. Nhưng do các thông tư, nghị định chỉ được ban hành trong thời gian ngắn để giải quyết nhanh các mâu thuẫn phát sinh nên chưa có tính đồng bộ, thống nhất với nhau, từ đó dẫn đến việc khai thác kém hiệu quả quỹ đất được nhà nước giao. Các bộ luật như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật đầu tư, Luâ ̣ t Khiếu na ̣ i, tố ca ́ o,… và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành thay đổi liên tục và tồn tại một số mâu thuẫn gây khó khăn trong việc lập hồ sơ đăng ký, cấp GCNQSDĐ, từ đó ảnh hưởng đến việc thiết lập CSDL địa chính. 3.2.2. Hiện đại hóa và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính Qua tìm hiểu tình hình thực tế của quận cho thấy để phục vụ cho công tác đăng ký đất đai nói chung và đăng kí biến động sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn quận theo định hướng sau: - Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Xây dựng và hoàn thiện chính sách thương mại hóa thông tin đất đai làm cơ sở thực hiện tự chủ tài chính đối với các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin. - Xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hiện đại, thành một bộ phận của Hệ thống Dữ liệu Quốc gia, do một hệ thống cơ quan đăng ký thống nhất thực hiện. - Cập nhật biến động sử dụng đất lên bản đồ địa chính thường xuyên và chuyển về dạng số để quản lý. Những khu vực có biến động nhiều cần tiến hành đo đạc mới lập bản đồ địa chính chính quy. - Tiến hành lập và hoàn thiện hệ thống bản đồ hiện trạng đầy đủ, chính xác, thống nhất, chỉ tiết đến từng thửa đất. - Thiết lập hệ thống sổ sách (sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động) đầy đủ, theo đúng hướng dẫn và quy định hiện hành. - Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai của quận. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính trong đăng kí biến động sử dụng đất Để đăng kí biến động sử dụng đất, các chủ sử dụng, chủ sở hữu phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính với nhiều nội dung khác nhau 3.2.4. Nâng cao chất lượng tổ chức cán bộ Vai trò của cán bộ địa chính có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống tổ chức ngành Địa chính nước ta, cán bộ địa chính hoạt động tốt là điều kiện để toàn ngành hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy, yêu cầu kiện toàn đội ngũ này là một bức xúc và cần được quan tâm đúng mức trong giai đoạn hiện nay. 3.2.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đăng kí biến động sử dụng đất Ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý đất đai mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, là xu thế phổ biến trên thế giới hiện nay References Tiếng Việt 1. Đào Xuân Bái (2005), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Trần Quốc Bình, Tập bài giảng hệ thông tin đất đai (LIS), trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên Môi trường (2004), Thông tư 29/2004/TT-BTNMT, về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ Địa chính. 4. Bộ Tài nguyên Môi trường (2007), Thông tư 09/2007/TT-BTNMT, về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ Địa chính. 5. Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 6. Thái Thị Quỳnh Như (2007), Bài giảng Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Trung tâm viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Hướng dẫn sử dụng phần mềm ViLIS 2.0, Hà Nội. 8. UBND Quận Cầu Giấy, Báo cáo tình hình quản lý đất đai của quận Cầu Giấy các năm từ 2000 đến 2010. Hà Nội. Tiếng Anh 1. Arco Groothedde, Christiaan Lemmen, Paul van der Molen, Peter van Oosterom, A standardized land administration domain model as part of the (spatial). 2. Clarissa Augustinus, Kenya, Christiaan Lemmen and Peter Van Oosterom (2009), Social Tenure Domain Model Requirements from the Perspective of Pro-Poor Land Management, The Netherlands. 3. Jürg Kaufmann, Daniel Steudler (1998), Cadastral 2014 – A Vision for a future cadastral system. FIG Commission 7. 4. International Organization for Standardization (2011), ISO/DIS 19152, Geographic information, Land Administration Domain Model (LADM). 5. Rik Wouters (2010), Lessons on the development of land administration system – its contribution to the socio-economic development in the Netherlands and challenges to reach E-land administration, Kadaster International Cadastre, Land registry and Mapping Agency. 6. Sparx Systems (2007), Using UML Part one – structural modeling diagrams. Các trang Web 7. http://cpi.transparency.org/cpi2011/results/#CountryResults 8. http://vinhlong.lis.vn/ 9. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=38&ID=111191&Co de=HNEJ111191 . Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội . thực tế trên, tôi đã chọn đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký biến động quyền sử dung đất tại quận Cầu