Nghiên cứuhiệntrạng chất lượngnướcsông
Công đoạntừhạlưuhồNúiCốcđếnđiểmhợp
lưu sôngCầuvàđềxuấtgiảiphápbảovệ
Phạm Thị Thanh Thúy
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Xác định được hiệntrạngvà diễn biến chấtlượngnướcSông Công. Đánh
giá khả năng chịu tải của dòng sôngvà các sức ép của phát triển kinh tế - xã hội, của
các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm ngư nghiệp lên môi
trường nướcSông Công. Từ đó đềxuất các giảiphápbảovệ môi trường nước vùng
Sông Công.
Keywords. Khoa học môi trường; Chấtlượng nước; Hạ lưu; Hợp lưu; HồNúi Cốc;
Sông Công
Content
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sốngvà là nguồn tự nhiên có
khả năng tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. Nước được dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và tạo cảnh quan môi trường. Hầu hết các hoạt
động trên đều cần nước ngọt. Theo J.A. Jonnes, 97,41% thể tích nước Trái Đất nằm trong
biển và đại dương, 1,98% trong băng tuyết hai cực, núi cao, còn lại 0,61% nằm rải rác trong
không khí và các thuỷ vực mặt, ngầm ở lục địa [11].
Hệ thống sông suối của Việt Nam khá phát triển, nhưng phân bố không đều. Mật độ
trung bình 0,6 km/km, lớn nhất 2 - 4 km/km ở châu thổ sông Hồng - Thái Bình vàCửu Long,
do nhu cầu tiêu thoát nước lớn trong khi địa hình bằng phẳng, biên độ triều lớn và khả năng
can thiệp của con người cao [5]. Mật độ sông suối lớn tạo ra những thuận lợi cho đối tượng
trực tiếp dùng nước, tạo điều kiện phát triển giao thông thủy.
Cùng với sự phát triển đất nước theo hướng CNH – HĐH, quá trình đô thị hoá diễn ra
mạnh mẽ, môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đang bị tác động rất lớn. Chất
lượng nước các con sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời khả năng tiếp nhận chất
thải của chúng cũng bị mất dần như sông Nhuệ, Tô Lịch, sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn,…vùng thượng lưu cũng như hạlưu các con sông đã chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt
động sinh hoạt, y tế, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp vàcông nghiệp… từ các tỉnh trong
lưu vực sông [2].
Sông Công là một chi lưu của sông Cầu. SôngCông bắt nguồn từ vùng Ba Lá, huyện
Định Hóa, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Môi trường nướcsôngCông đang có biểu
hiện bị ô nhiễm do nguồn thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuấtcông nghiệp,
dịch vụ chủ yếu qua khu vực thị xã sông Công. Với vai trò trong việc phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh Thái Nguyên, việc bảovệ tổng thể môi trường nướcsôngCông là hết sức cần thiết.
Trước những yêu cầuvề việc bảovệ môi trường nướcsông Công, chúng tôi thực hiện
đề tài “Nghiên cứuhiệntrạng chất lượngnướcsôngCôngđoạntừhạlưuHồNúiCốcđến
điểm hợplưusôngCầuvàđềxuấtgiảiphápbảo vệ”, với mục tiêu sau:
Đánh giá hiệntrạngvà diễn biến chấtlượngnướcSông Công.
Đánh giá khả năng chịu tải của dòng sông.
Đánh giá các sức ép của phát triển kinh tế - xã hội, của các hoạt động công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm ngư nghiệp lên môi trường nướcSông Công; trên cơ sở đó
đề xuất các giảiphápbảovệ môi trường nước vùng Sông Công.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
2.1. Đối tƣợng nghiêncứu
Sông Công là phụ lưu lớn nhất trong số 26 phụ lưu ra nhập sôngCầu chạy dọc theo
chân núi Tam Đảo dòng sông bị ngăn lại ở huyện Đại Từ tạo thành hồnúi Cốc. SôngCông có
chiều dài từ nguồn đến đập NúiCốc là 54km vàđến cửa ra nơi nhập lưu với sôngCầu là
95km, có tổng diện tích lưu vực sôngCông là 951km
2
, tính đến đập NúiCốc là 536km
2
.
Nước mặt trên sôngCông có diễn biến ngày càng phức tạp hơn nên tác giả đã chọn đối tượng
nghiên cứu là nước mặt sôngCông khu vực từhạlưuhồNúiCốcđếnđiểmhợplưu với sông
Cầu.
2.2. Phƣơng phápnghiêncứu
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng các tài liệu đã có tại Khu công nghiệp sông Công, Phòng Tài nguyên và môi
trường của thị xã sông Công, huyện Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Phƣơng điều tra, phỏng vấn ngoài thực địa
Áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc, phỏng vấn người dân sinh sống tại
khu vực xung quanh khu công nghiệp và các cán bộ quản lý môi trường tại địa phương nhằm
xác định rõ hiệntrạngvà các tác động môi trường.
2.2.3. Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Gồm các hoạt động khảo sát hiện trường, lấy mẫu thực tế. Qua khảo sát thực tế tại
các điểm dự kiến lấy mẫu, qua các yêu cầuvềchấtlượng mẫu và các chỉ tiêu cần phân tích.
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu, vẽ đồ thị và tính tương quan bằng sử dụng phần mềm excel.
- Phương pháp đánh giá chấtlượng môi trường nước: giá trị của các thông số phân tích
được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như: QCVN 08:2008/BTNMT và WQI. Đối với
QCVN 08:2008/BTNMT có 4 mức quy định, học viên sẽ so sánh giá trị các thông số với một mức
gần nhất.
2.3.5. Tính toán WQI
Theo Quyết định số 879 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Môi trường
2.3.6. Ƣớc tính thải lƣợng ô nhiễm
Tính thải lượng từng loại nguồn thải trong một đơn vị thời gian.
Theo đó lượng thải của một đối tượng phát thải được tính bằng công thức:
Q
pt
= V x F
Trong đó:
- Q
pt
: là thải lượng (tính bằng kg, gam chất thải)
- V: đơn vị của nguồn phát thải (số dân, vật nuôi hoặc diện tích khu đô thị )
- F: là hệ số phát thải trên mỗi đơn vị nguồn phát thải trong một đơn vị thời gian (gam
hoặc kg trên mỗi đơn vị nguồn phát thải trong một khoảng thời gian là ngày hoặc năm ). Hệ
số phát thải được tra cứu tại Assessment of Sources of Air, water and land Polution – WHO
1993.
Ước tính tổng thải lượng ô nhiễm
Tổng lượng thải phát sinh trên lưu vực một con sông hay một hồnước không xâm
nhập toàn bộ 100% vào môi trường nước. Phần lớn thải lượng bị tự phân huỷ trên bề mặt do
quá trình làm sạch tự nhiên, bị hấp thụ vào thực vật hoặc bị giữ lại khi ngấm vào đất. Tỷ lệ
phần chấtchất ô nhiễm xâm nhập môi trường nước được gọi là hệ số chảy tràn (run-off
coefficient). (Nguồn: Nghiêncứu quản lý môi trường nước các lưu vực sông Việt Nam-JICA
2010) [3].
Lượng thải xâm nhập môi trường nướclưu vực sôngCông khu vực nghiêncứu được
tính như sau:
Q
tổng
= R
sinh hoạt
x (Q
pt
sinh hoạt) + R
chăn nuôi
x (Q
pt
chăn nuôi) + R
nông nghiêp
x (Q
pt
nông
nghiệp) + +R
cơ sở
x (Q
pt
cơ sở)
3. KẾT QUẢ NGHIÊNCỨUVÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiệntrạngchất lƣợng nƣớc sôngCôngvà các phụ lƣu của sôngCông
Diễn biến kết quả quan trắc hiệntrạngchấtlượngnướcsôngCôngvà phụ lưuSôngCông
đoạn từhạlưuhồNúiCốctừ năm 2005 đến năm 2011 cho thấy:
Sông CôngđoạntừhạlưuhồNúiCốcđếnđiểmhợplưusôngCầu
Hầu hết các thông số quan trắc trong nước mặt sôngCông không biến động lớn giữa
mùa khô và mùa mưa. Chấtlượngnước giảm dần về phía hạ lưu. Giá trị BOD
5
của năm 2011
giảm so với các năm trước. Hàm lượng TSS trung bình năm 2009, 2010 và 2011 luôn cao tại
Cầu Đa Phúc, sôngCông sau điểmhợplưu với suối tiếp nhận nước thải bãi rác Nam Sơn và
vượt QCVN 08:2008/BTNMT mức B1. Hàm lượng TSS năm 2011 tăng lên so với năm 2010.
Nguyên nhân ô nhiễm TSS tại Cầu Đa Phúc, sôngCông sau điểmhợplưu với suối tiếp nhận
nước thải bãi rác Nam Sơn thường xuyên có hoạt động khai thác cát sỏi, giao thông thuỷ dẫn
đến hàm lượng TSS trong nướcsông tăng cao.
Từ năm 2010-2011 diễn biến chấtlượngnướcsôngCông đang có xu hướng tốt dần lên do
có sự kiểm soát chặt chẽ chấtlượng các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản
và các hoạt động dân sinh khác trước khi đổ thải xuống sông.
Các phụ lưu của sôngCông
Các phụ lưusôngCông gồm suối suối Cầu Tây, suối Đầu Trâu, suối Hai Huyện ô
nhiễm hợpchất hữu cơ theo QCVN 08:2008/BTNMT mức A2. Chấtlượngnước tại các phụ
lưu này không đảm bảo sử dụng mục đích sinh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sử dụng mục đích
tưới tiêu thủy lợi.
Suối Đắc Sơn ô nhiễm cao hợpchất hữu cơ, amoni.
Suối La Cấm ô nhiễm cao hợpchất hữu cơ, amoni, chất rắn lơ lửng, coliform.
3.2. Tính toán WQI cho sôngCôngđoạntừhạ lƣu hồNúiCốcđếnđiểmhợp lƣu
sông Cầu
3.2.1. So sánh WQI giữa mùa khô và mùa mƣa
Chất lượngnước dọc sôngCông vào mùa khô và mùa mưa biến động không nhiều.
Riêng 3 vị trí là Cầu Đa Phúc, cầu Bến Đẫm và sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn
100m vào mùa khô bị ô nhiễm hơn mùa mưa do có sự pha loãng của dòng chảy. Chấtlượng
nước sôngCông tại vị trí cầu Đa Phúc chỉ đáp ứng cho mục đích giao thông thủy và các mục
đích tương đương khác. Vị trí sau điểm xả suối chảy qua bãi rác Nam Sơn 100m chấtlượng
nước chỉ sử dụng được cho mục đích tưới tiêu. Theo chiều dòng chảy thì chấtlượngnước
sông Công giảm dần về phía hạ lưu.
Chất lượngnước thuộc các phụ lưu của sôngCôngđoạntừhạlưuhồNúiCốcđến
điểm hợplưusôngCầu vào mùa mưa có chấtlượng không tốt bằng mùa khô. Nguyên nhân
do tại các phụ lưu ít chịu tác động của các nguồn thải lớn, vào mùa khô nước sẽ tốt hơn mùa
mưa do khi mưa xuống có sự xáo trộn dòng chảy lớn làm tăng hàm hàm lượng các chất gây ô
nhiễm đã lắng đọng lâu ngày. Riêng tại suối Đắc Sơn chấtlượngnước vào mùa mưa tốt hơn
mùa khô là do tại đây diễn ra nhiều hoạt động khai thác cát sỏi. Chấtlượngnước tại hầu hết
các phụ lưu đáp ứng được mục đích sinh hoạt có WQI dao động từ 84 - 96. Ngoại trừ vị trí
suối La Cấm bị ô nhiễm nghiêm trọng , điểm tại suối Đắc Sơn có chấtlượngnước sử dụng
được cho mục đích tưới tiêu. Nguyên nhân gây ô nhiễm của suối La Cấm là suối tiếp nhận
toàn bộ nước thải của thị xã sông Công.
3.2.2 So sánh chỉ số WQI trung bình qua các năm
Theo kết quả tính WQI năm 2010 tỉ lệ mẫu nước ô nhiễm không thể sử dụng cho mục
đích nào chiếm 14,29% thì đến năm 2011 tỉ lệ này là 0%, tỉ lệ mẫu có chấtlượngnước dùng
cho mục đích sinh hoạt (76-92) đạt 42,86% vào năm 2010 thì đến năm 2011 tỉ lệ này là
57,14. Có được kết quả khả quan như vậy là do các cơ quan ban ngành đã chú trọng hơn vào
công tác bảovệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải.
WQI trung bình qua các năm của sôngCôngđoạntừhạlưuhồNúiCốcđếnđiểmhợp
lưu sôngCầu cho thấy chấtlượngnướcsôngCông có dấu hiện ô nhiễm từ năm 2008-2010.
Đến năm 2011 chấtlượngnước có tốt hơn nhưng càng về phía hạlưu thì mức độ ô nhiễm
càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do phần hạlưusông tập trung đông dân cư và dòng chảy
cũng không lớn. Chấtlượngnướcsông vào mùa khô và mùa mưa cũng không có nhiều khác
biệt lớn.
3.3. Đánh giá sức chịu tải và khả năng tiếp nhận nƣớc thải của sôngCông
Khả năng tiếp nhận tại vị trí: NM-1: đập HồNúi Cốc; NM-6: cầu Bến Đẫm, Đắc Sơn,
Phổ Yên khả năng tiếp nhận chất thải ở mức trung bình.
Vị trí NM-2: trạm bơm nước của nhà máy nướcSông Công, NM-4: Sau điểm xả suối
tiếp nhận nước thải của thị xã SôngCông 200m; NM-5: Sau điểm xả suối chảy qua bãi rác
Nam Sơn 100m khả năng tiếp nhận chất thải ở mức kém.
Vị trí NM-3: sau điểm xả suối tiếp nhận nước rác Đá Mài 100; NM-7: cầu Đa Phúc có
khả năng tiếp nhận chất thải ở mức rất kém.
3.4. Tính toán thải lƣợng ô nhiễm thải ra lƣu vực sôngCông
Với tổng thải lượng ô nhiễm năm 2010 là BOD
5
(8154,8416kg/ngày); TSS
(9359,906kg/ngày); N (15228,26kg/ngày); P (812,8525kg/ngày) cho chúng ta con số không
phải là nhỏ. Với mức độ tăng trưởng kinh tế, dân số ngày càng tăng thì áp lực đếnchấtlượng
nước sông là rất lớn. Để hạn chế thải lượng ô nhiễm ra sôngCông ngày một nhiều thì các nhà
chức năng cần phải tích cực hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đềvề môi trường, kiểm soát
chặt chẽ các nguồn thải vào sông Công.
3.5. Đềxuấtgiảiphápbảovệchất lƣợng nƣớc sôngCông
3.5.1. Giảipháp quy hoạch
Tiến hành giải tỏa các hộ lấn chiếm đất đai hai bên bờ sông sẽ làm giảm bớt lượng
chất thải xã trực tiếp vào dòng sông.
Lập dự án quy hoạch, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu thị xã sôngCông
và huyện Phổ Yên.
Tái bố trí các cơ sở sản xuấtcông nghiệp chủ yếu là khu vực dọc sôngCôngvà khu
vực thị xã Sông Công.
Giải tỏa các hộ dân ven sông, xây dựng hành lang kỹ thuật dọc hai bên tuyến sông với
dãi cây xanh cạnh bờ sông. Kiểm soát các hoạt động đổ thải, san lấp mặt bằng lấn chiếm
dòng chảy các sông, suối.
Quy hoạch khôi phục cảnh quan tự nhiên dọc sôngCông
Quy hoạch khai thác rừng, trồng rừng theo các giai đoạn; bảovệ nghiêm ngặt rừng
phòng hộ, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn.
3.5.2. Giảipháp quản lý
Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chương trình kiểm soát nguồn thải của các
nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh thải trực tiếp ra sôngCôngvà các nhánh sông suối.
Đẩy mạnh các hoạt động quản lý về môi trường như công bố công khai các hành vi vi
phạm vềpháp luật vềbảovệ môi trường trên khu vực, phổ biến thông tin rộng rãi về môi
trường; phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân đối với việc tham gia,
giám sát công tác bảovệ môi trường.
Thực hiện các biện pháp buộc đóng cửa, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong các thủ tục cấp phép và thẩm định về môi
trường, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong khâu xác nhận hoàn thành công trình bảovệ
môi trường, cấp phép xả nước thải và cấp phép khai thác nước đối với các dự án đầu tư mới trước
khi chính thức vận hành sản xuất.
Đề nghị tất cả các cơ sở chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm lập phương án bảovệ môi
trường (BVMT) cho cơ sở mình.
3.5.3. Giáo dục cộng đồng
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của các chủ cơ sở:
- Nâng cao nhận thức BVMT của các chủ cơ sở sản xuất thông qua các chương trình
đào tạo, tập huấn tập trung vềcông tác BVMT cho các chủ cơ sở.
- Dùng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí,
tập san, sổ tay để phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức về BVMT cho chủ các cơ sở.
Đối với người dân khu vực:
- Lồng ghép các vấn đề môi trường vào các chương trình xã hội như: chương
trình tình nguyện mùa hè xanh, chương trình giáo dục cộng đồng… Tổ chức các chiến dịch
tổng vệ sinh BVMT quanh lưu vực sông thông qua các hoạt động tuần lễ sạch và xanh, ngày
chủ nhật xanh…
- Tại mỗi tổ dân phố cần thường xuyên tổ chức các buổi lao động tập thể vệ sinh
đường làng ngõ xóm.
- Thông tin thường xuyên và kịp thời các vấn đề môi trường trong khu vực và đưa ra
các vấn đề môi trường vào thảo luận trong các cuộc họp tổ dân phố, thiết lập các hộp thư thu
nhận phản ánh và các sáng kiến về môi trường của người dân.
- Xây dựng cuộc sống văn minh vàvệ sinh trong dân chúng, giáo dục cho người dân
có ý thức BVMT.
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, phát thanh, báo
chí kể cả các khẩu hiệu, biểu ngữ, áp phích để gia tăng hiệu quả của công tác giáo dục tuyên
truyền, vận động quần chúng tham gia BVMT.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảovệ môi trường.
3.5.4. Giảipháp kỹ thuật
Nghiên cứu xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp sôngCông
và khu thị xã sông Công, huyện Phổ Yên.
Yêu cầu ban quản lý bãi rác Đá Mài xử lý triệt đểnước rỉ rác của bãi rác Đá Mài.
Thu gom và xử lý nước thải các khu công nghiệp đầu nguồn, nước thải sinh hoạt và
chăn nuôi.
Các trại chăn nuôi có quy mô lớn phải thực hiện xử lý nước thải chăn nuôi trước khi
thải ra sông Công.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sông Công nói chung vàSôngCôngđoạntừ sau đập HồNúiCốcđếnđiểmhợplưu với
sông Cầu nói riêng đang bị ảnh hưởng nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau. Trong đó các nguồn
và nguyên nhân gây ô nhiễm chính là: từ hoạt động sinh hoạt, hoạt động y tế, hoạt động sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp và sản xuấtcông nghiệp.
Từ kết quả nghiêncứu của luận văn có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Chất lượngnước mặt sông Cônghiện tại vẫn đảm bảo mục đích sử dụng cho sinh
hoạt ngoại trừ tại vị trí bị ô nhiễm cục bộ bị ảnh hưởng bởi nước rác Đá Mài vàđiểm tại cầu
Đa Phúc do hoạt động giao thông thủy diễn ra mạnh mẽ.
- Phụ lưusôngCông hầu hết vẫn đáp ứng cho mục đích sinh hoạt, ngoại trừ suối La Cấm
bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhận nước thải sinh hoạt từ thị xã Sông Công.
- Theo kết quả tính toán chỉ số chấtlượngnước WQI, chấtlượngnướcsôngCông
đang giảm thấp dần qua các năm từ 2005-2010 do sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và
công nghiệp. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay thì chấtlượngnướcsôngCông có nhiều cải
thiện đáng kể như tỉ lệ mẫu nước ô nhiễm không thể sử dụng cho mục đích nào chiếm
14,29% (năm 2010) thì đến năm 2011 tỉ lệ này là 0%, tỉ lệ mẫu có chấtlượngnước dùng cho
mục đích sinh hoạt (76-92) đạt 42,86% vào năm 2010 thì đến năm 2011 tỉ lệ này là 57,14%.
Có được kết quả khả quan như vậy là do các cơ quan ban ngành đã chú trọng hơn vào công
tác bảovệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải.
- Kết quả nghiêncứu cũng chỉ rõ hơn việc sử dụng chỉ số WQI để đánh giá chấtlượng
nước sông là cần thiết vàdễ dàng cho các nhà quản lý cũng như người dân.
- Qua việc so sánh giữa đánh giá chấtlượngnướcsôngCông với QCVN
08:2008/BTNMT và đánh giá bằng chỉ số WQI cho thấy hai phương pháp là tương đối phù
hợp. Tuy nhiên mỗi phương pháp có một ưu nhược điểm riêng vàhiện tại chỉ số WQI mà đề
tài áp dụng chưa thực sự phù hợp cho nguồn nước bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại khác
như kim loại nặng, CN
-
, hóa chất BVTV….
- Luận văn cũng đã ước lượng thải lượng ô nhiễm đổ vào sôngCôngđoạntừhạlưu
hồ NúiCốcđếnđiểmhợplưusôngCầuvà kết quả cho thấy thải lượng ô nhiễm thải vào sông
Công tương đối lớn.
- Một số giảipháp cụ thể về mặt quản lý, quy hoạch, giáo dục cộng đồng và các biện
pháp kỹ thuật là thực sự cần thiết cho địa bàn nơi mà con sôngCông chảy qua.
Kiến nghị
Như chúng ta đã biết thì tỉnh Thái Nguyên trong tương lai sẽ xây dựng thêm nhiều khu đô
thị và khu công nghiệp về phía thị xã sôngCôngvà khu vực phía Tây huyện Phổ Yên. Áp lực phát
triển kinh tế xã hội đang đè nặng lên các dòng sông.
Đứng trước thực trạng nguồn nướcsôngCông đang có những diễn biến phức tạp chúng ta
cần phải đề ra một số biện phápvà phương hướng thích hợp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm,
suy thoái vàbảovệ tốt lưu vực sôngCông nói chung và khu vực từ đập HồNúiCốc tới điểmhợp
lưu với sôngCầu nói riêng góp phần vào công cuộc phát triển bền vững. Từ những lý do đó tôi có
những kiến nghị sau:
- KCN sôngCôngvà thị xã sôngCông Cần có khu xử lý nước thải tập trung của khu công
nghiệp và khu đô thị đảm bảo yêu cầu trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Đối với chất thải rắn: Cần có biện pháp thu gom tái chế, tuyên truyền người dân không
vứt rác thải sinh hoạt xuống sông suối.
- Tổng Cục môi trường cần tiếp tục nghiêncứu một số mô hình WQI cho các thông số ô
nhiễm khác như ô nhiễm kim loại nặng, dư lượng HCBVTV…
- Đối với cán bộ quản lý môi trường
+ Kiểm tra sát sao các hoạt động bảovệ môi trường của các cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm môi trường.
+ Thực hiện thu phí nước thải đối với những đơn vị xả nước thải ra môi trường.
+ Đầu tư xây dựng sớm hệ thống dự báo ô nhiễm môi trường.
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảovệ môi trường,
bảo vệ nguồn nước.
+ Thường xuyên kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất có biện pháp xử lý và khắc
phục kịp thời. Sớm xây dựng hệ thống cho nước thải đi riêng đối với từng đối tượng cụ thể.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảovệ Môi trường tạo điều kiện giúp các cơ
sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác bảovệ môi trường, tư vấn giúp đỡ trong việc
lấy mẫu nước thải khí thải để đánh giá chấtlượng môi trường từ đó đềxuất những giảipháp
để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất đó gây ra.
References
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước
mặt (QCVN 08:2008/BTNMT), Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường quốc gia 2006: Chấtlượng
nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy và Sài Gòn - Đồng Nai, Tr 1-80.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Nghiêncứu quản lý môi trường nướclưu vực sông
Việt Nam, Báo cáo tổng kết, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.
4. Cục thông kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010.
5. Nguyễn Võ Ngân Châu, Giáo trình Tài nguyên nước Lục địa, 2003, tr. 65 - 66.
6. Đỗ Thị Hà (2010), Nghiêncứu diễn biến vàđềxuất các giảiphápbảovệchấtlượngnước
sông Thị Tính, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Tp.HCM.
7. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung (2003), Hóa học
phân tích phần 2: Các phương pháp phân tích công cụ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Mạnh Hưng, Thủy Châu Tờ, Nguyễn
Minh Cường (2010), Đánh giá chấtlượngnướcsông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ
số chấtlượngnước (WQI), Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 58.
9. Tôn Thất Lãng vàcộng tác viên (2008), Nghiêncứu chỉ số chấtlượngnướcđể đánh giá và phân
vùng chấtlượngnướcsông Hậu, đề tài nghiêncứu khoa học cấp cơ sở.
10. Tôn Thất Lãng vàcộng tác viên (2006), Xây dựng chỉ số chấtlượngnướcđể đánh giá và
quản lý chấtlượngnước hệ thống sông Đồng Nai, Báo cáo hội thảo khoa học lần thứ 10, viện
KH KTTV&MT.
11. Nguyễn Thị Phương Loan (2005), Giáo trình tài nguyên nước, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, tr. 14.
12. Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
13. Phạm Mai Duy Thông (2010), Đánh giá ô nhiễm do nước thải vàđềxuất biện pháp hạn
chế ảnh hưởng tới chấtlượngnướcđoạnsông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận tỉnh Tây
Ninh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia, Tp.HCM.
14. Phòng thống kê huyện Phổ Yên (2011), Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2010.
15. Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê thành phố Thái
Nguyên năm 2010.
16. Phòng thống kê thị xã SôngCông (2011), Niên giám thống kê Thị xã Sông Công.
17. Lê Trình vàcộng sự (2008), Báo cáo Nghiêncứu phân vùng chấtlượngnước theo chỉ số
chất lượngnước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở
vùng Tp.HCM, Tp.HCM.
18. Lâm Minh Triết (2006), Kỹ thuật môi trường, Nhà xuất bản ĐH QG thành phố Hồ Chí
Minh.
19. Tổng cục môi trường (6.2011), Phương pháp tính toán chỉ số chấtlượngnước (WQI) áp
dụng cho các lưu vực sông Việt Nam, Hà Nội.
20. Trường Đại học Thủy lợi (2006), Thuyết minh tính toán thủy văn và điều tiết dòng chảy,
Hà Nội.
21. Tổng cục môi trường (2010),Phương pháp tính toán chỉ số chấtlượngnước WQI.
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng hợp dự án di dời các hộ dân
vùng bán ngập nước tại cao trình 48,25M HồNúi Cốc-Tỉnh Thái Nguyên.
23. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên năm (2005-2011), Báo cáo kết quả quan
trắc hiệntrạng môi trường tỉnh Thái Nguyên.
24. Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (2009), Nghiêncứu xây dựng chỉ số chấtlượngnước
(WQI) phục vụ cho công tác quy hoạch tài nguyên nước, Thiết kế quy hoạch, Tp. Hồ Chí
Minh.
25. www.nea.gov.vn (Website Tổng Cục Môi trường Việt Nam)
Tài liệu tham khảo tiếng anh
26. Alexander S. Kolosovich, Urbanization and Water Quality on the Yamuna River, NRES
400.
27. APHA (2005), Standard methods for the examination of water and waste water, 21st
edition, American Public Health Association, Washington, DC., USA.
28. Bharti N, Katyal.D. (2011), Water quality indices used for surface water vulnerability assessment,
International Journal of Envirometal Sciences, Vol.2, No. 1, India.
29. Bhargava D. S. (1983), Use of water quality index for river classification and zoning of
Ganga river, Environmental Pollution (Series B), 6, pp.51–67.
30. Bhargava D. S. (1985), Water quality variations and control technology of Yamuna river,
Environmental Pollution (Series A), 37, pp.355–376.
31. Deepshikha Sharma • Arun Kansal, Water quality analysis of River Yamuna using water
quality index in the national capital territory, India (2000–2009)
32. Dr. Zulkifli Abdul Rahman (2001), Water Quality Management in Malaysia, Department
of Environment Malaysia.
33. Environmental Monitoring and Assessment (2006), Application of Ccmewater Quality
Index to Monitor Water Quality: A Case of The Mackenzie River Basin, Canada, Canada.
34. Environmental sciences (2009), Water Quality Assessment of Gheshlagh River Using
Water Quality Indices, Vol.6, No.4, Tehran.
35. House, M.A and Newsome, D.H. (1989). The application of a water quality Index to river
management. Water Science Technology 21: 1149-1159.
36. Hülya Boyacioglu (2007), Development of a water quality index based on a European
classification scheme, pp. 101-105, Tahtali.
37. King Country (2007), Water Quality Index for Streams and River, 27 Canter, L.W
(1991), Water pollution index, International Seminar on Environmental assessment and
Management, Scotland, UK.
38. Linstone, H.A & Turoff M. (1975). The Delphi Method: techniques and applications
Addison –Wesley, Reading, Mass.
39. National Center for Environmental Economics (2012), Water Quality Index Aggregation
and Cost BenefitAnalysis Patrick Walsh and William Wheeler, USA.
40. Pham Thi Minh Hanh, Development of Water Quality Indices for Surface Water Quality
Evaluation in Vietnam, Thesis for Ph.D.’s Degree.
41. The Mekong river card on water quality (2009), Assessment of Potential Human Impacts
on Mekong River water quality, Vol. 2.
42. Tyson. J. M. and House M.A. (1989), The application of a water quality Index to
river management. Water Science & Technology 21: 1149-1159.
43. Smith, G. D., (2000), A beter water quality indexing system for rivers and streams. Water
resource, 24 (10), 1337
. Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông
Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp
lưu sông Cầu và đề xuất giải pháp bảo vệ
Phạm Thị. lượng nước sông Công và phụ lưu Sông Công
đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc từ năm 2005 đến năm 2011 cho thấy:
Sông Công đoạn từ hạ lưu hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu