1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu vực trung tâm thành phố thái nguyên tới chất lượng nước sông cầu

16 342 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 404,29 KB

Nội dung

Nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên tới chất lượng nước sông Cầu Nguyễn Thế Giang Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm nước, tác động của nước thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên đến chất lượng nước sông Cầu. Xây dựng cơ sở khoa học giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn nhằm cải thiện chất lượng nước sông Cầu. Cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc định hướng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cho thành phố Thái Nguyên và lưu vực sông Cầu. Keywords: Khoa học môi trường; Bảo vệ môi trường; Ô nhiễm nước; Sông Cầu; Thái Nguyên Content MỞ ĐẦU Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội. Đây là lưu vực quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, có diện tích lưu vực 6.030 km 2 , với chiều dài lưu vực trên 288 km, độ cao bình quân lưu vực 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng trung bình 30,7 km, mật độ lưới sông 0,95-1,2 km/km 2 và hệ số uốn khúc 2,02. Hiện nay, sông Cầu đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là tác động của các đô thị, các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến khoáng sản và các điểm dân cư. Trong những năm qua, các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường các cấp đã có nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng môi trường trên lưu vực sông Cầu. Tuy nhiên, tình trạng xả nước thải có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao vào lưu vực sông Cầu vẫn đang ở mức báo động. Cũng như các đô thị khác trên lưu vực, Thành phố Thái Nguyên là đô thị lớn có tác động trực tiếp tới môi trường sinh thái và cảnh quan sông Cầu. Ước tính mỗi ngày có khoảng 20 – 30 ngàn mét khối nước thải được tạo ra, chứa một lượng rất lớn các chất hữu cơ và vi sinh vật mà chưa được xử lý phù hợp đổ trực tiếp vào sông Cầu. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn: “Nghiên cứu giảm thiểu tác động của nước thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên tới chất lượng nước sông Cầu”. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài: - Tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm nước, tác động của nước thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên đến chất lượng nước sông Cầu. - Xây dựng cơ sở khoa học giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn nhằm cải thiện chất lượng nước sông Cầu. Việc thực hiện Đề tài này sẽ góp phần cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc định hướng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cho thành phố Thái Nguyên và lưu vực sông Cầu. Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Tổng quan về lƣu vực sông Cầu 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Đặc điểm địa hình Sông Cầu là một trong những sông chính của hệ thông sông Thái Bình với 47% diện tích toàn lưu vực. Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam Tao (đỉnh cao 1.326m) chảy qua huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và điểm cuối cùng của con sông này là Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương. Tổng chiều dài của sông Cầu là 288 km với tổng lưu lượng nước đạt 4,5 tỷ m 3 /năm (chiếm 5,4% tổng lượng nước toàn quốc). Lưu vưc sông Cầu có địa hình phức tạp với ba (3) vùng sinh thái điển hình: đồng bằng, trung du và núi cao. Lưu vực có 68 sông, suối có chiều dài hơn 10 km. Các nhánh sông chính của LVS Cầu bao gồm sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Nghinh Tường, sông Đu, sông Chợ Chu, sông Thiếp 1.1.2. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn Khí hậu lưu vực sông Cầu có đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm, có mùa đông khá lạnh, mùa hè nóng, mưa nhiều. Dòng chảy trên lưu vực sông Cầu khá đồng đều, vùng thượng lưu sông Cầu (từ Thác Riềng trở lên) có modun dòng chảy năm là 22-24l/s.km 2 thuộc loại trung bình. Vùng ít nước nhất là sông Đu có modun dòng chảy năm là 19,5-23l/s.km 2 . Chế độ dòng chảy của sông Cầu phân biệt thành mùa lũ và mùa cạn rõ rệt. 1.2. Đặc điếm kinh tế, xã hội Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng dân số 6 tỉnh thuộc lưu vực năm 2010 khoảng trên 6,7 triệu người. Trong đó, dân số nông thôn khoảng 5,7 triệu người, dân số thành thị khoảng trên 1 triệu người. Mật độ dân số trung bình khoảng 427 người/km 2 , cao hơn 2 lần so với mật độ trung bình quốc gia. 1.3. Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005 - 2010 đối với sông Cầu, chất lượng nước tại khu vực thượng lưu tốt hơn so với hạ lưu, đặc biệt đoạn sông Cầu chảy qua khu vực thành phố Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm là lớn nhất do ảnh hưởng của hoạt động đô thị và các cơ sở công nghiệp tập chung tại khu vực. Theo thời gian, từ 2007 - 2009 mức độ ô nhiễm tại một số đoạn trên sông Cầu có xu hướng giảm do nhiều nguồn thải đã được kiểm soát trước khi thải. Giá trị BOD 5 , COD tại các đoạn sông Cầu đều vượt QCVN 08:2008/ BTNMT cột A2 từ 1,2 đến 2,8 lần, đặc biệt tại các vị trí Sơn Cẩm, Cầu Gia Bảy, Đập Thác Huống, Cầu Mây, giá trị BOD 5 , COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là đặc tính nước thải và các nguồn thải của khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, ảnh hưởng của nó đến chất lượng môi trường nước sông Cầu. Khu vực nghiên cứukhu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, thuộc địa bàn của 9 phường: Quang Trung, Quán Triều, Quang Vinh, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Gia Sàng, Đồng Quang, Túc Duyên có tổng diện tích 87.023,14 km 2 với số dân 97.300 người. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng a) Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan b) Phương pháp khảo sát, đo đạc, phân tích môi trường tại thực địa và trong phòng thí nghiệm c) Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động KT-XH. d) Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp: . 2.2.2. Phương pháp phân tích và dự báo chất lượng nước sông Cầu Sử dụng công thức Streeter-Phelps. X ni li ni li Tk i Tk i Tk X x x Q LlL Q L C iDiDoD          1 ).().().( 0 expexpexp. C x : Nồng độ tại điểm cần đánh giá [mg/L] L x : Thải lượng ô nhiễm tại điểm cần đánh giá [g/s] Q x : Thải lượng của sông tại điểm cần đánh giá [m 3 /s] L 0 : Đơn vị thải lượng ô nhiễm tại vùng thượng nguồn bao gồm cả thải lượng ô nhiễm ô nhiễm nền [g/s] l i : Thải lượng ô nhiễm từ các tiểu lưu vực chảy theo các sông nhánh [g/s] L i : Thải lượng ô nhiễm thải trực tiếp trên dọc sông Cầu [g/s] t, T: Thời gian chảy đến hạ nguồn [ngày] k D : Hệ số khử oxy hóa [1/ngày]. Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm, tính chất nƣớc thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên Nước thải khu vực trung tâm thành phố vẫn chịu sự tác động của các nguồn thải sau: 1. Nước thải công nghiệp 2. Nước thải sinh hoạt 3. Nước thải bệnh viện 3.1.1. Nước thải công nghiệp Theo Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, thì hiện nay khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên có tổng số 5 nhà máy đang hoạt động với khối lượng nước thải phát sinh hàng năm khoảng trên 842.116 m 3 /năm. + Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng: Trung bình hàng năm thải ra ngoài môi trường khoảng 362.428 m 3 /năm, nước thải chủ yếu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng và dầu mỡ. + Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên: Lượng nước thải trung bình hàng năm của Công ty là 12.000 m 3 /năm. + Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn: Lưu lượng nước thải hàng năm khoảng trên 87.840m 3 , chủ yếu là nước làm mát trực tiếp và giám tiếp. + Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ: Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu ở công đoạn xeo, rửa máy móc thiết bị, lưu lượng hàng ngày khoảng 1.000 m 3 /ngày. + Nhà máy Z127: Lượng nước thải của nhà máy Z127 thải ra hàng năm khoảng 19.848 m 3 /năm, phát sinh từ khâu làm mát, nước rửa thiết bị và sinh hoạt. . 3.1.2. Nước thải sinh hoạt Nước thái sinh hoạt được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước. Nhu cầu nước sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên lấy từ nguồn nước mặt được ước tính bằng công thức dưới đây: Theo Niên gián thống kê của tỉnh Thái Nguyên 2010, dân số sống tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên bao gồm 9 phường có khoảng 97.300 người với tỉ lệ dịch vụ là 58,5%, mức tiêu thụ khoảng 80 lít/người/ngày và khoảng 30% tỉ lệ nước không được tính. Đồng thời lượng nước thải phát sinh chiếm 80% lượng nước cấp, lưu lượng thải trong khu vực khoảng 5.204 m 3 /ngày đêm. Bảng 3.1. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của các phường ST T Lƣu vực thoát nƣớc Tên phƣờng Dân số (Người ) BOD 5 (kg/ngày ) TSS (kg/ngày ) N (kg/ngày ) P (kg/ngày ) 1 Lưu vực suối Mỏ Bạch Quang Trung 20.663 929,8- 1115,8 1446,4 - 2996,2 123,9 - 247,8 49,6 - 99,2 Quan Triều 8.374 376,8 - 452,2 586,2 - 1214,2 50,2 - 100,5 20,1 - 40,2 (1 – tỉ lệ nước không được tính đến) = (Nhu cầu nước sinh hoạt) (Dân số trong khu vực)*(tỷ lệ phục vụ)*(Tiêu thụ bình quân đầu người) Quang Vinh 5.515 248,2 - 297,8 386,1 - 799,8 33,1 - 66,2 13,2 - 26,5 2 Lưu vực suối Cống Ngựa Hoàng Văn Thụ 15.768 709,6 - 851,5 1103,8 - 2286,4 94,6 - 189,2 37,8 - 75,7 3 Lưu vực suối Xương Rồng Đồng Quang 7.977 358,9 - 430,8 558,4 - 1156,7 47,9 - 95,7 19,1 - 38,3 Phan Đình Phùng 14.305 643,7 - 772,5 1001,4 - 2074,2 85,8 - 171,7 34,3 - 68,6 Trưng Vương 7.022 315,9 - 379,2 491,5 - 1018,2 42,1 - 84,2 16,8 - 33,7 Túc Duyên 7.198 323,9 - 388,7 503,9 - 1043,7 43,2 - 86,4 17,3 - 34,6 Gia Sàng 10.478 471,5 - 565,8 733,5 - 1519,3 62,7 - 125,7 25,1 - 50,2 3.1.3. Nước thải bệnh viện Trên khu vực nghiên cứư có nhiều bệnh viện và cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung ương. Theo con số thống kê kiểm soát ô nhiễm lưu lượng nước thải của một số bệnh viện và trung tâm như sau: STT Tên cơ sở Địa chỉ Lƣu lƣợng (m 3 /tháng) 1 Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên Phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên 6000 2 Công ty CP Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Phường Phan Đình Phung, TP Thái Nguyên 280 3 Trung tâm y tế thành phố Phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên 450 4 Bệnh viện mắt Phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên 600 5 Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên 583 6 Tổng lƣu lƣợng thải 7.913 3.2. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc sông Cầu đoạn chảy qua trung tâm thành phố Thái Nguyên Theo Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên, từ năm 2008 - 2010, chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên không đáp ứng được QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A1, A2. Kết quả quan trắc cho thấy sông Cầu đoạn từ điểm sau hợp lưu với suối Phượng Hoàng đến điểm trước khi hợp lưu với suối Phố Hương, BOD vượt từ 1,1 - 2,3 lần; COD cũng có diễn biến tương tự; TSS vượt từ 1,01 - 1,17 lần; Amoni vượt 1,5 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. 3.3. Tác động tổng hợp của nƣớc thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên đến chất lƣợng nƣớc sông Cầu 3.3.1. Các yếu tố thuỷ văn tác động tới quá trình tự làm sạch và chọn trạng thái bất lợi trong tính toán. Dòng chảy và lưu lượng dòng chảy là yếu tố quyết định chủ yếu quá trình tự làm sạch của mạng lưới sông và các chi lưu. Tháng 1,2,3 khi mà ảnh hưởng của mùa lũ đã hết dòng chảy tương đối ổn định, thời gian kiệt nhất trong năm thường rơi vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Tại Thác Bưởi giá trị lưu lượng nhỏ nhất 4,3 m 3 /s tương ứng với mực nước là 17,84m. 3.3.2. Các nguồn và phân bố các nguồn dọc sông Cầu đoạn qua trung tâm thành phố Thái Nguyên Hầu như toàn bộ các nguồn nước thải khu vực trung tâm thành phố đều đổ ra sông Cầu thông qua 3 suối chính: 3.3.2.1. Suối Mỏ Bạch: Tốc độ dòng chảy trung bình 5,2 m/phút. Tại thời điểm nghiên cứu nước thải khoảng 3.274m 3 /ngày đêm với nồng độ DO dao động trong từ 2,4 - 6 mg/L; BOD dao động từ 7,7-11,9 mg/L; Amoni dao động từ 2,31-4,75 mg/L. 3.3.2.2. Suối Cống Ngựa: Tốc độ dòng chảy trung bình 4,5 m/phút. Tại thời điểm nghiên cứu nước thải khoảng 1.000 m 3 /ngày đêm, với nồng độ BOD dao động từ 6,8 - 31,8 mg/L; Amoni dao động từ 13,02 - 33,06 mg/L. 3.3.2.3. Suối Xương Rồng: Tốc độ dòng chảy trung bình 5,2 m/phút. Lưu lượng khoảng 3.500 m 3 /ngày đêm, với nồng độ DO dao động khoảng 3,5 mg/L BOD dao động từ 7,7 - 15,8 mg/L; Amoni dao động từ 7,1 - 13,02 mg/L. Bảng 3.2. Kết quả quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm trên các suối và điểm nghiên cứu trên sông Cầu đoạn qua trung tâm thành phố STT chỉ tiêu Đơn vị SC-1 SMB SCN SXR SC-5 1 DO mg/L 6,1 6 4,3 3,5 8,3 2 BOD mg/L 6,4 11,9 31,8 15,8 6,25 3 Amoni mg/L <0,006 2,31 13,02 7,1 0,37 4 Tổng P mg/L <0,01 0,3 1,03 0,69 <0,01 3.3.3. Tính toán, đánh giá khả năng tự làm sạch của sông Cầu 3.3.3.1. Các chỉ tiêu tính toán 1. Xác định điều kiện biên và hệ số làm sạch: Các điều kiện biên về tải lượng ô nhiễm, lưu lượng nước sông, vận tốc dòng chảy, chiều dài sông và hệ số tự làm sạch của dòng sông được xác định để có thể mô phỏng chất lượng nước sông. Theo kết quả nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu JICA thực hiện năm 2009 trên sông Cầu đoạn Bắc Cạn – Thái Nguyên thì tại khu vực nghiên cứu sông Cầu có hệ số tự làm sạch như sau: Bảng 3.3. Xác định hiệu ứng tự làm sạch (hệ số khử ô xy hoá) trên sông Cầu Đoạn Sông Hệ số khử ô xy hoá (*1) Tốc độ dòng chảy sông (*2) Thượng nguồn ~ SCA-2- 1-C 0,12 0,40m/s SCA-2-1-C ~ SCA-1-1- TD 0,11 0,20m/s SCA-1-1-TD ~ SCA-1-5- TD 0,10 0,15m/s SCA-1-5-TD ~ Hạ nguồn 0,10 0,05m/s Chú thích: - SCA-2-1-C: Thác Riềng; SCA-1-1-TD: Văn Lang; SCA-1-5-TD: Đập Thác Huống 2. Thải lượng ô nhiễm tại điểm nghiên cứu SC-1 (Thượng nguồn - theo điểm nghiên cứu trên sông Cầu): có lưu lượng xả khoảng 5,65m 3 /s (tháng 2). Kết hợp với tải lượng ô nhiễm tại điểm SC-1 trên bảng 3.2, ta có thải lượng các chất ô nhiễm tại điểm SC-1 (L 0 ) là: BOD = 36,160 (g/s). 3. Thải lượng ô nhiễm tại các tiểu lưu vực theo các suối: Suối Mỏ Bạch, suối Cống Ngựa, suối Xương Rồng. * Suối Mỏ Bạch: Lưu lượng xả ra sông Cầu khoảng 3.274 m 3 /ngày đêm  0,035 m 3 /s. Kết hợp với tải lượng các chất ô nhiễm tại bảng 3.2, ta có thải lượng ô nhiễm trên suối Mỏ Bạch SMB (l 1 ) là: BOD = 0,417 (g/s). * Suối Cống Ngựa: Lưu lượng xả của suối này ra sông Cầu khoảng 1.000 m 3 /ngày đêm  0,012 m 3 /s. Kết hợp với tải lượng các chất ô nhiễm tại bảng 3.2, ta có thải lượng ô nhiễm trên suối Cống Ngựa SCN (l 2 ) là: BOD = 0,382 (g/s). * Suối Xương Rồng: Trên suối Xương Rồng lưu lượng xả khoảng 3.500 m 3 /ngày đêm  0,041 m 3 /s. Kết hợp với tải lượng các chất ô nhiễm tại bảng 3.2, ta có thải lượng ô nhiễm trên suối Xương Rồng SXR (l 3 ) là: : BOD = 0,648 (g/s). 4. Điểm nghiên cứu tính toán SC-x: Sử dụng công thức Streeter-Phelps để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm tại các điểm SC-2; SC-3; SC-4; SC-5; cách điểm SC-1 các khoảng cách: 3: 3,8: 6,3: 6,5 (km). 3.3.3.2. Kết quả tính toán Kết quả tính toán ra từ công thức Streeter-Phelps gồm chế độ dòng chảy trên toàn hệ thống (vận tốc, lưu lượng, hiệu ứng tự làm sạch). ta tính được nồng độ chất ô nhiễm (BOD) tại các điểm xả dọc theo sông Cầu đoạn qua trung tâm thành phố như sau: Bảng 3.4. Kết quả tính toán khả năng tự làm sạch của sông Cầu Điểm nghiên cứu SC-1 SC-2 SC-3 SC-4 SC-5 Khoảng cách (km) 0 3 3,8 6,3 6,5 BOD (mg/L) 6,40 6,28 6,30 6,25 6,24 Giá trị BOD thực tế 6,4 6,26 6,32 6,28 6,25 * Nhận xét kết quả: Trong trường hợp tác động đồng thời cả 3 nguồn thì ở khoảng cách 6,5km trên sông Cầu tính từ sau điểm xả suối Phượng Hoàng về phí hạ lưu có giá trị BOD lớn hơn 6,24 mg/L. Nồng độ BOD cao nhất tại điểm xả sau suối Cống Ngựa 6,3 mg/L. Sau đó nồng độ chất ô nhiễm giảm dần. 3.3.4. Xây dựng kịch bản ô nhiễm và dự báo. 3.3.4.1. Kịch bản -1: Theo kịch bản này, khi đó nồng độ BOD trong các suối trước khi đổ vào sông Cầu dược xử lý giảm 50%. Khi đó ta có nồng độ BOD trên các suối như sau: Bảng 3.5. Nồng độ BOD dự báo trong Kịch bản -1 STT Tên chỉ tiêu Đơn vị SMB SCN SXR 1 BOD mg/L 5,95 15,9 7,9 Áp dụng công thức Streeter-Phelps ta có bảng kết quả như sau: Bảng 3.6. Khả năng tự làm sạch của sông Cầu theo Kịch bản - 1 Điểm nghiên cứu SC-1 SC-2 SC-3 SC-4 SC-5 Khoảng cách (km) 0 3 3,8 6,3 6,5 BOD (mg/L) 6,40 6,25 6,23 6,13 6,12 * Nhận xét: Trong trường hợp theo kịch bản - 1, nước thải tại các nguồn thải được xử lý 50% nồng độ các chất ô nhiễm thì ở khoảng cách 6,5km trên sông Cầu tính từ điểm xả sau suối Phượng Hoàng về phí hạ lưu có giá trị BOD là 6,12 mg/L. 3.3.4.2. Kịch bản - 2: Kịch bản - 2 bao gồm áp dụng Kịch bản - 1, đồng thời kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm của các đơn vị xả thải. Khi đó nồng độ BOD trong các suối dự báo sẽ đạt QCVN 08:2008/BTNMT (cột A), trước khi thải ra sông Cầu. Ta có bảng nồng độ BOD trên các suối như sau: Bảng 3.7. Nồng độ BOD dự báo trong Kịch bản -2 STT Tên chỉ tiêu Đơn vị SMB SCN SXR 1 BOD mg/L 4,3 5,2 4,5 Áp dụng công thức Streeter-Phelps ta có bảng kết quả như sau: Bảng 3.8. Khả năng tự làm sạch của sông Cầu theo Kịch bản - 2 Điểm nghiên cứu SC-1 SC-2 SC-3 SC-4 SC-5 Khoảng cách (km) 0 3 3,8 6,3 6,5 BOD (mg/L) 6,40 6,24 6,20 6,07 6,06 * Nhận xét: Trong trường hợp theo kịch bản - 2, nước thải tại các nguồn thải được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT thì ở khoảng cách 6,5 km từ sau điểm xả suối Phượng Hoàng về phí hạ lưu có giá trị BOD là 6,06 mg/l. . 3.3.4.3. Kết luận chất lượng nước theo hiện trạng và các kịch bản Chất lượng nước được mô phỏng theo kết quả ước tính tải lượng ô nhiễm dựa trên các kịch bản giảm tải lượng ô nhiễm, bằng việc áp dụng các biện pháp quản lý cũng như xử lý ô nhiễm để đạt được các yêu cầu đề ra. [...]... tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 26 Trung tâm Quan trắc môi trường Thái Nguyên (2009), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên 27 Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên (2010), Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 29 Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên. .. tải lượng chất ô nhiễm chất lượng nước trên sông Cầu đoạn qua trung tâm thành phố Thái Nguyên sẽ được cải thiện 3.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nƣớc thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên 3.4.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường 3.4.1.1 Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, theo hướng tổ chức quản lý tập trung a) Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố. .. trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 23 Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2007), Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 24 Trung tâm Quan trắc môi trường Thái Nguyên (2008), Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 25 Trung tâm Quan trắc môi trường Thái Nguyên (2009), Báo cáo kết quả quan... vực thành phố Thái Nguyên gây lên 2 Hiện tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên có 3 nguồn phát sinh nước thải chính: Nước thải do hoạt động đô thị, bệnh viện và sản xuất công nghiệp Trong đó nước thải hoạt động đô thị chiếm đa số với lưu lượng hơn 5000 m3/ngày và thành phần ô nhiễm chất hữu cơ cao 3 Khả năng tự làm sạch của sông Cầu cho thấy: Khả năng tự làm sạch của sông Cầu khá tốt, hệ số ô... công tác bảo vệ môi trường Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác BVMT, khuyến khích xã hội hoá hoạt động BVMT KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ Kế t luâ ̣n 1 Nước sông Cầu đoạn chảy qua khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên đã bị ô nhiễm, BOD vượt từ 1,03-1,5 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 Nguyên nhân đoạn sông này bị ô nhiễm do các hoạt động đô thị, bệnh viện và sản xuất công nghiệp khu vực thành phố Thái. .. A) do nƣớc thải từ thƣợng nguồn có thải lƣợng chất ô nhiễm cao, mặc dù khả năng tự làm sạch của đoạn sông là khá tốt 6 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên bao gồm: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường; đẩy mạnh việc triển khai công tác BVMT của thành phố Kiế n nghi ̣ - Kiến nghị các Bộ, ngành liên quan và Tỉnh, Thành phố triển... bảo vệ môi trường, Hà Nội 20 Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2005), Báo cáo chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước mặt lưu vực sông Cầu, Thái Nguyên 21 Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2005), Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 22 Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2006), Báo cáo kết quả quan... trường tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 29 Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên (2010), Báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát ô nhiễm đợt 3 năm 2010 Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng, Thái Nguyên 30 Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên (2010), Báo cáo kết quả quan trắc kiểm soát ô nhiễm năm 2010 Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên, Thái Nguyên 31 Trung tâm Quan... pháp hạn chế tác động tổng hợp của hoạt động phát triển đô thị và kinh tế xã hội lên chất lượng nước sông Cầu - Cần tiến hành đề tài xác định ngưỡng chịu tải của từng chỉ tiêu môi trường đối với chất lượng nước sông Cầu làm cơ sở để đề ra các biện pháp tổng thể References 1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia 2006: Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy,... học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh 12 Niên giám thống kê 2010 tỉnh Bắc Kạn 13 Niên giám thống kê 2010 tỉnh Hải Dương 14 Niên giám thống kê 2010 tỉnh Thái Nguyên 15 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên 16 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2009), Báo cáo dự án quy hoạch môi trường tỉnh Thái Nguyên đến . luận văn: Nghiên cứu giảm thiểu tác động của nước thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên tới chất lượng nước sông Cầu . Mục tiêu nghiên cứu của Đề. tính chất nƣớc thải khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên Nước thải khu vực trung tâm thành phố vẫn chịu sự tác động của các nguồn thải sau: 1. Nước thải

Ngày đăng: 10/02/2014, 20:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tải lượng các chấ tô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của các phường - Nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu vực trung tâm thành phố thái nguyên tới chất lượng nước sông cầu
Bảng 3.1. Tải lượng các chấ tô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của các phường (Trang 5)
Bảng 3.3. Xác định hiệu ứng tự làm sạch (hệ số khử ô xy hoá) trên sông Cầu - Nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu vực trung tâm thành phố thái nguyên tới chất lượng nước sông cầu
Bảng 3.3. Xác định hiệu ứng tự làm sạch (hệ số khử ô xy hoá) trên sông Cầu (Trang 8)
Áp dụng công thức Streeter-Phelps ta có bảng kết quả như sau: - Nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu vực trung tâm thành phố thái nguyên tới chất lượng nước sông cầu
p dụng công thức Streeter-Phelps ta có bảng kết quả như sau: (Trang 10)
Bảng 3.7. Nồng độ BOD dự báo trong Kịch bản -2 - Nghiên cứu giảm thiểu tác động nước thải khu vực trung tâm thành phố thái nguyên tới chất lượng nước sông cầu
Bảng 3.7. Nồng độ BOD dự báo trong Kịch bản -2 (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN