1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

100 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Cạnh tranh buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩthuật, tổ chức quản lí để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hànghoá, thay đổi mẫu mã, bao bì phù hợp với thị h

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ v

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 4

1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh 5

1.2 CÁC CẤP ĐỘ CỦA NĂNG LỰC CẠNH TRANH 6

1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia 6

1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành 7

1.2.3 Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp 7

1.2.4 Năng lực cạnh tranh cấp độ sản phẩm/ dịch vụ 8

1.3 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 9

1.3.1 Nguồn nhân lực 9

1.3.2 Tình hình tài chính 9

1.3.3 Quy trình công nghệ sản xuất 10

1.3.4 Các yếu tố marketing 11

1.3.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển 17

1.3.6 Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 22

1.4.1 Môi trường vĩ mô 22

1.4.2 Môi trường vi mô 25

i

Trang 2

1.5 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CHO DOANH NGHIỆP 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 31

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG 31

2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG 33

2.1.3 Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 38

2.1.4 Thị trường trong nước 40

2.1.5 Tình hình xuất khẩu của công ty 41

2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 46

2.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 47

2.2.1 Nguồn lực trong công ty 47

2.2.2 Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của công ty 53

2.2.3 Chất lượng sản phẩm của công ty 55

2.2.4 Năng suất lao động trong công ty 56

2.2.5 Hoạt động nghiên cứu thị trường, Marketing, dịch vụ khách hàng 57

2.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 58

2.3.1 Xây dựng thương hiệu TNG, quảng bá hình ảnh công ty 58 2.3.2 Xây dựng hệ thống thị trường 58

2.3.3 Công tác tổ chức quản lý và điều hành sản xuất 59

ii

Trang 3

2.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 60

2.4.1 Đánh giá những mặt đạt được 60

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 64

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 68

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 68

3.1.1 Định hướng phát triển 68

3.1.2 Mục tiêu 76

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 76

3.2.1 Giải pháp 76

3.2.2 Kiến nghị 88

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

iii

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTOECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QĐ – UB Quyết định - Ủy ban

ODM Thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàngKCS Kiểm tra chất lượng

THCS Trung học cơ sở

PTTH Phổ thông trung học

EU Liên minh châu Âu

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

USD Đồng đô la Mỹ

GSP Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập

QĐ – BCT Quyết định – Bộ Công Thương

LC Thư tín dụng

VNĐ Việt Nam đồng

iv

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ

HÌNH

Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter 28

Hình 2.1 Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất của công ty 40

SƠ ĐỒ Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức quản lý Công ty Cổ phần đầu tư & thương mại – TNG 33

Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức sản xuất tại nhà máy 34

BẢNG Bảng 2.1: Doanh thu nội địa của Công ty qua 2 năm 2011- 2012 41

Bảng 2.2: Doanh thu xuất khẩu của công ty qua 2 năm 2011-20012 41

Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu xuất khẩu năm 2011-2012 42

Bảng 2.4 Thị trường xuất khẩu của công ty 44

Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường của công ty 45

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 46

Bảng 2.7: Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận 2013-2015 47

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu tài chính trong công ty 48

Bảng 2.9: So sánh một số chỉ tiêu của công ty so với đối thủ cạnh tranh 50

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động của Công ty qua 2 năm 2011-2012 50

Bảng 2.11: Một số loại máy móc thiết bị chuyên dùng của Công ty tính đến năm 2011 52

Bảng 2.12 : Một số phần mềm ứng dụng tại Công ty TNG 53

Bảng 2.13: Năng suất lao động của công ty CP đầu tư và thương mại TNG 57

Bảng 2.14: Một số hợp đồng mua nguyên phụ liệu chủ yếu đã và đang thực hiện 61

Bảng 2.15: Một số hợp đồng lớn đã và đang thực hiện 63

Bảng 3.1: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2013 70

v

Trang 6

Bảng 3.2 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước thành

viên EU 72Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong

giai đoạn 2010-2020 73Bảng 3.4: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công

nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020 74Bảng 3.5: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 – 2015 75

vi

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xu hướng toàn cầu hoá đã và đang diễn ra có tác động mạnh mẽ tới cáctất cả quốc gia Hoà cùng xu thế ấy, Việt Nam đang chuyển mình tiến bước đểbắt kịp với đà phát triển chung của thế giới, giành hết nỗ lực cho việc sảnxuất và xuất khẩu mặt hàng may mặc của nước nhà, khẳng định vị thế ở thị

trường nước ngoài Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới,hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi một nước

mà có sự liên kết trao đổi với nhau Mở rộng họat động kinh doanh sang thịtrường nước ngoài là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hội nhập hiệnnay, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự tồn tại và phát triểncủa các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dệt may-một ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng chiếm tỷ trọng lớn trong kimngạch xuất khẩu của nước nhà Các doanh nghiệp dệt may phải đối mặt với sựcạnh tranh gay gắt Để đứng vững trên thị trường và trong công cuộc chạy đuanày, nắm bắt đúng thời cơ nâng cao năng lực cạnh tranh là nhân tố hết sứcquan trọng giúp doanh nghiệp thành công

Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG là một doanh nghiệp trẻ

đã có hướng đi mạnh dạn về sản phẩm và thị trường tiêu thụ Những nămgần đây công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩymạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ra thị trường nước ngoài, xứngđáng là công ty may mặc hàng đầu của tỉnh Thái Nguyên Để nâng cao vịthế, cạnh tranh được với các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nướccông ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG cần có chiến lược cạnh tranhcùng các công cụ biện pháp thích hợp Cảm nhận được nguy cơ thua thiệttrong cạnh tranh, nhất là khi hàng may mặc của Trung Quốc đang tràn ngậpthị trường, tôi nhận thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhậpcho các doanh nghiệp của ngành nói chung, cũng như Công ty Cổ phần đầu

tư và thương mại TNG nói riêng là cần thiết Với suy nghĩ đó, tôi thực hiện đề

tài:“ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG ”.

2 Mục tiêu của đề tài

Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết cơ bản về năng lực cạnh tranh.Đặc biệt các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đo

Trang 8

lường năng lực cạnh tranh của công ty.

Tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư vàthương mại TNG Đánh giá thực trạng trong những năm qua,những cơ hội,thách thức đối với công ty

Chỉ ra những mặt đạt được cũng như hạn chế

Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh chocông ty trên cơ sở các nhân tố tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranhcủa công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Năng lực cạnh tranh

Phạm vi nghiên cứu: Tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG từnăm 2010 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thuthập số liệu, thông tin từ nguồn thông tin thứ cấp, phân tích tổng hợp các báocáo của công ty kết hợp với tham khảo thông tin từ sách, báo, internet vàphương pháp xử lý dữ liệu: phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp sosánh, liên hệ cân đối, phương pháp thống kê…

5 Những đóng góp chính của luận văn

Về mặt lý thuyết : Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản vềnăng lực cạnh tranh của một công ty

Về mặt khoa học : Tính toán, cung cấp những số liệu và thông tin cầnthiết về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.Đánh giá đúng thực trạng của công ty, chỉ ra những tồn tại,nguyên nhân củatồn tại,góp phần tạo ra những giải pháp giúp cho công ty cổ phần đầu tư vàthương mại TNG phát triển ổn định và bền vững

Về mặt xã hội : Giúp công ty kinh doanh đạt hiệu quả, có lợinhuận,phát triển mở rộng,từ đó tăng thu nhập cho nhân viên cũng như giảiquyết việc làm cho các lao động nhàn rỗi

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn : Đưa ra các giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục bảng biểu, đồ thị, tài

Trang 9

liệu tham khảo, phụ lục; luận văn gồm có 3 chương.

Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư

và thương mại TNG

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quanđiểm khác nhau về cạnh tranh:

Các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển cho rằng cạnh tranh là

quá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra trong mỗi thànhviên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗithành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình

Cạnh tranh theo hàm nghĩa kinh tế học là chỉ quá trình tranh đấu tiến

hành không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm thực hiệnlợi ích kinh tế và mục tiêu đã định của bản thân Động lực nội tại của cạnhtranh là lợi ích kinh tế của tự thân chủ kinh tế, biểu hiện cụ thể trong quá trìnhcạnh tranh là giữ hoặc mở rộng mức chiếm hữu thị trường, gia tăng mức tiêuthụ, nâng cao lợi nhuận Áp lực bên ngoài của cạnh tranh là đọ sức kịch liệtgiữa các đối thủ cạnh tranh, kẻ bại tất sẽ bị đào thải

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động

tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhàkinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu,nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất

Cạnh tranh buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩthuật, tổ chức quản lí để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hànghoá, thay đổi mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tínnhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương mại và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn địnhhay giảm giá bán và tăng doanh lợi

Như vậy qua các khái niệm đã nêu ở trên ta có thể hiểu một cách đầy đủ: Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật kinh doanh để đạt được mục tiêu kinh

tế của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình.

Trang 11

Có thể nói rằng ở đâu có lợi ích kinh tế thì ở đó có cạnh tranh Mục đíchcuối cùng của cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích: Đối với các doanh nghiệp là lợinhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng.

Nhà nước khuyến khích sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinhdoanh nhằm đẩy nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ, nâng caonăng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, trên cơ sở đó,tăng lợi nhuận cho người sản xuất, kinh doanh giỏi, đồng thời có lợi chongười tiêu dùng và toàn xã hội, nhưng chỉ thừa nhận sự cạnh tranh trongkhuôn khổ pháp luật, chống những hoạt động phạm pháp đẻ ra những hệ quảtiêu cực trong xã hội (không làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, đầu cơ tíchtrữ, độc quyền, lừa dối…)

1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì năng lực cạnh

tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo

ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện kinh tế quốc tế

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Năng lực cạnh tranh là khả

năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi(kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thịtrường tiêu thụ

Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp

đó có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh

nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó đối với các doanhnghiệp khác trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi íchngày càng cao

Theo Humbert Lesca NLCT của DN là khả năng, năng lực mà doanh

nghiệp có thể tự duy trì lâu dài một cách có ý chí trên thị trường cạnh tranh vàtiến triển bằng cách thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất cũng đủ để trang trảicho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp

Những định nghĩa trên cho thấy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệptrước hết phải được tạo ra từ khả năng, thực lực của doanh nghiệp Một doanhnghiệp được coi là có NLCT khi doanh nghiệp đó dám chấp nhận việc giànhnhững điều kiện thuận tiện có lợi cho chính doanh nghiệp Doanh nghiệp cầnphải có tiềm lực đủ mạnh để đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh

Trang 12

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nhiều yếu tố như: Giá trị

sử dụng và chất lượng sản phẩm cao; Điều kiện sản xuất ổn định do sản xuấtdựa chủ yếu trên cơ sở kĩ thuật hiện đại; Công nghệ tiên tiến; Quy mô sảnxuất lớn và nhờ đó giá thành và giá cả sản phẩm hạ; Các yếu tố xã hội nhưgiữ được tín nhiệm (chữ tín) trên thị trường, việc tuyên truyền, hướng dẫn tiêudùng, quảng cáo cũng có ảnh hưởng quan trọng hiện nay các nhà sản xuất còn

sử dụng một số hình thức như bán hàng trả tiền dần (trả góp) để kích thíchtiêu dùng, trên cơ sở đó tăng năng lực cạnh tranh

Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì khôngchỉ đơn thuần đánh giá các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp mà điều quantrọng là phải đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh hoạt động trên cùngmột lĩnh vực, cùng một thị trường Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nênnăng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánhvới đối tác của mình Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơncác đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng củađối thủ cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tốmôi trường kinh doanh và sự biến động khôn lường của nó, cùng một sự thayđổi của môi trường kinh doanh có thể là cơ hội phát triển cho doanh nghiệpnày cũng có thể là nguy cơ phá sản các doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động kinh doanh trong một phạm vi rộnglớn hơn các doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong nước, chịu ảnh hưởng của rấtnhiều quy định của các thị trường khác nhau Nhờ có được khả năng vượt trội

so với các doanh nghiệp khác trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp mình phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nước ngoài hoặccho khách hàng nước ngoài tại nước mình (xuất khẩu tại chỗ) mà doanhnghiệp xuấu khẩu dành được thị phần tiêu thụ ngày một lớn, tăng thu nguồnthu ngoại tệ

1.2. CÁC CẤP ĐỘ CỦA NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Năng lực cạnh tranh chia làm bốn cấp độ có liên quan mật thiết, phụthuộc lẫn nhau:

1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì năng lực cạnh tranh quốc gia là

khả năng của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì được mức tăng trưởng caotrên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế khác tương đối

Trang 13

vững chắc.

Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu, năng lực cạnh tranh quốc

gia được định nghĩa là khả năng nước đó đạt được những thành quả nhanh vàbền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tăng trưởng kinh tế cao, đượcxác định bằng thay đổi của GDP đầu người theo thời gian

Theo uỷ ban công nghiệp Mỹ, năng lực cạnh tranh quốc gia là mức độ mà ở

đó dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất được cáchàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thờiduy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó

Như vậy các định nghĩa về năng lực cạnh tranh quốc gia đều nhấn mạnhđến khía cạnh tăng trưởng kinh tế quốc gia có sự bền vững, ổn định của nềnkinh tế, nâng cao được thu nhập đời sống của dân cư nước đó

9 nhóm nhân tố ảnh hưởng: Thể chế, hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ

bản và y tế, giáo dục và đào tạo bậc cao, hiệu quả thị trường, mức độ sẵn sàng

về công nghệ, trình độ kinh doanh và đổi mới và sáng tạo

1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành

Một ngành được coi là có năng lực cạnh tranh nếu có năng lực duy trìđược lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước

Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của ngành:

- Nhóm các yếu tố do ngành quyết định: Chiến lược phảt triển ngành,sản phẩm chế tạo, lựa chọn công nghệ, đào tạo cán bộ, đầu tư nghiên cứucông nghệ, phát triển sản phẩm, chi phí sản xuất và quan hệ với bạn hàng

- Nhóm các yếu tố do chính phủ quyết định, tạo ra môi trường kinhdoanh bao gồm: Thuế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, chi ngân sách chohoạt động nghiên cứu và triển khai, hệ thống pháp luật điều chỉnh giữa cácbên tham gia thị trường

- Nhóm các yếu tố mà cả chính phủ và ngành chỉ quyết định được mộtphần: Nhân lực sản xuất, nhu cầu người tiêu dùng, môi trường thương mạiquốc tế

- Nhóm các yếu tố mà cả chính phủ và ngành không quyết định được:Môi trường tự nhiên, điều kiện địa lý, các quy luật kinh tế…

1.2.3 Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp

Trang 14

Các yếu tố cạnh tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

- Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Các yếu tố thuộcmôi trường toàn cầu, môi trường kinh tế, môi trường chính trị- luật pháp, môitrường văn hoá xã hội…

- Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp: 4M

Men: Con người, lực lượng lao động trong doanh nghiệp

Methods: Phương pháp quản trị, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sảnxuất của doanh nghiệp

Machines: Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệpMaterials: vật tư, nguyên nhiên vật liệu và hệ thống đảm bảo vậttư,nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp

Trong bốn yếu tố trên con người được xem là yếu tố quan trọng nhất.Yếu tố tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ chịu ảnh hưởng trực tiếp củanăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và gián tiếp của năng lực cạnh tranhquốc gia Nếu doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh với các doanhnghiệp khác thì sản phẩm của doanh nghiệp đó khó có thể cạnh tranh đượcvới sản phẩm cùng loại hay tương tự của các doanh nghiệp khác Như vậynâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ là cơ sở và điều kiện để nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân

Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ:

- Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

- Yếu tố bên trong doanh nghiệp

- Yếu tố thuộc về bản thân sản phẩm: như chất lượng, giá cả sản phẩm,

Trang 15

mẫu mã thương hiệu của sản phẩm, tính độc đáo…

1.3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADOANH NGHIỆP

1.3.1 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là yếu tố then chốt cấu thành nên nănglực cạnh tranh Một công ty mà có dây chuyền máy móc kỹ thuật hiện đại đếnđâu,mà không có người sử dụng được nó thì cũng vô dụng Nhân lực là mộtnguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức

Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo,trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hóa củamọi thành viên trong doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra cácsản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sảnphẩm, mẫu mã, chất lượng…và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngàycàng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thươngtrường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững

1.3.2 Tình hình tài chính

Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ chỉ doanhnghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư,người cho vay, Nhà nước và người lao động Qua đó, họ sẽ thấy được thựctrạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh và tiến hành phântích hoạt động kinh doanh Thông qua phân tích họ có thể rút ra được nhữngquyết định đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng caokhả nưng tài chính của doanh nghiệp

a) Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán của Công ty cho biết năng lực tàichính tại thời điểm phân tích của Công ty Do vậy, phân tích khả năngthanh toán của Công ty sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được sứcmạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trongthanh toán và góp phần đảm bảo an ninh tài chính của Công ty Nhóm cácchỉ số về khả năng thanh toán bao gồm các chỉ số sau:

- Hệ số thanh toán hiện thời= tổng tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán tức thời = tiền và các khoản tương đương tiền/ nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán nhanh =(tổng tài sản lưu động-hàng tồn kho)/ nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán lãi vay = LN trước lãi vay và thuế/ lãi vay phải trả

Trang 16

trong kỳ

b)Nhóm các chỉ số hoạt động

Nó phản ánh các tài sản trên bảng cân đối kế toán có hợp lí hay không?Nếu công ty đầu tư quá nhiều vốn làm cho lượng vốn dư thừa, gây ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu (giảm), tác động đến các cổ đông

Ngược lại nếu công ty đầu tư quá ít làm lượng vốn không đủ để tiếnhành các hoạt động kinh doanh làm cho doanh thu và lợi nhuận giảm ảnhhưởng đến sức cạnh tranh Khi tiến hành phân tích các chỉ số để đưa ra cácquyết định đầu tư hợp lý tránh lãng phí, là điều cần thiết mà mỗi doanhnghiệp khi kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào đều phải tính đến Bao gồm cácchỉ tiêu sau:

-Vòng quay hàng tồn kho= giá vốn hàng bán/ bình quân hàng tồn kho

- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho=360/ số vòng quay hàng tồn kho

- Kì thu tiền bình quân= các khoản phải thu bình quân/( doanh thu thuần/360)

- Vòng quay tổng vốn= doanh thu thuần/ tổng vốn

- Vòng quay vốn lưu động= doanh thu thuần/ vốn lưu động bình quân

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định= doanh thu thuần/ vốn cố định bình quân.c) Nhóm các chỉ số sinh lời

Chỉ số sinh lời là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty Nó sẽ cho biết một đơn vị đầu vào hay đầu ra sẽđem lại mấy đơn vị lợi nhuận Trị số của chỉ tiêu cao chứng tỏ khả năngsinh lời cao kéo theo hiệu quả kinh doanh cao Ngược lại nếu chỉ tiêu thấpchứng tỏ khả năng sinh lời thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp

- Doanh lợi doanh thu ( ROS)=lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần

- Doanh lợi tổng tài sản (ROA)= lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản

- Doanh lợi vốn chủ ( ROE)= lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu

1.3.3 Quy trình công nghệ sản xuất

Công nghệ theo cách hiểu của các nhà kinh tế học : “ là hệ thống các quy

trình kỹ thuật chế biến vật chất, thông tin nhằm biến đổi các nguồn lực tựnhiên thành nguồn lực được sử dụng”

Công nghệ bao gồm yếu tố phần cứng và yếu tố phần mềm Phần cứng

Trang 17

của công nghệ chính là dây chuyền trang thiết bị Phần mềm của công nghệgồm thông tin, con người, và sự tổ chức sản xuất

Con người ở đây là những người trực tiếp vận hành, sử dụng máy móc.Thông tin ở đây là sự hiểu biết của người sử dụng các dây truyền máymóc thiết bị về các thông số của máy móc, cách lắp ráp, điều khiển, bảotrì, bảo dưỡng, đổi mới

Công nghệ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnhhưởng đến lượng sản phẩm sản xuất ra, chất lượng sản phẩm, sự đổi mớisản phẩm, sự tiêu giảm chi phí, sự thay đổi trong phương pháp sản xuất.Quy trình công nghệ sẽ tạo ra được rào cản gia nhập ngành tốt hơn đốivới các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, tạo ra lợi thế về sự khác biệt hoá so vớiđối thủ hiện tại Sự thay đổi về mặt công nghệ là một sự đương nhiêncủa quá trình sản xuất

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở yếu tố quy trình,công nghệsản xuất được thể hiện qua:

+ Trang thiết bị máy móc hiện đại hơn so với đối thủ cạnh tranh

+ Chi phí đầu tư mới trang thiết bị so với lợi nhuận hàng năm

+ Quy trình sản xuất hợp lý

Ở mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì sự đóng góp của yếu tố côngnghệ là khác nhau Do vậy mỗi một doanh nghiệp tuỳ vào lĩnh vực hoạtđộng của mình, mà có chiến lược đầu tư vào công nghệ hợp lí nhằm đem lạihiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh

Tuy rằng ảnh hưởng của yếu tố công nghệ ở từng doanh nghiệp là khácnhau Nhưng nhìn một cách tổng thể doanh nghiệp nào có sự đầu tư tốt chocông nghệ, thì khả năng cạnh tranh trên thị trường được nâng cao so với cácđối thủ

1.3.4 Các yếu tố marketing

1.3.4.1 Yếu tố sản phẩm

Khái niệm sản phẩm: Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thịtrường để chú ý, mua, sử dụng, hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn được mộtmong muốn hay nhu cầu

Khái niệm chất lượng sản phẩm: Là tổng thể những chỉ tiêu, nhữngthuộc tính sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu trong những điều

Trang 18

kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công cụ của sản phẩm.

Đời sống ngày càng nâng cao, khách hàng chấp nhận giá cao hơn cho sản phẩm tốt hơn Đáp ứng nhu cầu đó, doanh nghiệp phải nỗ lực để tung

ra thị trường những sản phẩm có độ bền, kiểu dáng, mẫu mã đẹp, dễ sử dụng chất lượng sản phẩm trở thành cốt lõi đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh Nó là yêu cầu là động lực cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào khoa học công nghệ, trang bị máy móc thiết bị hiện đại cũng như tuyển chọn đội ngũ lao động có kĩ năng chuyên môn điều hành máy móc đó và có khả năng ứng biến linh hoạt trong quản lý

Do vậy để cạnh tranh bằng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải xây dựngthật tốt chiến lược bằng công nghệ và chiến lược nguồn nhân lực bên cạnhviệc kết hợp chiến lược thị trường, chiến lược kinh doanh

Như vậy cạnh tranh bằng sản phẩm là một trong những công cụ cạnhtranh cơ bản nhất mà doanh nghiệp thường áp dụng Trong đó, cạnh tranh vềchất lượng sản phẩm, về chủng loại, kiểu dáng là những vấn đề trọng tâm,chất lượng sản phẩm là nội dung quyết định hiệu quả của cạnh tranh

Các doanh nghiệp phải thiết lập được chiến lược về sản phẩm hợp lý,đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì phải xác định rõ các chỉ tiêuchất lượng cho sản phẩm, tạo mối quan hệ mật thiết với nhà cung ứng để đảmbảo chất lượng cũng như số lượng của nguồn hàng đầu vào bên cạnh đó đầu

tư vào nhà xưởng, kho bãi để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong quátrình lưu kho lưu bãi Ngoài ra, ngoại hình, bao bì, đóng gói của sản phẩmcũng là vũ khí cạnh tranh rất hiệu quả Chỉ có những sản phẩm có kiểu dángmới, ngoại hình đẹp thì mới có sức hấp dẫn mạnh Nhất là trên thị trườngquốc tế, không có những sản phẩm mang phong cách độc đáo thì sẽ thiếunăng lực cạnh tranh Vì vậy cạnh tranh về sản phẩm luôn là vấn đề đượccác doanh nghiệp quan tâm

Chất lượng sản phẩm được coi là vấn đề sống còn đối với các doanhnghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi họ phải đương đầuđối với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam Một khi chấtlượng hàng hóa dịch vụ không được đảm bảo thì có nghĩa doanh nghiệp sẽmất đi khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yếu trong hoạt động kinhdoanh Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tố độ tiêu thụ sảnphẩm, tăng khối lượng hàng hóa dịch vụ bán ra, kéo dài chu kỳ sống của

Trang 19

sản phẩm Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanhnghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp Do vậy cạnhtranh bằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng và cần thiết mà bất kỳdoanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng nó.

1.3.4.2 Yếu tố giá

Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việccung cấp một số hàng hóa dịch vụ nào đó Thực chất giá cả là sự biểu hiệnbằng tiền của giá trị hao phí sức lao động sống và hao phí lao động vật hóa đểsản xuất ra một đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu

Giá cả là một trong những phương tiện chính để các doanh nghiệp cạnhtranh Cạnh tranh bằng giá là hình thức cạnh tranh theo đó các doanh nghiệp ưutiên mọi nỗ lực của mình hướng tới mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu giá thành.Giá cả là tín hiệu phản ánh tình hình biến động của thị trường, làthông số qua đó doanh nghiệp có thể nắm bắt được sự tồn tại, sức chịu đựngcủa khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của daonh nghiệp trên thịtrường Do vậy việc xác định giá bán trên thị trường là rất quan trọng,song việc theo dõi biến động giá thông tin phản hồi từ khách hàng là tối cầnthiết Đôi khi giá mà các doanh nghiệp xác định chỉ thu được lợi nhuận nhỏđối khi hòa vốn thậm chí thua lỗ tạm thời Khi các doanh nghiệp thực sựchiếm lĩnh thị trường đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi vòng chiến hoặc làmsuy yếu tiềm lực của đối thủ cạnh tranh cũng là lúc doanh nghiệp lấy lạinhững gì đã chi phí trong cạnh tranh

Chính sách định giá: Việc xác định mức giá bán hợp lý là rất quantrọng đối với doanh nghiệp bởi nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Do vậy doanh nghiệp cần có chính sách giá phù hợp saocho vừa đảm bảo lợi nhuận vừa đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp

*Cạnh tranh bằng việc hạ giá thành:

Khái niệm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiện bằngtiền của toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm hay loại sản phẩm nhất định Việc hạ giá thành sảnphẩm sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giảm giábán để đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn nhanh

Hạ giá thành trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp do giá cảđược hình thành do qua hệ cung cầu trên thị trường, nếu hạ giá thành so với

Trang 20

giá bán trên thị trường doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận trên một đơn vịlợi nhuận càng cao Nếu giá thành thấp, doanh nghiệp có lợi là có thể hạđược giá bán để có thể tiêu thụ khối lượng sản phẩm nhiều hơn và sẽ thuđược lợi nhuận lớn hơn.

*Một số biện pháp để hạ giá thành sản phẩm:

Thường xuyên đổi mới kĩ thuật, công nghệ sản xuất trong doanh nghiệp,ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất Tuynhiên việc đầu tư, đổi mới kĩ thuật, công nghệ sản xuất thường đòi hỏi vốnđầu tư lớn Vì vậy doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể, phù hợp đểhuy động vốn, khai thác các nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp

+ Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chứclao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiếp kiệm chi phí laođộng vật tư, chi phí quản lý, hạn chế tối đa các thiệt hại tổn thất trong quá trìnhsản xuất Từ đó tiếp kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm

+ Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính với việc sử dụng chi phí

1.3.4.3Yếu tố phân phối.

Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắclực bới nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hóa hoặc thiếu hàng Cácchính sách phân phối sản phẩm phải hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu củakhách hàng Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ tăng nhanh vòngquay của vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân, độc lập hoặcphụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuấttới người tiêu dùng Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn rathông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn kênhphân phối phù hợp với các đặc trưng của thị trường, của khách hàng

Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành 5 loại:

- Kênh cực ngắn: Người sản xuất, người tiêu dùng

- Kênh ngắn : Người sản xuất, người bán lẻ, người tiêu dùng

- Kênh dài: Người sản xuất , người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng

- Kênh cực dài: Người sản xuất, đại lý, người bán buôn, người bán lẻ người tiêu dùng

Trang 21

- Kênh rút gọn: Người sản xuất đại lý, người bán lẻ, người tiêu dùng.Doanh nghiệp muốn sử dụng vũ khí cạnh tranh bằng hệ thống kênh phânphối đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập được mạng lưới phân phối rộngkhắp và vững chắc, càng có nhiều hình thức phân phối càng tận dụng được tối

đa cơ hội bán hàng Nhiều sản phẩm trong nước mặc dù có thương hiệu, uytín lâu năm với khách hàng nhưng lại khó đến tay người tiêu dùng trongnước chỉ vì hệ thống phân phối chưa phủ rộng, phủ mạnh thị trường Đâychính là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnhthị trường nội địa Các doanh nghiệp cần chú ý tới xu hướng thay đổi của hệthống phân phối để kịp thời điểu chỉnh cho phù hợp Căn cứ vào mặt hàng,ngành hàng kinh doanh, doanh nghiệp cần lựa chọn hệ thống thương mại nàophù hợp để xây dựng và phát triển hệ thống phân phối

Thông qua phân phối doanh nghiệp có thể thiết lập được các lợi thếcạnh tranh nếu doanh nghiệp tổ chức tốt khâu phân phối trên nền tảng thếmạnh và các nhân tố thành công của doanh nghiệp cũng như của ngànhhàng Doanh nghiệp có tổ chức tốt khâu phân phối thông qua các cơ chếkhuyến khích, giải quyết thỏa đáng các xung đột giữa các kênh phân phốicũng như nội bộ của từng kênh thì doanh nghiệp mới có thể thiết lập đượcmối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và hệ thống phân phối trong việchướng tới thỏa mãn tối đa khách hàng

Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối là xu thế của kinh tế thị trường.Nghiên cứu, phát triển hệ thống phân phối rộng khắp và tiếp cận được thịtrường mục tiêu không những tạo được lợi thế cạnh tranh lớn trên thươngtrường mà con đạt được lợi thế dài hạn trong cạnh tranh

1.3.4.4Yếu tố xúc tiến hỗn hợp.

Ngày nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn vũ khí cạnh tranh chính là hoạtđộng xúc tiến hỗn hợp Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến hỗn hợp của cácdoanh nghiệp Việt nam còn ở trình độ thấp, giản đơn và không mang lạitrình độ thiết thực Trong khi xúc tiến hỗn hợp lại là một công cụ rất quantrọng trong cạnh tranh nó giúp đưa tin tức về sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp tới người tiêu dùng để thuyết phục họ mua hàng

Và dưới đây là một số các công cụ của hoạt động xúc tiến hốn hợpcũng như tác dụng của các công cụ đối với việc nâng cao khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp:

*Quảng cáo: Là mọi hình thức giới thiệu gián tiếp và đề cao về hàng

Trang 22

hóa hay ý tưởng theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và phải thanh toán cácchi phí Quảng cáo có tính biểu cảm, cho phép công ty kịch hóa sẩn phẩm củamình với những lỗi sử dụng in ấn, âm thanh, màu sắc đầy tính nghệ thuật.Ngoài ra quảng cáo còn cho phép người bán lặp lại một thông điệp nhiều lần,

và cho phép người mua tiếp nhận, so sánh các thông điệp của công ty vớinhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau Quảng cáo trên phạm vi rộng từ phíangười bán nói lên một số mặt tích cực như tính phổ biến, tầm cỡ và mức độthành công của người bán

Tuy nhiên quảng cáo cũng có một số khiếm khuyết Mặc dù quảng cáonhanh chóng giới thiệu sản phẩm đến được với nhiều người nhưng quảngcáo mang tính gián tiếp và không có khả năng thuyết phục như một nhânviên bán hàng Quảng cáo chỉ có thể giao tiếp một chiều với khách hàng, vàkhách hàng cảm thấy không nhất thiết phải phản hồi hay để ý

*Khuyến mại: Là mọi biện pháp tức thời ngắn hạn để thúc đẩy việc

mua hàng

Khuyến mại là một trong những công cụ khá quan trọng của xúc tiếnthương mại, được coi là hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo Phầnlớn các doanh nghiệp sử dụng khuyến mại nhằm kích thích khách hangđến hành vi mua sắm Hoạt động này áp dụng cho cả khách hàng là ngườitiêu dùng cuối cùng hay các trung gian, các khách hàng công nghiệp Biệnpháp này được áp dụng cho các hàng hóa mới tung ra thị trường, áp lực cạnhtranh cao hay những sản phẩm ở cuối chu kì sống của nó Thông qua đó,doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng mới, kích thích khách hàng truyềnthống, trên cơ sở đó giữ vững cũng như bảo vệ hay phát triển thị trường tiêuthụ sản phẩm nhanh chóng trong thời gian ngắn Các hình thức khuyến mạichủ yếu thườn được các doanh nghiệp thương mại sử dụng như: Giảm giá,phiếu mua hàng, trả lại một phần tiền, trò chơi miễn phí…

*Xúc tiến bán: Là những biện pháp tác động tức thời, ngắn hạn để khuyến

khích việc dùng thử sản phẩm hay kích thích việc mua nhiều sản phẩm Nói cáchkhác xúc tiến bán hàng được hiểu là tất cả các hoạt động Marketing của doanhnghiệp nhằm tác động vào tâm lý khách hàng, tiếp cận họ để nắm bắt nhu cầucủa họ từ đó đưa ra các biện pháp kích thích họ mua hàng

Hoạt động xúc tiến bán giúp cho các doanh nghiệp thương mại có cơ hộiphát triển các mối quan hệ với bạn hàng đồng thời giúp doanh nghiệp thôngtin về thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, giúp

Trang 23

doanh nghiệp đầu tư phù hợp Mặt khác, xúc tiến bán cũng là công cụ hữuhiệu để chiếm lĩnh thị trường, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trênthị trường, chính vì thế xúc tiến tạo điều kiện làm cho bán hàng được thêmthuận lợi, kênh phân phối được trí hợp, tăng hiệu quả, hơn nữa xúc tiến bán

là công cụ đặc biệt kích thích người tiêu dùng tìm hiểu, mua và sử dụng sảnphẩm cảu doanh nghiệp…

*Tuyên truyền: Là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu

cầu về hàng hóa dịch vụ hay uy tín của doanh nghiệp bằng cách đưa ranhững tin tức có ý nghĩa thương mại trên các ấn phẩm, các phương tiệnthông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí

Tuyên truyền là một phần của khái niệm lớn hơn là quan hệ côngchúng Công chúng có thể tạo thuận lợi và gây trở ngại cho khả năng đạtđược các mục tiêu của doanh nghiệp Người quyết định cho sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp không chỉ là khách hàng mà còn là người cungứng và các công chúng quan tâm Doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan

hệ với công chúng thông qua các phương tiện báo chí, tham gia hội chợ,triển lãm, tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm qua đó giới thiệu hình ảnh củadoanh nghiệp, tạo sự quan tâm chú ý đến sản phẩm của doanh nghiệp, gây uytín, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động

1.3.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển

Hoạt động nghiên cứu và phát triển là một trong những hoạt động của

công ty Nó giúp cho công ty không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm,cũng như mẫu mã của sản phẩm Giúp cho sản phẩm của công ty có sự khácbiệt so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác, tạo ra năng lực cạnhtranh.Việc nâng cao yếu tố khoa học kỹ thuật trong doanh nghiệp chính làkhả năng hoạt động nghiên cứu ứng dụng và khai thác khoa học kỹ thuật, đểnâng cao trình độ hiện đại của các yếu tố khoa học kỹ thuật trong mọi hoạtđộng của doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhtrong doanh nghiệp, nâng cao trình độ hiện đại các yếu tố vật chất kỹ thuậtsản xuất các yếu tố đó chính là công cụ lao động, năng lượng, nguyên liệu

và phương pháp công nghệ Tuy nhiên cần phải tốn nhiều chi phí tài chính

1.3.6 Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ta phảiđánh giá tổng thể tất cả các mặt sau:

1.3.6.1 Nguồn lực của doanh nghiệp

Trang 24

Các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm vốn, nhân lực, cơ sở vật chất

-kỹ thuật

Nguồn vốn và tiềm lực tài chính

Vốn là nguồn lực mà doanh nghiệp cần có trước tiên vì không có vốnkhông thể thành lập được doanh nghiệp và không thể tiến hành hoạt độngđược Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồnvốn dồi dào luôn đảm bảo huy động được vốn trong những trường hợp cầnthiết; doanh nghiệp đó phải sử dụng đồng vốn có hiệu quả và hạch toán chiphí một cách rõ ràng Như vậy doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung vốn bởinếu thiếu vốn thì hạn chế rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhưđầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, hạn chế đào tạo nâng cao trình độ cán bộ,công nhân, nghiên cứu thị trường…

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực củadoanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào Trong tiêu chí này có các nhóm chỉ tiêuchủ yếu:

1 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn

Tỷ lệ nợ = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn(%)

Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào nguồnvay từ bên ngoài Tỷ lệ này cần duy trì ở mức trung bình của ngành là hợp lý

2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán nhanh = (Tổng tài sản lưu động- Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêutiền hiện có Hệ số này càng cao càng tốt, tuy nhiên còn phải xem xét kỹ cáckhoản phải thu ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp Doanhnghiệp hoạt động bình thường thì hệ số này thường bằng 1

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động/ Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêutài sản lưu động Nếu hệ số này quá nhỏ doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạngmất khả năng thanh toán Hệ số này quá cao tức doanh nghiệp đã đầu tư vàotài sản lưu động quá nhiều không mang lại hiệu quả lâu dài Mức hợp lý làbằng 2

3 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Trang 25

- Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu = Lợi nhuận/ Doanh thu(%)

Chỉ số này cho biết trong một đồng hay 100 đồng doanh thu thì có baonhiêu đồng lợi nhuận thu được Chỉ số này càng cao càng tốt

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có = Lợi nhuận/ Tổng vốn chủ sở hữu(%)Các tiêu chí trên tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được năng lực cạnh tranh

so với các đối thủ của mình

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, sự khác biệt hoá về nguồnnhân lực là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp Hoàn thiện

kỹ năng, trình độ chuyên môn của người lao động và đảm bảo duy trì mốiquan hệ tốt giữa những người lao động với nhau và với bộ phận quản lý làđiều kiện sống còn trong việc tạo ra giá trị, tăng năng suất và giảm chi phí

Để đánh giá về công nghệ của doanh nghiệp ta cần đánh giá nội dung sau:

Thứ nhất: Chi phí cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới.

Sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi giá cả hànghoá của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trường Để có lợi nhuận đòi hỏicác doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng

Trang 26

cao chất lượng hàng hoá Muốn vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên cảitiến công nghệ Thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp muốn tồn tại vàcạnh tranh được trên thị trường cần có dây chuyền công nghệ mới Do đódoanh nghiệp càng quan tâm, đầu tư nhiều cho nghiên cứu ứng dụng côngnghệ mới vào sản xuất thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng tăng.

Thứ hai: Mức độ hiện đại của công nghệ

Để có năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải trang bị những công nghệhiện đại đó là những công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩmngắn, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao,chất lượng sản phẩm tốt, không gây ô nhiễm môi trường Công nghệ của công

ty càng hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giáthành, chất lượng sản phẩm tốt do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sảnphẩm tăng và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

1.3.6.2 Tổ chức quản lý điều hành sản xuất của doanh nghiệp

Tổ chức quản lý điều hành sản xuất là nhân tố quan trọng trong quá trìnhsản xuất của doanh nghiệp Tổ chức quản lý sản xuất tốt trước hết phải ápdụng các phương pháp quản lý hiện đại được nhiều doanh nghiệp áp dụng,quản lý chất lượng như áp dụng ISO 9001- 2000, ISO 9000, SA 8000… Tổchức quản lý sản xuất tốt cũng có nghĩa phải phối hợp linh hoạt giữa các bộphận phòng ban trong hoạt động sản xuất, bố trí nhân viên phù hợp với yêucầu công việc để tăng năng suất lao động, chuẩn bị tốt máy móc trang thiết bị,thực hiện hoạt động kiểm tra một cách thường xuyên để đảm bảo sản phẩmsản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu Ngược lại

tổ chức quản lý sản xuất không tốt, không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộphận thì doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực,giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.6.3 Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm là mức độ tập hợp các đặc tính của sản phẩm làmthoả mãn những nhu cầu của xã hội và của cá nhân, trong những điều kiệnxác định về sản xuất và tiêu dùng Chất lượng sản phẩm được thể hiện thôngqua các chỉ tiêu chất lượng đặc trưng cho tính chất của sản phẩm như độ tincậy, tính công nghệ, tính dễ vận hành, vận chuyển, tính an toàn đối với conngười và môi trường, độ bền, độ chính xác, tính thẩm mĩ… Chất lượng sảnphẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khâu nghiên cứu thiết kế, khâu tạo sảnphẩm và phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực con người cũng như công nghệ

Trang 27

sản xuất Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất xuấtkhẩu hàng hoá thì chất lượng sản phẩm là yếu tố đặc biệt quan trọng bởi mứcsống của người tiêu dùng ngày một tăng, các doanh nghiệp không chỉ cạnhtranh bằng giá cả mà phải cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đikèm… Cung cấp hàng hoá có chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp định giásản phẩm cao hơn, bán được nhiều hàng hơn đối thủ cạnh tranh qua đó tăngdoanh thu Mặt khác sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao đồng nghĩavới doanh nghiệp đó có được đội ngũ cán bộ công nhân viên sáng tạo, lànhnghề, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất Chất lượng sản phẩm là mộttiêu chuẩn kinh tế - kĩ thuật rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và

có ý nghĩa kinh tế to lớn (mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêuthụ, nhất là thị trường quốc tế) Tất cả những yếu tố đó đều làm tăng năng lựccạnh tranh cho doanh nghiệp

1.3.6.4 Năng suất lao động của doanh nghiệp

Năng suât lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình

độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất Năng suất lao động là mộtchỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: Con người, công nghệ - cơ sở vật chất kỹthuật, tổ chức phối hợp… Có năng suất cao là nhờ tổ chức sản xuất kinhdoanh tốt, sử dụng tối ưu các nguồn lực, giảm tối đa các chi phí Vì thế năngsuất lao động là tiêu chí rất quan trọng để xem xét đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Năng suất lao động là năng lực tạo ra của cải, hayhiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, được đo bằng lượngsản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị lao động

L: Số lượng lao động làm ra đầu ra đó

Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao bao nhiêu thì năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu( về tiêu chí đó) so với cácdoanh nghiệp cùng ngành

1.3.6.5 Hoạt động nghiên cứu thị trường và Marketing

Trang 28

Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng Để kinhdoanh thành công, doanh nghiệp phải thực hiện nghiên cứu thị trường để lựachọn thị trường mục tiêu Nếu thực hiện việc nghiên cứu thị trường một cách

có bài bản giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động kinhdoanh, giảm được các chi phí không cần thiết, đưa ra được các quyết định vềbán cái gì, tập trung vào ai, khuyến mại và định giá sản phẩm như thế nào, sửdụng những nhà cung cấo nào, sẽ gặp khó khăn gì về pháp luật thủ tục hànhchính và làm thế nào để xác định những cơ hội mới hoặc những lỗ hổng trênthị trường Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về nhữngthông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường,

và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra

sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp sẽ không hiệuquả, lãng phí nhân vật lực

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay hoạt động Marketing trở nên vô cùngquan trọng đối với các doanh nghiêp Marketing tốt là thoả mãn các nhu cầu

và mong muốn của khách hàng, đảm bảo được cung cấp sản phẩm dịch vụổng định với chất lượng theo yêu cầu, giá cả phù hợp giúp doanh nghiệp dànhthắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn Marketinggiúp cho doanh nghiệp lựa chọn được khách hàng, xác định được đối thủ cạnhtranh của mình là ai, khuyếch trương được hình ảnh uy tín của doanh nghiệpmình trên thị trường Hoạt động Marketing của doanh nghiệp càng có chấtlượng và ở phạm vi rộng bao nhiêu doanh nghiệp càng có thể tạo ra các lợithế chiến thắng đối thủ cạnh tranh bấy nhiêu

1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦADOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trong môi trường có hàng loạt các yếu

tố tác động, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nó Doanh nghiệp cần thấy

rõ ảnh hưởng của các yếu tố này để có các biện pháp tích cực nhằm hạn chếhoặc loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các ảnh hưởng tích cực để tạodựng năng lực cạnh tranh của minh ngày một cao hơn

1.4.1 Môi trường vĩ mô

Môi trường Kinh tế: Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế có ảnh

hưởng quan trọng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Tốc độ tăng trưởng

Kinh tế tăng trưởng càng cao thì người tiêu dùng có khả năng chi tiêu

Trang 29

cùng với nhu cầu tiêu dùng cao hơn, vì thế trong cùng một ngành sẽ giảm đi.Điều này có thể đem lại cơ hội cho các công ty giành được thị phần lớn hơn

và thu được lợi nhuận cao hơn Ngược lại, suy giảm kinh tế sẽ dẫn đến sựgiảm chi tiêu của người tiêu dùng, làm tăng sức ép cạnh tranh và thường gây

ra các cuộc chiến tranh giá trong các ngành bão hoà

- Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát có thể làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh

tế tăng trưởng chậm hơn, lãi suất cao hơn, dịch chuyển hối đoái không ổnđịnh Tỷ lệ lạm phát tăng là mối đe doạ lớn đối với công ty: Việc lập kế hoạchđầu tư trở nên mạo hiểm, gây khó khăn cho các dự kiến về tương lai, khó xácđịnh giá cả cho các mặt hàng mà công ty kinh doanh Sự không chắc chắn làmcho công ty không dám đầu tư, làm giảm các hoạt động kinh tế đẩy nên kinh

tế tới chỗ đình trệ

- Tỷ giá hối đoái

Sự dịch chuyển tỷ giá có tác động trực tiếp lên tính cạnh tranh của cáccông ty trong thị trường toàn cầu Khi đồng nội tệ trở nên mất giá so với cácđồng tiền khác thì sản phẩm của doanh nghiệp làm trong nước sẽ rẻ hơn sảnphẩm ở nước ngoài, doanh nghiệp có ưu thế về giá, từ đó làm giảm mối đedoạ từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, tạo động lực giúp doanh nghiệp đẩymạnh xuất khẩu hơn nữa Tuy nhiên nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyênliệu nhập khẩu thì gặp khó khăn do phải chi trả mức nội tệ gây không ít khókhăn cho doanh nghiệp Và ngược lại nếu đồng nội tệ tăng giá cao so vớiđồng tiền nước ngoài, hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra thiếu tính cạnhtranh về giá cả, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

- Lãi suất:

Các doanh nghiệp thường xuyên phải sử dụng tới nguồn vốn của ngânhàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy lãi suất Ngân hàng ảnh hưởngmạnh đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Khi vay vốn ngân hàngvới lãi suất cao sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng dẫn tới giá thànhsản phẩm tăng lên, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm so với cácđối thủ của mình, đặc biệt các đối thủ có tiềm lực về vốn

Môi trường Chính trị, luật pháp và quản lý của nhà nước về kinh tế

Chính trị và luật pháp là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động

Trang 30

trong lĩnh vực xuất khẩu bởi các doanh nghiệp này hoạt động trên thị trườngquốc tế với lợi thế mạnh trong cạnh tranh là lợi thế so sánh giữa các nước.Chính trị ổn định, luật pháp đồng bộ rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả.

Các quy định bắt buộc của pháp luật đôi khi là hàng rào ngăn cản sựthâm nhập của hàng hoá nước ngoài, đó có thể là các tiêu chuẩn về vệ sinh antoàn thực phẩm, về an toàn lao động…điều đó gây không ít khó khăn cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu so với doanh nghiệp tại nước sở tại Đôi khi cótrường hợp một quốc gia có ưu đãi về thuế xuất khẩu để khuyến khích xuấtkhẩu tăng thu ngoại tệ về cho nước mình đồng thời tăng thuế nhập khẩu đểhạn chế sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, khuyến khích người tiêudùng sử dụng hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước Để có thể cạnhtranh được với các doanh nghiệp nước ngoài các công ty cần tìm hiểu thật kỹcác quy định bắt buộc của nước sở tại để đảm bảo thành công, nâng cao vị thếcủa mình trên thị trường quốc tế

Môi trường Khoa học kỹ thuật công nghệ và thông tin

Nhóm nhân tố này đóng vai trò ngày càng quan trọng mang tính chấtquyết định đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về phương diện chấtlượng và giá cả Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí của doanhnghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao.Thông tin cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp bởi để cạnh tranh thành công bất kỳ doanh nghiệp nào cũngphải có thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, và biết cách xử lý cóhiệu quả những thông tin thu thập được Khoa học kỹ thuật công nghệ giúpdoanh nghiệp trong quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin mộtcách nhanh chóng và chính xác; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bảo

vệ môi trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp Áp dụng công nghệ tiêntiến hiện đại giúp doanh nghiệp có lợi thế vượt trội so với đối thủ của mình,điều này còn đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp muốn xuất khẩuhàng hoá của mình sang các nước đại công nghiệp

Môi trường Văn hoá xã hội

Môi trường toàn cầu đã làm cho các nền văn hoá trở nên tương đồng, cácquốc gia có sư giao lưu học hỏi lẫn nhau Tuy nhiên cho dù có hoà nhập tớiđâu thì mỗi quốc gia đều giữ lại bản sắc dân tộc, những giá trị văn hoá truyềnthống Chính sự khác biệt về các yếu tố thuộc môi trường văn hoá đã tác động

Trang 31

đến nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua khách hàng và cơ cấunhu cầu thị trường, ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức giao dịch, loại sản phẩm

mà khách hàng sẽ mua và hình thức khuyếch trương có thể chấp nhận

Ngôn ngữ, tập quán tiêu dùng, tôn giáo khác khác nhau dễ dẫn tới hiểulầm trong cách quảng bá sản phẩm hay dùng biểu tượng, đóng gói cũng nhưmàu sắc cho sản phẩm, bao bì Không chú ý tới sự khác biệt này doanhnghiệp tất yếu sẽ thất bại

Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô luôn luôn biến động không ngừng theochiều hướng có lợi hoặc bất lợi đối với các doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp linhhoạt, phản ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường thì sẽ tận dụng được cơhội, hạn chế thách thức, không ngừng vươn lên, lấn át các đối thủ của mình

1.4.2 Môi trường vi mô

Michel Porter đã xây dựng mô hình năm lực lượng cạnh tranh để phântích mức độ cạnh tranh trong ngành

Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh

nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề

và cùng khu vực thị trường với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.Khả năng cung ứng của tất cả các đổi thủ cạnh tranh trong một ngành tạo racung sản phẩm/ dịch vụ Số lượng, qui mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnhtranh đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp TheoMichel Porter, những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh của các đốithủ: Số lượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay ít? Mức độ tăng trưởng củangành là nhanh hay chậm? Chi phí lưu kho hay chi phí cố định là cao haythấp? Đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách để khác biệt hoá sản phẩm haychuyển hướng kinh doanh không? Năng lực sản xuất của đối thủ cạnh tranh

có tăng hay không và nếu tăng thì tăng ở tốc độ nào? Tính chất đa dạng củasản xuất- kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào? Mức độ kỳvọng của các đối thủ cạnh tranh và chiến lược của họ, sự tồn tại của các ràocản rời bỏ ngành

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Tác động của các đối thủ cạnh tranh tiềm

ẩn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến đâu hoàn toàn phụthuộc vào sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Sự xuất hiện của các đốithủ này sẽ là gia tăng mức độ cạnh tranh của ngành

Đổi thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành thường đưa vào khai tháccác năng lực công nghệ mới tiên tiến hiện đại với mong muốn giành được thị

Trang 32

phần trên thị trường đó sẽ là yếu tố làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.Nguy cơ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn được đánh giá tuỳ theo các rào cảnnhập cuộc của ngành và các biện pháp trả đũa từ phía các doanh nghiệp hiệntại Theo Michel Porter các rào cản nhập cuộc chính là: Tiết kiệm quy mô,mức độ khác biệt hoá sản phẩm, yêu cầu về vốn đầu tư cho thâm nhập, chi phíchuyển đổi, kênh phân phối, các quy định của chính phủ…Vì vậy bên cạnhphát triển kinh doanh mở rộng thị trường doanh nghiệp bảo vệ vị thế cạnhtranh của mình bằng cách duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từbên ngoài như: đa dạng hoá sản phẩm, mạng lưới phân phối tiêu thụ hàng hóahợp lý, sự trung thành của khách hàng, lợi thế chi phi thấp dịch vụ hoàn hảo,tiềm lực tài chính, mối quan hệ truyển thống lâu dài.

Nếu các rào cản nhập cuộc của ngành là lớn và nếu các doanh nghiệp sẵnsàng trả đũa thì nguy cơ xâm nhập là rất nhỏ

Nhà cung ứng: Các nhà cung ứng hình thành các thị trường cung ứng

các yếu tố đầu vào khác nhau bao gồm cả người bán thiết bị nguyên vật liệu,người cấp vốn, người cung cấp lao động và cung cấp các dịch vụ tư vậnchuyển quảng cáo, tư vấn, sức lao động cho doanh nghiệp

Tính chất của các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhautới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thị trường mang tínhchất cạnh tranh( cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền), thị trường có haykhông có sự điều tiết của nhà nước cũng như mức độ, tính chất điều tiết, tính

ổn định hay không ổn định của thị trường cũng tác động trực tiếp đến hoạtđộng mua sắm, dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp Nhà cung ứng là nguy cơ khi họ đòi nâng giá hoặc giảm chất lượng, sốlượng cung ứng Để tránh sức ép của nhà cung ứng doanh nghiệp phải mởrộng mối quan hệ, đa dạng hoá các nguồn cung ứng khác nhau hoặc xây dựngmối quan hệ đầu tư liên doanh liên kết lâu dài hai bên cùng có lợi

Nhà cung ứng có ưu thế khi:

+ Họ có sự chuyên biệt hoá sản phẩm cung ứng, thì doanh nghiệp khólựa chọn nhà cung ứng thay thế

+ Nguồn cung ứng không có nhiều sản phẩm thay thế khác trên thịtrường buộc doanh nghiệp phải lựa chọn họ

+ Khi nhà cung ứng có khả năng hội nhập dọc thuận chiều và có khả năngcạnh tranh với chính doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng hoá của họ

Trang 33

+ Sản phẩm cung ứng không thuộc nhóm sản phẩm quan trọng của nhàcung ứng nên họ không bị áp lực giảm giá hoặc cải thiện chất lượng sản phẩmcung ứng

+ Khi nhà cung ứng độc quyền và sản phẩm của họ không thể sản xuấttrong thời gian ngắn

Khách hàng:

Khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm ẩn của doanh nghiệp làmột phần không thể tách rời với môi trường cạnh tranh Doanh nghiệp bánđược hàng thì có thị trường, không bán được không có thị trường, bán nhiềuhàng thì có nhiều khách hàng thị phần doanh nghiệp gia tăng, nâng cao vị thếtrên thị trường Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất củadoanh nghiêp, đạt được điều này là do doanh nghiệp biết thoả mãn tốt nhu cầu

và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh

Khách hàng tìm đến doanh nghiệp là do họ có nhu cầu về hàng hoá dịch

vụ Trong một thời kỳ nhất định, số cầu vừa tác động trực tiếp đến việcnghiên cứu quyết định cung của doanh nghiệp, lại vừa tác động đến mức độ

và cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành Doanh nghiệp cókhả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi hàng hóa dịch vụ doanhnghiệp cung ứng ra thích hợp với nhu cầu của họ, đáp ứng đầy đủ số lượng,chất lượng, gía cả phù hợp, hoạt động dịch vụ tốt, địa điểm gần khách hàng,hàng hoá thuộc nhãn hiệu nổi tiếng…

Mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp: Khả năng mặc cả củakhách hàng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp là vấn đề thường xuyênphải giải quyết Thông thường khách hàng yêu cầu giảm giá hoặc yêu cầuchất lượng tốt đi kèm với các dịch vụ, điều này làm cho chi phí của doanhnghiệp tăng suy ra tạo nguy cơ cạnh tranh giá Chỉ có một doanh nghiệp duynhất đáp ứng hàng hoá thì cơ hội giảm giá của khách hàng là ít và thườngkhách hàng không thể ép doanh nghiệp trong việc thoả mãn nhu cầu củamình Tuy nhiên khách hàng có thế mạnh khi: Khách hàng mua khối lượnghàng hoá lớn, khách hàng có thể dễ dàng chuyển sang mua của doanh nghiệpkhác mà không tốn kém về thời gian chi phí, khách hàng có nhiều khả nănglựa chọn với hàng thay thế đa dạng, khách hàng có lợi thế trong chiến lượchội nhập dọc ngược chiều, tiếp xúc trực tiếp với nguồn cung ứng của doanhnghiệp thương mại

Doanh nghiệp phân tích các đặc điểm của khách hàng về: Khu vực địa lý,

Trang 34

nhân khẩu, tâm lý, thái độ, tuổi tác, tôn giáo…Sẽ là cơ sở cho hoạch định kếhoạch bán hàng và có chính sách đối với từng nhóm khách hàng cho phù hợp.

Sản phẩm thay thế: Những sản phẩm thay thế là những sản phẩm của

các doanh nghiệp khác mà phục vụ những nhu cầu của khách hàng tương tự

như đối với ngành đang phân tích

Mỗi một doanh nghiệp đang hoạt động trong một ngành nào đó, theonghĩa rộng đều là cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở ngành khác Sự tồntại của sản phẩm thay thế tác động đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp,biểu hiện một sự đe doạ cạnh tranh làm giảm khả năng đặt giá cao và qua đótrực tiếp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần có các giảipháp cụ thể như: Phải luôn chú ý tới khâu đầu tư đổi mới kỹ thuật- công nghệ,các các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm, khác biệt hoá sảnphẩm cũng như trong từng giai đoạn phát triển cụ thể phải biết tìm và rút vềphân đoạn thị trường hay thị trường “ ngách” phù hợp

Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter

Đối thủ tiềm ẩn

Nhà cung

cấp

Khách hàng

Sản phẩm thay thế Cạnh tranh nội

bộ ngành

Trang 35

Nguồn: Giáo trình quản trị chiến lược

Việc xác định 5 nhân tố trên cho phép doanh nghiệp tổng kết điểm mạnh

và điểm yếu, dự tính được bản chất của cạnh tranh và các hoạt động chiến lượccủa các hãng khác có mặt trên thị trường chẳng hạn các doanh nghiệp sẽ phảiphản ứng như thế nào khi đối mặt với nguy cơ thâm nhập thị trường của một đốithủ cạnh tranh mới hoặc là người ta có thể thực hiện chiến lược gì để giảm thiểuhoặc loại bỏ nguy cơ này Đây là những câu hỏi mà các doanh nghiệp phải trả lời

để có thể đối mặt với các đối thủ cạnh tranh, tác động đến các lực lượng cạnhtranh hiện đại nhằm đưa doanh nghiệp đứng ở vị trí tốt nhất

1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHCHO DOANH NGHIỆP

Đối với nền kinh tế quốc dân: Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong

nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là độnglực thúc đẩy sản xuất phát triển, gói phần vào sự phát triển kinh tế Trong xãhội mỗi con người, xét về mặt tổng thể vừa là người sản xuất vừa là ngườitiêu dùng do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích cho mọi người vàcho cộng đồng xã hội Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sựphát triển bình đẳng cùng có lợi cho mọi thành phần kinh tế trong nền kinh

tế thị trường Cạnh tranh còn đào tạo cho xã hội các nhà làm kinh tế tinhthần chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, phát huy hết khả năng, năng lựcchuyên môn, tạo ra một đội ngũ cán bộ lực lượng lao động tốt cho xã hội

Đối với Doanh nghiệp: Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng là một

trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Nó buộcngười sản xuất phải năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầucủa người tiêu dùng, tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kĩthuật, áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, hoàn thiện công tácquản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế Ở đâu thiếucạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích của các Doanhnghiệp là quá trình các Doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực

và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ sởtạo ra ưu thế về sản phẩm, giá bán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho người

người tiêu dùng Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng có quyết địnhtối cao trong hành vi tiêu dùng Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm

Trang 36

ra sản phẩm có chất lượng hơn , đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn đểđáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, Thị trường càng mạnh, ngườitiêu dùng càng được quan tâm và đáp ứng nhu cầu tốt hơn.

* Ngoài mặt tích cực thì cạnh tranh cũng mang lại những hệ quả không

mong muốn về mặt xã hội Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện

sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, tổn hại môi trường sinhthái, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng cácthủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật Vì vậy cạnh tranh kinh tếbao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp củanhà nước

Đặc điểm.

Cạnh tranh kinh tế là một quy luật của sản xuất hàng hóa Vì trong sảnxuất hàng hóa, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phâncông lao động trong xã hội tất yếu dẫn đến những sự cạnh tranh để dànhđược những điều kiện thuận lợi hơn như: gần nguồn nguyên liệu, nhân công

rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kĩ thuật pháttriển nhằm giảm mức hao phí lao động để thu được nhiều lãi

Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơchế thị trường, nhằm mục đích chiễm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sảnphẩm hàng hóa để đạt được lợi nhuận cao nhất

Như vậy, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếukhách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Nếu chầnchừ doanh nghiệp sẽ dễ bị động, thua thiệt trong những cuộc cạnh tranhkhông cân sức, bị đối thủ đè bẹp ngay cả trên sân nhà Để nâng cao năng lựccạnh tranh thì một trong những công việc mà doanh nghiệp cần làm là chủđộng đánh giá thực lực kinh doanh của mình và tìm ra những điểm mạnh cơbản để phát huy những điểm mạnh đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp trong thị trường

Tóm lại : Trong chương 1 nêu một số quan điểm trong việc tiếp cận bản

chất của cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như sự cần thiết phải nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp , đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giánăng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp Đây là căn cứ quan trọng để phântích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mạiTNG ở chương 2

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀTHƯƠNG MẠI TNG

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

Cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG tiền thân là Xí nghiệp mayBắc Thái được thành lập ngày 22/11/1979 theo quyết định số 488/QĐ - UBcủa UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) với số vốn ban đầu là659,4 nghìn đồng Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/01/1980 với 02chuyền sản xuất Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao độngtheo chỉ tiêu kế hoạch của UBND

Ngày 07/05/1981 tại quy định số 124/QĐ - UB của UBND tỉnh Bắc Tháisáp nhập trạm May mặc gia công thuộc ty thương nghiệp vào Xí nghiệp, nâng

số vốn của Xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của Xínghiệp tăng lên 08 chuyền Năm 1981 doanh thu của Công ty tăng gấp đôi sovới năm 1980

Thực hiện nghị định số 388/HĐ - BT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộtrưởng về thành lập doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp đã thành lập theoquyết định số 708/UB - QĐ ngày 22/12/1992 của UBND tỉnh Bắc Thái Theo

đó số vốn hoạt động của Công ty được nâng lên 577,2 triệu đồng

Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị,

mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước Đông Âu đưa doanh thu tiêu thụ đạt 336triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định và tăng thu nhập cho nhiều lao động.Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty May Thái Nguyên vớitổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo quyết định 676/QĐ - UB ngày04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên Cũng trong năm 2007 Công ty liêndoanh với Công ty May Đức Giang trực thuộc Tổng công ty may Việt Namthành lập Công ty may liên doanh Việt Thái, với vốn điều lệ là 300 triệu đồng.Năm 2000 Công ty là thành viên của hiệp hội dệt may Việt Nam

Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần may

Trang 38

xuất khẩu Thái Nguyên theo quyết định số 3744/QĐ - UB ngày 16/12/2002.Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết củaĐại hội đồng cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựngNhà máy TNG Sông Công với tổng số vốn đầu tư 20 tỷ đồng.

Ngày 18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên 54,3 tỷ đồng theo nghịđịnh của Đại hội đồng cổ đông ngày 18/03/2007 và phê duyệt chiến lược pháttriển Công ty đến năm 2011 và định hướng chiến lược các năm tiếp theo.Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký Công ty đại chúng với Ủy banChứng khoán Nhà Nước

Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng cổ đông xin ý kiến biểu quyết bằng vănbản đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG Sau 28 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã trải qua 4 lần đổi têncho đến nay là Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại - TNG Đây là Công ty

Cổ phần có quy mô vào bậc nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàngmay mặc của Thái Nguyên Công ty đã giải quyết cho một bộ phận không nhỏlao động trong tỉnh Thái Nguyên đặc biệt là lao động nữ, góp phần đưa thànhphố Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của cả tỉnh

Ngày 22/11/2007, cổ phiếu TNG của Công ty đã chính thức lên sàn giaodịch HASTC đánh dấu bước phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế của Công

ty với các bạn hàng trong nước và quốc tế

Chiến lược đầu tư của TNG từ năm 2007-2015 dự tính cần 1.235 tỷ đồngđầu tư một số dự án lớn Lượng vốn được huy động thông qua việc phát hành

cổ phiếu giúp Công ty đẩy nhanh tiến độ thực hiện hàng loạt các dự án nằmtrong chiến lược phát triển của Công ty với nguồn vốn hàng nghìn tỷ đồng đólà: Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh Nhà máy TNG Sông Công với tổng nguồn vốnđầu tư trên 200 tỷ đồng; năm 2008 đầu tư xây dựng tòa nhà đa năng 9 tầng,trên 40 tỷ đồng tại chi nhánh may Việt Thái vừa làm trung tâm thương mại,vừa làm văn phòng cho thuê Từ năm 2009 thực hiện các dự án: Xây dựng tòanhà chung cư 9 tầng, tại diện tích 9.000m2 ở Phan Đình Phùng, tổng trị giáđầu tư 50 tỷ đồng; dự án xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng chothuê 15 tầng tại khu đất 6.000m2 của Văn phòng Công ty hiện nay, trị giá đầu

tư 100 tỷ đồng; dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Điềm Thụy(Phú Bình), diện tích trên 500 ha; dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu côngnghiệp tập trung Tân Đồng (Phổ Yên) với diện tích 100 ha Đây là các dự án

đã ký cam kết với UBND tỉnh tại hội nghị xúc tiến đầu tư ngày 16-11 vừa

Trang 39

qua.Việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán đánh dấu mốcchuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty TNG không chỉ

về lượng mà còn thay đổi về chất TNG không chỉ là của cán bộ, CNVC Công

ty mà là của tất cả các nhà đầu tư vào cổ phiếu TNG Công ty niêm yết 5.430nghìn cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ 54,3 tỷ đồng”

2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Cổ phần đầu tư vàthương mại TNG

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến- chứcnăng Kiểu tổ chức này rất phù hợp với tình hình công ty trong giai đoạn hiệnnay, gắn cán bộ công nhân viên của công ty với chức năng nhiệm vụ, khắcphục sự tách rời của mỗi người ra khỏi công việc đồng thời các nhiệm vụmệnh lệnh và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo của Công tyđến cấp dưới dễ dàng hơn Cán bộ liên quan đến một việc nào đó của Công tycũng có sự thống nhất với nhau khi đưa đến quyết định của mình Tuy nhiên

nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban của Công ty

Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức quản lý Công ty Cổ phần đầu tư & thương mại – TNG

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng Công nghệ

Thông

tin

Phòng Quản lý Thiết bị

Phòng Xây dựng Cơ bản

K TOÁN TRƯỞNG

BAN KIỂM SOÁT

BAN KIỂM SOÁT

Phòng Kế toán

GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH, PHÂN XƯỞNG

Giám đốc Trung tâm THỜI TRANG TNG Giám đốc Chi nhánh

MAY VIỆT THÁI

Giám đốc Chi nhánh

MAY VIỆT MỸ

Giám đốc Chi nhánh MAY VIỆT ĐỨC

Phòng

Tổ chức

Hành chính

Phòng

Kỹ thuật Công nghệ

Giám đốc Trung tâm Đào tạo

Phòng

Thị

Trường

Phòng Xuất nhập khẩu

Trang 40

<Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính>

Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức sản xuất tại nhà máy

Trao đổi thông tin

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, cá nhân trong sơ đồ

Quyền lực cao nhất trong công ty là Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị: Gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 3 thành viênHĐQT

HĐQT có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết địnhphương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, quyết định cơ cấu tổ chức,quy chế nội bộ Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Phógiám đốc và các cán bộ quản lý khác Ra phương án phân phối lợi nhuận, chia

cổ tức, xử lý các khoản lỗ lãi, chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát việc điều hành củaGiám đốc và các chức danh do HĐQT trực tiếp quản lý HĐQT chịu tráchnhiệm về những vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ của công ty, những saiphạm do quản lý gây thiệt hại cho công ty và quyền lợi của các cổ đông

Tổng Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, điều hành toàn bộ hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật

Tổ hoàn thành

K.thành phẩm

Tổ cắt

Tổ may

Tổ cơ điện

Ngày đăng: 25/03/2015, 23:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị chiến lược
Tác giả: PGS. TS. Lê Văn Tâm
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2000
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI (tập 2), Nxb Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị dự án vàdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: Nxb Thống Kê
Năm: 2004
3. PGS TS. Lê Tiến Sỹ- TS. Nguyễn Thanh Liêm- ThS. Trần Hữu Hà (2007), Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chiến lược
Tác giả: PGS TS. Lê Tiến Sỹ- TS. Nguyễn Thanh Liêm- ThS. Trần Hữu Hà
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2007
4. PGS.TS Vũ Chí Lộc (2004), “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóacủa Việt Nam sang thị trường Châu Âu
Tác giả: PGS.TS Vũ Chí Lộc
Năm: 2004
5. TS. Dương Ngọc Dũng(2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michel Porter, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyếtcủa Michel Porter
Tác giả: TS. Dương Ngọc Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
6. Trần Sửu( 2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điềukiện toàn cầu hoá
Nhà XB: Nxb Lao động
7. Trung tâm Pháp - Việt Đào tạo về quản lý( 1999), Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược doanhnghiệp
Nhà XB: Nxb Thanh niên
8. TS. Nguyễn Thị Hường (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế (tập 1), Nxb Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh doanh quốc tế
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: Nxb Thống Kê
Năm: 2001
9. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế thế giới (CIEM) chương trình phát triển Liên Hợp Quốc( 2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải.Tài liệu của công ty Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải.Tài liệu của công ty
1. Báo điện tử, “Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ Công thương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – BộCông thương
6. Trang web điện tử, “Thư viện học liệu mở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện học liệu mở Việt Nam
1. Báo cáo tổng hợp trình Hội đồng Quản trị(2010- 2013) Khác
2. Báo cáo tài chính Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Năm 2010 – 2013) Khác
3. Phòng tổ chức hành chính, Sơ đồ cơ cấu tổ chức Khác
4. Phòng kế toán, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lỗ lãi (2010- 2013) Khác
5. Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu, Báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu(2010- 2013) Khác
6. Phòng điều hành sản xuất, Quy trình công nghệ sản xuất Khác
7. website: www.kienthuctaichinh.com 8. website: www.tng.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w