Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần Ngành nghề kinh doanh:
- Ngành nghề chính: Sản xuất xuất khẩu hàng may mặc - Ngành nghề phụ:
Mua bán máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu ngành may.
Mua bán thiết bị vi tính, máy văn phòng, thiết bị viễn thông; dịch vụ cho thuê hosting, đăng ký tên miền, thiết kế website; dịch vụ cho thuê máy tính, máy chiếu, máy lắp đặt sửa chữa máy vi tính, máy văn phòng; mua bán máy thiết bị, phụ tùng, vật tư cơ khí, điện; dịch vụ lắp đặt sửa chữa máy vi tính, máy văn phòng….
Đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư; vận tải hàng hóa, đường bộ, vận tải bằng xe taxi, cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh; dịch vụ xuất, nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa.
Dạy nghề ngắn hạn( công nhân may, công nhân kỹ thuật phục vụ cho xuất khẩu lao động).
Dịch vụ tuyển dụng việc làm, môi giới người lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thành lập nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi nhuận cho các cổ đông, phát triển công ty ngày một lớn mạnh, đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Sản phẩm chính của công ty:
Công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất, gia công xuất khẩu hàng may mặc với các sản phẩm mũi nhọn là:
Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jacket
có bông, hàng jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục;
Hàng quần: Quần tây, quần soóc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo
shorts, quần trượt tuyết, Váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục được sản xuất theo 2 phương thức:
Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: Công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hành gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao lại cho khách hàng. Sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hình thức này chiếm khoảng 70%.
Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB là chủ yếu: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký với khách hàng, công ty tự sản xuất sản phẩm cho khách hàng và xuất khẩu theo hợp đồng. Trong tương lai sẽ tiến tới hàng ODM.
Hiện nay thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là Mỹ và Bắc Mỹ chiếm khoảng 79%, sản phẩm chủ lực được khách hàng Bắc Mỹ rất ưa chuộng. Các nhà nhập khẩu lớn như JC Penney, Wal-mart, GAP đều biết đến TNG là nhà xuất khẩu lớn sản phẩm may mặc của Việt Nam.
Qui trình công nghệ sản xuất
Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là một quy trình sản xuất liên tục khép kín. Sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn nhưng chu kỳ ngắn nhưng liên tục:
Khi tiến hành sản xuất thì vải được xuất ra từ kho nguyên vật liệu (bộ phận vật tư phụ trách) sau đó được chuyển xuống nhà cắt, tổ cắt may thực
hiện công việc của mình theo đúng mẫu mã kích thước bộ phận kỹ thuật giác sơ đồ đưa xuống. Sau khi vải được cắt thành bán thành phẩm. theo yêu cầu của khách hàng sản phẩm nào cần thêu in thì được gửi đi thuê in thêu. Sau đó các công nhân đầu chuyền chuyển đến các chuyển may (tổ may), các bán thành phẩm được bộ phận kẻ vẽ giác lại theo dập định vị trước, tiếp theo bộ phận may hoàn thiện qua các cung đoạn của thành phẩm, tiếp đó bộ phân chuyên dùng đóng cúc, gián mex… Khi hoàn thiện được chuyển đến bộ phận vệ sinh để vệ sinh hàng (cắt chỉ, giặt là…), tiếp theo các thành phẩm này được kiểm hoá của dây chuyền may kiểm tra một cách chặt chẽ kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật (đúng quy cách, phẩm cấp, mẫu mã). Kết thúc quá trình sản xuất tại phân xưởng.
Sau khi hoàn thành sản phẩm được chuyển lên tổ KCS kiểm tra. Sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn thì đưa sang tổ đóng gói và chuyển vào kho thành phẩm. Sản phẩm nào chưa đạt tiêu chuẩn được chuyển trả lại các bộ phận liên quan( bộ phận vệ sinh, bộ phận cắt, bộ phận may) để sửa chữa lại.
Toàn bộ quy trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất của công ty
Nguồn: Phòng điều hành sản xuất
2.1.4Thị trường trong nước
Thị trường nội địa đang được đánh giá là rất tiềm năng đối với các doanh Bộ phận vật tư Phụ liệu Xưởng may Nhà cắt Nguyên liệu (Vải) Bộ phận chuyên dùng Bộ phận vệ sinh công nghiệp Tổ KCS Tổ đóng gói Kho thành phẩm
nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và TNG nói riêng. Lâu nay, các doanh nghiệp dệt may chỉ chú trọng đến xuất khẩu và chưa quan tâm nhiều đến thị trường nội địa. Điều kiện thuận lợi luôn sẵn có nhưng để chiếm được thị phần từ 10-30% ở thị trường nội địa là điều rất khó. Trên thị trường hiện nay hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan lại được gắn mác là hàng Việt, hàng hiệu và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Vì vậy, dù có tên tuổi trên thị trường quốc tế về hàng xuất khẩu nhưng chỗ đứng của TNG trong nội địa còn thấp. Hiện nay, các chi nhánh phân phối sản phẩm của TNG trong nội địa còn rất ít ( gồm 2 cửa hàng ở Hà Nội và 2 cửa hàng ở Thái Nguyên), cho nên doanh thu nội địa chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng doanh thu.
Bảng 2.1: Doanh thu nội địa của Công ty qua 2 năm 2011- 2012
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Đồng Đồng Đồng %
Tổng doanh thu 1.146.556.978.984 1.209.219.646.016 62.662.667.03
2 110,55 Doanh thu nội địa 3.623.120.052 4.873.155.173 1.250.035.121 25,65 % DTNĐ/TỔNG
DT 3,16% 4,03% 0,87
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên báo cáo Kết quả kinh doanh của công ty
Qua bảng trên cho thấy doanh thu nội địa năm 2012 so với 2011 tăng 0,87%, cho thấy công ty đang chú trọng phát triển vào thị trường nội địa trong thời kỳ bão giá khi mà người Việt chuộng sử dụng hàng Việt.
2.1.5 Tình hình xuất khẩu của công ty
TNG là một trong nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường nước ngoài. Đối với công ty sản xuất -xuất khẩu hàng may mặc là hoạt động vô cùng quan trọng. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty so với toàn ngành là không nhỏ và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của toàn công ty.
Bảng 2.2: Doanh thu xuất khẩu của công ty qua 2 năm 2011-20012
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
(đồng) (đồng) (đồng) %
Trong đó: DTXK 1.053.026.402.687 1.099.987.791.976 46.961.389.289 103,67%
% DTXK/TỔNG DT 91,84% 90,97% -0,87%
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên báo cáo Kết quả kinh doanh của công ty
Đi đôi với đa dạng hóa mặt hàng, để đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp thực hiện trọng tâm hoá vào một số loại hàng hoá và một số thị trường nhất định.
2.1.4.1 Các sản phẩm xuất khẩu chính
Sản phẩm dệt may là sản phẩm có chu kỳ sống rất ngắn, nó phụ thuộc nhiều vào tập quán, sở thích của mỗi lứa tuổi, thành phần dân cư và mỗi nền văn hoá khác nhau. Đồng thời nó sẽ thay đổi nhanh chóng khi thu nhập, thị hiếu và xu hướng thời trang của khách hàng thay đổi. Muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất phải thường xuyên nghiên cứu để cải tiến sản phẩm về cơ cấu, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc. Nhận thức rõ được điều này TNG đã và đang thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm. Trước đây công ty chỉ gia công xuất khẩu loại mặt hàng chính: áo Jacket, quần bò, quần âu. Từ năm 2004 tới nay ngoài các mặt hàng truyền thống công ty đã xuất khẩu thêm mặt hàng áo vest, váy bò, quần áo khoác trẻ em…
Xuất khẩu của công ty những năm qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt qua các năm, các mặt hàng may mặc do công ty sản xuất cũng ngày càng phong phú hơn. Trong đó là quần âu, áo Jacket luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất được bạn hàng Mỹ và Bắc Mỹ rất ưa chuộng.
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu xuất khẩu năm 2011-2012
(Tính đủ nguyên vật liệu)
Đơn vị: tỷ đồng
Chủng loại Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Doanh thu % Doanh thu % +/- %
Áo 296,58 65,5 374,21 63,24 77,628 -2,23
Jacket nam 2 lớp 158,53 35,0 190,00 32,11 31,47481 -2,88
Jacket 3 in 1 45,25 10,0 43,32 7,32 -1,93191 -2,67
Vest 20,38 4,5 49,78 8,41 29,40229 3,91
Áo nỷ Polar fleece 72,42 16,0 91,11 15,40 18,68281 -0,59
Quần 156,42 34,5 217,48 36,76 61,06305 2,23
Sooc Caggo 90,60 20,0 114,10 19,28 23,49551 -0,72
Sooc Lửng 9,09 2,0 9,03 1,53 -0,06365 -0,48
Sooc Denim 36,16 8,0 50,54 8,54 14,37674 0,56
Tổng cộng 453 100 591,69 100 138,69 0
Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán công ty
Sau mỗi đợi xuất hàng, Công ty đều tổ chức hạch toán kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ ở các công đoạn xem có đúng, đầy đủ, chính xác không để kịp thời phát hiện, bổ sung thiếu sót. Do vậy, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc liên tục hoàn thiện và phát triển. Có thể thấy rõ hơn sự biến động tăng giảm của từng sản phẩm qua các năm qua bảng 2.2
Qua bảng trên cho thấy, tình hình xuất khẩu các mặt hàng may mặc nói chung có triển vọng tốt, chẳng hạn đối với mặt hàng áo vest năm 2011 giá trị xuất khẩu đạt hơn 20.38 tỷ đồng, chiếm 4,5% tổng doanh thu xuất khẩu thì năm 2012 đã tăng lên hơn 49,78 tỷ đồng, chiếm 8,41%. Đặc biệt mặt hàng quần short pant có sự tăng lên đánh kể từ 20,57 tỷ đồng tăng lên 43,82 tỷ đồng chiếm 7,41% doanh thu năm 2012. Mặc dù có một số mặt hàng giảm tỷ lệ trong tổng kim ngạch nhưng nhìn chung doanh thu các mặt hàng đều tăng.
2.1.4.3 Thị trường xuất khẩu chính
Thâm nhập tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc luôn được Công ty chú trọng nhằm mở rộng thị trường nước ngoài và đặc biệt là thị trường trong nước một thị trường mà hàng may mặc của công ty vẫn chưa được nhiều đối tác biết đến. Đến nay công ty đã có quan hệ buôn bán với trên 30 nước. Công ty đang củng cố vị thế và mở rộng thị trường hơn nữa. Giá trị hàng may mặc không ngừng tăng lên qua các năm.
Bên cạnh đó, nhu cầu hàng may mặc không ngừng tăng lên ở các nước trên thế giới vì sau nhu cầu ăn là nhu cầu về mặc. Tổng khối lượng lưu chuyển hàng hoá này chiếm tỉ trọng lớn trong cán cân thương mại quốc tế, chỉ đứng sau khoáng sản tài nguyên và chế tạo máy, điện tử. Khi trình độ khoa học kỹ thuật của con người ngày càng phát triển ở mức độ cao sẽ dẫn tới sự phân hoá thế giới về sản xuất. Các nước phát triển sẽ chuyển sang các ngành công nghiệp hiện đại, nhường chỗ cho các nước đang phát triển trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Nhu cầu may mặc cũng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, mẫu mã, chất liệu phong phú hơn, đặc biệt xã hội càng văn minh lịch sự bao nhiêu thì yêu cầu về mặc lại càng được chú ý cầu kỳ bấy nhiêu. Nhận biết được các yếu tố đó đã giúp cho công ty trong hoạt động xuất khẩu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Hiện nay, công ty có quan hệ với nhiều đối tác nước ngoài và sản phẩm của công ty được xuất khẩu trên nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Mexico, Canada,...Để hiểu rõ hơn về thị trường xuất khẩu của công ty ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 2.4. Thị trường xuất khẩu của công ty ĐVT: USD STT Tên nước Năm 2011 Chênh lệch (TX-TN) Năm 2012 Chênh lệch (TX-TN) Tổng nhập Tổng xuất Tổng nhập Tổng xuất 1 USA 1.933,00 12.584.332,62 12.582.394,36 13.389,03 18.408.200,71 18.394.811,68 2 Spain 2.179.944,29 2.179.943,38 3.537.874,91 3.537.874,91 3 Canada 6.135,85 1.955.010,41 1.948.873,74 5.657,22 2.775.294,10 2.769.636,88 4 Korea 5.445.665,06 1.033.738,68 -4.411.926,82 7.774.119,72 843.839,42 -6.930.280,30 5 Mexico 2.285.232,49 2.285.231,53 750.079,49 750.079,49 6 Russian 387.652,00 387.651,84 659.444,88 659.444,88 7 Taiwan 2.480.261,89 19.143,31 -2.461.118,59 14.395.549,76 546.932,96 -13.848.616,80 8 France 445.081,93 445.081,74 450.047,69 450.047,69 9 Các nước khác 14.986.909,80 3.039.000,27 -11.947.910,80 7.712.456,06 3.281.597,75 -4.430.858,31 Tổng 22.920.905,60 23.929.136 1.008.220,40 29.901.171,79 31.253.311,91 1.352.140,12
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường của công ty
(ĐVT: %)
STT Tên nước Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (2012-
2011) 1 USA 52,59 58,9 6,31 2 Spain 9,11 11,32 2,21 3 Canada 8,17 8,88 0,71 4 Korea 4,32 2,7 -1,62 5 Mexico 9,55 2,4 -7,15 8 Russian 1,62 2,11 0,49 9 Taiwan 0,08 1,75 1,67 10 France 1,86 1,44 -0,42 11 Các nước khác 12,7 10,5 -2,2 (Nguồn: Phòng XNK)
Qua bảng trên cho thấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Canada,... Đặc biệt là thị trường Mỹ năm 2011 chiếm 52,59% đến năm 2012 tăng lên 6,31% chiếm 58,9% là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty, sau đó là các thị trường Mexico, Tây Ban Nha, Đức,....Đây đồng thời cũng là các thị trường đem lại nguồn lợi nhuận chính cho công ty.
Tuy nhiên để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, Công ty cần đẩy mạnh phát triển thị trường Châu Âu, Mexico, Nam Mỹ và Nhật Bản. Đồng thời công ty sẽ tiếp tục và mở rộng thị truờng nội địa.
Đối với khách hàng truyền thống: Công ty duy trì và không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ với khách hàng truyền thống để họ luôn cảm thấy hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Hàng năm công ty tổ chức
gặp gỡ, trao đổi đánh giá quá trình làm việc trong năm để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo.
Để tiếp cận các khách hàng mới, nhất là tại thị trường xuất khẩu, công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế (như Hội chợ hàng dệt may tại Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Liên Bang Nga…) và các chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia, các chương trình liên kết với Vinatex và Vitas, các hội thảo về dệt may xuất khẩu tổ chức tại Hà Nội, các đơn vị trong ngành.
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rất đáng khích lệ đặc biệt năm 2011 công ty ký được nhiều hợp đồng với đơn giá cao, số lượng lớn, xây dựng được những định mức về tiêu hao sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sản xuất dựa trên mục tiêu “tiết kiệm chi phí” mặt khác công tác quản lý và điều hành sản xuất ở các phân xưởng hợp lý nên doanh thu có mức tăng vượt bậc so với các năm trước.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng doanh thu
- DT từ hoạt động XK hàng may mặc
-Doanh thu từ hoạt động khác.
622.829.159 1.146.556.97 8 1.209.219.64 6 24.066.723 1.053.026.40 2 1.099.987.79 1 598.762.436 93.530.576 109.231.855 Tổng chi phí 121.475.074 196.893.363 224.837.196
Lợi nhuận trước thuế 26.174.867 26.859.941 23.463.756
Lợi nhuận ST 24.207.963 24.544.299 21.881.659
Thu nhập bình quân NLĐ/tháng 900 1.050 1250
<Nguồn: Báo cáo tổng hợp Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG>.
Năm 2011, doanh thu tăng gần như gấp 2 lần so với năm 2010 tạo bước nhảy vọt từ 622 tỷ đồng lên 1146 tỷ đồng. Doanh thu năm 2012 tăng 5,47% so với năm 2011. Đồng thời với việc tăng doanh thu, lợi nhuận tăng rõ rệt qua từng năm. So với năm 2010 lợi nhuận năm 2011 tăng 101,39% chứng tỏ công ty đã có những bước đi đúng hướng. Lợi nhuận tăng, cổ tức cho cổ đông cũng tăng theo và nguồn ngân quỹ của công ty được bổ sung nhiều hơn củng cố