CHO DOANH NGHIỆP
Đối với nền kinh tế quốc dân: Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong
nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, gói phần vào sự phát triển kinh tế. Trong xã hội mỗi con người, xét về mặt tổng thể vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích cho mọi người và cho cộng đồng xã hội. Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng cùng có lợi cho mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh còn đào tạo cho xã hội các nhà làm kinh tế tinh thần chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, phát huy hết khả năng, năng lực chuyên môn,...tạo ra một đội ngũ cán bộ lực lượng lao động tốt cho xã hội.
Đối với Doanh nghiệp: Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng là một
trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kĩ thuật, áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, hoàn thiện công tác quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích của các Doanh nghiệp là quá trình các Doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra ưu thế về sản phẩm, giá bán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho người
người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng có quyết định tối cao trong hành vi tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm
ra sản phẩm có chất lượng hơn , đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn... để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, Thị trường càng mạnh, người tiêu dùng càng được quan tâm và đáp ứng nhu cầu tốt hơn.
* Ngoài mặt tích cực thì cạnh tranh cũng mang lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì vậy cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.
Đặc điểm.
Cạnh tranh kinh tế là một quy luật của sản xuất hàng hóa. Vì trong sản xuất hàng hóa, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động trong xã hội tất yếu dẫn đến những sự cạnh tranh để dành được những điều kiện thuận lợi hơn như: gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kĩ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động để thu được nhiều lãi.
Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiễm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Như vậy, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu chần chừ doanh nghiệp sẽ dễ bị động, thua thiệt trong những cuộc cạnh tranh không cân sức, bị đối thủ đè bẹp ngay cả trên sân nhà. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì một trong những công việc mà doanh nghiệp cần làm là chủ động đánh giá thực lực kinh doanh của mình và tìm ra những điểm mạnh cơ bản để phát huy những điểm mạnh đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường.
Tóm lại : Trong chương 1 nêu một số quan điểm trong việc tiếp cận bản chất của cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp , đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA