Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 82)

3.1.1.1. Định hướng và dự báo của toàn ngành dệt may

* Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may năm 2013 và dự báo:

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan mới nhất cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong quý I/2013 ước tính đạt 5,00 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2012 và bằng 13,8% kế hoạch năm. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc dự báo đạt khoảng 23 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2012.

Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng khá; thị trường EU thì hồi phục và đặc biệt là tăng mạnh tại các thị trường mới nổi, trước đây không phải là thị trường truyền thống của ngành dệt may.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường Mỹ tăng 12,73%, đạt 1,89 tỷ USD.

- Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 19,62%, đạt 530 triệu USD – chính thức trở thành thị trường tiêu thụ hàng dệt may xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, vượt EU.

- Kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 511 triêu USD.

- Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 328 triệu USD.

- Kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN tăng 37%, đạt 111,8 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Campuchia tăng 102%; Myanmar tăng 135%; Singapore tăng 35%...

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường khác như Nigeria tăng 778%, sang Nauy tăng 129%, sang New Zealand tăng 111%, sang Uc tăng 36%.

Trong những năm gần đây, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu dệt may được xem là một trong các giải pháp cho doanh nghiệp dệt may khi nhu cầu

tiêu dùng của các thị trường truyền thống như Mỹ, Eu bị giảm sút. Do đó, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong quý I vừa qua có kết quả rất tốt, đạt được mức tăng trưởng cao sang các thị trương mới, trong khi vẫn duy trì được đà tăng trưởng sang các thị trường truyền thống.

Như vậy, với mức tăng trưởng xuất khẩu cao trong quý I năm nay, cộng với tiến độ nhập khẩu các nguyên phụ liệu chính trong tháng 3 của các doanh nghiệp đều đứng ở mức cao, dự báo xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong các tháng quý II sẽ tiếp tục khả quan, đặc biệt là trong thời gian tới xuất khẩu snag thị trường truyền thống tiếp tục gặp thuận lợi.

• Xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ sẽ tăng trong những năm tới.

Năm 2012 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 7,7 tỷ USD và kết quả này sẽ tăng gấp đôi khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thực hiện.

Từ năm 2001 trở về trước mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ được khoảng 45 triệu USD thì từ năm 2002 trở đi xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng đột biến lên gần 1 tỷ USD, đến năm 2012 Việt Nam xuất khẩu dệt may vào Mỹ được 7,7 tỷ USD.

Hiện Việt Nam đang đàm phán một số hiệp định thương mại tự do với các nước, trong đó Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) rất quan trọng để giúp hàng dệt may xuất sang Mỹ được hưởng thế suất thuận lợi hơn rất nhiều so với một số nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, chẳng hạn như Trung Quốc, Bangladesh.

Hiện nay Trung Quốc chiếm 37% lượng hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ; Việt Nam chỉ chiếm có 8%. Tuy nhiên, khi thực hiện TPP thì ngành dệt may Việt Nam có khả năng gia tăng thị phần nhờ được ưu đãi thuế theo quy chế của TPP. Thuế suất bình quân hàng dệt may xuất Mỹ hiện là 17%, nếu giảm phân nửa hoặc xuống còn 0% thì cực kỳ thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam so với Trung Quốc là nước không tham gia TPP.

Vừa qua, có nhiều công ty của Mỹ lên kế hoạch từ năm 2015 sẽ thụ hưởng lợi ích của hiệp định TPP để nhập khẩu hàng dệt may giá rẻ hơn. Về phía các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, nếu muốn thụ hưởng TPP, doanh nghiệp ngay từ bây giờ phải làm tốt khâu quản trị số liệu sản xuất, làm rõ điều kiện xuất xứ hàng hóa..

Bảng 3.1: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2013

Thị trường Quý I/2013 So với 2012 (%) Tháng3/2013 So 2012 (%)

Mỹ 1.891.297.604 12,73 647.218.713 7,89 Nhật Bản 530.650.718 19,62 201.251.420 13,36 EU 511.755.864 11,19 157.072.113 6,24 Hàn Quốc 328.195.747 21,72 122.743.240 28,07 ASEAN 111.883.084 36,76 41.114.966 23,34 Canada 68.667.732 22,61 23.355.919 22,41 Trung Quốc 56.407.821 12,18 20.233.083 24,42 Đài Loan 45.004.526 -10,42 19.585.580 -8,77 Hồng Kông 22.631.407 13,99 7.861.614 9,75 Úc 20.447.875 36,03 7.137.341 19,04 Nga 19.442.828 19,52 5.408.453 -9,19 Thổ Nhĩ Kỳ 16.462.540 6,78 4.769.874 -31,40 Ả Rập Xê út 16.152.879 10,04 5.797.343 6,68 Mêhicô 14.492.868 -14,61 3.589.334 -47,79 UAE 10.752.789 4,70 3.621.107 -3,54 Brazil 9.358.178 10,59 2.369.393 -15,35 Bănglađet 6.399.425 8,98 2.441.059 7,42 Panama 6.326.360 -29,52 1.405.634 -58,35 Na Uy 6.105.538 129,51 1.343.488 295,73 Ấn Độ 5.987.915 39,70 2.924.541 78,50 Chilê 5.016.944 12,03 1.293.168 3,54 Nam Phi 4.323.898 -8,20 1.094.520 -14,34 Ixraen 3.733.089 29,43 919.005 13,27 New Zealand 3.341.159 111,26 1.138.453 47,06 Achentina 3.222.325 -39,00 935.709 -56,77 Ukraina 3.207.434 -41,22 544.668 -66,05 Ăngôla 2.541.786 50,05 917.286 43,91 Thụy Sỹ 2.047.580 -4,35 518.581 14,98 Ai Cập 1.930.776 23,77 427.622 -13,67 Nigiêria 1.351.116 778,03 22.479 -72,74 Tổng 3.716.583.430 1.279.647.967

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

• Xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang EU đang trên đà phục hồi. Xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường EU đang khôi phục khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ta sang EU đã không ngừng

được cải thiện trong những tháng đầu năm nay. Trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng của ta sang EU đạt 157 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong quý I/2013 đạt 511 triệu USD, tăng 11,19% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là tin vui đối với ngành dệt may Việt Nam, bởi trong suốt năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường này chỉ tăng chậm, thậm chí còn giảm. Mặc dù chưa phải là xu hướng, nhưng kết quả ban đầu đã cho thấy hàng dệt may của ta đã và đang có vị trí vững chắc tại thị trường này, bởi vì kinh tế vân đám mây khủng hoảng đeo bám mà chưa bứt, thoát ra được. Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may của ta snag EU sẽ tốt dần lên trong thời gian tới, đặc biệt là từ 1/1/2014, Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới của châu Âu được áp dụng, hàng hóa chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang EU (thủy sản,cà phê,dệt may...) sẽ tăng mạnh. Theo tính toán của Europa, thị phần hàng quần áo và may mặc Việt Nam vào Eu theo GSP hiện hành là 7,46%. Khi GSP mới có hiệu lực con số này sẽ là 10,5%. Còn thị phần nguyên liệu dệt Việt Nam vào EU hiện nay là 2,43%, trong tương lai khi GSP mới có hiệu lực thị phần hàng hóa này tăng lên 3,89%.

Trong những tháng đầu năm 2013,xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang EU tăng mạnh là nhờ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này sang các nước thành viên như Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Điển...tăng mạnh. Cụ thể :

- Kim ngạch hàng xuất khẩu dệt may của ta sang Đức tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 130 triệu USD.

- Kim ngạch hàng xuất khẩu dệt may của ta sang Tây Ban Nha tăng 18,55% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 89 triệu USD.

- Kim ngạch hàng xuất khẩu dệt may của ta sang Bỉ đạt 14,5% trong quý I năm nay, đạt 31 triệu USD.

- Đáng chú ý là xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Thụy Điển đang gia tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng tới 78% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 19,4 triệu USD. Riêng tháng 3, kim ngạch xuất khẩu còn tăng tới 103% so với tháng 3/2012. Đây là kết quả xuất khẩu khá ấn tượng, bởi vì từ trước tới nay trong số các nước thành viên EU, thì Thụy Điển là một trong những nước có những yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, mở ra hy vọng cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của ta tại khu vực này.

Bên cạnh những tín hiệu tốt cho tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của ta tại EU, thì cũng có những dấu hiệu làm chậm tốc độ tăng trưởng mặt hàng

này. Đó là:

- Xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Anh – thị trường tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam lớn thứ hai trong khối EU có dấu hiệu chậm lại, tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 7,13% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 95,6 triệu USD.

- Xuất khẩu sang Hà Lan (thành viên nhập khẩu hàng dệt may nhiều thứ 3 của ta trong khối EU) cũng chỉ tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 49 triệu USD.

- Xuất khẩu sang Pháp chỉ duy trì được mức năm ngoái, đạt 30 triệu USD.

- Xuất khẩu sang Đan Mạch giảm mạnh 23% so với cùng kỳ, còn 18,8 triệu USD.

Bảng 3.2. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước thành viên EU

Thị trường Quý I/2013 So 2012 (%) Tháng 3/2012 So T3/2012(%)

Đức 130.849.757 16,51 35.607.175 4,94

Anh 95.669.354 7,13 34.330.481 7,71

Tây Ban Nha 86.986.240 18,55 25.337.535 27,58

Hà Lan 49.463.581 4,01 18.470.182 -4,40 Bỉ 31.053.773 14,50 9.300.990 15,95 Pháp 30.474.713 -0,04 7.424.405 -17,25 Italia 24.545.752 9,63 6.391.109 -0,22 Thụy Điển 19.492.557 78,83 7.424.465 103,87 Đan Mạch 18.853.319 -23,66 5.712.824 -36,11 CH Séc 8.541.114 -5,93 2.791.365 -1,40 Ba Lan 4.762.986 50,71 1.366.557 34,68 Áo 3.802.004 1,19 1.361.693 -10,52 Slovakia 2.504.434 40,36 640.791 64,35 Hy Lạp 1.594.866 4,68 302.366 -47,68 Phần Lan 1.592.708 73,89 486.327 280,58 Hunggary 1.568.706 -17,33 123.848 -69,77

* Xuất khẩu hàng dệt may của ta sang EU hồi phục nhờ xuất khẩu các mặt hàng áo Jacket, quần, áo sơ mi, váy… tăng mạnh.

+ Kim ngạch xuất khẩu áo Jacket tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 116 triệu USD, chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang EU.

+ Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần tăng 9%, đạt 96 triệu USD.

+ Kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi của ta sang EU tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 52 triệu USD.

+ Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng váy tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 33,7 triệu USD

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn 2010-2020

Mặt hàng Đơn vị 2010 2020 Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Bông Nghìn tấn 20 255 235 60 430 370

Sợi nhân tạo Nghìn

tấn 260 220 600 370 Chỉ và filamen Nghìn tấn 350 790 440 650 1.350 700 Vải Triệu m2 1.000 3.525 2.525 2.000 5.950 3.950

(Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội)

Ngành dệt may Việt Nam có những lợi thế: - Chi phí nhân công cạnh tranh.

- Nguồn lao động dồi dào, với hơn 40% dân số trong độ tuổi lao động và hàng năm bổ sung thêm 1,3 triệu lao động. Ngoài ra, lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, cần cù …

- Thị trường nội địa với dân số hơn 92 triệu người hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành dệt may.

- Thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…đã khá quen thuộc với các mặt hàng dệt may Việt Nam và sẽ có nhiều cơ hội rộng mở hơn nữa

theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam.

Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.4: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm

2020

1.Kim ngạch XK Triệu USD 12.000 18.000 25.000

2.Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000 3.Sản phẩm chủ yếu - Bông, xơ 1000 tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 tấn 350 500 650

- Vải các loại Triệu M2 1.000 1.500 2.000

- Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.800 2.850 4.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 50 60 70

(Nguồn: Bộ công thương) 3.1.1.2. Phương hướng phát triển của công ty

Trên cơ sở định hướng chung của ngành, TNG xây dựng định hướng phát triển chung của công ty trong những năm tới như sau:

May mặc giữ vai trò chủ đạo, từng bước đầu tư kinh doanh thêm các ngành sản xuất kinh doanh mới, trước hết để phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, in, thêu,....

Thị trường xuất khẩu vẫn là chính, tăng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10 - 15% từ nay đến năm 2015, cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước Mỹ, tiếp cận và khai thác thị trường Nhật Bản.

Liên tục phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, phát huy tối đa công suất thiết kế để tăng năng suất lao động. Công ty cũng thường xuyên

bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị theo công nghệ mới.

=> Định hướng phát triển ngành may là chủ lực, mở rộng sang các lĩnh vực phụ trợ rất phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Việc tăng cường đầu tư xác định trên cơ sở nhận định về tiềm năng, lợi thế của Việt Nam trên thị trường hàng dệt may thế giới và mục tiêu chiến lược của dệt may Việt Nam giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cũng như các đơn vị trong ngành, công ty luôn ý thức được sức nặng của thị trường nội địa với hơn 92 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.

Về đầu tư

Trong năm 2013 đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Phú Bình 4 và đưa vào hoat động đưa tổng số chuyền may của toàn công ty lên 156 chuyền với số lao động trên một vạn người. Sau đó ta không đầu tư mở rộng thêm nhà máy may nữa mà tập trung đầu tư chiều sâu và công tác mở rộng thị trường, công tác thiết kế mẫu để gia thêm giá trị hiệu quả kinh tế cho sản phẩm.

Lập tiếp dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại văn phòng công ty số 160 đường Minh Cầu thành phố Thái Nguyên với quy mô 15 tầng diện tích sàn hơn 30.000m2, tổng vốn đầu tư tạm tính là 100 tỷ đồng.

Tiếp tục đầu tư bổ sung đổi mới máy móc thiết bị tạm tính 30 tỷ. • Về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Khi xí nghiệp may Việt Đức, xí nghiệp may Việt Thái làm việc ổn định 2 ca và nhà máy TNG Sông Công làm việc ổn định 1 ca thì tổng doanh thu của công ty năm 2011 đạt 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 50 tỷ đồng. Chỉ tiêu của từng năm như sau:

Bảng 3.5: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 – 2015

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu (tỷ) 1.000 1.500 1.800 1.900 2.100 Lợi nhuận (tỷ) 50 60 80 100 130 Vốn ĐL (tỷ) 120 120 120 120 120 EPS (đ) 4.166 5.000 6.666 8.333 10.833 (Nguồn: Phòng kế toán)

3.1.2. Mục tiêu

Thứ nhất: Phát triển thị trường trong và ngoài nước. Thứ hai: Phát triển dài hạn nguồn nhân lực.

Thứ ba: Phát triển công ty theo hướng hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến

Thứ tư: Xây dựng môi trường sản xuất trong sạch, quan tâm tới sức khoẻ và đời sống cho người lao động, làm tốt bốn việc đó là:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w