Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban, cá nhân trong sơ đồ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 48)

Quyền lực cao nhất trong công ty là Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị: Gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 3 thành viên HĐQT.

HĐQT có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ. Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ quản lý khác. Ra phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức, xử lý các khoản lỗ lãi, chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát việc điều hành của Giám đốc và các chức danh do HĐQT trực tiếp quản lý. HĐQT chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ của công ty, những sai phạm do quản lý gây thiệt hại cho công ty và quyền lợi của các cổ đông.

Tổng Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật

Tổ hoàn thành K.thành phẩm Tổ cắt Tổ may Tổ cơ điện Kho NL, PL P.Sản xuất P.Kỹ thuật P.Quản lý chất lượng Giám đốc chi nhánh

về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Giúp việc cho GĐ là Phó giám đốc.

TGĐ có quyền đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó giám đốc và quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng các phòng ban chức năng.

Lập, phê duyệt chính sách và các mục tiêu chất lượng của công ty. Chí đạo kế hoạch tiêu thụ từng kỳ.

Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho các phòng ban.

Làm chủ tịch các hội đồng: Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng nâng cấp bậc lương, hội đồng giá.

Ký các văn bản quan trọng: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán, dự trù, dự toán, quyết toán…

Phó tổng giám đốc : Giúp việc cho Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn:

Kết hợp cùng các phòng ban nghiên cứu cải tiến kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ký các giấy nghỉ phép, giấy giới thiệu cho cán bộ đi công tác và các loại giấy tờ khác được giám đốc uỷ quyền.

Các phòng ban chức năng: Là trung tâm điều khiển tất cả các hoạt động của công ty, phục vụ cho sản xuất chính, tham mưu giúp việc cho giám đốc những thông tinh cần thiết và phản hồi kịp thời để xử lý công việc có hiệu quả hơn.

Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ

chức, sắp xếp, bố trí lực lượng cán bộ, lực lượng công nhân sản xuất.

Quản lý lao động, làm các thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển thôi việc cho cán bộ công nhân viên.

Tiếp nhận và xử lý các thông tin có liên quan tới công ty.

Đôn đốc CBCNV trong công ty thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành nội quy, quy định của công ty.

Phòng TCHC bao gồm 3 bộ phận:

Bộ phận lao động tiền lương: Ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số

xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phân bổ tiển lương và bảo hiểm xã hội vào các đối tượng sử dụng lao động. Lập báo cáo về lao động, tiền lương, thưởng, phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương năng suất lao động…

Bộ phận chính sách: Giải quyết chế độ nghỉ phép, ốm đau, hưu trí, nghỉ

mất sức, thôi việc.

Bộ phận y tế: Làm công tác xã hội như quản lý các công trình công cộng

như môi trường, đời sống CBCNV, đảm bảo về sức khoẻ cho người lao động.

Phòng kế toán: Giúp ban giám đốc kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản

lý kinh tế tài chính của các phòng ban nhằm sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi công ty, tổ chức hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên.

Quản lý theo dõi, phản ánh số liệu về tình hình luân chuyển và sử dùng tài sản, vật tư, tiền vốn và kết quả sử dụng kinh phí của đơn vị vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban, các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng phương pháp.

Lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành. Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng Kế hoạch- Xuất nhập khẩu: Là bộ phận tham mưu của Ban giám

đốc. Có nhiệm vụ xây dựng đôn đốc kế hoạch sản xuất của các đơn vị để bảo đảm hoàn thành kế hoạch của Công ty.

Quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, tìm hiểu khai thác các hợp đồng về sản xuất xuất khẩu và các hợp đồng nguyên phụ liệu, bao bì phục vụ sản xuất kinh doanh cho công ty.

Giúp Giám đốc công ty trong công tác giao dịch đối ngoại nhằm mở rộng thị trường tìm nguồn hàng và khách hàng, xem xét soạn thảo các hợp đồng mua bán vật tư, bám sát tiến độ xuất nhập hàng, lên kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, kiểm tra giám sát nguyên phụ liệu, giao thành phẩm.

Lập báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu theo quý/năm.

Phòng kỹ thuật công nghệ:

Bộ phận kỹ thuật: Quản lý và thực hiện các nhiệm vụ về kỹ thuật, nghiên

chuẩn sản phẩm. Nghiên cứu cải tiến mẫu mã mới và áp dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến nhằm không ngừng phát triển sản xuất của công ty.

Giúp Ban giám đốc trong việc may, tạo mẫu mã, sắp xếp dây chuyền sản xuất hợp lý, chỉnh sửa hàng, giám sát sản xuất về mặt kỹ thuật, giác sơ đồ cho tổ cắt.

Chủ trì xây dựng quy trình vận hành thao tác cho các thiết bị và công đoạn trong quá trình sản xuất.

Đào tạo nâng bậc công nhân.

Bộ phận vật tư: Chuẩn bị( theo dõi hoặc đặt mua) toàn bộ nguyên vật

liệu để phục vụ cho sản xuất.

Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ nguyên vật liệu. Quản lý vật tư, tránh thất thoát.

Phòng quản lý thiết bị: Quản lý lập kế hoạch và chỉ đạo duy tu bảo dưỡng

định kỳ toàn bộ trang thiết bị máy móc trong nhà máy. Xử lý nhanh các tình huống sự cố máy móc thiết bị,hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.

Đảm bảo vận hành các thiết bị an toàn, đúng giờ phục vụ sản xuất.

Phối hợp cùng các phòng ban chức năng trong công tác quản lý và khai thác tính năng công suất của thiết bị nhằm tránh lãng phí trong sản xuất.

Tổ chức các cuộc huấn luyện về kỹ thuật sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị khi có yêu cầu.

Phòng công nghệ thông tin: Quản lý hệ thống mạng nội bộ, quản lý thiết

bị văn phòng và quản lý Website của Công ty. Phòng Công nghệ Thông tin có nhiệm vụ:

Tổng hợp kế hoạch đầu tư thiết bị văn phòng của Công ty Quản lý trang thiết bị văn phòng của toàn Công ty

Quản trị hệ thống mạng nội bộ trong toàn Công ty

Tiếp nhận thông tin để cập nhật lên Website của Công ty

Thiết kế, đổi mới giao diện Website và quản trị Website của Công ty Quản lý hòm thư điện tử

Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm quản lý vào công tác quản lý của Công ty

Tổ cắt: Nhận kế hoạch sản xuất của phòng Sản xuất, nhận thiết bị công

và cấp bán thành phẩm cho tổ may.

Tổ cơ điện : Nhận lệnh chuẩn bị các thiết bị công cụ từ phòng Sản xuất

và phòng Kỹ thuật. Thông báo về tình hình thiết bị công cụ cho phòng Kỹ thuật. Sửa chữa máy móc thiết bị, đảm bảo về thiết bị cho các tổ và ổn định về điện cho toàn Nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ may:

Nhận kế hoạch sản xuất từ phòng Sản xuất, nhận các tài liệu hướng dẫn về kỹ thuật của phòng Kỹ thuật. Nhận bán thành phẩm từ tổ cắt và chuyển các chi tiết hỏng về tổ cắt. Nhận thiết bị công cụ từ tổ Cơ điện và thông báo về thiết bị hỏng cho tổ Cơ điện. Thực hiện sản xuất sản phẩm theo tiến độ và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tổ hoàn thành: Sau khi tổ may lắp ráp các nguyên phụ liệu tạo nên

thành phẩm thì tổ hoàn thành có nhiệm vụ nhặt chỉ và đưa thành phẩm vào nhập kho.

Kho thành phẩm: Nhập xuất thành phẩm theo tiến độ cho khách hàng thông báo về tình hình biến động tồn kho đến phòng sản xuất.

Kho nguyên liệu, phụ liệu: Thông báo về tình hình biến động nguyên phụ liệu cho cấp trên, đảm bảo việc xuất nguyên phụ liệu cho các tổ sản xuất.

2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần Ngành nghề kinh doanh:

- Ngành nghề chính: Sản xuất xuất khẩu hàng may mặc - Ngành nghề phụ:

Mua bán máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu ngành may.

Mua bán thiết bị vi tính, máy văn phòng, thiết bị viễn thông; dịch vụ cho thuê hosting, đăng ký tên miền, thiết kế website; dịch vụ cho thuê máy tính, máy chiếu, máy lắp đặt sửa chữa máy vi tính, máy văn phòng; mua bán máy thiết bị, phụ tùng, vật tư cơ khí, điện; dịch vụ lắp đặt sửa chữa máy vi tính, máy văn phòng….

Đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư; vận tải hàng hóa, đường bộ, vận tải bằng xe taxi, cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh; dịch vụ xuất, nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa.

Dạy nghề ngắn hạn( công nhân may, công nhân kỹ thuật phục vụ cho xuất khẩu lao động).

Dịch vụ tuyển dụng việc làm, môi giới người lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thành lập nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi nhuận cho các cổ đông, phát triển công ty ngày một lớn mạnh, đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

Sản phẩm chính của công ty:

Công ty có nhiệm vụ chính là sản xuất, gia công xuất khẩu hàng may mặc với các sản phẩm mũi nhọn là:

Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jacket

có bông, hàng jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục;

Hàng quần: Quần tây, quần soóc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo

shorts, quần trượt tuyết, Váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục được sản xuất theo 2 phương thức:

Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: Công ty nhận nguyên vật liệu, phụ liệu do khách hàng đưa sang theo hợp đồng rồi tiến hành gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh và giao lại cho khách hàng. Sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo hình thức này chiếm khoảng 70%.

Sản xuất hàng xuất khẩu dưới dạng FOB là chủ yếu: Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký với khách hàng, công ty tự sản xuất sản phẩm cho khách hàng và xuất khẩu theo hợp đồng. Trong tương lai sẽ tiến tới hàng ODM.

Hiện nay thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu là Mỹ và Bắc Mỹ chiếm khoảng 79%, sản phẩm chủ lực được khách hàng Bắc Mỹ rất ưa chuộng. Các nhà nhập khẩu lớn như JC Penney, Wal-mart, GAP đều biết đến TNG là nhà xuất khẩu lớn sản phẩm may mặc của Việt Nam.

Qui trình công nghệ sản xuất

Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là một quy trình sản xuất liên tục khép kín. Sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn nhưng chu kỳ ngắn nhưng liên tục:

Khi tiến hành sản xuất thì vải được xuất ra từ kho nguyên vật liệu (bộ phận vật tư phụ trách) sau đó được chuyển xuống nhà cắt, tổ cắt may thực

hiện công việc của mình theo đúng mẫu mã kích thước bộ phận kỹ thuật giác sơ đồ đưa xuống. Sau khi vải được cắt thành bán thành phẩm. theo yêu cầu của khách hàng sản phẩm nào cần thêu in thì được gửi đi thuê in thêu. Sau đó các công nhân đầu chuyền chuyển đến các chuyển may (tổ may), các bán thành phẩm được bộ phận kẻ vẽ giác lại theo dập định vị trước, tiếp theo bộ phận may hoàn thiện qua các cung đoạn của thành phẩm, tiếp đó bộ phân chuyên dùng đóng cúc, gián mex… Khi hoàn thiện được chuyển đến bộ phận vệ sinh để vệ sinh hàng (cắt chỉ, giặt là…), tiếp theo các thành phẩm này được kiểm hoá của dây chuyền may kiểm tra một cách chặt chẽ kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật (đúng quy cách, phẩm cấp, mẫu mã). Kết thúc quá trình sản xuất tại phân xưởng.

Sau khi hoàn thành sản phẩm được chuyển lên tổ KCS kiểm tra. Sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn thì đưa sang tổ đóng gói và chuyển vào kho thành phẩm. Sản phẩm nào chưa đạt tiêu chuẩn được chuyển trả lại các bộ phận liên quan( bộ phận vệ sinh, bộ phận cắt, bộ phận may) để sửa chữa lại.

Toàn bộ quy trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.1. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất của công ty

Nguồn: Phòng điều hành sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 48)