Nâng cao chất lượng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới -WTO, từng bước hòanhập vào nền kinh tế sôi động của thế giới thì thị trường tài chính nói chung và cácngân hàng nói riêng có những cơ hội thuận lợi cũng như phải đối mặt với nhữngkhó khăn, thách thức lớn, cơ hội được tiếp xúc với khoa học, công nghệ tiên tiến,hiện đại và thị trường rộng lớn, đa dạng; đồng thời theo nó cũng là thách thức của
sự cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi các ngân hàng phải vươn lên, tự khẳng định mìnhvới vị thế sân nhà và lớn hơn nữa là với thị trường quốc tế Tất cả những doanhnghiệp, dù là trong lĩnh vực nào nếu không đáp ứng được những đòi hỏi trên thìviệc sẽ khó khăn trong hoạt động kinh doanh là khó tránh khỏi Các ngân hàngnước ta hầu hết đều khá lạc hậu so với các nước tiên tiến trên thế giới, lạc hậu vềcông nghệ, về trình độ, vì vậy mà việc cạnh tranh cũng không phải là dễ dàng
NHNo Chí Linh đã và đang phải cạnh tranh với các ngân hàng khác nhautrên địa bàn, có cả chi nhánh ngân hàng trong nước và cả chi nhánh của ngân hàngnước ngoài, vì vậy việc phải từng bước hoàn thiện công tác tổ chức cũng nhưnghiệp vụ phục vụ khách hàng để phát huy và tăng cường lợi thế của chi nhánh làmột việc hết sức quan trọng và cần thiết Ở một địa bàn có hơn 95% số vốn xin vay
là để sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ thì chứng tỏ kinh tế hộ nông dân là mộtmảng hết sức quan trọng với ngân hàng, việc phục vụ phát triển kinh tế nôngnghiệp chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, vì vậy việc nâng cao chất lượng cho vay
hộ nông dân là một trong những vấn đề được đặc biệt chú ý
Trên địa bàn huyện Chí Linh có 9 Quỹ Tín dụng nhân dân, 5 Ngân hàngThương mại Quốc doanh (Ngân hàng Đầu tư & Phát triển - BIDV, Ngân hàng NhàĐồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng công thương - Incombank, Ngân hàngNgoại thương - Vietcombank và Ngân hàng No&PTNT Chí Linh), 2 chi nhánh
Trang 2Ngân hàng Cổ phần (Sacombank, Ocean Bank), cần phải lưu ý rằng một số ngânhàng đã lắp đặt máy rút tiền tự động – ATM để phục vụ khách hàng của mình trongkhi NHNo Chí Linh lại chưa trang bị phương tiện này, ngoài ra còn có Ngân hàngchính sách xã hội Đây thực sự là khó khăn lớn đối với NHNo Chí Linh nên đòi hỏi
sự nỗ lực hết mình của tất cả các cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc tự hoànthiện mình để thu hút khách hàng và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn NHNo
Chí Linh xác định: “Mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng
tín dụng” Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng, nhận thấy hoạt động đem lại
nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng là cho vay, chủ yếu là cho vay hộ nông dân,tuy đã đạt được nhữnh thành tích hết sức quan trọng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn
một số bất cập cần khác phục và hoàn thiện nên tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng
cao chất lượng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương” cho chuyên đề tốt nghiệp, vừa là
để học hỏi, tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như đề xuất các giải pháp thực tiễn
để góp phần giúp hoạt động cho vay của ngân hàng đạt chất lượng tốt hơn, thu hútnhiều khách hàng và nâng cao vị thế của mình
2 Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng chất lượng cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo&PTNThuyện Chí Linh - Hải Dương giai đoạn 2005 đến nay và đưa ra các ý kiến đề xuấtnhằm góp phần nâng cao chất lượng cho vay của chi nhánh trong những năm tiếptheo
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính là lấy số liệu và tổng hợp, phân tích, so sánh qua cácnăm và với các đơn vị khác cùng ngành, cùng địa bàn
Trang 3CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1 Khái niệm và phân loại
Khái niệm: Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể (NHTM và
người vay), trong đó một bên(NHTM) chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia(người vay) sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặctài sản cam kết hoàn trả vốn (cả gốc và lãi) cho bên cho vay vô điều kiện theo thờihạn đã thỏa thuận
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là tài trợ cho khách hàng dựatrên cơ sở tín nhiệm gọi là hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng được phân chia thành nhiều loại khácnhau, theo những cách khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng hay mục tiêuquản lý của ngân hàng Có những cách phân loại thường dùng như sau:
1.1.1 Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng)
Phân chia theo thời gian là cách ngân hàng hay sử dụng, nó liên quan trựctiếp đến hoạt động của ngân hàng, tính sinh lời hay rủi ro, khả năng hoàn trả củakhách hàng cũng như khả năng thanh khoản của ngân hàng Vì vậy mà phân chiatheo thời hạn tín dụng cần phải tuân thủ quy tắc rất nghiêm túc và chặt chẽ Theothời gian, tín dụng được phân chia thành tín dụng ngắn, trung và dài hạn như sau:
năm
Trang 4 Tín dụng dài hạn: các khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm
Các khoản tín dụng có thời hạn khác nhau sẽ được áp dụng các mức lãi suấtkhác nhau, theo nguyên tắc thời gian càng dài thì rủi ro càng cao nên lãi suất vì thếcũng tăng theo, áp dụng đối với cả hoạt động huy động vốn cũng như hoạt độngcho vay Thông thường, ngân hàng sử dụng một nguồn nào đó để cho vay cáckhoản có thời hạn tín dụng tương ứng với nó, ví dụ nguồn trung và dài hạn thườngcấp cho các khoản vay trung, dài hạn, trong trường hợp thiếu hụt nguồn tương ứng,ngân hàng sẽ chuyển một phần từ nguồn khác sang nhưng với một tỷ lệ quy địnhcho phép để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng
1.1.2 Phân loại theo tài sản bảo đảm
Theo tài sản bảo đảm, tín dụng được phân chia thành tín dụng có bảo đảmbằng tài sản và tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản
Tài sản bảo đảm là một hình thức đảm bảo cho ngân hàng có thể thu được
nợ, theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm bằng tài sảncầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bênthứ ba
Tài sản bảo đảm là hình thức để ngân hàng có thể chắc chắn thu được nợ, lànguồn trả nợ thứ hai của người vay, trong trường hợp nguồn thứ nhất (nguồn từ kếtquả sản xuất kinh doanh) vì nguyên do nào đó mà không có để trả hoặc trả không
đủ vốn (cả gốc và lãi) cho ngân hàng
Tài sản bảo đảm thường áp dụng khi cho vay với những khách hàng có uy tínkhông cao đối với ngân hàng, khả năng gặp rủi ro lớn hay những khách hàng mớigiao dịch lần đầu, nhưng hiện nay các ngân hàng thường đều áp dụng các biện phápbảo đảm bằng tài sản để hạn chế rủi ro mất vốn trong hoạt động kinh doanh củamình
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản của người vay, của bên bảo lãnh để thựchiện nghĩa vụ trả nợ, có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó, giá trị
Trang 5quyền sử dụng đất của người đó (bao gồm người vay và bên bảo lãnh), tài sảnthuộc quyền quản lý và sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh (nếu làdoanh nghiệp nhà nước) hoặc là chính tài sản hình thành từ vốn vay, trong trườnghợp này thì tài sản bảo đảm khi đi vay của khách hàng chính là tài sản hình thànhtrong tương lai.
Tín dụng không có tài sản bảo đảm có thể được dùng khi cho vay với nhữngkhách hàng có uy tín cao, thường xuyên giao dịch với ngân hàng, làm ăn có lãi,tình hình tài chính lành mạnh, hoặc trường hợp món vay là nhỏ so với vốn củakhách hàng
Tín dụng không có tài sản bảo đảm là việc ngân hàng cho khách hàng củamình vay mà không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, vìthế mà ngân hàng cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng
Hiện nay, theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ,không quy định cụ thể khách hàng được vay không có bảo đảm bằng tài sản, về vấn
đề này tuỳ theo các TCTD khác nhau mà có các quy định khác nhau, chẳng hạnnhư NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03 tháng
12 năm 2007, trong đó tại điều 2 có giao quyền lựa chon, quyết định việc cho vay
có bảo đảm hay không có bảo đảm bằng tài sản cho Giám đốc chi nhánh Nóichung khách hàng muốn vay vốn không cần bảo đảm bằng tài sản thì phải đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:
Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn trong quan
hệ vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay hoặc các tổ chức tín dụng khác
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệuquả, hoặc có dự án đầu tư phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quyđịnh của pháp luật
Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Trang 6 Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chứctín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, camkết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp đảm bảo bằng tài sảnquy định tại điểm này.
Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng những khách hàng được vay theo hìnhthức không có tài sản bảo đảm phải tuân thủ những quy định rất chặt chẽ và cụ thể,
vì hình thức này tiềm ẩn rủi ro rất cao Đối với những khoản cho vay theo chỉ thịcủa chính phủ thì không cần có tài sản bảo đảm, hay những khoản vay với các tổchức tài chính, các công ty lớn uy tín cao cũng vậy Nói chung phần lớn nhữngkhách hàng này là những khách hàng có uy tín cao với ngân hàng nên nếu số kháchhàng vay với hình thức này càng nhiều thì càng chứng tỏ hoạt động hiệu quả củangân hàng, trong thẩm định cũng như trong quan hệ với khách hàng
1.1.3 Phân loại theo rủi ro
Các ngân hàng phân chia các mức độ rủi ro khác nhau từ thấp đến cao và căn
cứ vào đó để phân loại tín dụng Cách phân loại này tuy khó khăn cho ngân hàngtrong công tác thực hiện, vì phải phân loại lại sau mỗi kỳ kinh doanh, theo đó màtính điều chỉnh lãi suất, nhưng cũng lại rất dễ dàng cho ngân hàng trong việc đánhgiá tính an toàn của các khoản cho vay, từ đó mà có phương án và thực hiện việctrích lập dự phòng cũng như xử lý các khoản tín dụng rủi ro một cách kịp thời
Phân loại theo rủi ro phân chia các khoản tín dụng thành 5 nhóm nợ với tỷ lệtrích lập dự phòng tổn thất như sau:
Bảng 1.1: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
(Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN VN)
Trang 72 Nợ cần chú ý: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày 5%
3 Nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến dưới
180 ngày
20%
4 Nợ nghi ngờ: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày 50%
5 Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ quá hạn trên 360
ngày
100%
Việc phân chia nhóm và trích lập dự phòng như vậy giúp ngân hàng chủđộng được trước những rủi ro và khi chúng xảy ra thì không làm ảnh hưởng nhiềuđến hoạt động của ngân hàng
Ngoài những cách phân loại trên, ngân hàng có thể phân loại theo một sốphương thức khác như sau:
Theo ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, …)
Theo đối tượng khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp…)
Phương thức cho vay (từng lần, hạn mức, thấu chi…)
Theo số lượng các bên tham gia (trực tiếp, gián tiếp, đồng tài trợ…)
Theo mục đích sử dụng (tiêu dùng, kinh doanh, tài trợ dự án,…)
Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng của ngân hàng, càng phân chiathành nhiều nhóm nhỏ thì càng chứng tỏ đối tượng của ngân hàng là đa dạng, haycũng có những ngân hàng chỉ chú tâm vào một đối tượng khách hàng, ví dụ nhưkhách hàng nhỏ (ngân hàng bán lẻ), …trường hợp này thì lại chứng tỏ được tínhchuyên môn hóa cao của ngân hàng
1.2 Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM
Cho vay là một hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với cả ngânhàng và với nền kinh tế nói chung
1.2.1 Đối với Ngân hàng
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng thương mại
Để đảm bảo NHTM có thể duy trì và phát triển bền vững thì đòi hỏi hoạt động chovay của ngân hàng phải an toàn và hiệu quả
Trang 8Thông qua cho vay, ngân hàng có thể mở rộng các mối quan hệ và vị thế củamình để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn, nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn.Một khách hàng được ngân hàng phục vụ, vị khách đó hài lòng, giới thiệu cho bạn
bè, người thân, thì chắc chắn ngân hàng sẽ có lợi thế hơn so với các ngân hàngkhác
1.2.2 Đối với nền kinh tế
Hoạt động cho vay của ngân hàng giúp điều tiết vốn trong nền kinh tế, luânchuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ những người có vốn đến nhữngngười có nhu cầu sử dụng vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống Vì vậy
mà cho vay là hoạt động có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
NHTM giữ vai trò thu hút vốn từ nguồn nhàn rỗi và dùng nó để tài trợ chocác hoạt động khác Nhờ đó mà những người có vốn nhàn rỗi vừa được an toàn chotiền của mình lại vừa có thêm một khoản lợi nhuận từ phần lãi thu được Hoạt độngnày làm nền tảng cho hoạt động cho vay, những người có nhu cầu sử dụng thì cóđược nguồn tài chính kịp thời để thực hiện việc của mình
Qua hoạt động cho vay, NHTM giữ vai trò trung gian giữa các ngành kinh tếkhác nhau, giữa những cá nhân trong nền kinh tế với nhau, là cầu nối điều tiết đểnguồn vốn trong nền kinh tế luôn có sự vận động và quay vòng
Hạn chế các hiện tượng xấu trong xã hội như cho vay nặng lãi, tín dụng
“đen”… giúp những người cần vốn không còn quá khó khăn trong tiếp cận nguồnvốn mà lại chỉ phải trả một mức lãi suất bình quân với nền kinh tế
Việc cho vay của NHTM góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế sảnxuất hàng hóa, những người, những doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất hoặc mởrộng sản xuất mà không đủ vốn thì đã có ngân hàng Việc sản xuất hàng hóa diễn rangày càng mở rộng và đạt hiệu quả làm cho nền kinh tế của đất nước nói chungcàng ngày càng phát triển
Trang 91.3 Những điều cần chú ý trong hoạt động cho vay của NHTM
1.3.1 Nguyên tắc cho vay
Nguyên tắc cho vay có hiệu quả là điều kiện tối quan trọng để ngân hàng cóthể duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định Để đạt được điều này thì hoạt động chovay của ngân hàng phải lành mạnh và hiệu quả Muốn vậy, các cán bộ tín dụng phảithực hiện tốt việc thẩm định khả năng hoàn trả của người xin vay trước khi đồng ýcho họ vay Đồng thời trong quá trình kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo tính độclập và tuân thủ đúng quy trình cho vay, việc cho vay phải được tiến hành trên cơ sởtuân thủ chặt chẽ các quy định có liên quan
Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau:
1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín
dụng Đây là nguyên tắc cơ bản và đòi hỏi việc thực hiện chặt chẽ, vì khách hàng
có sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng phương án đã đưa ra thì mới cókhả năng thu hồi được vốn để trả cho ngân hàng, đồng thời có lãi để phục vụ chođời sống của mình, tiếp tục việc sản xuất
Quy định này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức có thể xảy ra khi khách hàng sửdụng vốn sai mục đích, trong một số trường hợp còn có thể là thực hiện các hành vitrái với pháp luật
2 Khách hàng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn Bởi ngân
hàng cũng là người đi vay của dân cư hay một chủ thể nào khác và phải hoàn trảcho họ khi đến hạn Khi ngân hàng cho vay, họ phải tính toán xem sử dụng nguồnnào là hợp lý để có thể thu được hiệu quả tốt nhất, thường là kỳ hạn của món vaygiống với kỳ hạn của nguồn thì sẽ là tốt nhất Vì vậy mà khi món vay đến hạn, nếukhách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ thì chắc rằng hoạt động của ngânhàng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, nếu số lượng các món vay như vậy là nhiều và lượngvốn lại lớn thì chắc chắn ngân hàng sẽ gặp rắc rối
1.3.2 Điều kiện vay vốn
Trang 10Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể của ngân hàng đối với kháchhàng có nhu cầu vay vốn và ngân hàng chỉ cho vay đối với những khách hàng đápứng được các điều kiện này Thông thường, điều kiện vay vốn bao gồm:
1 Địa vị pháp lý của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có năng lực
pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định củapháp luật
Khách hàng của ngân hàng là đa dạng và có địa vị pháp lý khác nhau nêntùy từng khách hàng cụ thể mà ngân hàng lại có những quy định riêng phù hợp vớiquy định chung của pháp luật
2 Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn (cả gốc và lãi) theo
hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng
3 Mục đích sử dụng vốn vay là hợp pháp: Khách hàng không được vay
vốn ngân hàng để sử dụng cho các mục đích mà pháp luật cấm như: mua sắm tàisản mà pháp luật cấm chuyển nhượng, tiến hành các giao dịch bị pháp luật cấm
4 Có tài liệu đủ để chứng minh khả năng sử dụng vốn vay phù hợp với
quy định của pháp luật (phương án kinh doanh, …) và khả năng hoàn trả vốn vaycho ngân hàng
Trên cơ sở các điều kiện chung trên, căn cứ vào tính chất, quy mô, đối tượngvay vốn mà ngân hàng sẽ quy định cụ thể điều kiện vay vốn đối với từng đối tượng
1.3.3 Đối tượng cho vay
Mục đích hoạt động cho vay của các NHTM là nhằm đáp ứng nhu cầu vayvốn hợp pháp của khách hàng, thông qua đó tìm kiếm lợi nhuận, nhưng không phảikhách hàng nào cũng được ngân hàng cho vay Ngân hàng chỉ cho vay những nhucầu hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật
Ở nước ta, theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN quy định Luật các tổchức tín dụng và quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điềucủa QĐ số 1627 thì Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn để:
Trang 11a Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật
cấm mua bán chuyển nhượng, chuyển đổi
b Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật
cấm
c. Đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật
cấm
1.3.4 Quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro khácnhau, vì thế mà để đảm bảo hoạt động cho vay có hiệu quả thì pháp luật cũng cónhững quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn trong cho vay
Quy định đầu tiên và cần thiết nhất là hoạt động cho vay của ngân hàng phảilành mạnh và có hiệu quả Vì thế, ngân hàng phải thực hiện tốt việc kiểm tra, đánhgiá khả năng hoàn trả của người đi vay trước khi cho vay và trong quá trình người
đó sử dụng vốn vay, người vay phải đáp ứng được các điều kiện vay như đã trìnhbày
Các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng có vai trò quan trọng trong việcthực hiện cho vay, bởi nó quy định giới hạn cho vay của ngân hàng với mỗi kháchhàng, mỗi lĩnh vực, nhờ đó mà ngân hàng tránh được rủi ro lớn và phân tán đượcrủi ro
Các biện pháp đảm bảo trong cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sởkinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay
1.3.5 Hợp đồng
Hợp đồng tín dụng là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữangân hàng và người vay, là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc cho vay, quản lý cáckhoản vay, thu hồi nợ và xử lý các tranh chấp nếu xảy ra Vì vậy mà hợp đồng phảiquy định cụ thể, rõ ràng các nội dung chính như sau:
1 Điều kiện vay
Trang 12Và các cam kết khác được các bên thoả thuận.
Nội dung của hợp đồng phải logic, thống nhất, phản ánh đầy đủ điều khoản
và điều kiện tín dụng, quyền và nghĩa vụ giữa các bên, cam kết giữa các bên vàphải tuân thủ tuyệt đối các quy định pháp lý đã được quy định
Hợp đồng chỉ có hiệu lực thi hành khi được ngân hàng va khách hàng ký tênchấp thuận
1.3.6 Xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay
Đây là khâu quan trọng để đảm bảo hiệu quả của hoạt động cho vay, để thựchiện tốt giai đoạn này có nhiều cách thức khác nhau nhưng nhìn chung các ngânhàng hay sử dụng các biện pháp cơ bản như sau:
Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay
Kiểm soát thường xuyên các khoản cho vay lớn
Tổ chức quá trình kiểm soát để đảm bảo xem xét và đánh giá được tất cảnhững đặc tính quan trọng nhất của mỗi khoản cho vay
Theo dõi thường xuyên các khoản vay có vấn đề
Tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nếu được tổ chức thực hiện tốt thì hoạt độngcho vay sẽ được diễn ra lành mạnh và đạt hiệu quả cao
2 Chất lượng cho vay của NHTM
Trang 132.1 Khái niệm
Chất lượng của một khoản tín dụng ngân hàng được hiểu là lợi ích kinh tế
mà khoản tín dụng đó có thể mang lại cho cả người vay (khách hàng) và người cho vay (ngân hàng) bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.
Một hoạt động tín dụng bao gồm hai chủ thể khác nhau, đó là ngân hàng vàkhách hàng Khách hàng lựa chọn ngân hàng và ngân hàng cũng lại lựa chọn kháchhàng cho mình, như vậy thì hoạt động tín dụng diễn ra ít nhất phải dung hoà đượclợi ích của hai bên Một bên cần vốn còn bên kia lại có vốn và cần cho vay để thulợi nhuận, nếu hoạt động hai chiều này diễn ra không vi phạm các quy định củapháp luật, góp phần cho sự phát triển kinh tế chung thì mới là hoạt động có chấtlượng cao được
Một khoản cho vay của ngân hàng phải đáp ứng được nhu cầu kinh tế củakhách hàng, giúp họ có tiền để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũngnhư phục vụ các nhu cầu khác trong cuộc sống của họ Bên cạnh đó, khoản vay ấycòn phải đảm bảo khả năng an toàn và sinh lời cho ngân hàng, có như vậy thì ngânhàng mới có thể tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động của mình, tiếp tục cung cấpcác khoản vay cũng như những dịch vụ khác cho khách hàng
2.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của NHTM
2.2.1 Các chỉ tiêu giới hạn trong cho vay
Theo các quy định tại:
1 QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2002
2 TT số 03/2005/TT-NHNN năm 2005
3 QĐ số 72/QĐ-HĐQT-NHNo
4 Văn bản số 1163/NHNo-TDThì việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản được giới hạn như sau:
Trang 14 Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn
HTX sản xuất hàng xuất khẩu, làm nghề truyền thống có dự án đầu tư,phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hợp đồng xuất khẩu hoặc đơn đặt hàngkhả thi thì NHNo xem xét cho vay đến 500 triệu đồng không phải thế chấp bàng tàisản
2.2.2 Chỉ tiêu doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng lượng tiền cho vay trong kỳ, doanh số này cànglớn tức là vòng quay của vốn tín dụng càng lớn, có nhiều người tham gia sản xuấttrong xã hội, nhờ đó mà số người có việc làm trong xã hội cũng tăng lên, việc sảnxuất diễn ra thuận lợi đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng
2.2.3 Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, Tổng dư nợthấp cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng là nhỏ, càng chứng tỏ rằng ngân hàngkhông có khả năng mở rộng hoạt động cho vay của mình, có thể là khả năng tiếpthị kém, trình độ của nhân viên còn chưa tốt, … Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũngchưa hẳn là tốt đối với ngân hàng, chưa hoàn toàn phản ánh được chất lượng tíndụng của ngân hàng là có tốt hay không, nếu trong đó còn có nhiều nợ xấu, vì vậy
mà ta phải sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để phản ánh rõ hơn chất lượng tín dụng
2.2.4 Chỉ tiêu nợ xấu
Trang 15Dư nợ xấu là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số nợ xấu mà khách hàng chưatrả được Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyệt đối cũng chưa thể giúp chúng ta đánh giá hếtđược nên còn dùng đến chỉ tiêu tương đối:
Tổng dư nợ xấu
Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này thể hiện chính xác tỷ lệ nợ xấu, đánh giá được trong 100 đồngvốn ngân hàng cho vay có bao nhiêu đồng nợ xấu, giúp ngân hàng xác định rõ đượcchất lượng hoạt động tín dụng của mình
Trong chỉ tiêu này có thể phân chia thành tỷ lệ của từng loại nợ xấu khácnhau:
Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3)
2.2.6 Chỉ tiêu về tỷ lệ thu nợ bằng nguồn thu thứ nhất
Nguồn thu thứ nhất là nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngườivay, trong trường hợp nguồn này không đủ để trả nợ thì ngân hàng mới buộc phảithi bằng nguồn thu thứ hai, đó là tài sản bảo đảm (trong thường hợp vay có tài sảnbảo đảm)
Doanh số thu nợ bằng
Tỷ lệ thu nợ bằng nguồn thu thứ nhất
nguồn thu thứ nhất =
Trang 16Tổng doanh số thu nợ
Tỷ lệ này càng tiến tới 1 thì càng chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngânhàng là tốt, tỷ lệ càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng cần phải xem xét
và kiểm tra, tổ chức lại
2.2.7 Chỉ tiêu tỷ lệ thu lãi
Tổng số lãi thu được
Tổng số lãi phải thu
Tỷ lệ này càng cao thì càng phản ánh rằng hoạt động kinh doanh của ngânhàng là tương đối tốt và chất lượng tín dụng cao, bởi việc cho khách hàng vay đểsản xuất mà họ hoạt động có hiệu quả thì mới trả được lãi ngân hàng đúng thời hạn
đã thoả thuận
2.2.8 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ trong kỳ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong điều kiên ngân hàng hoạtđộng bình thường, không có những biến đổi lớn, chỉ tiêu này chứng tỏ rằng ngânhàng đã thu nợ được bao nhiêu so với số vốn cho vay ra, tỷ lệ này cao thì chứng tỏngân hàng có khả năng tiếp tục cho vay được nhiều hơn nữa., đồng thời cũng phảnánh mức độ rủi ro về lãi suất của ngân hàng là thấp Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao thìcũng có khả năng là hoạt động cho vay của ngân hàng đã bị thu nhỏ quy mô Vìvậy đòi hỏi ngân hàng phải có sự xem xét và kiểm tra hoạt động cho vay của mình
2.2.9 Chỉ tiêu về quy trình cho vay, thời hạn cho vay
Quy trình cho vay bao gồm ở các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay,quy trình cho vay được thực hiện đúng và nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàngthì chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng là cao và ngược lại
Trang 172.2.10 Chỉ tiêu về sự phát triển kinh tế của khách hàng
Ngân hàng cho vay khách hàng của mình, nếu người đó không có được sựphát triển kinh tế, hoàn trả được nợ cho ngân hàng mà phải sử dụng đến tài sản đảmbảo để trả nợ thì chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn chưa được cao
Ngân hàng không phải chỉ cho vay xong là xong, mà còn phải giám sát việc
sử dụng vốn vay của khách hàng, vừa đảm bảo việc trả nợ của khách hàng, vừa làgiúp họ tiến hành hoạt động sản xuất đúng như hợp đồng đã ký, phát triển kinh tếcủa bản thân cũng như góp phần cho sự phát triển của cả nền kinh tế
Kinh tế của khách hàng càng phát triển thì càng chứng tỏ ngân hàng đã đầu
tư có hiệu quả, đánh giá một cách sát thực tế nhất về chất lượng hoạt động cho vay
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của NHTM
2.3.1 Các nhân tố chủ quan
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và có vai trò chi phối lớn đến chấtlượng tín dụng Trên cơ sở của chiến lược kinh doanh, ngân hàng sẽ có các biệnpháp xây dựng các chiến lược bộ phận cụ thể để thực hiện chiến lược kinh doanh
đó như: chiến lược về lãi suất, chiến lược về khách hàng,… để thực hiện các mụctiêu cụ thể đã đề ra
Công tác tổ chức, nhân sự của ngân hàng
Công tác tổ chức, nhân sự của ngân hàng cũng là nhân tố hết sức quan trọng,
tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, sao cho mỗi ngườiđều phát huy được hết khả năng, sở trường và tính sáng tạo của mình cũng nhưphối hợp chặt chẽ với các nhân viên, phòng ban khác thì chắc chắn hoạt động củangân hàng sẽ hết sức nhịp nhàng, đem lại hiệu quả cao, vì vậy mà chất lượng tíndụng cũng được nâng cao hơn
Việc xây dựng và tuân thủ quy trình nghiệp vụ
Trang 18Mỗi ngân hàng đều có một quy trình làm việc riêng, chỉ có các bước cơ bản
là cần tuân thủ chung, việc xây dựng một quy trình nghiệp vụ chuẩn là cơ sở thựchiện cho mọi thao tác được chính xác và nhịp nhàng, tiết kiệm thời gian và chi phícho ngân hàng cũng như khách hàng Vì vậy mà việc tuân thủ nghiêm ngặt theoquy trình nghiệp vụ đã được xây dựng chắc chắn hoạt động cho vay của ngân hàng
sẽ có chất lượng cao
Công tác kiểm tra, giám sát tín dụng
Đây cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng, mang tính bao quát chung chotoàn ngân hàng Việc kiểm tra giúp ngân hàng phát hiện được những sai sót củacán bộ tín dụng cũng như của khách hàng để có các biện pháp xử lý thích hợp vàkịp thời, tránh được những rủi ro do phát hiện chậm mà đem lại hậu quả xấu chongân hàng
Hệ thống thông tin
Trong cho vay, việc thu thập thông tin về khách hàng là rất quan trọng,nguồn thông tin lại rất phong phú, như: gặp phỏng vấn trực tiếp, qua hồ sơ cho vay,qua các ngân hàng khác, qua các cơ quan quản lý địa phương, …Nếu ngân hàng cóđược thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác về khách hàng thì việc phân tích đánhgiá họ sẽ có hiệu quả cao hơn, nhờ đó mà chất lượng hoạt động tín dụng cũng đượcnâng cao
Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng ở đây bao gồm cả cán bộ điều hành và cán bộ trực tiếp thựchiện hoạt động cho vay Năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, mà ta gọi chung làchất lượng, ngày càng được đòi hỏi cao hơn trong mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnhvực ngân hàng, vì hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh loại hàng hoá đặcbiệt là tiền tệ có tính cạnh tranh cao và ngày càng quyết liệt
Chất lượng cán bộ tín dụng đòi hỏi ngày càng cao hơn để theo kịp với tốc độthay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh Việc bồi dưỡng và nâng cao chất
Trang 19lượng cho cán bộ tín dụng cũng như phải sử dụng những người có thực tài, xoá bỏ
cơ chế “xin, cho” sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro, hoạt động kinhdoanh có hiệu quả và phát triển không ngừng
đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
Các cơ chế, chính sách của nhà nước thay đổi sẽ buộc ngân hàng phải thayđổi theo, như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng vốn cho vay giới hạn, …nên cũng ảnhhưởng trực tiếp tới hoạt động và chất lượng hoạt động tín dụng
Việc quy hoạch vùng kinh tế, khu công nghiệp, định hướng phát triển của địaphương nơi ngân hàng hoạt động sẽ tác động mạnh đến chất lượng tín dụng củangân hàng Việc này đòi hỏi ngân hàng phải thay đổi năng động cho phù hợp, nếukhông sẽ bị ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
2. Nhân tố thuộc về pháp luật
Các quy định pháp lý về hoạt động ngân hàng cũng chi phối trực tiếp đếnhoạt động của ngân hàng, vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng
3. Nhân tố thuộc về khách hàng
Khách hàng là nhân tố khách quan ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạtđộng tín dụng Khách hàng có trình độ lao động cao, hoạt động sản xuất tiên tiếnthì chắc chắn việc vay và hoàn trả nợ cho ngân hàng là việc không khó Nhưngkhách hàng có trình độ thấp sẽ khó tiếp cận được với công nghệ sản xuất tiên tiến,hiện đại nên có thể việc sản xuất sẽ có kết quả không cao, thậm chí là thấp hơn so
Trang 20với sự phát triển chung của nền kinh tế, vì vậy mà việc trả nợ ngân hàng có thể gặpnhiều khó khăn.
Đạo đức của khách hàng cũng là vấn đề mà cán bộ tín dụng cần chú ý, nếukhách hàng vay sử dụng không đúng với mục đích trong hợp đồng tín dụng thì rủi
ro không trả được nợ sẽ là rất cao Ngoài việc giám sát thường xuyên của cán bộ tíndụng thì đòi hỏi khách hàng phải có ý thức sử dụng vốn vay đúng mục đích, bởikhông có ngân hàng nào, cán bộ tín dụng nào có thể giám sát được hết hoạt độngcủa tất cả các khách hàng của mình Đạo đức khách hàng cao thì chắc chắn chấtlượng hoạt động cho vay của ngân hàng cũng sẽ cao và ngược lại,
Chính khách hàng là người có vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng nên đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà bản thân ngân hàng cầnphải chú ý Ngân hàng có thể tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ và phối hợp tạo điềukiện của các cấp uỷ, Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể, cơ quan chức năng tạiđịa phương để tuyên truyền về hoạt động của ngân hàng cũng như giúp người dân
có nhận thức và hiểu biết tốt hơn trong việc thực hiện quan hệ tín dụng với ngânhàng
Trang 21CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHÍ LINH
1 Giới thiệu về ngân hàng
NHNo_CL là một trong 14 chi nhánh loại 3 ( trước là chi nhánh cấp 2) của
NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương Với trụ sở tại trung tâm của huyện, thuận lợi chonhân dân đến giao dịch cũng như mạng lưới phòng giao dịch, đại lý tại các xã, ngânhàng có lợi thế chiếm được thị phần khá lớn, nhưng vẫn còn những thách thứctrước mắt khi ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng khác mở chi nhánh tại đây, đòihỏi ngân hàng phải có sự nỗ lực và cố gắng hơn nữa
NHNo_CL trước đây là Ngân hàng Nhà nước huyện Chí Linh, theo QĐ số59/QĐ/NHNN ngày 26/3/1988 đã chuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấpthành hai cấp và thành lập các ngân hàng thương mại quốc doanh nên ngân hàngmới mang tên là NHNo_CL từ đó, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và cácdịch vụ khác trên địa bàn huyện Chí Linh
Huyện Chí Linh là một huyện miền núi của tỉnh Hải Dương, có 20 xã và 2thị trấn Dân số là hơn 160 ngàn người, khoảng 42120 hộ (trong đó hộ nghèo là
4770, hộ kinh doanh là 8150 hộ)
Diện tích sản xuất nông nghiệp: 13686 ha
Diện tích lâm nghiệp: 7544 ha
Diện tích nuôi cá : 545 ha
Diện tích cây ăn quả : 6500 ha
Qua số liệu thống kê, ta có thể dễ dàng nhận thấy diện tích sản xuất nôngnghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn, NHNo lại là ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp,nông thôn nên việc cho vay sản xuất nông nghiệp được chú trọng một cách thoảđáng
Trang 22Trên địa bàn huyện có 9 quỹ tín dụng nhân dân, 5 ngân hàng thương mạiquốc doanh, 2 chi nhánh ngân hàng cổ phần và ngân hàng Chính sách xã hội, nên
Những khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ và đô thị mới mọc lênnhanh chóng (Sao đỏ, Trường Linh, Tiên Sơn, …) làm thay đổi cơ cấu nền kinh tếtrong huyện theo hướng công nghiệp, xây dựng, nông nghiêp và dịch vụ nên nềnkinh tế địa phương đang từng bước phát triển theo hướng nhanh chóng và tích cực
Diện tích đất đồi rộng lớn lại đã tiến hành giao đất cho từng hộ dân nên rấtthuận lợi cho việc phát triển mạnh kinh tế vườn đồi (trồng trọt và chăn nuôi)
Kinh tế của huyện phát triển nhanh chóng là động lực, tiền đề mà cũng làthách thức với NHNo_CL trong việc đồng hành với sự phát triển của địa phương.Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, nay đã trở thành một ngân hàng thương
Trang 23mại hàng đầu huyện Chí Linh với uy tín, truyền thống và mạng lưới rộng khắp đếntận các xã, là bạn đồng hành của người nông dân.
NHNo_CL là ngân hàng hoạt động tại một huyện miền núi, đa số nhân dânhoạt động sản xuất nông nghiệp nên trình độ dân trí còn chưa cao, việc tiếp cận vớinhững tiến bộ công nghệ mới vấp phải nhiều khó khăn, công nghệ sản xuất còn khálạc hậu, hoạt động nông nghiệp lại chịu nhiều chi phối của thời tiết nên việc kinhdoanh của ngân hàng cũng còn rất nhiều thách thức phải vượt qua
Với những thuận lợi và khó khăn như vậy nên NHNo_CL vừa tiến hành kinhdoanh vừa phải tự hoàn thiện mình để nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn,giữ vững lượng khách hàng đã có và tăng sức cạnh tranh mở rộng thị phần, khẳngđịnh vị trí hàng đầu của các ngân hàng tại địa phương
2 Thực trạng chất lượng cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo_CL
2.1 Vốn vay ngân hàng đối với sự phát triển sản xuất của hộ nông dân
2.1.1 Đặc điểm hộ nông dân tại địa phương
Xuất phát là một nước thuần nông, nông dân là lực lượng đông nhất và cóvai trò quan trọng nhất đối với đất nước ta, và Chí Linh cũng vậy, là một huyệnmiền núi, những người làm nông nghiệp chiếm hơn 85% dân số Trải qua quá trìnhphát triển lâu dài, hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì ngườinông dân đang từng bước hoà mình vào sự phát triển chung của đất nước
Chí Linh có diện tích tự nhiên 29 810 ha, diện tích gieo trồng cả năm 13 686
ha, tốc độ tăng trưởng mạnh cả về nông, lâm, thuỷ sản (trung bình là 5,1% năm),diện tích cấy lúa là 9 278 ha, năng suất cả năm ước đạt 47 tạ/ha, sản lượng 44 240tấn Ngoài lúa, người nông dân còn gieo trồng thêm ngô, khoai, đậu, lạc và các loạicây ăn quả, cây lâu năm năng suất của các loại cây này cũng khá cao do lựa chọnđược loại đất và hình thức trồng phù hợp
Chăn nuôi cũng là hình thức phổ biến ở các hộ nông dân Chí Linh, ngoàinuôi lợn, gà, … có hộ còn phát triển đàn trâu, bò, … vừa lấy sức kéo vừa tăng thêm
Trang 24thu nhập cho gia đình, năm 2007, đàn trâu của huyện đã tăng thêm hơn 4000 con,đàn bò là gần 9000 con Do diện tích rừng, đồi còn nhiều nên việc chăn nuôi cónhiều thuận lợi.
Nuôi cá cũng là hoạt động được các hộ nông dân phát triển mạnh trongnhững năm gần đây, sản lượng ước đạt 400 tạ/ha
Cây lúa không còn giữ vai trò chủ đạo như trước nữa, một số hộ đã chuyểnnhững ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây khác hoặc đào aonuôi thả tôm, cá,…
Ngoài vụ mùa ra thì những khi nông nhàn, người nông dân thường tăng giasản xuất bằng cách nhận việc thủ công về làm tại nhà hoặc xưởng tập trung nhưmay, thêu,… hoặc làm công nhật cho các xưởng vật liệu xây dựng (nhà máy gạchchịu lửa Trúc Thôn, mỏ đất cao lanh, xưởng giầy xuất khẩu,…)
Có nhiều hộ dân phát triển sang hoạt động nuôi rắn, ong lấy mật,… đã đạtđược hiệu quả cao, một hộ ở Cộng Hoà, nuôi ong nay đã hình thành cả một công tychuyên các sản phẩm về ong như: mật, sữa ong chúa, rượu nhân sâm mật ong,…tạocông ăn việc làm cho nhiều người góp phần phát triển kinh tế của địa phương
Người nông dân ngày nay đã có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển chănnuôi sản xuất do nền kinh tế hàng hoá phát triển, dịch vụ được mở rộng nên các sảnphẩm phục vụ nông nghiệp đến tay người nông dân nhanh chóng và thuận lợi
Các chợ tiêu thụ nông thuỷ sản được hình thành ở nhiều nơi nên người nôngdân cũng không còn phải quá lo lắng cho việc tiêu thụ sản phẩm của mình nữa
Người nông dân trong huyện cũng như các thành phần kinh tế khác đoàn kếtcùng nhau xây dựng kinh tế địa phương phát triển nhanh chóng và ổn định
Năm 2006 đã có 59% số hộ nông dân trong huyện đạt sản xuất kinh doanhgiỏi, toàn huyện chỉ có 12,4% hộ nghèo, hiện đang được các cấp hội vận động nôngdân đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, những hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã
Trang 25đăng ký giúp đỡ hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất đểthoát nghèo, hướng tới xoá nghèo ở Chí Linh trong thời gian không xa.
Hệ thống đường giao thông và các công trình thuỷ lợi được đầu tư kiên cốnên người nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp
Người nông dân được nâng cao trình độ hiểu biết nên rất có ý thức trong việchọc tập của con em mình, chỉ trong trường hợp không có khả năng học tập thôi cònnhững em có khả năng đều được bố mẹ cố gắng lo cho ăn học đầy đủ Những đốitượng nhàn rỗi, không có việc làm tại địa phương được chính quyền tổ chức dạynghề cho họ để họ có điều kiện làm việc cũng như có thể đi xuất khẩu lao động ởnước ngoài
Trình độ sản xuất của người nông dân đã được nâng cao nên việc làm kinh tếđạt nhiều hiệu quả đáng mừng, ngày càng có nhiều “làng triệu phú” hay cánh đồng
“50 triệu/ha” xuất hiện
Bản tính của người nông dân là thật thà, chất phác nên đa số họ khi đã vayvốn ngân hàng đều rất có ý thức, cố gắng làm việc vừa để phát triển kinh tế củamình, vừa lo trả nợ
Tuy nhiên, trình độ của người nông dân còn có nhiều hạn chế nên đôi khiviệc giải thích cho họ hiểu về phương án, hình thức vay vốn còn khó khăn, đòi hỏinhiều thời gian và công sức của các cán bộ tín dụng
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người nông dân là sản xuất nông nghiệp màsản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên nhìn chungthì kết quả kinh tế của người nông dân vẫn không được chắc chắn và ổn định nhưnhững ngành kinh tế khác
2.1.2 Vai trò của vốn vay ngân hàng đối với sự phát triển sản xuất của hộ nông dân
Người nông dân vay vốn ngân hàng chủ yếu là để chi phí về cây, con giống,thức ăn cho vật nuôi, thuốc phòng, trị bệnh,… Ngoài ra có thể là chi phí để cải tạo
Trang 26và chuyển đổi đất canh tác, xây dựng cơ sở vật chất để tiến hành nuôi trồng Ngườinông dân sản xuất nông nghiệp nên thường thì khi cần nguồn vốn lớn để cải tạohoặc đầu tư, chuyển đổi sản xuất thì họ không có, vì vậy mà họ phải đi vay Tronghoàn cảnh đó thì vốn vay ngân hàng là sự lựa chọn tốt nhất của họ Với lãi suất hợp
lý, nhiều chế độ ưu tiên khác cho người nông dân thì vốn vay ngân hàng đã và đang
có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp của nông thôn Việt Namnói chung cũng như của huyện Chí Linh nói riêng
1 Vai trò điều tiết vốn
Ngân hàng No Chí Linh cũng như những ngân hàng thương mại khác, giữvai trò điều tiết vốn trong khu vực Ngân hàng nhận tiền gửi từ dân cư và các tổchức kinh tế khác để cho các hộ kinh tế, trong đó chủ yếu là các hộ nông dân vayvốn để sản xuất kinh doanh Ngân hàng trung chuyển vốn từ người có vốn sangngười cần vốn, đảm bảo sự an toàn và sinh lời cho khách hàng của mình
Tín dụng ngân hàng là kênh cấp vốn chủ yếu và quan trọng nhất cho ngườinông dân, tác động tích cực đến quá trình phát triển nông thôn Qua ngân hàng,nông dân có vốn để mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chophù hợp để hiệu quả kinh tế đạt được là tốt nhất, xây dựng cuộc sống ấm no hơn
Nhờ có ngân hàng mà nhiều hộ nông dân đã có điều kiện để đầu tư sản xuất,ứng dụng công nghệ tiên tiến, an toàn, vừa đạt được lợi ích kinh tế vừa có hiệu quả
xã hội Việc ứng dụng công nghệ mới tuy vốn đầu tư ban đầu nhiều, đòi hỏi ngườinông dân phải học hỏi, bỏ ra nhiều công sức hơn so với công nghệ cũ, nhưng kếtquả thu được lại vô cùng khả quan Nhờ ngân hàng mà người dân có vốn đầu tưnên đời sống của họ đã có nhiều thay đổi tích cực hơn
Vốn vay ngân hàng đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, giảmthiểu ảnh hưởng do thiếu vốn đầu tư gây ra để hiệu quả kinh tế của người nông dânkhông bị tổn thất Trong mọi hoạt động kinh tế, điều gây ảnh hưởng xấu nhất là bịgián đoạn, bởi trong thời gian đó, có thể có biết bao thay đổi, bao sản phẩm và công
Trang 27nghệ mới ra đời nên dù có tiếp tục sản xuất trở lại thì hiệu quả cũng không đượctốt Với người nông dân thì điều này lại càng nghiêm trọng, bởi sản xuất phụ thuộcnhiều vào thiên nhiên, tiến hành theo mùa vụ nên nếu chậm trễ, thời tiết thay đổi thìchắc chắn vụ đó sẽ không thể có kết quả tốt được.
Ngân hàng còn là trung gian thực hiện các chính sách của nhà nước tới ngườinông dân, những ưu đãi về lãi suất, hình thức,… của ngân hàng khiến cho ngườinông dân rất vui mừng và càng tin tưởng, biết ơn đảng, nhà nước
Những khi kết thúc mùa vụ hoặc thu hoạch sản phẩm, người nông dân thuđược lượng tiền lớn, nhưng lại chưa biết làm gì thì ngân hàng lại là người thủ quỹđảm bảo không những an toàn mà còn sinh lời thêm cho người nông dân Nguồnvốn này ngân hàng lại để giúp những người nông dân khác có nhu cẩu để họ pháttriển kinh tế
2 Vai trò trung gian đối với các ngành sản xuất khác
Nông dân không phải là thành phần kinh tế duy nhất trong xã hội, quan hệvới các thành phần kinh tế khác cũng là một tác nhân rất lớn kích thích sự pháttriển kinh tế nông nghiệp Và ngân hàng là một trong những trung gian trực tiếpgóp phần kết nối và thúc đẩy quan hệ đó
Nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác, hoạt động sản xuất diễn ratheo chu kỳ, lúc cần vốn sản xuất lúc lại dư thừa vốn Ngân hàng giữ vai trò trunggian giữa các ngành, chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác để tạo điều kiệncho các ngành cùng phát triển Công nghiệp, dịch vụ tiêu thụ những sản phẩm nôngnghiệp và ngược lại, nông dân cũng tiêu dùng sản phẩm công nghiệp thông quadịch vụ, nếu một giai đoạn của quá trình, cũng tức là một thành phần kinh tế bị giánđoạn, gặp khó khăn thì chắc chắn những thành phần khác cũng không thể phát triểnthuận lợi được
Nông dân sản xuất theo mùa vụ nên họ thường có nhu cầu về vốn khi sảnxuất còn sau khi thu hoạch thì họ lại có vốn nhưng chưa cần sử dụng, lúc này, hoạt
Trang 28động phục vụ nông nghiệp lại chính là tiêu thụ nông sản, ngân hàng có thể cho vaycác tổ chức chế biến nông sản hay dịch vụ để thúc đẩy việc tiêu thụ cho người dânkịp thời và có kết quả tốt nhất Bán nông sản xong thì ngân hàng lại trở thành ngườithu hút vốn từ người nông dân, người dân vừa có nơi tin tưởng để gửi tiền an toàn
mà vừa thu được lãi trong thời gian tiền nhàn rỗi
Vốn vay ngân hàng tạo điều kiện cho phát triển nhiều ngành nghề mới ởnông thôn, giúp cho những người nông dân trong khi nông nhàn có điều kiện đểvừa tăng thêm thu nhập vừa tránh “nhàn cư vi bất thiện”, như nuôi trăn, trồng hoa,thêu, may mặc,…giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư tại địa phương
Nguồn vốn cho vay nông nghiệp có thể được huy động từ các ngành sản xuấtkhác chứ không phải chỉ của ngành nông nghiệp Điều quan trọng nhất là khéo léokết hợp giữa các ngành sản xuất để tạo điều kiện cùng nhau phát triển, đây là vaitrò rất quan trọng của ngân hàng Vì vậy có thể nói ngân hàng giữ vai trò trung giangiữa nông nghiệp với các ngành sản xuất khác
3 Vai trò thúc đẩy sản xuất
Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiệncho nông dân tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chấtlượng và sản lượng nông sản phẩm Công nghệ hiện đại còn giúp nông dân còn chủđộng tìm đuợc đầu ra cho sản phẩm của mình, nắm bắt thời điểm tiêu thụ để đạthiệu quả cao nhất Như người dân trồng vải, do vụ mùa vải rẻ, chỉ từ 1500-2000đồng/kg nên nhiều hộ đã chủ động chế biến thành vải sấy để chờ giá lên mớibán Chi phí cho 1kg vải sấy ước tính khoảng 8000 đồng, nay giá vải sấy đã là18000-20000 đồng/kg người dân mới bán ra Việc chủ động được thời điểm giúpngười nông dân làm chủ được sản phẩm của mình và thu được lợi xứng đáng Tấtnhiên việc chờ đợi giá cho nông sản cũng không phải là việc đơn giản, vì họ còncần phải có vốn để tiếp tục sản xuất, lúc này ngân hàng lại phát huy vai trò củamình Nhờ có vốn vay ngân hàng mà người nông dân chủ động được mùa vụ khiến
Trang 29cho họ yên tâm lao động, qua đó thúc đẩy quá trình sản xuất của người nông dâncũng như của các ngành kinh tế khác và nền kinh tế chung của toàn huyện cùngphát triển.
Vốn vay ngân hàng đến với từng hộ nông dân góp phần giảm thấp tình trạngcho vay nặng lãi, người nông dân được sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng với lãisuất thấp và nhiều ưu đãi từ nhà nước nên việc nuôi trồng của họ được diễn rathuận lợi hơn Họ không phải quá lo về khoản lãi nặng mà yên tâm sản xuất, bởingân hàng nông nghiệp bao giờ cũng áp dụng mức lãi suất phù hợp và có lợi chohoạt động của người nông dân Nông nghiệp vốn là ngành sản xuất không ổn định
và chắc chắn về thành quả nên cần có sự hỗ trợ của các ngành sản xuất khác trongnền kinh tế Qua ngân hàng, sự hỗ trợ đó đến với người nông dân, khiến cho hoạtđộng sản xuất diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn
Sản xuất nông nghiệp vốn là một ngành đi sau so với các ngành kinh tế khác,
và thực tế đã chứng minh rằng bất kỳ ngành nào chỉ thực sự phát triển khi nóchuyển qua sản xuất hàng hoá, và nông nghiệp cũng không phải là ngoại lệ Nôngsản được sử dụng để trao đổi với các ngành sản xuất khác, công nghiệp và dịch vụ,xuất khẩu ra các nước khác Để quá trình này diễn ra liên tục và có hiệu quả đòi hỏiphải chuyên môn hoá cao ở từng khâu sản xuất của cả quá trình Điều này đòi hỏiphải có một lượng vốn lớn, cụ thể là sự tài trợ của hệ thống ngân hàng, nhất là ngânhàng nông nghiệp ở vùng nông thôn Như vậy là nhờ có ngân hàng mà quá trìnhsản xuất nông nghiệp được diễn ra theo hướng chuyên môn và mở rộng quy mô sảnxuất Quy mô được mở rộng và tập trung cũng giúp ngân hàng tập trung được vốnđầu tư của mình, quản lý, kiểm soát dễ dàng hơn, nhờ đó mà chất lượng hoạt độngtín dụng của ngân hàng cũng được nâng cao hơn
Tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển sản xuấtcủa hộ nông dân và để đảm bảo vai trò của mình thì ngân hàng cần phải nỗ lựcnhiều hơn nữa, tự hoàn thiện mình trong từng bước trưởng thành Cụ thể:
Trang 30Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực tốt, nắm bắt và sửdụng công nghệ hiện đại, nhưng cũng phải có hiểu biết thực tế về người nông dân,hoạt động sản xuất, mùa vụ của họ thì mới có thể xử lý thoả đáng và sát thực nhucầu cũng như khả năng của họ Có vậy mới đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạtđộng cho vay hộ nông dân của ngân hàng.
Mở rộng mạng lưới đến khắp các nơi trên địa bàn, vừa nhằm mục đích huyđộng vốn vừa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn của người nông dân, đồngthời còn tiết kiệm chi phí huy động của ngân hàng cũng như chi phí vay vốn củangười nông dân
Khai thác và sử dụng tốt các nguồn vốn khác, nhất là vốn ưu đãi cho pháttriển nông nghiệp để có thể đáp ứng đủ lượng cũng như nguồn lãi suất thấp để chonông dân vay, bởi nguồn huy động tại chỗ thường thấp, không đáp ứng đủ nhu cầucho hoạt động sản xuất trên địa bàn
Đơn giản hoá thủ tục cho vay đến mức có thể để giúp người dân có thể dễdàng hiểu và nhanh chóng được sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất của họ
Thực hiện được những điều này thì chắc chắn hoạt động cho vay của ngânhàng sẽ có được chất lượng cao, ngân hàng giữ được vị trí và vai trò của mìnhtrong sự phát triển kinh tế của huyện
2.2 Chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL
Để xem xét thực trạng chất lượng cho vay hộ nông dân tại ngân hàng, ta sẽphân tích và đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay
2.2.1 Chỉ tiêu doanh số cho vay
Như đã trình bày, doanh số cho vay là số tiền cho vay ra trong một kỳ, ở đây
ta sẽ xem xét một kỳ tương đương với một năm kinh doanh của ngân hàng
Doanh số cho vay của NHNo_CL tăng liên tục qua các năm, thể hiện chi tiếtqua bảng sau:
Trang 31Bảng 2.1: Doanh số cho vay hộ nông dân
tỷ trọng (2)
số tiền (3)
tỷ trọng (4)
số tiền (5)
tỷ trọng (6)=(5)/(1) Tổng doanh số
cho vay 218.749 100% 393.991 100% 175.242 80,1%
Hộ nông dân 208.321 97,2% 334.541 84,9% 126.220 60,6%
Doanh số cho vay
hộ nông dân theo
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL)
Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2007 là 393991 triệuđồng, tăng so với năm 2006 là 175242 triệu đồng, tỷ lệ là 80.1%, tỷ lệ doanh số chovay tăng nhanh và lớn như vậy là một tín hiệu đáng mừng cho toàn huyện, chứng tỏhoạt động sản xuất của nông dân đã được mở rộng hơn Từ đó có tác động làm chokinh tế chung của toàn huyện có điều kiện phát triển Hoạt động kinh doanh củangân hàng cũng có những bước tiến hơn nhiều so với những năm trước
Trang 322.2.2 Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay
Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng cũng tăng lên rất nhiều, để đánh giáchính xác sự tăng lên này, ta sử dụng bảng so sánh số liệu dư nợ cho vay hộ nôngdân qua các năm như sau:
Bảng 2.2 : Dư nợ cho vay hộ nông dân
tỷ trọng (2)
số tiền (3)
tỷ trọng (4)
số tiền (5)
tỷ trọng (6)=(5)/(1) Tổng dư nợ 229.476 100,0% 340.974 100,0% 111.498 48,59%
Hộ nông dân 220.169 96% 305.039 89,5% 84.870 38,55%
Dư nợ hộ nông dân
theo thời gian 220.169 100% 305.039 100,0% 84.870 38,55%
Trong
đó
Ngắn hạn 59.930 27% 100.419 32,9% 40.489 67,56%
Trung hạn 160.239 73% 204.620 67,1% 44.381 27,70%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL)
Trang 33220169
305039
0 50000 100000
Biểu đồ 1: dư nợ cho vay hộ nông dân 2005-2007
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL)
Qua bảng trên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng dư nợ hộ nông dân cũng tăngnhanh chóng, nhất là dư nợ ngắn hạn, năm 2006, vay ngắn hạn chỉ bằng 1/3 so vớivay trung, dài hạn thì năm 2007, dư nợ ngắn hạn đã xấp xỉ 50% dư nợ trung hạn.Điều này hoàn toàn hợp lý vì hoạt động của người nông dân chủ yếu là theo mùa
vụ, trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng), nên vay ngắn hạn là thích hợp Hơn nữa,
số vốn vay thường không nhiều nên ngắn hạn thuận lợn cho người nông dân trongviệc chịu chi phí trả lãi ít
Mặt khác, vay trung, dài hạn thường là khi số vốn tương đối lớn, quá trìnhđầu tư và thu hồi vốn lâu dài nên chỉ có ít người dám “mạo hiểm”, đa số nhữngngười này là chủ trang trại hoặc hợp tác xã
Vay ngắn hạn cũng khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng an toàn hơn,
ít rủi ro hơn nhưng lợi nhuận thu được lại không cao so với cho vay trung, dài hạn
2.2.3 Chỉ tiêu nợ xấu