Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Về cơ bản, công chức nhà nước là những người luôn đi đầu trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật , chấp hành pháp luật và bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật của công chức nhất là tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về phẩm chất đạo đức hiện nay đã có những biểu hiện tương đối nghiêm trọng. Vấn đề này được nêu trong các báo cáo chính trị

Đại hội Đảng VIII , IX, X, XI và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI

Điều làm cho nhân dân có nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất là hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một phần cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng, kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm.

Trong báo cáo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội khóa XIII kỳ họp 4 cũng chỉ rõ:

Tình trạng làm việc tắc trách, tùy tiện, thiếu ý thức kỷ luật hành chính cũng như tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, kể cả trong bộ máy bảo vệ pháp luật chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời, đang trở lực lớn ngăn cản pháp luật, chính sách đi vào cuộc sống, kìm hãm việc phát huy tiềm năng của dân,làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước [9].

Đối tượng vi phạm không chỉ là công chức không giữ cương vị lãnh đạo mà ngay cả những người có giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính nhà nước. Vi phạm của Nguyễn Thanh Bình trong vu ̣ Vinasin làm thất thoát , thua lỗ hàng ngìn tỷ đồng là minh chứng điển hình.

Trong thực tế, các vi phạm này không giới hạn ở một lĩnh vực, một ngành, một địa phương mà xảy ra trên phạm vi rộng, xảy ra ngay trong bộ máy cơ quan bảo vệ pháp luật. Các hình thức vi phạm của công chức cũng rất đa dạng, xảy ra trên nhiều lĩnh vực quản lý,từ những vi phạm nhỏ đến vi phạm lớn, rất lớn. Các dẫn chứng dưới đây sẽ minh họa rõ nét hơn các nhận định trên:

- Trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, tình hình vi phạm pháp luật đã làm thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng. Nhưng điều đáng tiếc, theo một quan chức của Tổng cục Thuế, thì 80% các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này có sự tiếp tay của cán bộ thuế, hải quan.

- Trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, theo thống kê của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính từ năm 2008 đến 2013, cả nước đã có hơn 7.000 hồ sơ bị phát hiện “giả” người có công và đình chỉ trợ cấp, thu hồi cho ngân sách Nhà nước trên 75 tỷ đồng của 3.378/7.100 đối tượng. Trong đó, có 1.560 người giả mạo hồ sơ, 2.700 người khai man hồ sơ và 2.800 người vì những lý do khác. Đã có hơn 1.700 người trong số đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những việc làm này (hồ sơ những người này đã chuyển cho Cơ quan điều tra và xét xử). Điều đặc biệt và đáng nói hơn ở đây chính là trong số những người làm giả hồ sơ thì có những người chưa từng một ngày đi bộ đội hay ra chiến trường cầm súng bảo vệ đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng.... Trong khi đó, còn rất, rất nhiều người là những thương binh đúng nghĩa thì lại chưa hề nhận được bất kỳ quyền lợi gì từ các chính sách, chế độ ưu đãi người có công, thậm chí còn bị “gây khó dễ” trong cuộc sống thường ngày nhất là đối với những người làm công tác tình báo, biệt động… đã bị mất hết hồ sơ, giấy tờ. Đây chính là một thực tiễn, một mặt trái của công lý đang tồn tại và gây mất lòng tin ở xã hội. Điển hình là ở Bắc Ninh thời gian vừa qua đã diễn ra một vụ xét xử đau lòng, làm dấy lên nỗi bức xúc trong dư luận xã hội đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh, cảnh báo về sự tắc trách, mưu đồ trục lợi của các cá nhân và cán bộ phụ trách dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng mà nguy hiểm hơn là làm ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự của những con người đã cống hiến xương máu của mình cho dân tộc, quê hương. Đó là vụ xét xử 40 bị cáo là thương binh giả và một số thương binh làm giả hồ sơ thương tật nặng hơn nhằm mục đích được hưởng chế độ ưu đãi cao hơn. Những con người này đã lợi dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người có công để làm những việc đi ngược với đạo đức xã hội, đặc biệt là những người thương binh tuy chỉ là tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng nó đã và đang góp phần

(cùng với tình trạng thương binh bị lợi dụng và lợi dụng danh nghĩa thương binh để quậy phá, đòi nợ, biểu tình, ăn vạ…) làm xấu đi hình ảnh của những con người quả cảm, anh dũng một thời.

- Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng từ năm 2010 trở la ̣i đây, nhiều cán bộ, công chức ngành ngân hàng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện những hành vi sai phạm như cho vay sai đối tượng, vay không thế chấp tài sản hoặc cùng một bộ hồ sơ có thể đem thế chấp tại nhiều ngân hàng để vay… Các cơ quan chức năng phát hiện 21 vụ tham nhũng, xử lý kỷ luật 71 công chức, chuyển điều tra xử lý 7 vụ, 7 người. Nếu so với vi phạm năm 2006 cùng trong lĩnh vực này, chúng ta sẽ thấy số vi phạm tăng lên đáng ngại: có 17 vụ tham nhũng tiêu cực với tổng số tiền vi phạm là 7.437 triệu đồng, chuyển xử lý hình sự 50 người, xử lý kỷ luật 220 công chức (khiển trách, cảnh cáo 54, cách chức 17, hạ lương chuyển công tác 32, buộc thôi việc 43, đình chỉ công tác 74 trường hợp.

- Trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng những năm gần đây diễn ra thương xuyên và nghiêm trọng, rừng bị tàn phá gây ảnh hưởng tới môi trường sống. Điều đáng tiếc, những vi phạm trên một phần là do sự tiếp tay của một số cán bộ kiểm lâm thoái hóa, biến chất, tiêu cực. Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2004 đến năm 2013, ngành kiểm lâm đã xử lý 906 công chức vi phạm trong đó cảnh cáo 534 người, cách chức 97 người, buộc thôi việc 93, truy cứu trách nhiệm hình sự trên 103 người.

- Lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm vì đụng chạm đến thu chi và quản lý ngân sách nhà nước , một số cán bộ trong ngành lợi dụng để rút tiền nhà nước và chi tiêu sai chế độ tài chính . Chỉ tính riêng trong năm 2010 ngành tài chính đã xử lý k ỷ luật 567 cán bộ, công chức sai phạm, trong đó có 15 người bị truy tố, 74 người bị buộc bồi thường thiệt hại do thiếu trách nhiệm, nhận hối lộ.

- Về vi phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai, theo đánh giá của Bộ Chính trị còn nhiều và nghiêm trọng. Vi phạm trong đầu tư xây dựng phổ biến ở hầu hết giai đoạn đầu tư, đã làm thất thoát nghiêm trọng tài sản, tiền vốn của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhiều công trình xây dựng, làm giảm hiệu quả của nhiều dự án đầu tư. Vi phạm trong quản lý đất đai rất nghiêm trọng và phổ biến, tình trạng chuyển giao đất, bán đất, chuyển nhượng đất. cho thuê đất, sử dụng đất trái với thẩm quyền, trái phép và tình trạng trốn thuế còn nhiều; việc đổi đất lấy công trình ở nhiều địa phương còn nhiều bất hợp lý và tiêu cực; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc. Việc xử lý những vi phạm về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm. Cụ thể như sau:

+ Về đầu tư xây dựng: tính đến 31 tháng 12 năm 2013, toàn quốc đã thanh tra, kiểm tra 995 dự án, công trình. Từ đó Thanh tra nhà nước đã phát hiện tổng sai phạm về tài chính là 870,7 tỷ đồng (chiếm 13,6% tổng giá trị vốn được kiểm tra) gồm các dạng: quyết định chọn gói thầu nào cao hơn giá bỏ thầu 5.531 triệu, tính đơn giá, định mức vật tư sai để hưởng chênh lệch 32.220 triệu; thi công chậm làm tăng chi phí và thiếu trách nhiệm trong thanh toán gây lãng phí 264.498 triệu, chi sai nguyên tắc chế độ 32.558 triệu, sai phạm các loại thuế 7.734 triệu, khấu hao tài sản không đúng quy định 387,13 triệu đồng, sử dụng vốn sai mục đích, hạch toán sai 56.229 triệu đồng; kiến nghị xử lý 130.528 triệu đồng; cán bộ, ngành xử lý yêu cầu giảm quyết toán các công trình 34,906 tỷ đồng; các địa phương đã xử lý thu ngân sách, trả lại vốn cho các dự án 73,86 tỷ đồng, xử lý kỷ luật 248 người, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự 5 vụ.

+ Về quản lý sử dụng đất: tình hình vi phạm luật đất đai từ năm 1993 đến nay còn xảy ra nhiều, nghiêm trọng và phổ biến ở hầu hết các địa phương, các cấp, các ngành. Đã phát hiện 549.925 trường hợp vi phạm với diện tích

trên 93.090 ha, với những vi phạm như chuyển nhượng trái phép 126.372 trường hợp, giao đất, cho thuê trái thẩm quyền 193.663 trường hợp; lấn chiếm đất đai trái phép 86.813 trường hợp; việc đổi đất lây công trình xây dựng ở nhiều địa phương còn nhiều bất hợp lý và tiêu cực, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc, nợ đọng, trốn tránh nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất còn nhiều; việc xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất thường kéo dài, dây dưa, hoặc xử lý không nghiêm, không triệt để (số vụ vi phạm được xử lý chỉ chiếm 13,6% số vi phạm đã phát hiện).

- Những vi phạm pháp luật trong ngành tòa án, kiểm sát trong những năm gần đây cũng xảy ra cũng không kém phần so với công chức khối cơ quan hành chính. Đã có những trường hợp thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký tòa - những người nắm giữ cán cân công lý nhận hối lộ, môi giới hoặc tiếp tay chạy án, làm sai lệch hồ sơ vụ án…

Ngoài những biểu hiện vi phạm pháp luật của công chức như đã trình bày ở trên, việc vi phạm pháp luật của công chức còn được biểu hiện ở những khía cạnh dưới đây:

- Công chức thừa hành pháp luật giải thích pháp luật theo nhận thức chủ quan , tùy tiện của mình hoặc cố tình không thi hành những quy định mới của pháp luật, vẫn cố bám lấy những quy định cũ dã hết hiệu lực để mưu lợi riêng cho mình, hoặc áp dụng thi hành những quy định của pháp luật một cách méo mó, tự đặt ra những thủ tục không theo quy định của pháp luật để bắt công dân, tổ chức phải chấp hành. Đây chính là tình trạng các luật, chính sách không được chấp hành nghiêm túc trong chính ngay bản thân bộ máy hành chính.

- Một bộ phận công chức cửa quyền hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho công dân và tổ chức trong khi giải quyết công việc hoặc làm những việc mà pháp luật cấm công chức không được làm như hoạt động

tư vấn về những công việc liên quan đến bí mật nhà nước, đến thẩm quyền giải quyết của mình hoặc có khả năng gây phương hại đến an ninh quốc gia, không giữ bí mật trong công tác, phát tán tài liệu hoặc để lộ những chủ trương chính sách trong quá tình xây dựng hoàn thiện, gây dư luận không tốt, làm xáo trộn trật tự quản lý.

- Cấp dưới không chấp hành hoặc chấp hành chiếu lệ, hình thức sự chỉ đạo điều hành, văn bản của cấp trên, theo kiểu "trên nói dưới không nghe". Tình trạng này được thể hiện ở tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa "phép vua thua lệ làng", các địa phương tự đă ̣t ra quy định trái hoặc khác với quy định của pháp luật cơ quan có thẩm quyền cấp trên ban hành làm cho một văn bản thậm chí một quy định của luật pháp được nhận thức và áp dụng ở mỗi nơi một khác. Tính thống nhất và thông suốt của hoạt động quản lý nhà nước bị vi phạm nghiêm trọng, làm cho hoạt động quản lý bị cắt khúc theo các tầng nấc, ở mỗi cấp có sự tách biệt hoặc bị biến dạng, méo mó bởi tính cục bộ, cát cứ.

2.1.2. Thực trạng áp dụng trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ

Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng của Nhà nước đã phát hiện và truy cứu trách nhiệm pháp lý kịp thời đối với những cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật. Nhiều vụ án lớn về kinh tế xã hội, an ninh trật tự như vụ án PU18, Vinasin, Vinaline liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tha hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, công chức trong đó có sự tham gia của một số cán bộ cao cấp trong bộ máy Đảng, chính quyền bị phát hiện, xử lý. Việc xử lý đã có nhiều chuyển biến, tuân thủ luật định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý nói chung, trách nhiệm pháp lý của công chức nói riêng, bảo đảm đúng trình tự,thủ tục, đúng người, đúng tội, từng bước hạn chế những vi phạm pháp luật và yếu kém trong hoạt động quản lý, thu hồi cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ tỷ đồng, tăng cường quản lý, kỷ cương hành chính, nâng cao

hiệu lực, hiệu quả quản lý, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, củng cố được niềm tin của nhân dân với chính quyền các cấp.

Trong công tác đấu tranh chống tội phạm, theo báo cáo của Chính phủ, quý IV/2012 và 8 tháng đầu năm 2013, lực lượng công an toàn quốc đã thụ lý điều tra 399 vụ án liên quan đến tội phạm tham nhũng làm thất thoát 314 tỷ đồng. Đến nay đã khởi tố điều tra 139 vụ tham ô, làm thiệt hại 72,1 tỷ đồng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Nhà nước 61 vụ, gây thiệt hại 59,9 tỷ đồng, cố ý làm trái 188 vụ, gây thiệt hại 108,3 tỷ đồng, đưa và nhận hối lộ 11 vụ với số tiền trên 2 tỷ đồng. Đã phát hiện và xử lý cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng liên quan đến vụ án Vinasin, trong đó, xử lý kỷ luật trong Đảng, kỷ luật hành chính và chuyển xem xét trách nhiệm hình sự một số cán bộ có chức, có quyền.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, năm 2009, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xử lý 4.991 cán bộ, công chức vi phạm, chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự 180 vụ, 276 đối tượng, xử lý kỷ luật 1.468 người có hành vi tham nhũng; năm 2011, đã xử lý kỷ luật 1.817 cán bộ, công chức vi phạm chính sách, pháp luật, trong đó phát hiện 903 trường hợp có hành vi tham nhũng với số tiền và tài sản trị giá 108, 18 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong năm 2012, thông qua công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã thu hồi cho ngân sách nhà nước và trả lại cho công dân 72 tỷ 813 triệu đồng, 2.414 chỉ vàng, 1.258,2 ha đất, nhiều hàng hóa tài sản khác; đã minh oan cho 274 người, xử lý kỷ luật hàng trăm cán bộ có sai phạm.

Mặc dù việc áp dụng trách nhiệm pháp lý của công chức thời gian qua đã có nhiều tiến bộ tích cực như đã trình bày ở trên, nhưng vẫn chưa tạo bước chuyển cơ bản trong xử lý vi phạm, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tệ tham ô, bòn rút tài sản công, sách nhiễu, lãng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)