Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức đáp ứng hoạt

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 73)

động của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế khu vực, cũng như kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức ở các nước trên thế giới

Toàn cầu hóa có tác động đến hầu hết các lĩnh vực quản lý của chính quyền ở hầu hết các quốc gia và hạn chế khả năng hành động độc lập của các chính quyền quốc gia. Không có sự quản lý mang tính biệt lập của mỗi quốc gia mình mà không quan tâm đến những phản hồi thế giới bên ngoài đối với quốc gia mình. Hiện nay có sự chuyển biến tích cực, đó là do các nước ngày càng chú ý đến các sự kiện xảy ra bên ngoài lãnh thổ của mình, kể cả sự khủng hoảng về đạo đức và tìm cách để giải quyết với tính cách là bộ phận của quá trình tiến hóa. Những thay đổi, biến động của thế giới bên ngoài sẽ là động lực để chính phủ mỗi nước tăng cường và duy trì tiêu chuẩn đạo đức và chế độ trách nhiệm phù hợp. Nước ta không phải là trường hợp ngoại lệ trong tiến trình toàn cầu hóa, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta chủ trương hội nhập, phát triển nền kinh tế mở định hướng xã hôi chủ nghĩa. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống luật pháp nói chung, pháp luật về công chức, công vụ nói riêng, kinh nghiệm quản lý công chức và việc xử lý vi phạm pháp luật của công chức ở các nước trên thế giới và khu vực, trong điều kiện nước ta hiện nay để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới là một nhu cầu tất yếu khách quan, cần được đặt ra.

Nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Italia, Bỉ, Hy Lạp, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và những nước trong khu vực ASEAN có thể thấy rằng các nước nêu trên đều rất quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế về công chức, công vụ và việc xử lý công chức vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp nhất là than nhũng, tiêu cực. Các văn bản quy định về vấn đề này thường xuyên được xây dựng dưới dạng luật (như

Đạo luật số 11 năm 1980 về chống hối lộ, số 3 năm 1971 về chống tham nhũng, hối lộ năm 1950 ở Philippin; Bộ luật Hình sự của Nhật Bản năm 1907 quy định: người đưa, nhận hay thỏa thuận đưa hối lộ đều phải chịu tù từ hình phạt từ 1- 5 năm, tài sản hối lộ sẽ bị tịch thu và sung công quỹ; ở Anh, Luật Chống tham nhũng trong các cơ quan nhà nước ra đời năm 1889), có nước được quy định ở tầm Hiến pháp (Malaixia).

Cơ sở trách nhiệm và hình thức xử lý đối với công chức ở các nước trên quy định rất đa dạng và cụ thể, dễ cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong việc xử lý công chức vi phạm. Các biện pháp trách nhiệm kỷ luật của họ, nhất là các nước trong khu vực rộng hơn so với quy định của pháp luật nước ta. Các biện pháp cắt lương, phạt tiền, hoãn tăng lương, cắt tiền thưởng là các biện pháp trách nhiệm trong khi đó ở ta là hệ quả của việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm kỷ luật.

Các nước, cùng với việc thực thi biện pháp hạn chế tình trạng, quan liêu, chính phủ rất quan tâm đến vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, Singapo, Hàn Quốc, thì các giải pháp hiệu quả là: xử lý thật nghiêm, chế độ trách nhiệm thật rõ và được quy chế hóa,tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính; loại bỏ quy trình thủ tục phiền hà, gây sách nhiễu dân, việc sử dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao để giải quyết các công việc của dân và doanh nghiệp như cách làm của chính quyền Hàn Quốc là kinh nghiệm đáng chú ý và có thể áp dụng.

Tóm lại, từ những vấn đề nêu trên, để nâng cao hiệu lực quản lý xã hội, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế và duy trì trật tự quản lý nhà nước, đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức cả về mặt thể chế lẫn tổ chức thực hiện. Đây cũng chính là nội dung của cải cách hành chính để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 73)