Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức phải gắn liền vớ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 70)

với việc hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và đánh giá công chức

Trách nhiệm pháp lý của công chức và công tác quản lý, sử dụng, đánh giá cán bộ có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng là hai mặt của công tác cán bộ. Do đó hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức cần gắn với việc khắc phục những tồn tại về công tác quản lý, sử dụng và đánh giá cán bộ.

Hiện nay, công tác quản lý, sử dụng, đánh giá cán bộ còn nhiều bất cập, thể hiện ở các mặt sau đây:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật điều chỉnh công chức và nền công vụ chưa hoàn chỉnh, pháp chế chưa nghiêm chỉnh, chế tài chưa chặt chẽ. Cơ chế quản lý mới được hình thành, nhưng thực tiễn áp dụng còn nhiều bất cập gây trở ngại cho công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Thứ hai, nhận thức lãnh đạo các cấp về đổi mới công tác quản lý công chức chưa chuyển biến kịp thời ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Trong tổ chức, chỉ đạo thiếu kiên quyết, phối hợp không chặt chẽ còn nhiều nội dung, yêu cầu đổi mới về quản lý đội ngũ công chức thực sự đi vào cuộc sống. Nhận

thức của một bộ phận công chức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong bộ máy nhà nước chưa rõ ràng, chưa thấy rõ đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng công tác trong thực thi nhiệm vụ của mình, từ đó chưa thực sự tích cực phấn đấu vươn lên, tu dưỡng đạo đức.

Thứ ba, sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý công chức vừa trùng lặp chồng chéo, vừa phân tán thiếu tập trung, thiếu sự phân công hợp lý giữa các cấp, các ngành, giữa cơ quan quản lý công chức. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chưa rõ ràng, chưa thực sự gắn với thẩm quyền quyết định bố trí, sử dụng, quản lý công chức.

Thứ tư, việc đánh giá công chức chưa thường xuyên, chưa được quan tâm đầy đủ. Quan điểm, tiêu chí đánh giá không rõ ràng, chưa gắn với chức trách, nhiệm vụ và kết quả hoàn thành công việc của cán bộ, công chức.

Những tồn tại trên đây, là cơ sở của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về quản lý, sử dụng đánh giá công chức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trong báo cáo của Bộ Nội vụ, hiện nay tổng số cán bộ, công chức khoảng Bộ Nội vụ cho biết tổng số biên chế cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện ở nước ta tính đến hết năm 2012 là 388.480 biên chế (không bao gồm viên chức và biên chế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an). Trong đó, khối Đảng, đoàn thể có 84.169 biên chế, Văn phòng Chủ tịch nước có 86 biên chế, Văn phòng Quốc hội có 701 biên chế, Kiểm toán Nhà nước có 1.563 biên chế, khối tư pháp có 27.267 biên chế, khối hành chính nhà nước có 274.694 biên chế. Tổng biên chế cán bộ, công chức cấp xã là 257.675 người:

1) Trình độ trên đại học có 17.020 người, chiếm 1,5%: 2) Trình độ đại học có 388.900 người, chiếm 31,3%; 3) Trình độ trung học có 543.850 người, chiếm 43,7%; 4) Trình độ sơ cấp 292.200 người, chiếm 23,5% [20].

Như vậy, trong mỗi một nghìn công chức hành chính và viên chức sự nghiệp có 15 người có trình độ trên đại học, 315 người có trình độ đại học, 437 người có trinh độ trung học và 235 người có trình độ sơ cấp. Có thể thấy số lượng cán bộ công chức này quá nhiều so với bộ máy nhà nước dẫn đến sự cồng kềnh, dư thừa. Do vậy, Bộ nội vụ đã đưa ra Đề án tinh giản biên chế đến năm 2016, trừ trưởng hợp lập thêm tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới, sẽ không tăng biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính và các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước. Theo yêu cầu của Nghị quyết 16/2000/NQ - CP về tinh giản biên chế thì những đối tượng phải tinh giản gồm: những người không thường xuyên bảo đảm chất lượng và thời gian lao động quy định, chuyên môn, nghiệp vụ yếu, không đủ sức khỏe làm việc...; những người dôi ra do điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức ở bộ phận phục vụ; những người được cơ quan điều động sang tổ chức không sử dụng biên chế, ngân sách nhà nước...

Ngoài ra, số liệu điều tra về công chức lãnh đạo quản lý chủ chốt, cấp huyện, cấp tỉnh và các bộ, ngành ở trung ương cho chúng ta thấy số lượng công chức được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính nhà nước tương đối thấp, chiếm 42, 5%; số công chức lãnh đạo chưa được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học phần nhiều lớn tuổi, số dưới 50 tuổi chỉ chiếm khoảng 10% và đang công tác chủ yếu ở cấp tỉnh.

Những số liệu trên cho thấy tỉ lệ công chức có kiến thức về quản lý kinh tế và quản lý nhà nước còn quá ít. Đội ngũ công chức nhà nước nói trên chủ yếu được đào tạo trong thời kỳ cơ chế cũ và đang giữ những vị trí then chốt trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hoạt động của bộ máy nhà nước đang bộc lộ một tình trạng hẫng hụt về kiến thức, yếu kém về năng lực tổ chức điều hành công việc. Sự yếu kém về tri thức cũng như năng lực điều hành hiện nay đang là nguyên nhân tạo ra những kẽ hở trong nhiều chính sách quản lý cũng như trong pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 70)