Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cần thiết phải hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức cả về mặt thể chế lẫn tổ chức thực hiện theo hướng sau đây:
1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về công chức và hoạt động công vụ. Nền công vụ phải bảo đảm được nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền "công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép".
2. Bên cạnh việc đổi mới quy định pháp luật nhằm củng cố và tăng cường hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cần thiết phải tăng cường củng cố quyền hạn và trách nhiệm cho cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các đối tượng quản lý để kịp thời phát hiện tiêu cực trong quá trình quản lý kinh tế, văn hóa- xã hội. Sự đổi mới pháp luật trong lĩnh vực này có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo đảm sức mạnh của Nhà nước, uy tín của cơ quan nhà nước và của đội ngũ công chức nhà nước trong thực thi công vụ [4].
Điều đặc biệt có ý nghĩa đối với việc tăng cường sự quản lý kinh tế vi mô của các cơ quan nhà nước là sự quy định chặt chẽ và rành mạch về mặt pháp luật trách nhiệm của cơ quan nhà nước, công chức nhà nước trong quá tình quản lý các mặt của đời sống xã hội và thực thi công vụ. Trách nhiệm của từng cơ quan, của từng loại công chức phải dược quy định chặt chẽ bằng các quy định pháp luật. Việc đề cao trách nhiệm cụ thể của cơ quan nhà nước, của công chức nhà nước, đặc biệt là người có chức vụ, lấy đó là làm cơ sở đánh giá hiệu lực, quản lý nhà nước, năng lực phẩm chất của công chức trong bộ máy nhà nước và để truy cứu trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Do đó, trong lĩnh vực công chức, công vụ cần được hoàn thiện theo hướng sử dụng người "hiền tài", chuyên nghiệp và củng cố trách nhiệm để nhanh chóng hình thành được đội ngũ công chức thực sự mẫn cán, có phẩm chất đạo đức tốt, thạo việc, chuyên nghiệp, công tâm, có năng lực, trách nhiệm để thực thi công vụ. Xác lập trật tự kỷ luật, kỷ cương hành chính trong bộ máy công quyền. Trừng trị công khai và nghiêm minh những kẻ phạm tội và người bao che, tiếp tay cho những hành vi phạm tội trong bối cảnh chuyển đổi cơ quan quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn
3. Nâng cao ý thức pháp luật và đạo đức công vụ của công chức thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, đạo đức của công chức trong hoạt động công vụ, đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng lại cán bộ, công chức, hiện đại hóa nền hành chính. Đồng thời, kết hợp tốt các biện pháp trách nhiệm pháp lý của công chức với các biện pháp trách nhiệm xã hội trong xử lý công chức vi phạm pháp luật.
Công chức nhà nước, nhất là công chức lãnh đạo nếu không giữ nghiêm kỷ luật thì không thể có một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại hóa. Do đó, cần thiết phải xây dựng cơ chế phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng việc công để nhũng nhiễu, phiền hà gây bất bình cho nhân dân. Trong xử lý công chức vi phạm, pháp luật quy định rõ quy trình thủ tục xem xét, xử lý công chức vi phạm, đồng thời phải có quy chế phối hợp giữa cơ quan trong quá tình giải quyết các vi phạm của công chức. Định rõ nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành bộ máy hành chính. Quy định cụ thể rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm cá nhân công chức trong khi thi hành công vụ. Việc xử lý công chức vi phạm đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi sinh thời đã để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc. Sắc lệnh do Người ký Sắc lệnh số 6, ký ngày 15-1- 1946 nêu rõ: “Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công. Vậy Chính phủ ra Sắc lệnh gồm 10 điều thưởng và 10 điều phạt cho quốc dân biết rõ
những tội nê tránh, những việc nên làm” [7].
Trong xử lý vụ án một cán bộ cao cấp, giữ chức Cục trưởng Cục quân nhu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết xử lý tử hình về tội lợi dụng chức
vụ tham ô của công để ăn chơi sa đọa. Người chỉ rõ: muốn bảo vệ cây phải giết những con sâu đục thân. Với loài sâu mọt đục khoét của nhân dân, ta phải làm như vậy. Nếu phải giết một con sâu để bảo vệ rừng cây thì chúng ta phải kiên quyết làm. Đó là một việc cần thiết, hơn là nhân đạo.
4. Tăng cường trách nhiệm pháp lý của công chức gắn với việc sửa đổi bổ sung hệ thống ngạch, bậc, quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh cán bộ, công chức, các quy định về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp với từng loại đối tượng. Xác lập cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo yêu cầu nâng cao chất lượng về phẩm chất và năng lực cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến xét duyệt, triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đất đai, nhà ở, quản lý tiền tệ và thi hành pháp luật. Quy chế hóa quy trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng mỗi việc phải có một tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm, việc nào chưa thể giao tách bạch cho một cơ quan thì phải quy định cơ quan chủ trì kèm theo quy chế phối hợp. Đề cao trách nhiệm cá nhân của công chức từ quy định cụ thể nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan các cơ quan hành chính. Thực hiện có kết quả chương trình hiện đại hóa nền hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học và khởi công xây dựng "Chính phủ điện tử".
5. Hoàn thiện chế độ công vụ gắn với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Bên cạnh việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung, việc hoàn thiện chế độ công vụ gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các cơ quan nhà nước. Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước phải gắn với đổi mới cơ cấu tổ chức bên trong của từng cơ quan nhà nước, tới phân công chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận cơ quan nhà nước. Yếu tố này ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động công vụ của công chức trong các cơ quan nhà nước, đến trách
nhiệm công vụ của công chức. Chính vì vậy, khi hoàn thiện chế độ công vụ cần phải chú ý tới việc định rõ chức trách của từng chức vụ quản lý, từng vị trí, chức danh công chức.
6. Hoàn thiện chế độ công vụ nhằm xây dựng nền công vụ phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân: xuất phát từ bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, chế độ công vụ nước ta là chế độ công vụ phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Hiến pháp năm 2003 khẳng định:
Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền [16, Điều 8].
Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện chế độ công vụ phải đặc biệt quan tâm đến các quy tắc, quy định trách nhiệm, bổn phận công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, công chức trong bộ máy nhà nước nói riêng. Đi đôi với quá trình đó, phải thiết lập cơ chế để mọi hoạt động công vụ của cán bộ, công chức đều chịu sự giám sát của nhân dân, thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu lên, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội mà công dân là thành viên, thông qua việc công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, các tổ chức xã hội thực sự là người phản biện xã hội đối với mọi hoạt động nhà nước, hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
7. Hoàn thiện chế độ công vụ gắn với tăng cường chuyên môn, nâng cao đạo đức công vụ, bảo đảm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan công quyền: pháp luật nước ta hiện nay đã đi theo hướng tăng dần quyền hạn của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước - cơ quan thẩm quyền chung
(Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp). Đối với cơ quan làm việc theo chế độ một thủ trưởng thì người đứng đầu cơ quan có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của cơ quan. Tuy vậy, trên thực tế thường có tình trạng dường như mọi vấn đề đều được đưa ra bàn luận tập thể. Tình trạng đó tất yếu dẫn đến hệ quả là: nếu mọi công việc trôi chảy, thành công thì đó là công lao của người đứng đầu cơ quan, nhưng khi có "vấn đề" thì đó là trách nhiệm của tập thể. Nhưng mặt khác cũng có hiện tượng, việc được đưa ra bàn luận chỉ là hợp thức hóa những quyết định chuyên quyền của người đứng đầu cơ quan. Do đó, trong điều hành công vụ, đòi hỏi phải đề cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đồng thời cần phải xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đứng đầu các bộ phận trong cơ quan đó. Việc hoàn thiện chế độ công vụ cần phải hướng tới xây dựng chế độ phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong cơ quan nhà nước.