Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức phải khắc phục

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 65)

những yếu kém, hạn chế của thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức

Qua phân tích ở chương 2 của luận án về thực trạng quy định pháp luật, thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, cho thấy còn nhiều tồn tại cần sớm được khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010, với đầu ra là 7 chương trình hoạt động cụ thể, nhằm xây

dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về mặt thực tiễn quản lý, hệ thống pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương kỷ luật còn lỏng lẻo. Một bộ phận những người có trách nhiệm giữ gìn pháp luật lại chính là những người làm sai pháp luật. Các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, và còn có những sơ hở thiếu sót tạo ra cơ hội cho những hành vi tham nhũng phát triển, phát sinh. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế còn lỏng lẻo, thiếu sót; vai trò kiểm soát của nhà nước còn hạn chế và kém hiệu lực. Công tác đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu đề ra, việc phát hiện hành vi tham nhũng đạt tỷ lệ thấp, bên cạnh đó, những công tác điều tra xử lý các hành vi tham nhũng thiếu kiên quyết và chưa triệt để nên không phát huy được tác dụng trừng trị, ngăn ngừa. Hội nghị Trung ương 4 khóa IX đã nhận định:

Một số chủ trương, biện pháp quy chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí quy định chưa hợp lý, chặt chẽ, tính khả thi cao, còn ít hiệu quả;… việc thực hiện còn nửa vời, còm mang tính hình thức, thiếu kiểm tra, đôn đốc;… việc tổng kết nghiên cứu lý luận chưa theo kịp yêu cầu.

Hiện nay vấn đề tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vẫn được coi là khâu yếu của bộ máy quản lý dẫn đến tình trạng chủ trương chính sách đổi mới chậm đi vào cuộc sống hoặc không đưa vào cuộc sống một cách đầy đủ, làm cho tiềm năng của dân chậm phát huy, gây cho người dân và doanh nghiệp tâm lý bất an, thiếu tin tưởng vào Chính phủ.

Điều đáng lo ngại là nhiều công chức không nắm vững quy định pháp luật. Nhiều cuộc phổ biến, học tập văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương chỉ có cán bộ, chuyên viên cấp dưới đi dự và ít khi đầy đủ, còn cán bộ cấp lãnh đạo cấp sở, ban ngành rất ít khi có mặt nên đã cho nhiều vụ việc lãnh đạo địa phương giải quyết sai, thậm chí là trái pháp luật. Theo chúng tôi, vấn đề đặt ra cho thấy ý thức quản lý điều hành bằng pháp luật chưa thấm sâu vào nhận và hành động của công chức.

Quá trình thi hành Luật doanh nghiệp năm 2005 cho thấy một số bộ, ngành, địa phương lúng túng trong công tác quản lý, chưa thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, thông tin, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp. Có trường hợp do quy hoạch lạc hậu, cứng nhắc đã cản trở doanh nghiệp mới ra đời hoặc mở rộng đầu tư. Có những trường hợp do không kiểm soát được hành vi gian lận của một số doanh nghiệp dã đặt ra những quy định gò bó, phức tạp, trói buộc tất cả doanh nghiệp khác làm ăn đứng đắn, đúng pháp luật. Không ít cán bộ, công chức hoặc do tư duy, năng lực yếu kém hoặc do lợi ích cá nhân, cục bộ đã gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Tình trạng trên có thể là đã làm sai lệch, thậm chí méo mó những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ, kìm hãm sức phát triển của doanh nghiệp. Sự yếu kém, bất cập của cơ quan hành chính nhà nước không chỉ gây khó khăn, phiền hà, mà còn làm xói mòn nhiệt tình đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm hiệu lực quản lý điều hành của Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương phải kiên quyết sửa chữa. Các cơ quan chức năng phải nghiêm túc kiểm điểm, phải thu hồi những cán bộ kém năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, có kỷ luật thích đáng, kể cả buộc bồi thường vất chất với cá nhân cán bộ, công chức đã tùy tiện gây ra những phiền hà, trái với tư duy đổi mới của Luật doanh nghiệp và Luật cán bộ, công chức.

Yêu cầu chỉ đạo tập trung, thống nhất đòi hỏi đề cao chức năng quản lý hành chính trên địa bàn của Ủy ban nhân dân các cấp, vai trò chủ trì giải quyết mắc mớ doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, khắc phục sự đùn đẩy, né tránh, thiếu phối hợp trước khó khăn của dân và doanh nghiệp. Trước tình hình đó, cần kiểm tra chặt chẽ, đôn đốc thi hành các văn bản luật, kịp thời giải đáp vướng mắc trong thi hành văn bản, giúp các cấp, các ngành, thực hiện đúng và đẩy đủ quy định của pháp luật. Cấp trên không chỉ ngồi đợi báo cáo, đến khi sơ kết, tổng kết mới uốn nắn, mà phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới, đôn đốc sát sao, bảo đảm cho thể chế được thi hành triệt để.

Kết quả tổ chức thực hiện các văn bản thấp do kỷ luật, kỷ cương hành chính không nghiêm, tình trạng "trên nói, dưới không nghe" chưa ngăn chặn được. Do đó, cải cách hành chính phải được đẩy mạnh hơn.

Thực tế, trách nhiệm cá nhân thường không rõ. Theo cơ chế hiện hành, cán bộ chủ trì công việc thường dựa vào việc xin ý kiến lãnh đạo hoặc lấy ý kiến tập thể để tránh trách nhiệm cá nhân, nhằm bảo đảm an toàn cho mình. Ngược lại, có những trường hợp tuy có thảo luận, bàn bạc tập thể nhưng quyết định lại là một cá nhân. Trong những trường hợp như thế, nếu sai sót cũng không vạch ra được trách nhiệm cá nhân.

Gần đây, đã có vụ việc gây thêm khó khăn, phiền hà cho dân và doanh nghiệp nhưng khi nhận sai sót và đề ra giải pháp sửa chữa thường không nói đến trách nhiệm của người ký văn bản ban hành những quy định đi ngược tư duy đổi mới, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, càng không thấy nói đến trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản sai trái, cả trách nhiệm kỷ luật cũng như trách nhiệm vật chất. Ví dụ: việc cắm biển hạn chế tốc độ không hợp lý trên nhiều quốc lộ đã gây tổn hại nhiều tiền bạc cho dân và doanh nghiệp.

thiết nhưng phải quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của công chức, đặc biệt là công chức lãnh đạo. Điều này hoàn toàn vì trách nhiệm phải đi đôi với quyền mới bảo đảm thực thi trách nhiệm đó. Nếu cán bộ lãnh đạo cấp trên không có quyền chọn người giúp việc cho mình hay kỷ luật một cán bộ dưới quyền khi người này vi phạm kỷ luật, thì rõ ràng là không đủ điều kiện để công chức lãnh đạo này thực thi chức trách của mình. Do đó, rất khó nói đến trách nhiệm cá nhân. Cho nên, đề cao trách nhiệm cá nhân phải thực hiện đồng bộ trong toàn khâu tuyển chọn và sử dụng khen thưởng kỷ luật công chức.

Để khắc phục tình trạng này cần phải ngăn chặn ngay và có thái độ xử lý nghiêm túc đối với những cơ quan, kể cả cá nhân người phụ trách đã ký ban hành những văn bản trái với tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước, gây phiền hà, khó khăn, khi đã phát hiện có những sai trái, cơ quan ban hành văn bản phải kịp thời sửa đổi ngay, đồng thời công khai nhận trách nhiệm, cơ quan cấp trên thực hiện quyền đình chỉ thi hành văn bản, xử lý người tham mưu và người ký ban hành văn bản sai trái đó.

Trong những năm gần đây, vai trò báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng có những đóng góp tích cực trong việc phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng và vi phạm pháp luật của công chức, song vẫn chưa đồng bộ và thường xuyên, việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức pháp luật nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng hiệu quả chưa cao.

Như chúng ta đã biết, hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức trong các công sử nhằm giải quyết quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, giữa nhà nước và nhân dân, do đó, Chính phủ cũng cần thiết phải sớm hoàn chỉnh quy chế hoạt đông công vụ. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính ở nước ta do Đảng đề xướng.

án hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của công chức nhà nước, song hoạt động của nó chưa mang lại kết quả như mong muốn. Đội ngũ thẩm phán hành chính còn non yếu về mặt nghiệp vụ, ít am hiểu về lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước. Những quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể, rất khó cho việc áp dụng vào việc giải quyết các vụ án hành chính (trong đó có cả những khiếu kiện của công chức về quyết định kỷ luật buộc thôi việc). Do đó, khó có thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình xét xử để bảo đảm cho các bên kiện bình đẳng trước pháp luật, trước một cơ quan xét xử độc lập và chỉ tuân theo, và bảo đảm cho việc xét xử thực sự khách quan, công bằng, dân chủ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 65)