Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp cho hộ nông dân tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

Chất lượng cho vay của NHTM 1. Khái niệm

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của NHTM

Dư nợ cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, Tổng dư nợ thấp cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng là nhỏ, càng chứng tỏ rằng ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay của mình, có thể là khả năng tiếp thị kém, trình độ của nhân viên còn chưa tốt, … Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũng chưa hẳn là tốt đối với ngân hàng, chưa hoàn toàn phản ánh được chất lượng tín dụng của ngân hàng là có tốt hay không, nếu trong đó còn có nhiều nợ xấu, vì vậy mà ta phải sử dụng chỉ tiờu nợ xấu để phản ỏnh rừ hơn chất lượng tớn dụng. Ngân hàng không phải chỉ cho vay xong là xong, mà còn phải giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, vừa đảm bảo việc trả nợ của khách hàng, vừa là giúp họ tiến hành hoạt động sản xuất đúng như hợp đồng đã ký, phát triển kinh tế của bản thân cũng như góp phần cho sự phát triển của cả nền kinh tế.

Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của NHTM 1. Các nhân tố chủ quan

Công tác tổ chức, nhân sự của ngân hàng cũng là nhân tố hết sức quan trọng, tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, sao cho mỗi người đều phát huy được hết khả năng, sở trường và tính sáng tạo của mình cũng như phối hợp chặt chẽ với các nhân viên, phòng ban khác thì chắc chắn hoạt động của ngân hàng sẽ hết sức nhịp nhàng, đem lại hiệu quả cao, vì vậy mà chất lượng tín dụng cũng được nâng cao hơn. NHNo_CL là ngân hàng hoạt động tại một huyện miền núi, đa số nhân dân hoạt động sản xuất nông nghiệp nên trình độ dân trí còn chưa cao, việc tiếp cận với những tiến bộ công nghệ mới vấp phải nhiều khó khăn, công nghệ sản xuất còn khá lạc hậu, hoạt động nông nghiệp lại chịu nhiều chi phối của thời tiết nên việc kinh doanh của ngân hàng cũng còn rất nhiều thách thức phải vượt qua.

Thực trạng chất lượng cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo_CL 1. Vốn vay ngân hàng đối với sự phát triển sản xuất của hộ nông dân

Chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL

Vòng quay vốn tín dụng ngày càng cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có những kết quả đáng mừng, nhưng thực sự thì con số đó vẫn chưa được cao so với các ngân hàng khác, lại chưa ổn định, 2007 là năm mà vòng quay tín dụng cao “đột biến” so với các năm trước, mà tỷ lệ nợ xấu cũng lại rất cao, điều này chứng tỏ nợ thu được đa phần là ngắn hạn, còn nợ quá hạn lại nằm nhiều ở các khoản vay trung, dài hạn, NHNo_CL đầu tư vốn trung hạn lớn nên trong một kỳ mà tính vòng quay vốn tín dụng thì kết quả đánh giá không được chính xác như mong muốn. (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm của NHNo_CL) Ta nhận thấy dư nợ có bảo đảm và không có bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng liên tục tăng lên qua các năm, tỷ lệ của hai loại hình cho vay này cũng không có sự biến động đáng kể. Điều này chứng tỏ người nông dân đã vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất nhiều hơn so với các năm trước. Tỷ lệ vay có bảo đảm tuy tăng chậm nhưng cũng cho thấy người nông dân ngày càng đầu tư nhiều hơn cho. sản xuất, lượng tiền vay nhiều nên đòi hỏi họ phải có tài sản đảm bảo, đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa phương. Tài sản đảm bảo là nguồn đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi người vay không có khả năng trả nợ, hoặc trả không đủ, vì vậy mà tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng giữ cho hoạt động của ngân hàng được liên tục và ổn định. Việc thực hiện nghiêm và đúng với những quy định về hình thức bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng chủ động tránh và giảm thiểu những tổn thất kinh doanh nếu có rủi ro từ phía khách hàng, đảm bảo cho hoạt động luôn được tiến hành thuận lợi. Quy trình cho vay. Quy trình cho vay tại NHNo Chí Linh khi cho vay trực tiếp tới hộ nông dân là phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN Việt Nam ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN VN,quyết định số 72…của NHNo&PTNT Việt Nam vận dụng cụ thể vào điều kiện của huyện Chí Linh. Quy trình cụ thể như sau:. - Hộ nông dân có nhu cầu vay vốn làm giấy đề nghị vay vốn theo mẫu in sẵn:. mẫu 01A/CV nếu vay không phải đảm bảo bằng tài sản, hoặc mẫu 01B/CV nếu vay có bảo đảm bằng tài sản), xin xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.

Bảng 2.1: Doanh số cho vay hộ nông dân
Bảng 2.1: Doanh số cho vay hộ nông dân

Đánh giá chất lượng cho vay hộ nông dân tại NHNo_CL 1. Những mặt đã đạt được

Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của nhà nước và nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng nên những năm gần đây hoạt động kinh doanh của NHNo_CL đã có nhiều thành công đáng kể, như: nguồn vốn huy động tăng liên tục qua các năm, việc sử dụng vốn đạt chất lượng cao, đem lại cho ngân hàng thu nhập ngày càng tăng, đời sống của cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện. * Ngoài hoạt động cho vay, NHNo_CL còn tiến hành thêm một số nghiệp vụ khác vừa để tăng lợi nhuận, vừa hỗ trợ cho việc cho vay và cũng đạt được những thành quả đáng kể, như dịch vụ chuyển tiền, bao gồm chuyển tiền trong nước và kiều hối qua Western Union, … Bên cạnh việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, NHNo_CL còn tăng cường trang bị thêm cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến để phục vụ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Bảng 2.6: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế của NHNo_CL
Bảng 2.6: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế của NHNo_CL

Đối với khách hàng

Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng còn góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cấp hệ thống giao thông, kênh mương, đê điều, … tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển ổn định.

Thành quả về mặt xã hội tại địa phương

Đối tượng cho vay còn chưa được mở rộng và quy mô cho vay lại nhỏ, ví dụ như cho vay xuất khẩu lao động còn vướng măc về thủ tục rất phức tạp và số tiền vay lại nhỏ, đúng là số tiền để đi thì cũng không quá lớn, nhưng hầu hết các công ty đều đòi hỏi công nhân phải đặt cọc để tránh khi sang nước họ rồi lại bỏ việc, vì thế mà số tiền để “chạy” đi xuất khẩu lao động lên tới vài trăm triệu (sang Nhật là hơn 300 triệu, các nước Đông Nam Á khác thì ít hơn chút). Các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương tác động rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, do điều kiện tự nhiên cón khá khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, nhất là thời gian vừa qua, rét đậm rét hại kéo dài, dịch bệnh lan rộng (cúm gia cầm) gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất của nhân dân trong huyện, giảm khả năng trả nợ của khách hàng, đa số lại là sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình nên chính quyền cũng rất khó trong việc hỗ trợ người dân và ngân hàng cũng không thể tiến hành đầu tư tập trung.

Bảng 2.8: Thực trạng số món vay/cán bộ của NHNo_CL
Bảng 2.8: Thực trạng số món vay/cán bộ của NHNo_CL

Định hướng trong thời gian tới của hoạt động cho vay hộ nông dân

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI NHNo_CL.

Một số giải pháp để xuất

Cán bộ tín dụng phải thẩm định cẩn thận, nhất là tính khả thi, khả năng sinh lời của phương án sản xuất, bởi việc này sẽ quyết định trực tiếp nguồn trả nợ của khách hàng, cùng với việc xác định đạo đức của người xin vay, thông qua các tổ chức đoàn thể, hoặc hàng xóm, bạn hàng,… Nợ xấu phát sinh có thể do nguyên nhân từ dự án hoặc rủi ro từ phía người vay, việc kiểm tra thật đầy đủ các yếu tố trước khi quyết định cho vay có thể giảm thiểu nguy cơ dẫn đến nợ xấu. Các cán bộ ngân hàng thường “chỉ dẫn” cho khách hàng là “cứ trả hết nợ đi, rồi lại vay ngay được mà!”, bằng cách vay tạm đâu đó trong vòng khoảng 1 tuần, khách hàng đã có thể trả nợ ngân hàng, rồi lại vay lại của ngân hàng để trả chỗ kia, ngân hàng lại bớt đi một món nợ xấu, nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính đối phó, bởi cuối cùng thì khách hàng cũng vẫn phải trả nợ cho ngân hàng.

Kiến nghị

Với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Một số rủi ro của ngân hàng xảy ra là do thiếu thông tin (tình hình vay nợ của khách hàng, số món vay của một người,…) nên NHNN cần có biện pháp tích cực nâng cao chất lượng công tác thông tin phục vụ hoạt động cho vay của các NHTM cũng như các tổ chức tín dụng, cần thiết thì có thể bắt buộc các tổ chức này tham gia vào hệ thống thông tin, coi đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mình thì chắc chắn hệ thống sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các ngân hàng, giảm thiểu những rủi ro do thiếu thông tin. - Tài sản đảm bảo tiền vay phần lớn là bất động sản nên khi có nợ xấu cần giải quyết tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thì lại có nhiều vướng mắc do trình tự, thủ tục đấu giá cũng như tố tụng nên rất phức tạp và mất thời gian, bởi theo quy định thì ngân hàng cần đưa tài sản ra bán đấu giá hoặc khởi kiện ra Toà án.

Với Ngân hàng cấp trên

- Kiến nghị cho các chi nhánh ngân hàng cơ sở được chủ động về nhân sự trong phạm vi cho phép để có thể phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu trường hợp phải chờ đợi lâu, gây phiền hà, mất thời gian, vừa để đảm bảo chất lượng tín dụng cũng như quyền lợi của người lao động trong ngân hàng. - Chế độ với các cán bộ tín dụng cần phải được điều chỉnh, bởi cán bộ tín dụng thường xuyên phải đi thẩm định, kiểm tra,… nên cần phải có mức công tác phí hợp lý để đảm bảo sự công bằng cũng như hỗ trợ cho người lao động có điều kiện để phát huy tốt nhất khả năng làm việc của mình.