Tóm lại, tư pháp là một hoạt động nhân danh công lý của Tòa án để giải quyết các tranh chấp trong xã hội đúng với pháp luật, hợp lẽ công bằng bảo vệ hữu hiệu các quyền con người, quyền c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THẾ ANH
CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TƯ PHÁP
VỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS TSKH ĐÀO TRÍ ÚC
HÀ NỘI – 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thế Anh
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ BẢO VỆ CÔNG LÝ 8
1.1 Quan niệm “công lý” trong nền khoa học pháp lý thế giới 8
1.2 Quan niệm “công lý” tại Việt Nam 13
1.3 Khái niệm công lý và bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam 16
1.4 Quan niệm về Tư pháp và Cải cách Tư pháp 18
1.5 Quá trình CCTP Ở Việt Nam 31
Kết luận chương 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRƯỚC YÊU CẦU BẢO VỆ CÔNG LÝ 39
2.1 Thực trạng tổ chức và hoạt động của các các cơ quan tư pháp trước yêu cầu bảo vệ công lý ở Việt Nam 39
2.1.1 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ công lý 39
2.1.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân 49
2.1.3 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Các cơ quan điều tra 60
2.1.4 Thực trạng tổ chức và hoạt động Các cơ quan Bổ trợ tư pháp 68
2.2 Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về hình sự, dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp 81
Trang 42.2.1 Trong lĩnh vực hình sự 82
2.2.2 Trong lĩnh vực dân sự 83
2.2.3 Trong lĩnh vực tố tụng tư pháp 83
2.3 Thực trạng cơ chế giám sát đối với các cơ quan tư pháp 84
2.3.1 Về công tác giám sát của các cơ quan dân cử 85
2.3.2 Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên 86
2.4 Thực trạng công tác hợp tác quốc tế về tư pháp 86
2.5 Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động tư pháp 88
2.6 Về cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp 89
Kết luận chương 2 91
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỤC TIÊU BẢO VỆ CÔNG LÝ TRONG CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TẠI VIỆT NAM 92
3.1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp 92
3.2 Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp 96
3.2.1 Tòa án nhân dân 96
3.2.2 Viện Kiểm sát nhân dân 97
3.2.3 Cơ quan điều tra 98
3.3 Các cơ quan Bổ trợ tư pháp 100
3.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch vững mạnh 103
3.5 Hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và sự tham gia giám sát của nhân dân đối với cơ quan tư pháp 105
3.6 Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp 106
3.7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho các cơ quan tư pháp 109
3.8 Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp 109
Kết luận chương 3 110
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 2.1: Số lượng của đội ngũ giám định viên tư pháp 70
2 Bảng 2.2: Số liệu thống kê về hoạt động của luật sư từ
năm 2005 đến Tháng 6 năm 2013 74
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công lý là một khái niệm xuất hiện trong lĩnh vực triết học từ thời Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ trong nền khoa học pháp lý ngày nay Những tư tưởng, khát vọng về một nền công lý đích thực đã được Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà truyền bá về Việt Nam từ năm 1925 trong tác phẩm “Bản án Chế độ thực dân Pháp”(Chương VIII - Công lý) Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công lý, ngay sau khi thành lập nhà nước cách mạng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến nhiệm vụ của chính quyền nhân dân trong việc bảo vệ và thực thi công lý Điều 47 Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch nước ngày 24 tháng 01 năm 1946 quy định cách tổ chức toà án và các
ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định “Các vị
thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý” Điều 25 Sắc lệnh này quy định: Khi
các Phụ thẩm nhậm chức, tại phiên toà đầu, ông Chánh án sẽ mời các Phụ thẩm
tuyên thệ, nội dung lời tuyên thệ là “Tôi thề trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ
suy xét cẩn thận những án đem ra xử, không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi hay vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị can nào Tôi sẽ cứ công bằng
mà xét định mọi việc…” [27] Có thể nói, công lý và bảo vệ công lý đã trở thành vũ
khí tư tưởng, chính trị, pháp lý sắc bén ngay từ những ngày đầu của Nhà nước cách mạng nhân dân
Từ năm 1986, sau một thời gian dài đất nước trải qua chiến tranh và thực hiện nền kinh kế hoạch hoá tập trung, Đảng ta đã thực hiện chính sách Đổi mới trong cả kinh tế và chính trị Trong lĩnh vực chính trị, tiến trình dân chủ hoá đã được triển khai cả về bề rộng và chiều sâu, tính công khai, dân chủ, ý thức về công bằng xã hội đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trong toàn xã hội Để thích ứng với yêu cầu đổi mới trong kinh tế và chính trị, Đảng ta đã mạnh dạn lựa chọn
và phát triển mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) với mục tiêu tạo dựng phương thức tổ chức quyền lực hợp lý, có điều kiện phát huy đầy
Trang 82
đủ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, có khả năng tạo môi trường và điều kiện cần thiết để người dân thực sự làm chủ đất nước, làm chủ xã hội Mô hình nhà nước này được xây dựng trên cơ sở kế thừa những tư tưởng văn minh nhân loại về nhà nước pháp quyền và kinh nghiệm xây dựng Nhà nước cách mạng từ năm 1945 đến nay
Qua quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn sau 20 năm đổi mới, một trong những nội dung đặc trưng của NNPQ XHCN đã được Đảng và Nhà nước ta thừa nhận là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người Trên cơ sở đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp (CCTP) đến năm 2020 đã một phần hiện thực hoá nội dung đặc trưng nói trên với yêu cầu hệ thống tư pháp phải được hoàn thiện để hướng tới mục tiêu bảo vệ công lý, lẽ phải, lẽ công bằng Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của người nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người: “Xây dựng nền tư pháp
vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý…” [8] Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta (năm 2011) cũng đã tiếp tục khẳng định yêu cầu bảo vệ công lý trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
“Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [13] Điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013) cũng đã hiến định những giá trị căn bản và phổ quát của công lý: “ Tòa
án nhân dân (TAND) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”[28] Như vậy, trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN, công lý và bảo vệ công lý đã trở thành một trong những mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta và là một giá trị tiến bộ xã hội nhân văn, bền vững được toàn xã hội thừa nhận và hướng tới
Trang 93
Sau nhiều năm đổi mới, công tác tư pháp ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng NNPQ XHCN Tuy nhiên, công tác này cũng còn đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như chính sách pháp luật trong tư pháp còn chậm được đổi mới, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, một số sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử Các giá trị của công lý và yêu cầu bảo vệ công lý còn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo để góp phần xử lý các vấn đề mới phát sinh trong xã hội, từ đó làm giảm đi đáng kể tính công minh, tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động quản lý của chính quyền các cấp
Từ những nhận định, đánh giá và phân tích nói trên, việc lựa chọn đề tài “Chiến
lược CCTP với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc trong việc giúp làm sáng tỏ khái niệm công lý và nội dung yêu cầu bảo vệ công
lý trong Chiến lược CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Công tác nghiên cứu và phát triển lý luận khoa học trong lĩnh công lý, tiếp cận công lý và bảo vệ công lý chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức tại Việt Nam Nguyên nhân một phần quan trọng là do nội hàm của khái niệm công lý có sự gắn bó chặt chẽ với truyền thống pháp luật tự nhiên - một học thuyết không được công nhận trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa do nó không công nhận chủ quyền tuyệt đối, tính độc quyền của Nhà nước trong công tác ban hành luật pháp Đặc biệt, khi Nhà nước ta đẩy mạnh đấu tranh chống âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, lợi dụng chiêu bài “dân chủ” và “nhân quyền” xâm nhập, luồn lái trong các hoạt động quản lý của Nhà nước thì thái độ thận trọng, cảnh giác này là hết sức cần thiết
Đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh khác nhau về những vấn đề liên quan đến đề tài như sau:
- GS.TSKH Đào Trí Úc, Cải cách tư pháp: ý nghĩa, mục đích và trọng tâm,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2000
Trang 104
- GS.TSKH Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt
Nam hiện nay, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội;
Trần Huy Liệu (2003), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư
pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Nguyễn Văn Quyền (2005), Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân, Tạp chí Cộng sản số 12 tháng 6 năm 2005
- Vũ Đình Hòe (2005), Công lý và Pháp lý theo tinh thần “Chí công vô tư”
của Hồ Chí Minh” (Bộ Tư pháp: Ngành Tư pháp - 60 năm phấn đấu, xây dựng và
trưởng thành), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội
- Bộ Tư pháp (2006), Chương trình KHXH cấp Nhà nước giai đoạn 2001 –
2005, đề tài KX 04.06: Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”, Báo cáo kết quả tổng hợp nghiên cứu, do
TS.Uông Chu Lưu chủ nhiệm đề tài
- Trương Hòa Bình (2009), Tòa án giữ vai trò Trung tâm trong quá trình Cải
cách tư pháp ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 22, tháng 11/2009
- PGS.TS Phạm Thị Ngọc Trầm (2009), Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay (Viện Khoa học xã hội Việt
Nam), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội
- ThS Đinh Thế Hưng (2011), Quyền tiếp cận công lý trong tố tụng hình sự,
Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 1/2011
- Nguyễn Đăng Dung (2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
- Viện Kiểm sát nhân dân (Lưu hành nội bộ năm 2012), Viện Kiểm sát nhân
dân trong tiến trình Cải cách tư pháp, Hà Nội
- PGS.TS.Nguyễn Đức Bình (2014), Quyền Tư pháp và thực hiện quyền tư
pháp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2014
Trang 115
-ThS Lê Văn Minh (2014) Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của Tòa án
nhân dân theo quy định của Hiến pháp và đổi mới tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2 năm 2014
- Trương Hòa Bình (2014), Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dân, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm 2014
- GS.TS Nguyễn Hữu Khiển (2014) Mối quan hệ giữa công lý, pháp luật và
đạo đức, Tạp chí Luật sư Việt Nam số 4 năm 2014
Ngoài ra, trên các tạp chí khác như: Tạp chí Luật Học, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Tạp chí Nghề luật… cũng có nhiều bài viết nghiên cứu làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến cải cách tư pháp, công lý và bảo vệ công lý ở Việt Nam
Có thể nói, công lý và yêu cầu bảo vệ công lý đã từng bước giành được sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là sau khi Chiến lược CCTP đến năm 2020 của Đảng ta được triển khai và đi vào thực tế cuộc sống Tuy nhiên, những nghiên cứu như đã giới thiệu và phân tích ở trên còn khá ít ỏi về số lượng,
về chất lượng còn chưa có trọng tâm, tính sâu sắc và toàn diện chưa cao, đặc biệt
là trong hoạt động tư pháp Đó cũng chính là một trong những lý do khiến học viên chọn chủ đề này làm đề tài luận văn Cao học Luật của mình
2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Công lý, tiếp cận công lý và bảo vệ công lý là những khái niệm, nguyên tắc, mục tiêu thường xuyên được nhắc đến trong nền khoa học chính trị - pháp lý thế giới với các tên tuổi như Plato, Aristotle, Cicero, David Hume, J.S.Mill, I.Kant, John Rawls;
Trong thời gian gần đây, trước yêu cầu nghiên cứu, phát triển lý luận về NNPQ
XHCN, một số tài liệu nước ngoài đã được dịch và giới thiệu về Việt Nam như “Công
lý: Đâu là việc đúng nên làm?” của Michael Sandel (Nhà xuất bản trẻ, năm 2011), “Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến” (Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2012),
Trang 126
“Triết học luật pháp” của Raymond Wacks (Nhà xuất bản Tri thức, năm 2011),
“Đường về nô lệ” của F.A von Hayek (Nhà xuất bản Tri thức, năm 2009)
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn:
Thống nhất nhận thức về công lý và yêu cầu, mục tiêu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP đến năm 2020 Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu bảo vệ công lý trong thực tiễn công tác tư pháp xét xử tại Việt Nam
Nhiệm vụ của luận văn:
Khái quát và phân tích quá trình hình thành và phát triển của khái niệm công
lý và yêu cầu bảo vệ công lý trong nền khoa học pháp lý thế giới
Phân tích khái niệm công lý và yêu cầu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam
Phân tích và đề xuất những giải pháp lý luận và thực tiễn cơ bản nhằm tăng cường thực hiện yêu cầu bảo vệ công lý tại Việt Nam
4 Giới hạn nghiên cứu của luận văn
Đề tài “Chiến lược CCTP với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” tập trung
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công lý, bảo vệ công lý, các giải pháp thúc đẩy bảo vệ công lý theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02.1.2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Chiến lược CCTP đến năm 2020 ban hành tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Vận dụng tổng hợp các quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử (mà hạt nhân là phép biện chứng giữa kinh tế và chính trị) của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình tiếp cận, làm rõ nhận thức và đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo vệ công lý
Gắn lý luận với thực tiễn và lấy thực tiễn làm cơ sở cho tư duy lý luận Theo dõi sát những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội thực tiễn của thế giới và của đất nước, lấy đó làm cơ sở và mục đích hướng tới của việc phân tích và tổng kết lý luận
Trang 137
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài “Chiến lược CCTP với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam”có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong việc giúp làm sáng tỏ khái niệm công lý, nội dung yêu cầu, mục tiêu bảo vệ công lý, các giải pháp thúc đẩy bảo vệ công lý theo Chiến lược CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của Đề tài cũng sẽ góp phần làm rõ một khía cạnh quan trọng của NNPQ XHCN là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người với cách tiếp cận từ mục tiêu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP của Đảng ta
7 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
a) Góp phần làm rõ và thống nhất nhận thức về công lý và bảo vệ công lý, những điểm mạnh, điểm yếu của một số học thuyết về công lý khi được du nhập vào Việt Nam
b) Làm rõ nội hàm khái niệm công lý và mục tiêu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP Việt Nam đến năm 2020
c) Bước đầu đánh giá sự lan tỏa và tình hình thực thi công lý trong các hoạt động tư pháp
d) Đề xuất những giải pháp lý luận và thực tiễn từ góc độ cải cách tư pháp nhằm tăng cường thực hiện yêu cầu bảo vệ công lý tại Việt Nam
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương 18 mục
Trang 148
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ CẢI CÁCH TƢ PHÁP VÀ BẢO VỆ CÔNG LÝ
1.1 Quan niệm “công lý” trong nền khoa học pháp lý thế giới
Công lý là những giá trị về công bằng, lẽ phải, phù hợp với lợi ích chung, với đạo lý được xã hội và pháp luật thừa nhận Trong lịch sử, không phải không có những quan niệm khác nhau về công lý Người phương Tây quan niệm công lý trước hết là một phạm trù đạo đức: Đó là thái độ, cách ứng xử tôn trọng chân lý và tự do của người khác Thái độ này có nguồn gốc bẩm sinh của mỗi người Bất công, nếu có chỉ được chấp nhận khi muốn tránh một bất công khác lớn hơn Dưới góc độ pháp luật, công lý là sự công bằng, bình đẳng, là nền tảng của xã hội dân sự Giáo sư Jonh
Rawls của Đại học Havard, Hoa Kỳ trong cuốn sách nổi tiếng Luận thuyết về Công lý (A Theory of Justice) xuất bản năm 1971 cho rằng: “Công lý là đức hạnh thứ nhất
cho các định chế xã hội cũng như chân lý là của các hệ thống tư tưởng Một lý thuyết
dù có lộng lẫy đến đâu nhưng nó sai thì phải bị bác bỏ cũng như luật pháp và định chế có hoàn chỉnh đến đâu cũng cần phải bị dẹp bỏ nếu nó là bất công [38]
Rawls gọi lý thuyết của mình là lí thuyết công lý như công bằng (Theory of justice as fairness) Câu hỏi công lý là gì được ông định nghĩa ngắn gọn trong mệnh
đề “justice as fairess” Ông đã đã chỉ ra vai trò của công lý, đến đối tượng của công
lý, đến ý tưởng chính của Lí thuyết về công lý, đến Vị thế khởi thủy, đến sự đối lập với Chủ nghĩa Vị lợi cổ điển cùng một vài quan niệm đối lập khác Ông đã chỉ rõ:
Không thể có công lý khi tự do của nhóm cá nhân bị hy sinh để đem lai lợi ích cho một tập thể lớn hơn Công lý không cho phép vì lợi ích của nhiều người, bắt vài người phải hy sinh Do vậy trong một xã hội công bằng thì sự bình đẳng về các quyền công dân và các quyền tự do đối với tất cả mọi người là bất di bất dịch; những quyền được công lý đảm bảo thì không thể đem ra mặc cả về chính trị hay những tính toán về lợi ích xã hội [38]
Trang 159
Trong truyền thống người châu Phi và châu Á cũng có những quan niệm khác nhau về công lý Nếu người châu Phi coi công lý là sự xử sự phù hợp với truyền thống, tập quán của tiền nhân thì người Ấn Độ cổ đại coi công lý là sự tôn trọng và chấp nhận đẳng cấp trong xã hội Những người theo Cơ đốc giáo thì cho rằng công lý
là sự công bằng, sự liêm khiết, sự phán quyết khách quan, công minh phù hợp với pháp luật và cao hơn tất cả là phù hợp với lề luật thiên chúa và luật tự nhiên
Các quan niệm trên đều đã tiếp cận một, một vài khía cạnh của công lý Tuy nhiên, cái mà người ta quan tâm đó chính là nguồn gốc của công lý, là giải quyết câu hỏi tại sao trong mỗi thời kỳ lịch sử, trong mỗi xã hội khác nhau người ta có quan niệm không giống nhau về công lý? Nói cách khác, nếu công lý là công bằng,
là lẽ phải thì thế nào là công bằng, và lẽ phải lại có những quan niệm khác nhau? Để giải quyết mâu thuẫn này trước hết phải khẳng định công lý là phạm trù lịch sử tự nhiên Nó không phải là sản phẩm của thế lực siêu nhiên thần bí, không phải là một thứ có sẵn nằm ở đâu đó trong tự nhiên Một trong những nguồn gốc hiện thực của quan niệm về công lý trước hết là vấn đề lợi ích Mỗi nhóm xã hội có lợi ích khác nhau thì có những quan niệm tương ứng về công lý Lợi ích bao gồm lợi ích chung
và lợi ích riêng Tuy nhiên, công lý đích thực với tư cách là giá trị phổ quát được xây dựng trên cơ sở những lợi ích chung nhưng cũng không thể bỏ qua việc thừa nhận và tôn trọng những lợi ích riêng của những kẻ yếu thế hơn trong xã hội bởi
Công lý bùng nổ để bảo vệ kẻ yếu Cách đây hàng nghìn năm Bộ luật Hammurabi
của người Hồi giáo đã viết như vậy
Từ góc độ lịch sử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các phân đoạn phát triển của công lý Theo đó, công lý trong giai đoạn thứ nhất của xã hội sơ khai được thể hiện khá rõ nét bằng sự trả thù cá nhân, bằng luật báo thù, dĩ oán báo oán Công lý đã luôn được coi là vấn đề cốt tử trong tâm thức của các nhà làm luật từ thời cổ đại Trong bộ luật Hammurabi của nhà nước lưỡng hà được ban hành trong khoảng thời gian từ năm 1792 đến năm 1750.TCN, công lý được được hiểu là yêu cầu áp dụng hình phạt ngang bằng với thiệt hại mà kẻ phạm tội gây ra, đó chính là nguyên tắc báo thù Talion (mắt đền mắt, răng đền răng) Theo đánh giá, đây là một bộ luật mà
Trang 1610
nguyên tắc Talion được áp dụng một cách triệt để, tàn khốc và cứng nhắc một cách cực đoan Ví dụ một người thợ xây làm chết con của chủ nhà thì con của người thợ xây phải bị giết theo nguyên tắc báo thù Talion [30]
Giai đoạn thứ hai của sự phát triển nhận thức về công lý là thay sự báo thù bằng bồi thường, phạt vạ, để nhằm giữ yên ổn, hoà hảo trong nội bộ các bộ tộc, bộ lạc Một ví dụ sinh động về cách phạt vạ khá cẩn thận, tỉ mỉ của người Abysinie trong giai đoạn này như sau: “Nếu một đứa nhỏ trên cây té xuống đúng vào một đứa bạn của nó, làm cho đứa này chết thì mẹ của đứa chết có quyền sai một đứa khác leo lên cây rồi buông tay cho rớt xuống đúng đầu đứa phạm tội” Đến giai đoạn thứ
ba, để ngăn chặn các cuộc trả thù cá nhân, toà án đã được thành lập để thẩm định, đánh giá các mức độ thiệt hại, từ đó hoà giải, điều đình, phân xử các xung đột giữa các cá nhân trong xã hội Công lý và tư pháp xét xử đã vững bước song hành từ những bước phát triển của lịch sử văn minh nhân loại như vậy [42]
Trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại - cái nôi của văn minh phương Tây, công
lý được cho rằng bắt nguồn từ trật tự xã hội, một xã hội ổn định, có trật tự sẽ thúc đẩy
sự phát triển của công lý và ngược lại, một nền công lý mạnh mẽ sẽ thúc đẩy một xã hội trật tự, ổn định Theo Plato, công lý là một khái niệm thể hiện phẩm hạnh và sự hài hòa của cộng đồng, là kết quả của sự đồng tâm hợp tác giữa những cá nhân có đức hạnh tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng và quốc gia Công lý liên quan trực tiếp đến sự tiết chế và khả năng tự kiểm soát của mỗi cá nhân Công lý là một vấn đề giản dị nếu con người cũng giản dị, rời xa lòng tham lam và sự xa hoa và sống theo đúng chức phận của mình Công lý xuất phát từ sự hài hoà và nó hướng tới những người khác thông qua những hành vi nhân hậu và tử tế [43]
Bộ luật Conpus Juris Civilis là bộ luật dân sự được hệ thống hóa theo lệnh của Hoàng đế Justinian (khoảng 482- 565) Công lý ở đó được định nghĩa như là
“ước muốn liên tục và vĩnh viễn ban cho mọi người những gì mà họ xứng đáng” và
“những châm ngôn của luật pháp” được diễn đạt là “sống lương thiện, không làm hại người khác, và công bằng với mọi người” Những diễn đạt này, dù khá tổng quát, nhưng cũng chứa đựng ít nhất ba đặc điểm quan trọng có phần trùng lặp của
Trang 1711
bất cứ quan niệm nào về công lý Nó truyền đạt, thứ nhất, ý tưởng về sự quan trọng của cá nhân, thứ hai, rằng các cá nhân phải được đối xử một cách thích đáng và không thiên vị; và thứ ba, một cách bình đẳng [41]
Còn theo Aristotle, một trong những người thầy có ảnh hưởng nhất đối với bộ môn triết học chính trị, thì công lý cốt ở việc đối xử bình đẳng với những người ngang nhau và bất bình đẳng với những người không ngang hàng, tương xứng với sự khác nhau về địa vị của họ Theo ông, công lý được chia thành “công lý cải tạo” - “công lý phân phối” - cách thức, nỗ lực cố gắng để công bằng với mỗi người, đúng theo những
gì mà người đó xứng đáng Theo Aristotle, công lý phân phối chính là mối quan tâm chủ yếu, hàng đầu của các nhà lập pháp Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng luật pháp và công lý là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất, thậm chí, trong một số xã hội, luật pháp đôi khi đi chệch hướng hoặc đối nghịch với công lý [41]
Trong tác phẩm Nicomachean Ethics, ông đã viết:
Công lý chỉ tồn tại giữa con người, khi các quan hệ của họ được điều chỉnh bằng pháp luật, giữa con người thường xuất hiện những bất công, nên họ hành xử với thường theo sự bất công, việc áp dụng pháp luật sẽ giúp con người phân biệt được giữa bất công và công lý… Đây là
lý do tại sao chúng ta không thể cho phép nhân trị, mà pháp trị Bởi vì với nhân trị sẽ phục vụ lợi ích cá nhân và người sẽ trở thành độc tài…[17, tr.36]
Trong truyền thống pháp luật tự nhiên, công lý được hiểu là yêu cầu, đòi hỏi mỗi cá nhân hoặc nhóm được hưởng những gì mà họ xứng đáng Công lý là quyền
mà tạo hoá ban cho con người Đây là khái niệm mang tính tổng quát và tuyệt đối, các quy định luật pháp, các nguyên tắc, luật lệ, quy tắc chỉ là những cố gắng nhằm
hệ thống, hiện thực và cụ thể hoá khái niệm này Công lý chỉ có thể giành được thông qua chế độ pháp quyền chứ không phải thông qua sự cai trị của con người Không có công lý thì sẽ không có những đạo luật khách quan và hệ quả là các cá nhân sẽ lệ thuộc vào kẻ cai trị Chế độ pháp quyền ở đây được hiểu là nhà nước phải
bị chế ước bởi những quy định đã được ấn định trước hoặc được đoán định trước và mọi người đều bị quản lý bởi cùng các đạo luật
Trang 1812
Truyền thống pháp luật tự nhiên cho rằng công lý và bất công không phụ thuộc vào luật thực định (human/positive law) Augustine, nhà triết học có ảnh hưởng lớn đầu tiên thời trung cổ, cho rằng công lý cao hơn nhà nước và là vĩnh cửu Công lý tự nhiên cao hơn luật pháp Luật pháp không công bằng thì không phải là luật pháp (Unjust laws are not laws) Thomas Aquinas, nhà triết học và thần học Italia trong truyền thống kinh viện chủ nghĩa, cũng cho rằng trong thực tế những đạo luật nhân định có thể công bằng hay không công bằng Công lý là khái niệm cơ
sở, có nội hàm rộng hơn khái niệm luật pháp Những giá trị của công lý cung cấp những tiêu chí quan trọng cơ bản để đánh giá, thẩm định các đạo luật thực định Một đạo luật công bằng là một đạo luật dựa trên và không đối lập với các quyền tự nhiên Bất công chính là những hành vi liên quan đến việc vi phạm các quyền tự nhiên như các tội giết người, hành hung, trộm cắp, bắt cóc, nô lệ, hiếp dâm, gian lận hoặc các hành vi gây ảnh hưởng sai lệch nhất định đến sự phân phối thịnh vượng, thu nhập Không có cách phân phối cụ thể nào được coi là công bằng hoặc không công bằng từ sự lựa chọn của các cá nhân Sự phân phối lợi ích và chi phí chỉ được coi là công bằng nếu người đó được tự do lựa chọn trao đổi với người khác
Luật pháp và công lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Luật pháp phục vụ công lý nếu nó giúp tạo dựng sự bình yên và bảo vệ các quyền cá nhân của con người
bị vi phạm Công lý không có sự nâng đỡ của luật pháp sẽ trở lên yếu đuối, mờ nhạt Luật pháp không dựa trên các giá trị của công lý sẽ trở lên tàn bạo, hà khắc
Các nghiên cứu ngày nay liên quan đến công lý trong lĩnh vực tư pháp xét xử cho rằng các thủ tục tố tụng chính là những cơ chế, những công cụ xã hội giúp các
cá nhân tiếp cận được công lý Nếu các cơ chế tố tụng không đủ mạnh và hiệu quả thì có thể làm vô hiệu hoá quá trình thực thi các quyền cơ bản của các cá nhân Các
cơ chế tố tụng phải đáp ứng ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu của xã hội và phải thực sự
là người đầy tớ phục vụ, thúc đẩy công lý chứ không phải là ông chủ của công lý
Lý thuyết tìm kiếm sự thật (The truth-finding theory), một trong những học thuyết
có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực tố tụng tại các quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển, cũng nhấn mạnh rằng mặc dù các cơ chế tố tụng đều hướng tới việc tìm
Trang 1913
ra sự thật khách quan của vụ việc nhưng công lý và sự thật khách quan của vụ việc không hoàn toàn đồng nhất Công lý là một điều gì đó rộng lớn và có ý nghĩa sâu sắc hơn so với sự thật Sự thật khách quan của vụ việc chỉ là một trong những thành
tố cơ bản của công lý [39] Trong quá trình cải cách cơ chế tố tụng, các nghiên cứu cho rằng công lý có ba yếu tố định tính cơ bản: Thứ nhất, khả năng tìm ra sự thật và tính chính xác của quyết định của toà án Thứ hai, thời gian tiếp cận công lý phải đảm bảo, công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối (justice delayed is justice denied) Thứ ba, chi phí tài chính cho quy trình tiếp cận công lý phải đảm bảo tính hợp lý, không mang tính chất rào cản đối với quá trình tìm kiếm công lý của các tổ chức và
cá nhân Đây chính là những tiêu chí cơ bản được dùng để đánh giá mức độ thành công các cuộc CCTP xét xử của các quốc gia trên thế giới [35]
Tại Hoa Kỳ, nền khoa học pháp lý có sự phân biệt khá sâu sắc giữa “công lý theo thủ tục” và “công lý theo bản thể” Nếu một người giết hại người khác, công lý bản thể (công bằng về nội dung) đòi hỏi kẻ sát nhân phải bị trừng phạt theo đúng pháp luật Tuy nhiên, nếu kẻ sát nhân bị tra tấn một cách bất hợp pháp để phải thú tội thì công lý thủ tục đã không được thực thi Trong trường hợp đó, theo truyền thống pháp luật phương Tây, công lý theo thủ tục sẽ thắng công lý theo bản thể [19,tr.33]
1.2 Quan niệm “công lý” tại Việt Nam
Có thể nói, những nhận thức khởi đầu về công lý đã đánh dấu và gắn liền với
sự trưởng thành về ý thức cách mạng của của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Tác phẩm “Bản án Chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn
Ái Quốc xuất bản năm 1925 được coi là một tác phẩm khởi đầu cho nhận thức về công lý của nhân dân Việt Nam Tác phẩm gồm 12 chương và 01 phụ lục, là bản cáo trạng không thể dung tha của chế độ thực dân Pháp đối với người dân An Nam thuộc địa Cùng với việc mạnh mẽ lên án chế độ thực dân qua các chương về Thuế máu, Việc đầu độc người bản xứ, Các quan thống đốc, Các quan cai trị, Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị, Bóc lột người bản xứ, các giá trị về Công lý (Chương VIII) đã được Nguyễn Ái Quốc sử dụng như một căn cứ chính nghĩa, đạo lý, lương tâm để vạch trần sự tàn ác của chế độ thực dân Pháp Ở Việt Nam lúc bấy giờ, chế
Trang 2014
độ thực dân Pháp đã đặt ra vô tội vạ những luật lệ, hết sức khắc nghiệt, cho phép các nhà cầm quyền tuỳ tiện hành xử, phạt vạ, tù giam và thảm sát Từ đó, Nguyễn
Ái Quốc đã nhận định “Làm gì có pháp luật, công lý với người bản xứ?” [27]
Những tư tưởng về một nền công lý đích thực, chân chính đã được truyền bá vào Việt Nam kể từ khi Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, tiến hành cuộc đấu tranh nhằm vạch trần nền “công lý thực dân” giả
tạo: “Ở Đông Dương có hai thứ công lý Một thứ cho người Pháp, một thứ cho
người bản xứ Người Pháp thì được xử như ở Pháp Người An Nam thì không có hội đồng bồi thẩm, cũng không có luật sư người An Nam Thường thường người ta xử
án và tuyên án theo giấy tờ, vắng mặt người bị cáo Nếu có vụ kiện cáo giữa người
An Nam và người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả mặc dù tên này ăn cướp hay giết người…” Người cũng lên án chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo, phi nhân
tính, phi pháp quyền của Chính phủ Pháp tại thuộc địa Việt Nam Bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra một hình ảnh về chế độ phi pháp quyền, vô nhân đạo và phản tiến hoá mà người Pháp áp đặt tại Việt Nam:
Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm Vì đường từ Pháp đến Đông Dương xa quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân
đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết Bà chém giết đến cả người vô tội, và nhất là người vô tội [23] Những tư tưởng và khát vọng về công lý đã được Đảng ta tiếp tục tuyên truyền, vận động nhằm thắp sáng thành ý nguyện, khát vọng độc lập của cả dân tộc ta, góp phần quan trọng làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945
Với nhận thức đúng đắn coi công lý là một mục tiêu nhằm quy tụ, đoàn kết mọi lực lượng bảo vệ chính quyền cách mạng, là yếu tố hiện thân của chính nghĩa, đạo lý, đạo đức và lương tâm, ngay sau khi thành lập nhà nước cách mạng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến nhiệm vụ của chính quyền nhân dân trong việc bảo vệ và thực thi công lý Điều 47 Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch
Trang 2115
nước ngày 24 tháng 01 năm 1946 quy định cách tổ chức toà án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định “Các vị thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý” Điều 25 Sắc lệnh này cũng quy định: Khi các Phụ thẩm nhậm chức, tại phiên toà đầu, ông Chánh án sẽ mời các Phụ thẩm tuyên thệ
“Tôi thề trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án đem ra
xử, không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi hay vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị can nào Tôi sẽ cứ công bằng mà xét định mọi việc…” Điều 24
và Điều 50 Sắc lệnh này cũng nhấn mạnh: Thẩm phán và Phụ thẩm phải xét xử trên
cơ sở trí sáng suốt, pháp luật và lương tâm ngay thẳng
Trong giai đoạn đất nước kháng chiến, Chính phủ đã mở riêng lớp học chính trị cho cán bộ tư pháp để xây dựng cho cán bộ tư pháp lập trường nhân dân, trong xét xử phải chú trọng bảo đảm trước hết quyền lợi đa số, thuộc các tầng lớp nghèo trong nhân dân, xây dựng một nền tảng vững chắc của tư pháp nhân dân Qua các cuộc chỉnh huấn, cán bộ tư pháp đã thông suốt được nội dung giai cấp của pháp luật
và công lý, dùng toà án để ủng hộ đắc lực cho cuộc đấu tranh của nông dân, đánh đổ giai cấp địa chủ, giành lấy ruộng đất cho nông dân, đó chính là công lý mà nền tư pháp phải bảo vệ
Sau cải cách ruộng đất, tại buổi nói chuyện nhân dịp cuộc vận động chỉnh huấn mùa Xuân năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Mọi người đều lao động nên đều bình đẳng, đều có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình” Như vậy, công lý xã hội chủ nghĩa còn được hiểu
là là yêu cầu bảo đảm thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động Xây dựng nền công lý xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục là nhiệm vụ của ngành Tư pháp từ đó đến nay [20]
Trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020 đã một bước làm rõ hơn vai trò của công lý trong nền tư pháp
Việt Nam Theo đó, các cơ quan tư pháp phải “thật sự là chỗ dựa của người dân
trong việc bảo vệ công lý, quyền con người” Một trong những mục tiêu cơ bản của
Trang 2216
công cuộc CCTP là “xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo
vệ công lý” Thủ tục hành chính tại các cơ quan tư pháp cần được cải cách nhằm “bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận công lý của người dân” Công tác đào tạo cán bộ pháp luật cần tiếp tục chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, trau dồi, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, “dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý” [8] Như vậy, công
lý và bảo vệ công lý đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của các cơ quan tư pháp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN tại Việt Nam
Trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN, một số quan điểm nghiên cứu đã cho rằng pháp luật không chỉ đơn thuần là sản phẩm “độc quyền” của nhà nước mà trước hết phải là sự kết tinh thiêng liêng những giá trị cao quý trong xã hội, dựa trên nền tảng dân chủ, nhân bản, lương tri và đạo lý mà không một ai bác bỏ được để trở thành lẽ phải đương nhiên như tự do, bình đẳng, công lý, công minh Nhà nước phải thừa nhận và phục tùng lẽ phải và công lý, lấy đó làm thước đo để hướng tới sự phù hợp và hoàn thiện để củng cố lòng tin của nhân dân vào sự công minh của mình
1.3 Khái niệm công lý và bảo vệ công lý trong Chiến lƣợc CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam
Trong lĩnh vực tư pháp, công lý và bảo vệ công lý được xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của Chiến lược CCTP của Việt Nam đến năm 2020 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020 và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định yêu cầu xây dựng cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý và quyền con người Chiến lược cũng xác định
rõ mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh và bảo vệ công lý Hoạt động tư pháp mà trong đó toà án được xác định giữ vị trí trung tâm và công tác xét xử là hoạt động trọng tâm cần phải được tiếp tục cải cách, nâng
cao chất lượng, bảo đảm có hiệu lực và hiệu quả cao Thủ tục hành chính trong các
cơ quan tư pháp cần tiếp tục được đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý Các thủ tục, quy trình tố tụng cần tiếp tục được rà soát, hoàn
Trang 23- Tại Phần Đánh giá thực trạng công tác tư pháp, Nghị quyết của Bộ Chính trị nhận định: “Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm”
- Tại Phần Mục tiêu CCTP, Nghị quyết của Bộ Chính trị xác định: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công
lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”
- Tại Phần Phương hướng và nhiệm vụ, Mục “Nhiệm vụ hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp”, Nghị quyết của
Bộ Chính trị quy định: “Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý.”
- Cũng tại Phần này, Mục “Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh”, Nghị quyết của Bộ Chính trị yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm
“đấu tranh vì công lý”, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
Với những phân tích nói trên, khái niệm công lý trong Chiến lược CCTP tại Việt Nam đến năm 2020 đã được sử dụng từ cả khía cạnh công lý nội dung và công
lý thủ tục Công lý vừa được xác định là động lực, vừa là mục tiêu hướng tới của các cơ quan tư pháp, khái niệm công lý trong Chiến lược CCTP là công lý trong
Trang 2418
lĩnh vực tư pháp xét xử Công lý ở đây được hiểu là yêu cầu xử lý các vụ việc bằng các thủ tục tố tụng công bằng, hợp pháp nhằm bảo vệ lợi ích của xã hội và bảo vệ các quyền con người một cách nghiêm minh Công lý trong tư pháp xét xử không chấp nhận hiện tượng còn để xảy ra tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố và xét xử Công lý trong tư pháp xét xử cũng đòi hỏi sự đồng thuận cao của
xã hội đối với cơ chế tố tụng, cơ quan tư pháp và các bản án, quyết định của cơ quan tư pháp Các giá trị cao cả của lẽ phải, đạo lý, lương tâm, lương tri, đạo đức,
sự vị tha, lòng trắc ẩn và các giá trị tiến bộ xã hội khác cần phải là điểm tựa, là các chuẩn mực để soi rọi các bản án, quyết định của cơ quan tư pháp
Bảo vệ công lý bảo vệ sự công bằng, lẽ phải được xã hội thừa nhận phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội, việc giải quyết tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng và bảo đảm lòng tin của nhân dân vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật
Như vậy, công lý trong chiến lược CCTP được quan niệm là “Sự công bằng,
sự đúng đắn, lẽ phải Ban hành công lý là việc Tòa án xác định điều đúng, điều sai trong một vụ việc nhằm thiết lập lại sự công bằng” Ở đây, có thể hiểu bảo vệ công
lý là “thiên chức”, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng, xuyên suốt, đặc trưng của hệ thống tòa án Khi xây dựng dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân theo tinh thần của Chiến lược CCTP, PGS.TS Lê Minh Thông - Ủy ban pháp luật Quốc hội cho rằng Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý nghĩa là: Vì lẽ bảo vệ công lý, Tòa án không được thoái thác nghĩa vụ bảo vệ công lý vì bất cứ lý do gì, kể cả trường hợp chưa có pháp luật quy định, thì sẽ sử dụng phong tục, tập quán, lương tâm để tìm lẽ công bằng cho các bên
1.4 Quan niệm về Tƣ pháp và Cải cách Tƣ pháp
Hiện nay, quan điểm và nhận thức về “tư pháp” được xem xét dưới nhiều
khía cạnh khoa học và thực tiễn khác nhau
“Tư pháp” (theo tiếng Latinh cổ “Justitia” hay “Justition”) có nghĩa là “công
lý”, “công bằng”, “pháp chế”, đồng thời dưới góc độ hẹp nội dung bao gồm toàn bộ các cơ quan Tòa án và hoạt động thực hiện quyền xét xử của những cơ quan này
Trang 2519
Trên thế giới, khi nói đến thuật ngữ “tư pháp” (Tiếng Anh là Justice) theo nghĩa chung nhất là công lý Đồng tình quan điểm này TS Nguyễn Đình Lộc và PGS.TS Hoàng Thế Liên cho rằng: “Tư pháp” với nghĩa chung nhất là một ý tưởng
về một nền công lý, đòi hỏi việc giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng và bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho cá nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội [21]
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS Hoàng Phê chủ
biên thì thuật ngữ “tư pháp” được hiểu là “Việc xét xử các hành vi phạm pháp và và
các vụ kiện tụng trong nhân dân (nói khái quát)”[26, tr.1071]
Còn theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thì:
Với nghĩa chung nhất, tư pháp được quan niệm như là một ý tưởng về một nền công lý, đòi hỏi việc giải quyết những tranh chấp xảy
ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng, bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho cá nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội [34, tr.828]
Theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Đăng Dung và tập thể tác giả thì “tư pháp”
là một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và
phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có
sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật” [19]
Ngoài ra, theo TS Đinh Văn Ân, TS Võ Trí Thành và tập thể tác giả quan
niệm “tư pháp” được hiểu theo ba khía cạnh: “Về khía cạnh pháp lý, được quan
niệm như là một ý tưởng cao đẹp về một nền công lý, giải quyết các tranh chấp trong xã hội đúng với pháp luật, hợp lẽ công bằng; các biểu hiện của một giá trị về
lòng tin của nhân dân vào pháp luật Về khía cạnh thể chế Nhà nước, tư pháp được
sử dụng để chỉ một quyền lực trong ba quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành
pháp, quyền tư pháp Trong việc xác định ba quyền, quyền tư pháp được xem là
đồng nghĩa với quyền xét xử, một hoạt động duy nhất chỉ do Tòa án thực hiện Và
Trang 2620
theo khía cạnh khoa học tổ chức, tư pháp được sử dụng để nói về tổ chức tư pháp,
một tập hợp của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức, nhiều chức danh liên hệ đến công tác xét xử” [1, tr.276]
GS TSKH Lê Cảm đã đưa ra quan điểm khoa học tương đối rộng và bao quát hơn về tư pháp
Theo đó, “tư pháp (nói chung) có thể được hiểu dưới năm góc độ với năm tư cách khác nhau: 1) Một dạng thực hiện quyền lực Nhà nước - quyền tư pháp; 2) Một hình thức của thực tiễn pháp lý; 3) Một quá trình nhận thức lý luận có tính lôgíc để đạt được chân lý khách quan; 4) Một hoạt động nhân danh công lý của Tòa án và; 5) Mục đích nhằm đạt được
- giải quyết những xung đột của các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội v.v [11]
Có thể hiểu tư pháp theo nghĩa chung, đó là ý tưởng về một nền công lý, những nguyên tắc trong việc giải quyết những tranh chấp xảy ra theo đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng, bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, vào các cơ quan nhà nước; tạo ra và duy trì tính tối cao của pháp luật, bảo đảm
sự an toàn pháp lý cho cá nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội Trọng tâm của các cơ quan tư pháp là Tòa án, hoạt động xét xử là hoạt động tư pháp chủ yếu nhất
Tóm lại, tư pháp là một hoạt động nhân danh công lý của Tòa án để giải quyết các tranh chấp trong xã hội đúng với pháp luật, hợp lẽ công bằng bảo vệ hữu hiệu các quyền con người, quyền công dân và được coi là quyền xét xử của Tòa án
Về quyền tư pháp
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, quan niệm một cách xác quyết rằng quyền lực nhà nước bao gồm 3 thứ quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp lần đầu tiên được xuất hiện trong tác phẩm Tinh thần pháp luật của Montesquieu (xuất bản lần đầu vào năm 1748) ông đã chỉ ra Tại quyển XI của tác phẩm nổi tiếng này, Montesquieu đã giải thích quyền lập pháp là quyền “làm ra luật,… sửa đổi hay hủy bỏ luật [đã ban hành]”, còn quyền hành pháp là quyền
“quyết định việc hòa hay chiến, gửi đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, đề phòng
Trang 2721
xâm lược”, còn quyền tư pháp là quyền “trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân” Nếu coi việc trừng trị tội phạm chính là việc giải quyết một tranh chấp công giữa nhà nước và người phạm tội thì có thể nói gọn lại, trong quan niệm của Montesquieu, quyền tư pháp chính là quyền xét xử các tranh chấp giữa các chủ thể pháp lý trong xã hội Đây là quyền áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan để xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, hậu quả pháp lý của các bên tham gia tranh chấp dựa trên những tình tiết khách quan của vụ việc Thông qua việc thực hiện quyền tư pháp, pháp luật được áp dụng, tôn trọng và chấp hành bởi các tổ chức, cá nhân trong xã hội Nói cách khác, một trong những “đầu vào” khi thực hiện quyền tư pháp chính là pháp luật - sản phẩm của quyền lập pháp Việc thực hiện quyền tư pháp chính là một trong những cách hữu hiệu để quyền lập pháp mang giá trị xã hội đích thực và được tôn trọng về mặt thực tế Theo ông “Quyền phán xét không nên giao cho một Viện Nguyên lão thường trực mà phải do những người trong đoàn thể dân chúng được cử ra từng thời gian trong một năm, do luật quy định thành toà án, làm việc kéo dài bao lâu tuỳ theo sự cần thiết”[39] Như vậy, theo Montesquieu, cơ quan tư pháp là toà án, là cơ quan xét xử, cơ quan thực hiện nhánh quyền lực tư pháp Quan niệm kể trên cũng được chia sẻ ở nhiều quốc gia trên thế giới
Nối tiếp những tư tưởng của Mongtesquie, mười bốn năm sau, trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (1762), J.J Rousseau đã viết: “Khi người ta không thể định rõ một tỷ lệ chính xác giữa các bộ phận cấu thành của nhà nước, hoặc khi mà những nguyên nhân khách quan làm suy yếu không ngừng mối quan hệ giữa các bộ phận ấy, thì người ta phải đặt một cơ quan đặc biệt, không tham dự vào bất cứ một
bộ phận nào Cơ quan này đặt mỗi bộ phận vào đúng vị trí của nó, làm mối dây liên lạc và yếu tố trung gian giữa Chính phủ với nhân dân, hoặc giữa Chính phủ với cơ quan quyền lực tối cao, hoặc giữa cả ba vế ấy khi cần Cơ quan này tôi gọi là cơ quan tư pháp (tribunal)”[37] Với quan niệm như thế này của Rousseau về cơ quan
tư pháp thì không có gì khác biệt với Montesquieu, theo đó nói đến cơ quan tư pháp phải hiểu đó là toà án, là hoạt động xét xử
Trang 2822
Theo định nghĩa của cuốn từ điển nổi tiếng thế giới (Black‟s Law Dictionary), quyền tư pháp (judicial power) là “thẩm quyền được trao cho tòa án và các thẩm phán xem xét và quyết định các vụ việc và đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các vụ việc ấy; quyền giải thích và áp dụng pháp luật khi có tranh cãi phát sinh từ việc một điều gì đó có phù hợp hay không phù hợp với pháp luật điều chỉnh việc ấy” [36]
Theo GS.TSKH Lê Cảm thì khái niệm quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền được hiểu theo hai nghĩa:
Hiểu theo nghĩa rộng thì quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền là quyền nhân danh công lý để thực hiện việc xét xử và giải quyết những xung đột giữa các Quan hệ xã hội để đưa ra phán quyết cuối cùng
về mặt pháp lý của hệ thống Tòa án nói riêng, cũng như quyền thực hiện các hoạt động áp dụng pháp luật của hệ thống các cơ quan Bảo vệ pháp luật (như các cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Thi hành án ) và hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp – Bổ trợ Tư pháp nói chung (như: tổ chức Luật sư, các cơ quan Công chứng, Giám định ) để đảm bảo cho hoạt động xét xử và giải quyết những xung đột giữa các Quan hệ xã hội của Tòa án đạt được mục đích cuối cùng – công lý nhằm bảo vệ chế độ hiến định, nhân thân, các quyền tự do của con người và của công dân, cũng như hòa bình và an ninh của nhân loại, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh hòng chống các vi phạm pháp luật, góp phần đưa các nguyên tắc chung của Nhà nước pháp quyền vào đời sống thực tế
Hiểu theo nghĩa hẹp thì quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền
là quyền nhân danh công lý của Tòa án để thực hiện hoạt động tố tụng (tài phán) về Hiến pháp, hành chính, dân sự và kinh tế (trọng tài) để xét xử, cũng như giải quyết những xung đột giữa các Quan hệ xã hội và đưa ra phán quyết cuối cùng về mặt pháp lý nhằm bảo vệ công lý, các quyền tự
do của con người và của công dân, góp phần đưa các nguyên tắc được thừa nhận chung của Nhà nước pháp quyền vào đời sống thực tế [11]
Trang 2923
Theo PGS.TS Trần Đình Nhã thì:
Quyền tư pháp là một dạng quyền lực nhà nước, được minh định khi quyền lực nhà nước phân chia thành ba quyền độc lập với nhau, bổ trợ cho nhau và kiểm soát lẫn nhau Đó là các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Là sản phẩm của các cuộc biển đổi thể chế mang tính cách mạng, học thuyết và thực tiễn phân chia quyền lực, cân bằng quyền lực, kiểm soát quyền lực cùng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền, ba quyền này đã chứng tỏ sức sống của mình trong thế giới đương đại Ở Việt Nam, mặc dù lâu nay chúng ta tuy không thừa nhận và không tổ chức Nhà nước theo nguyên lý tam quyền phân lập mà đặc trưng là các quyền đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, nhưng có thể nói, pháp luật và thực tiễn của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, đặc biệt là Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đây đã tiếp thu nhiều yếu tố hợp lý của thuyết tam quyền Đó là cách gọi tên các quyền (và các cơ quan) lập pháp, hành pháp, tư pháp, coi trọng tính độc lập của hoạt động tư pháp, xác định Toà án là mắt xích trọng tâm của hệ thống tư pháp cùng với cách phân biệt ngày càng rành mạch giữa các quyền này và phương hướng tăng cường kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nói riêng Là một trong ba trụ cột của quyền lực nhà nước, phân biệt theo chức năng, quyền tư pháp không đồng dạng với hai loại quyền còn lại và luôn giữ một vị thế độc lập, một nhánh quyền lực quan trọng trong các thể chế nhà nước hiện đại, đặc biệt là trong nhà nước pháp quyền [46]
Ở nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp,
tư pháp Trong đó quyền tư pháp có chức năng, mục đích là xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh do Tòa án thực hiện bằng thủ tục tố tụng chặt chẽ, dân chủ, công khai và công bằng Vì vậy, quyền tư pháp được hiểu là
Trang 3024
quyền lực nhà nước trao cho Tòa án Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để xét
xử, phán quyết nhằm duy trì và bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, xã hội và công dân Tuy nhiên bên cạnh Tòa án có Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra, thi hành án, các cơ quan Bổ trợ tư pháp … Thực hiện nhiệm vụ khởi tố, điều tra, truy tố, bào chữa…
có liên quan trực tiếp đến hoạt động xét xử của Tòa án
Quyền tư pháp chỉ trở thành quyền lực thực tế thông qua các hoạt động cụ thể của các chủ thể xác định Đây là quá trình chuyển quyền tư pháp được ghi nhận trong các văn bản pháp luật vào thực tiễn đời sống xã hội và hoạt động này được gọi là hoạt động thực hiện quyền tư pháp hay là hoạt động tư pháp
Theo GS.TSKH Lê Cảm thì Hoạt động tư pháp là “dạng (hình thức) thực hiện những thẩm quyền tương ứng do luật định của hệ thống Tòa án mà thông qua qua đó các chức năng của nhánh quyền lực thứ ba trong Nhà nước pháp quyền được biến thành hiện thực” [11]
Theo PGS.TS Trần Đình Nhã thì:
Quyền tư pháp là quyền xét xử nên hoạt động tư pháp cũng chính
là hoạt động xét xử Hoạt động xét xử là việc cơ quan chuyên biệt được pháp luật chỉ định tiến hành xem xét, đánh giá và kết luận về một sự kiện mang tính tranh chấp, xung đột Mục đích của hoạt động xét xử là nhằm phục hồi các quan hệ xã hội bị xâm phạm, bảo đảm ổn định trật tự xã hội, trật tự pháp luật trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội, phục vụ sự tiến bộ xã hội [46]
Quyền tư pháp được thể hiện thông qua hoạt động tư pháp của các cơ quan
tư pháp, trong đó hoạt động xét xử của Tòa án biểu hiện tập trung nhất của quyền
tư pháp Hoạt động tư pháp theo nghĩa rộng là hoạt động xét xử, phán quyết của Tòa án, các hoạt động điều tra, công tố, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp có liên quan trực tiếp đến hoạt động xét xử của tòa án Theo nghĩa hẹp hoạt động tư pháp là tổng hợp các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án hợp thành Mỗi một khâu của hệ thống tư pháp có vị trí độc lập, không thể thay
Trang 3125
thế được cho nhau, nhưng chúng đều nằm trong một trình tự tố tụng có quan hệ chặt chẽ với nhau, nối tiếp nhau, bổ sung cho nhau, kế thừa nhau tạo thành hoạt động tư pháp thông nhất bảo đảm cho việc giải quyết các xung đột xảy ra trong đời sống xã hội đúng pháp luật Trong tố tụng hình sự chỉ có cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (Viện công tố) mới có quyền thực hành quyền công tố để truy tố người phạm tội ra Tòa án Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử các
vụ án hình sự, có quyền phán quyết một người có tội hay không có tội và có quyền
áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, “không ai bị có tội khi chưa có bản án hay quyết định của Tòa án” Đối với các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, chỉ có Tòa án mới có quyền phán quyết những vấn đề thuộc bản chất của vụ
án (ai là người có lỗi, trách nhiệm của người có lỗi ) Cơ quan thi hành án có quyền đưa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật ra để thi hành Tòa án sử dụng các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định tư pháp, áp dụng các thủ tục tố tụng tư pháp theo luật định để nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết cuối cùng thể hiện quyền lực nhà nước
Hoạt động tư pháp liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của con người, của công dân Vì vậy, tổ chức và hoạt động của TAND phải nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của con người theo quy định của pháp luật Tổ chức và hoạt động của Tòa án một mặt phải hiệu quả, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồng thời, Tòa án phải là biểu tượng của Công lý, có nhiệm vụ bảo vệ Công lý, là nơi công dân gửi gắm niềm tin rằng bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng bị xử lý nghiêm minh; bất kỳ quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào của công dân bị xâm phạm đều được bảo vệ theo đúng pháp luật
Như vậy, quan niệm về quyền tư pháp của Montesquieu cũng như ở các nước với quan niệm về quyền tư pháp mà các học giả Việt Nam sử dụng có thể có sự khác biệt nhất định, nhưng về cơ bản, các quan niệm này đều thống nhất với nhau rằng, quyền tư pháp là quyền xét xử các tranh chấp pháp lý dựa trên các quy đi ̣nh của pháp luật nhằm bảo vệ công lý nhằm bảo vệ chế độ hiến định , nhân thân, các quyền tự do của con người và của công dân
Trang 3226
Về cơ quan tư pháp
Theo nghĩa Hán – Việt, thuật ngữ “Tư pháp”còn có nghĩa là “gìn giữ pháp luật” hay “bảo vệ pháp luật” (“tư” có nghĩa là giữ, bảo vệ, “pháp” có nghĩa là pháp luật” hay bảo vệ pháp luật Đồng tình với quan điểm này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nên “Tư pháp” không thể hiểu là một quyền tư pháp độc lập, do một hệ thống cơ quan độc quyền nắm giữ, mà
“Tư pháp” cần được hiểu theo nghĩa là “bảo vệ pháp luật” Hoạt động tư pháp (bảo
vệ pháp luật) bao gồm nhiều hoạt động (hành pháp và tư pháp) do nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện theo sự phân công của Nhà nước Theo quan điểm này thì
hệ thống cơ quan tư pháp đồng nghĩa với các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và có thể gọi là cơ quan bảo vệ pháp luật
Theo GS.TSKH Lê Cảm thì:
Cơ quan tư pháp trong Nhà nước pháp quyền là tổ chức quyền lực nhà nước trong bộ máy công quyền được tạo thành một hệ thống các cơ quan độc lập có thẩm quyền riêng biệt do luật quy định để nhân danh công
lý chuyên thực hiện việc xét xử và giải quyết những xung đột giữa các Quan hệ xã hội bằng hoạt động tố tụng tư pháp (tài phán) về Hiến pháp, hành chính, hình sự, dân sự và kinh tế (trọng tài) nhằm bảo vệ chế độ hiến định, nhân thân, các quyền tự do của con người và của công dân [11] Theo PGS.TS Trần Đình Nhã quan niệm:
Cơ quan tư pháp là cơ quan nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện quyền tư pháp Do quyền tư pháp đồng nghĩa với quyền xét xử nên
cơ quan tư pháp cũng chính là cơ quan xét xử Thực hiện quyền xét xử,
cơ quan xét xử được quyền phán quyết, ra bản án về một sự kiện có tính xung đột, tranh chấp và vấn đề chính yếu là phán quyết của cơ quan xét
xử lại có hiệu lực pháp lý như một quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan nghiêm chỉnh thi hành [46]
Khái niệm cơ quan tư pháp cũng là chủ đề còn nhiều ý kiến khác nhau ở nước ta Ở các nước phát triển, cơ quan tư pháp chỉ được hiểu là tòa án Ngay trong
Trang 3327
Hiến pháp năm 1946 (Điều thứ 63), cơ quan tư pháp cũng được hiểu chỉ là các tòa
án (gồm có Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp)
Tuy nhiên, cùng với thời gian, nhất là kể từ khi Việt Nam có Hiến pháp năm
1959, 1980, 1992, Hiến pháp sửa đổi năm 2001 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hệ thống cơ quan tư pháp gồm có: TAND, VKSND, các cơ quan điều tra, các cơ quan thi hành án hình sự và dân sự Tuy nhiên mỗi cơ quan có địa vị pháp lý khác nhau, hoạt động tương đối độc lập theo quy định của pháp luật, đảm bảo một khâu hoạt động tố tụng trong chỉnh thể hoạt động tư pháp thống nhất, nhưng đều thực hiện nhiệm vụ chung là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”
Do đó, khái niệm “tư pháp” không chỉ được hiểu là „xét xử” nữa, mà đã trở thành khái niệm “bảo vệ pháp luật” Khái niệm các cơ quan tư pháp với khái niệm các cơ quan bảo vệ pháp luật trong giai đoạn này gần như trở nên đồng nhất với nhau
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về “Chiến lược CCTP đến năm 2020” cũng quan niệm các cơ quan tư pháp không chỉ là tòa án, mà còn bao gồm cả các viện kiểm sát, các cơ quan điều tra và cả các cơ quan thi hành án (dân sự/hình sự) Với quan niệm như thế, CCTP được Nghị quyết 49 quan niệm theo nghĩa rộng trong đó có việc hợp lý hóa lại thẩm quyền, chức năng, cơ cấu, tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ của hệ thống tòa án (dù coi tòa án là trung tâm của nền tư pháp), hệ thống viện kiểm sát, hệ thống cơ quan điều tra, hệ thống cơ quan thi hành án, hệ thống các thiết chế bổ trợ tư pháp
Kết luận Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và những nội dung cơ bản về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nhận định:
Chiến lược CCTP của Đảng ta đã xác định trong hoạt động tư pháp lấy toà án là trung tâm, là cơ quan đưa ra phán quyết cuối cùng về hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp, vì thế cần xác định toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và thực
Trang 34Quan niệm về cải cách tư pháp
Theo GS.TSKH Lê Cảm thì thuật ngữ “CCTP” là một phạm trù chính trị - pháp
lý mà từ trước đến nay chưa được soạn thảo về mặt pháp lý trong Khoa học pháp lý nói chung và các chuyên ngành Khoa học pháp lý về tư pháp nói riêng của nước ta Tuy nhiên, từ lý luận và thực tiễn về tổ chức và thực hiện quyền tư pháp trong NNPQ ở các nước văn minh và phát triển cao trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, đồng thời trên cơ sở phân tích nội hàm của bốn khái niệm quanh trục “tư pháp” (“quyền”, “hệ thống”, “hoạt động”, “cơ quan” tư pháp)
Trước hết nếu hiểu trên bình diện (theo nghĩa) rộng, thì CCTP là việc đổi mới toàn bộ hệ thống Tòa án, hệ thống các cơ quan Bảo vệ pháp luật và hệ thống các cơ quan Bổ trợ Tư pháp, cũng như hoạt động thực tiễn và đội ngũ cán bộ của ba hệ thống các cơ quan này, đồng thời hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm đạt được kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất của nền văn minh nhân loại NNPQ Như vậy, CCTP trong Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị BCHTW Đảng chính là CCTP theo nghĩa rộng này
Còn nếu hiểu trên bình diện (theo nghĩa) hẹp là việc đổi mới chỉ
có hệ thống Tòa án, cũng như hoạt động thực tiễn và đội ngũ cán bộ công chức của hệ thống này, đồng thời hoàn thiện các quy định của pháp luật
có liên quan nhằm đạt được kết quả cuối cùng với tính chất là các chế
Trang 3529
định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất của nền văn minh nhân loại trong NNPQ [11]
Theo quan niệm của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu(OECD) thì:
CCTP được sử dụng trong công trình của OECD đề cập tới những
sự thay đổi nhằm cải thiện chất lượng của các qui định, đó là, thúc đẩy sự thực hiện, giảm chi phí, hoặc chất lượng pháp lý của các qui định và các thủ tục liên quan của chính quyền Cải cách có thể có nghĩa sửa đổi một qui định đơn lẻ, loại bỏ và xây dựng lại toàn bộ một chế độ pháp luật và các chế định của nó, hoặc cải thiện qui trình làm luật và quản lý cải cách [12] Quan niệm CCTP theo cách hiểu này có nghĩa rất rộng, nó không chỉ bao hàm việc “sửa đổi các qui định đơn lẻ, loại bỏ và xây dựng lại toàn bộ một chế độ pháp luật” mà nó còn bao hàm nhiều vấn đề như “giảm chi phí” và “các thủ tục liên quan đến chính quyền” Vì vậy, CCTP xét đến cùng được hiểu là sự sửa đổi, xây dựng pháp luật theo một chế độ mới, đối tượng của CCTP có thể là các qui định pháp luật,
mà chưa nói tới các định chế thực hiện
Như vậy có thể hiểu CCTP với ý nghĩa là quá trình đổi mới toàn diện hệ thống tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử với mục tiêu làm cho tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp đảm bảo tính công bằng, dân chủ, minh bạch đáp ứng yêu cầu bảo vệ công lý, bảo đảm các quyền của con người trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN
Ở nước ta, CCTP nằm trong tổng thể việc thực hiện quyền lực nhà nước và đảm bảo các quyền con người của công dân Chúng ta xây dựng NNPQ, vì vậy, việc tôn trọng pháp luật được chú trọng và đề cao Do đó, tư pháp với tư cách là người bảo vệ pháp luật cũng phải được đề cao, có vị trí xứng đáng trong cơ cấu quyền lực nhà nước Xét trong một quan hệ nhất định, tư pháp sẽ thực hiện chức năng kiểm soát cần thiết đối với lập pháp và hành pháp trong trường hợp hoạt động của lập pháp và hành pháp làm tổn hại tới các quyền tự do, dân chủ của công dân, hoặc Hiến pháp và pháp luật; do đó, CCTP sẽ đụng chạm đến quyền hành pháp và lập pháp Việc CCTP cần hướng tới việc đề cao vai trò của tư pháp, tính độc lập trong
Trang 36xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao
Về mục tiêu của CCTP hiện nay, tức là kết quả cuối cùng với tính chất là các giá trị cuối cùng mà chúng ta hướng tới trong CCTP là: (1) Góp phần nâng cao ý thức pháp luật về vai trò, chức năng của các cơ quan tư pháp trong xây dựng NNPQ; (2) Làm cho nhánh quyền lực tư pháp được tổ chức một cách khoa học, độc lập, hoạt động có hiệu quả và hiệu lực; (3) Làm cho cơ sở của quyền lực Nhà nước thực sự là ý chí của nhân dân; (4) Xây dựng và củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sức mạnh của hệ thống tư pháp (nói riêng) và Bộ máy quản lý nhà nước nói riêng, cũng như vào pháp chế, hiệu lực và sự công minh của pháp luật trong NNPQ, (5) Góp phần đổi mới và làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phát huy hiệu quả trong cuộc sống [11]
Về đối tượng của CCTP Theo nghĩa hẹp, đối tượng của CCTP ở Việt Nam hiện nay đó là toàn bộ hệ thống và hoạt động thực tiễn của Tòa án cũng như đội ngũ thẩm phán và các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tư pháp mà CCTP tác động đến để đạt được những kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp
lý và các giá trị tinh thần Theo nghĩa rộng đối tượng của CCTP là toàn bộ hệ thống Tòa án, hệ thống các cơ quan Bổ trợ tư pháp và hoạt động thực tiễn của hệ thống đó, cũng như đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan này và các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực mà CCTP tác động đến để đạt được những kết quả cuối cùng với tính chất là các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần Trong phạm vi nghiên cứu này tôi tiếp cận nghiên cứu vấn đề theo nghĩa rộng, bởi vì việc đảm bảo công lý trong quá trình CCTP không chỉ nằm trong giới hạn hoạt động xét xử của tòa
án, mà nó còn liên quan đến các hoạt động khác như điều tra, truy tố, bào chữa…
Trang 37mà công cuộc CCTP ở Việt Nam tác động đến sẽ bao gồm 6 đối tượng sau: 1) Hệ thống tòa án; 2) Hệ thống các cơ quan Bảo vệ pháp luật; 3) Hệ thống các cơ quan Bổ trợ tư pháp; 4) Hoạt động thực tiễn của ba hệ thống các cơ quan nêu trên; 5) Đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, cũng như cán bộ, công chức khác của
ba hệ thống các cơ quan nêu trên; 6) Các quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tư pháp – đó là từ luật cơ bản của Nhà nước (Hiến pháp) đến các ngành luật nội dung (như luật Dân sự, Hình sự, Hành chính) cũng như các ngành luật về hình thức (như luật Tố tụng dân sự, Luật tố tụng Hành chính….) đến các quy định của pháp luật
có liên quan đến tổ chức – hoạt động của ba hệ thống các cơ quan nêu trên
1.5 Quá trình CCTP Ở Việt Nam
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ở Việt Nam, CCTP được đặt ra như một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu với mục tiêu đảm bảo sự nghiêm minh của công lý, giữ vững và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch
sử nước ta Một nhà nước kiểu mới – Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được thiết lập và nền tư pháp nhân dân đã được khai sinh Là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, hệ thống TAND là một trong những cơ quan thực hiện quyền tư pháp Trong bản Hiến pháp năm 1946 đã có Chương VI quy định riêng về cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án tối cao, các Tòa án phúc thẩm, các tòa án
đệ nhị cấp và sơ cấp, Hiến pháp 1946 đã vận dụng sáng tạo học thuyết phân quyền
mà thể hiện rõ nhất là đã có quy định riêng về cơ quan tư pháp và mối quan hệ của
cơ quan này với Nghị viện và hệ thống cơ quan hành chính Ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán gồm toà
án sơ cấp (ở các quận); đệ nhị cấp (cấp tỉnh) và Toà Thượng thẩm ở ba kỳ Bắc,
Trang 3832
Trung, Nam và thẩm phán thì được tuyển lựa từ những người có hạnh kiểm tốt, chưa can án, có bằng tú tài (phổ thông trung học) mà phần đông, trong điều kiện cụ thể của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ là những viên chức của chế độ cũ
Lần CCTP đầu tiên là năm 1950, vào thời kỳ đó, Bộ Tư pháp đã trình lên Chủ tịch Hồ Chí Minh dự án Sắc lệnh Cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng với những mục đích rất rõ ràng bộ máy tư pháp cần được dân chủ hoá - thành phần nhân dân cần được đa số trong việc xét xử; Hội thẩm nhân dân được ngồi xử cả việc hình lẫn việc hộ và có biểu quyết; lập Hội đồng hoà giải ở huyện có mục đích giao cho nhân dân trực tiếp phụ trách việc hoà giải tất cả các việc hộ kể cả việc ly dị…
vv nhiệm vụ chính của cơ quan tư pháp không những là xét xử mà còn là hoà giải những vụ xích mích ở địa phương để bớt sự kiện tụng…; Về thẩm quyền – Việc cải cách có mục đích làm nhẹ bộ máy tư pháp để công việc xét xử được nhanh chóng
và gần dân hơn…; Về tố tụng – thủ tục tố tụng cần được hợp lý hơn và giản dị hơn… Để thực hiện mục tiêu này, ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 85 về cải cách bộ máy tư pháp, đây là lần CCTP đầu tiên Tuy nhiên, “do quá nhấn mạnh tính cách mạng, tính nhân dân cho nên nhiều cán bộ Tòa án không được đào tạo về luật và do đó phần nào có hạn chế trong công tác chuyên môn”[38] Nhưng dù sao hệ thống TAND tối cao thời kỳ đó cũng đã làm tròn sứ mệnh của mình (vừa thực hiện xét xử vừa thực hiện công tố), thực hiện có hiệu quả quyền lực
tư pháp của Nhà nước kiểu mới
Hiến pháp năm 1959 là một dấu mốc quan trọng trong quá trình kiện toàn hệ thống cơ quan tư pháp Cơ quan xét xử và cơ quan công tố được tách riêng, không trực thuộc Chính phủ như trước đây, mà chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội Như vậy vai trò của Tòa án ngày càng được khẳng định và vị trí của Tòa án ngày càng được xác định cụ thể, chức năng xét xử duy nhất thuộc về Tòa án Hiến pháp đã dành hẳn một chương - Chương VIII quy định về những nguyên tắc, quy định chung
về tổ chức và hoạt động của các Toà án nhân dân, VKSND làm cơ sở để lần đầu tiên hai Luật về tổ chức toà án nhân dân, VKSND được ban hành trong năm 1960, có thể nói Hiến pháp năm 1959 đã hoàn thành cơ bản công cuộc CCTP thời kỳ đầu
Trang 3933
Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 không có quy định cụ thể về
cơ quan tư pháp Theo mô hình tổ chức cơ quan tư pháp của các nước XHCN, các bản hiến pháp về sau này đã có sự thay đổi về cấu trúc, theo đó không còn quy định riêng
về cơ quan tư pháp mà thay vào đó là chương quy định về TAND và VKSND
Trước yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân vấn đề CCTP được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt từ năm 1997 đến nay Vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã được Nghị quyết 8 Trung ương Đảng (khóa VII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, các Nghị quyết 3,7 của Trung ương Đảng (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Thực hiện chủ trương CCTP của Đảng, Nhà nước đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật trên cơ sở thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, trong đó phải kể đến Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức TAND, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND, Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự năm 1993 Đây là những cơ sở pháp lý đánh dấu một bước tiến quan trọng của công cuộc CCTP, trong đó trọng tâm là hoạt động của Tòa án
Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định: TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN; theo quy định, hệ thống TAND bao gồm: TAND tối cao, các TAND địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định So với các Hiến pháp trước, hệ thống cơ quan Tòa án vẫn được giữ nguyên như cũ, nhưng có điểm khác biệt đó là Hiến pháp năm 1992 quy định khả năng thành lập thêm các Tòa án mới, Điều này bảo đảm khả năng thành lập các Tòa án trong những trường hợp cần thiết để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội Trong thực tế, quy định này đã được vận dụng bằng việc lập thêm Tòa án Kinh tế, Tòa Hành chính và Lao động trong cơ cấu của TAND cấp tỉnh và TAND tối cao
Cải cách tổ chức và hoạt động của TAND là trọng tâm của CCTP, song để đạt được hiệu quả thì những cải cách TAND phải được tiến hành đồng bộ với việc cải cách các cơ quan điều tra, VKS và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp khác Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đẩy mạnh CCTP theo hướng phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy tư pháp, ngày 02.1.2002, Bộ Chính
Trang 4034
trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” Nghị quyết sô 08 – NQ/TW đã đề cập một cách toàn diện vấn đề CCTP, Nghị quyết đã nêu những quan điểm chung và chủ trương, giải pháp
cụ thể đối với từng cơ quan tư pháp Đối với Tòa án, Nghị quyết 08-NQ/TW nhấn mạnh: Cần phân định thẩm quyền của các Tòa án các cấp theo hướng TAND tối cao làm nhiệm vụ tổng kết xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và giám đốc xét xử các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật TAND cấp tỉnh, thành phố chủ yếu thực hiện công tác xét xử phúc thẩm TAND cấp huyện, quận, thị xã xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động Thông qua việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết, đã tạo ra được một số chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương về tính cấp thiết và yêu cầu khách quan của việc đẩy mạnh CCTP, từ đó đã phát huy và đề cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo, huy động lực lượng, tổ chức thực hiện những hoạt động cụ thể của CCTP
Tiếp đó để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc CCTP theo hướng xây dựng NNPQ, ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW “Về chiến lược CCTP đến năm 2020” Nghị quyết đề ra phương hướng: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học, hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định tòa án có vị trí trung tâm
và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp” Đối với hệ thống tổ chức và thẩm quyền xét xử của Tòa án, Nghị quyết xác định nhiệm vụ của Tòa án các cấp như sau: “Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được
tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; TAND tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.” Nghị quyết nhấn mạnh: “Đổi mới tổ chức TAND tối cao theo hướng tinh gọn, với đội ngũ thẩm phán là chuyên gia hành đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành