Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam (Trang 102)

Về chức năng nhiệm vụ của TAND: khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. So với Hiến pháp năm 1992 quy định: “TAND tối cao, các TAND địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì trong Hiến pháp năm 2013 bổ sung thêm nội dung “TAND thực hiện quyền tư pháp”. Đây là điểm rất mới, là sự thể chế hóa chủ trương đổi mới của Đảng trong quá trình CCTP, chủ trương này được xác định trong các Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị và Kết luận số 64-KL/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI, vai trò Tòa án là trung tâm của hoạt động tư pháp và xét xử là trọng tâm, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. Do đó, trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 cần làm rõ nội hàm “quyền tư pháp” để thể chế hóa quy định của Hiến pháp trong quá trình xây dựng Luật Tổ chức TAND, cũng như các quy định của pháp luật tố tụng cụ thể: xây dựng cơ chế thực hiện có hiệu quả thủ tục tố tụng tư pháp về chủ trương tăng cường, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo vai trò, trách nhiệm của Luật sư và Kiểm sát viên trong hoạt động tranh tụng. Tiếp tục hoàn thiện thiện thủ tục giám

97

đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị thiếu căn cứ. Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ điều kiện.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy Tòa án các cấp, tiếp tục hoàn thiện, triển khai thực hiện các đề án về việc tổ chức hệ thống TAND theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính theo Kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị. Tổ chức hệ thống các Tòa án theo hướng hợp lý, khoa học, hiện đại, hiệu quả. Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, có vị trí trung tâm của hoạt động tư pháp và xét xử là hoạt động trọng tâm, bảo đảm nguyên tắc độc lập của Tòa án, độc lập của Thẩm phán và Hội đồng nhân dân. Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Xây dựng cơ chế để TAND các cấp thực hiện quyền tư pháp. Hoàn thiện cơ chế để nâng cao chất lượng và hiệu quả tranh tụng, coi đây là khâu đột phá của CCTP.

Ngoài ra cần nghiên cứu hợp lý thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự…

Một phần của tài liệu Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)