Sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành nhiều sắc lệnh quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố. Đó là sắc lệnh số 33A ngày 14 tháng 9 năm 1945, Sắc lệnh số 7/SL ngày 15 tháng 1 năm 1946 quy định chức năng công tố, cụ thể: “Đứng buộc tội, tùy quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ là nhân viên của Công tố viện do Chưởng lý Tòa thượng thẩm chỉ định”. Như vậy, Công tố viện đã bước đầu được hình thành dưới sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Trong thời gian năm 1946 đến năm 1959, Nhà nước ta không thành lập cơ quan thực hành quyền công tố riêng. Trong cơ cấu Tòa án, Các Thẩm phán được chia ra làm hai loại:
- Các thẩm phán xét xử do Chánh án Tòa Thượng thẩm đứng đầu
- Các thẩm phán Công tố viên (thẩm phán buộc tội) hợp thành một đoàn thể độc lập (Công tố viện) với các Thẩm phán xét xử do Chưởng lý đứng đầu. Các thẩm
50
phán Công tố ở Tòa đệ nhị cấp gọi là Biện lý, Phó biện lý; ở Tòa thượng thẩm gọi là Chưởng lý, Phó trưởng lý, Tham lý. Thực hành nhiệm vụ công tố trong việc hình, Thẩm phán Công tố viên được áp dụng nhiều biện pháp trong quá trình giải quyết vụ án và có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo tại phiên tòa. Thẩm phán Công tố viên bảo vệ quyền lợi của những người người ở tuổi vị thành niên, của các pháp nhân hành chính và phải tham gia vào một số công việc khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện cuộc CCTP năm 1950, cùng với việc thành lập TAND các cấp, mô hình Viện công tố được thành lập, nó là một bộ phận trong bộ máy hành chính. Cụ thể: “Ủy ban các cấp điều khiển Viện Công tố trong địa hạt của mình, Ủy ban kháng chiến hành chính có thể ra mệnh lệnh cho Viện công tố. Đại diện Viện công tố phải tuân theo mệnh lệnh của Ủy ban”. Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết ngày 29 tháng 4 năm 1958 của Quốc hội khóa I và Nghị định số 256/TTg ngày 01 tháng 7 năm 1959, Nghị định số 321/TTg ngày 02 tháng 7 năm 1959 của Chính phủ, các Viện công tố được tổ chức thành hệ thống gồm Chính phủ, các Viện công tố đã được tổ chức thành hệ thống gồm:
+ Viện công tố trung ương; + Viện công tố thành phố, tỉnh;
+ Viện công tố huyện và các đơn vị hành chính tương đương; + Viện công tố quan sự các cấp.
Ngày 26 tháng 7 năm 1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố Luật tổ chức VKSND, đánh dấu sự ra đời của một hệ thống cơ quan nhà nước mới, với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất; bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Sự ra đời của VKSND là nhằm đáp ứng yêu cầu củng cố và xây dựng trật tự pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu thống nhất đất nước. Trải qua các giai đoạn khác nhau của cách mạng, hoạt động của VKSND đã góp phần tích cực vào thắng lợi lịch sử năm 1975,
51
thống nhất đất nước, cả nước cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đến năm 2002, trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp.
Từ đó đến nay, các Nghị quyết của Đảng về CCTP vẫn tiếp tục khẳng định VKSND được tổ chức theo hệ thống thống nhất, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và có hai chức năng: Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đảng và Nhà nước yêu cầu VKSND phải cố gắng làm tốt hơn nữa hai chức năng này.
Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới xác định: Viện Kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp; tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt giữ.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngăm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020 tiếp tục khẳng định “Trước mắt, VKSND giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp”.
Sơ kết quá trình thực hiện CCTP theo Nghị định số 08-NQ/TW năm 2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 79- KL/TW ngày 28 tháng 7 năm 2010 về đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND, VKSND và Cơ quan điều tra, trong đó khẳng định: “VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay”
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI, Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo, Tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Trên cơ sở đó, Đại hội khẳng định cần “Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược CCTP đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” [13].
52
Trên cơ sở những nguyên tắc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam và xây dựng hệ thống tư pháp trong Chiến lược CCTP, Đảng ta đã chỉ rõ: VKSND được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra.
Trên cơ sở đó ngày 28 tháng 11 năm 2013 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp năm 2013 và tại Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định:
1. VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. VKSND gồm VKSND tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất [28, Điều 107]. Hệ thống VKSND hiện nay bao gồm: VKSND tối cao, VKSND địa phương bao gồm: Viện Kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hiện nay cả nước có 64 VKS cấp tỉnh); Viện kiểm sát huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã (hiện nay cả nước có 678 Viện kiểm sát cấp huyện).
Tính đến năm 2013 Ngành Kiểm sát nhân dân có 10.424 kiểm sát viên các cấp và 35 điều tra viên cao cấp trên tổng số 15.860 cán bộ, công chức. Hầu hết đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cán bộ có chức danh [6].
VKSND đã thực hiện tốt chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả trong tố tụng, đảm bảo việc điều tra, truy tố và xét xử theo đúng quy định pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Ngành đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động kiểm sát điều tra ngay từ
53
đầu, thực hiện việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát điều tra nên chất lượng điều tra ngày càng tốt hơn, biểu hiện qua việc số lượng hồ sơ phải trả lại cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.
Về công tác chuyên môn nghiệp vụ
Công tác thực hành công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự
Số vụ hình sự Viện kiểm sát các cấp đã kiểm sát điều tra là 376.892 vụ/558.759 bị can. Viện kiểm sát các cấp yêu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra 1.337 vụ án, trực tiếp khởi tố yêu cầu Cơ quan điều tra 202 vụ án, hủy bỏ 551 quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra. Các trường hợp bắt, tạm giữ chuyển khởi tố hình sự đạt tỷ lệ ngày càng cao qua các năm: năm 2002 đạt tỷ lệ 87%; năm 2003 là 89,2%; năm 2006 là 95,3%; năm 2007 là 95,2%. Các trường hợp khởi tố điều tra phải đình chỉ do bị can không phạm tội giảm đáng kể qua các năm: năm 2002, đình chỉ điều tra đối với 543 bị can (tỷ lệ 0,6%); năm 2005 là 138 bị can (tỷ lệ 0,16%); năm 2006 là 163 bị can (tỷ lệ 0,17%); năm 2007 là 135 bị can (tỷ lệ 0,13%). Truy tố tội phạm đạt tỷ lệ cao qua các năm: Năm 2002, số vụ truy tố đạt tỷ lệ 96% so với vụ đã thụ lý; năm 2003 đạt 98,3% năm 2004 đạt 98,5%; năm 2005 đạt 98,85%; năm 2006 – 2007 đạt 99,1%. Viện kiểm sát các cấp đã ra quyết định hủy bỏ 435 quyết định khởi tố vụ án.
Tỷ lệ phát hiện, khởi tố vụ án hình sự đạt cao, năm sau đều đạt cao hơn năm trước, đạt trên 70% số vụ phạm tội xảy ra; trong đó, án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt gần 95%, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Số án truy tố tăng trung bình 7,5%, chất lượng truy tố được nâng lên rõ rệt. Số vụ án, bị can phải đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội giảm đáng kể qua các năm, số người bị bắt, tạm giữ chuyển xử lý hình sự đạt tỷ lệ ngày càng cao (năm 2002 đạt 87% năm 2008 đạt 95,1%) [32] nhiều địa phương không còn xảy ra trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau phải trả tự do, xử lý hành chính. Công tác thực hành quyền công tố tại phiên tòa được chú trọng và chất lượng cao hơn; Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã có nhận thức đúng đắn về thực hiện chức năng,
54
nhiệm của vụ của mình, nâng cao chất lượng luận tội, tranh luận tại phiên tòa, góp phần cùng Tòa án bảo đảm việc xét xử dân chủ, công bằng và khách quan. Thông qua hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp VKSND các cấp đã ban hành nhiều kiến nghị với các cơ quan tư pháp, quản lý Nhà nước khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật. Do những cố gắng của các cơ quan tiến hành tố tụng và VKSND, tình trạng oan sai, trong điều tra truy tố và xét xử các vụ án hình sự đã giảm đáng kể, góp phân củng cố niềm tin của nhân dân về tiến trình xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ và nghiêm minh.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh CCTP, đổi mới tổ chức nhằm nâng cao chấp lượng hiệu quả hoạt động của VKSND, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố điều tra tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp chiếm tỷ lệ cao (64 vụ/139 vụ = 46.04%); từ năm 2002 đến năm 2012, cơ quan này đã tiếp nhận 2025 tin, trong đó có 502 tin về xâm phạm hoạt động tư pháp; đã khởi tố và thụ lý điều tra tổng số 139 vụ/180 bị can, trong đó: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là 75 vụ/97 bị can; tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp 64 vụ/83 bị can [5]. Tiến độ điều tra các vụ án được đảm bảo, công tác điều tra thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; chất lượng điều tra được nâng lên; các vụ án do cơ quan điều tra Viện kiểm sát tiến hành khởi tố, điều tra, đề nghị truy tố đều được Tòa án các cấp xét xử đúng tội danh đã được khởi tố, không để xảy ra trường hợp đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội; đã phát hiện, khởi tố và kết thúc điều tra được nhiều vụ án có tính chất phức tạp, dư luận quan tâm, bước đầu đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Qua việc thực hiện thẩm quyền điều tra, VKSND đã góp phần đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh của các cơ quan tư pháp, bảo đảm hoạt động của các cơ quan tư pháp tuân thủ đúng quy định và tôn trọng pháp luật.
Viện kiểm sát các cấp thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm một số lượng lớn các vụ án hình sự trung bình mỗi năm, Viện Kiểm sát đã kiểm sát xét xử sơ thẩm trên 50.000 vụ
55
với trên 78.000 bị cáo; kiểm sát xét xử phúc thẩm trên 12.000 vụ; kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm ở tỉnh và cấp tối cao hơn 200 vụ.
Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ việc xét xử tại phiên tòa; tăng cường công tác kiểm sát phát hiện các bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm để kháng nghị, kiến nghị đồng thời, để ra biện pháp nâng cao chất lượng kháng nghị về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm: Năm 2006, Viện kiểm sát các cấp kháng nghị 1013 vụ/1336 bị cáo, năm 2007 kháng nghị 988 vụ/1437 bị cáo; năm 2008, kháng nghị 1077 vụ/1654 bị cáo, năm 2009, kháng nghị 945 vụ/1273 bị cáo; năm 2010, kháng nghị 838 vụ/1479 bị cáo; năm 2011, kháng nghị 1072 vụ/1742 bị cáo; 6 tháng đầu năm 2012 kháng nghị 511 vụ/792 bị cáo. Về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm: từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2012, Viện Kiểm sát các cấp đã kháng nghị 874 vụ.
Kháng nghị của Viện Kiểm sát được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ 62-70%, kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát được tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ 83%. Kháng nghị của Viện kiểm sát tập trung yêu cầu Tòa án khắc phục các bản án, quyết định áp dụng khung hình phạt không đúng, không đủ căn cứ [5].
Công tác kiểm sát việc giải quyết các Vụ án hình sự đã có những chuyển biến rõ nét, các chỉ tiêu về kiểm sát thụ lý, lập hồ sơ, kháng nghị, tham gia phiên tòa đã được cải tiến; chất lượng kháng nghị ngày càng được nâng cao. Nhằm đẩy mạnh công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ và cải tạo, VKSND các cấp đã thực hiện tốt chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ đối với hệ thống nhà tạm giam, nhằm đảm bảo việc bắt và giam giữ người của các cơ quan có thẩm quyền theo đúng các quy định của pháp luật; bảo đảm sự tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền trong tố tụng của người bị giam giữ, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan sai trong giam giữ. Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra. Viện kiểm sát các cấp đã đề ra và thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực, trình độ và kỹ năng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ, công khai, tạo cơ sở để Tòa án ra các bản án, quyết định có căn cứ, đúng pháp luật...
56
để thực hiện tốt công tác giải quyết đặc xá theo quyết định của Chủ tịch nước. VKSND tối cao đã phối hợp vơi các cơ quan hữu quan thực hiện tốt chủ trương xét