Thực trạng tổ chức và hoạt động của Các cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam (Trang 66)

Năm 1988, Quốc hội ban hình Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Nhà nước ta, căn cứ vào khoản 5 Điều 92 của Bộ luật này, ngày 4 tháng 4 năm 1989, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989).

Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 là một trong những công cụ pháp lý có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới toàn diện, mọi mặt đời sống xã hội của đất nước ta, trong đó có việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, CCTP theo đường lối của Đảng, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 đã bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới như: tổ chức bộ máy cơ quan điều tra còn phân tán, chưa đảm bảo được tính chuyên sâu trong việc điều tra các loại án, thiếu sự phân phối đồng bộ, hiệu quả giữa điều tra tố tụng hình sự và điều tra trinh sát, tình trạng bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi

61

phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân còn xảy ra; trong cơ quan điều tra, việc phân định trách nhiệm giữa thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên chưa hợp lý; tiêu chuẩn cách thức bổ nhiệm, miễn nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên mang tính hành chính, giản đơn... Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được Quốc hội ban hành như: Bộ luật hình sự năm 1999, Luật tổ chức VKSND năm 2002, Luật tổ chức TAND năm 2002, Bộ luật Tố tụng hình sư năm 2003.... có nội dung liên quan đến hoạt động điều tra khác trước vì vậy ngày 20 tháng 8 năm 2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.

Việc xây dựng Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:

- Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 phải là công cụ pháp lý bảo đảm cho các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phát hiện kịp thời, xử lý đúng pháp luật mọi hành vi phạm tội, khắc phục tình trạng oan sai, bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Quán triệt và thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng về tổ chức va hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, cơ quan điều tra nói riêng được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt trong Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Nghị quyết 08/NQ-TW đã xác định rõ “Bộ Công an cần thống nhất chỉ huy các cơ quan điều tra thuộc Bộ; mỗi đơn vị, bộ phận thuộc cơ quan điều tra cần được tổ chức, phân công chuyên sâu về từng lĩnh vực và quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, đặc biệt là quyền hạn, trách nhiệm của từng chức danh trong cơ quan điều tra; kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra và trinh sát; nghiên cứu sáp nhập các cơ quan điều tra thuộc Công an ở địa phương. Có phương án đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan điều tra trong quân đội phù

62

hợp với hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra của Nhà nước. Ở ngành Kiểm sát chỉ tổ chức cơ quan điều tra tại VKSND tối cao để điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp”[9].

Nghị quyết số 49-NQ/TW tiếp tục chỉ đạo “Xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo hướng cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tất cả các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ và tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của cơ quan điều chuyên trách. Trước mắt, tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự”[8].

Thực hiện CCTP theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 và gần đây là Kết luận số 79-KL/TW ngày 28 tháng 7 năm 2010, các cơ quan điều tra đã từng bước sắp xếp, tổ chức lại theo hướng khoa học hơn.

Về thẩm quyền điều tra Các cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng và Cơ quan điều tra VKSND tối cao, hiện nay Bộ Công an đang quản lý các cơ quan điều tra thuộc Bộ, đã và đang tiến hành việc sáp nhập các cơ quan điều tra thuộc công an địa phương. Các cơ quan điều tra thuộc Bộ Quốc phòng điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, Cơ quan điều tra trong quân đội đang từng bước đổi mới; Tổ chức cơ quan điều tra ở VKSND tối cao chỉ điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp và thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Các cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng khi làm nhiệm vụ mà phát hiện hành vi phạm tội đến mức truy cấp hình sự thì có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện

63

hành vi phạm tội nghiêm trọng, phức tạp thì các cơ quan này có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Về đội ngũ cán bộ: Cơ quan điều tra thuộc lực lượng Công an nhân dân có

32.592 cán bộ, chiến sĩ làm công tác điều tra, trong đó có 13.321 Điều tra viên có trình độ đại học An ninh hoặc Đại học Cảnh sát hoặc Đại học Luật trở lên. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có 673 người, gồm Điều tra viên các cấp và trợ lý điều tra hình sự, 100% có trình độ đại học, cao đẳng trở lên [15].

Về công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Trong những năm vừa qua tình hình an

ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội trên toàn quốc vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Nhìn chung công tác điều tra đạt chất lượng tốt, phần lớn các vụ án đều có kết luận điều tra, đề nghị truy tố được thực hiện trong thời gian luật định; các vụ án đình chỉ được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của pháp luật; không có vụ nào oan, sai. Để làm tốt công tác phát hiện tội phạm, nâng cao chất lượng hoạt động điều tra phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, lực lượng công an đã tiến hành tổng kết 10 năm công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, tổng kết quá trình thực hiện Pháp lệnh điều tra hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến về đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Về kết quả hoạt động điều tra của cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra từ năm 2005 đến tháng 6/2013.

Cơ quan điều tra trong công an:

Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã tiếp nhận, giải quyết 670.953 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (chiếm trên 98,2% số tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc trách nhiệm giải quyết của lược lượng Công an nhân dân, trên 96% số lượng tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cả nước). Từ kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố, điều tra 603.360 vụ, 938.018 bị can (chiếm tỷ lệ 98,8% số vụ án với 98,3% số bị can thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân).

64

Kết quả xử lý: so với trước khi thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (giai đoạn 1990 – 2001), chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra đã được nâng cao; đã kết thúc điều tra đề nghị truy tố 508.752 vụ với 878.934 bị can, đạt 84,3% số vụ án và 97,3% số bị can (giai đoạn 1990 – 2001 là 80% về số vụ và 77% số bị can), đặc biệt là điều tra, khám phá nhiều vụ án lớn, phức tạp, nghiêm trọng, triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm nguy hiểm, có tổ chức, xuyên quốc gia. Đình chỉ điều tra 2,2% số vụ và 1,9% số bị can (giai đoạn 1990 – 2001 là 4,5% số vụ và 6% số bị can) tạm đình chỉ điều tra 64.802 vụ với 29.329 bị can, chiếm tỷ lệ 10,7% số vụ, 3,1 % số bị can (giai đoạn 1990 – 2001 là 6,97% số vụ và 6,18% số bị can).

Cơ quan An ninh điều tra các cấp đã tiếp nhận 122.985 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (chiếm trên 1,8 % số lượng tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân, 1,1% số lượng tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cả nước). Từ kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm về kiến nghị khởi tố, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố, điều tra 6.967 vụ với 15.625 bị can (chiếm tỉ lệ 1,2% số vụ án, 1,7% số bị can thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân).

Kết quả xử lý: chất lượng điều tra ngày càng được bảo đảm, thời hạn điều tra được rút ngắn; đã kết thúc điều tra đề nghị truy tố 5.271 vụ với 13.044 bị can, đạt 75,66% về số vụ và 83,34% về số bị can, so với trước khi ban hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 có thấp hơn về tỷ lệ án nhưng cao hơn về tỷ lệ bị can (gia đoạn 1990 – 2001: đạt 86% về số vụ và 81% số bị can). Án đình chỉ điều tra là 246 vụ với 706 bị can (chiếm 3,97 % về số vụ và 5,1% số bị can), án tạm đình chỉ điều tra là 511 vụ với 322 bị can (chiếm 8,25% số vụ, 2,31% số bị can) so với trước khi thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã giảm. Các vụ án đình chỉ điều tra do yêu cầu chính trị, không có trường hợp nào đình chỉ vì oan.

Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân

Cơ quan điều tra hình sự tiếp nhận, giải quyết 8.952 tin (chiếm khoảng 70,6% số lượng tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc trách nhiệm giải quyết của Cơ quan điều tra trong Quân đội, 0,5% của cả nước). Qua điều tra,

65

xác minh Cơ quan điều tra hình sự khởi tố, điều tra 2.685 vụ với 3.871 bị can (chiếm tỉ lệ 99,5% số vụ, 99,6% số bị can thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra trong Quân đội)

Kết quả xử lý của Cơ quan điều tra hình sự: kết luận điều tra đề nghị truy tố 2.263 vụ án với 3.832 bị can (chiếm tỷ lệ 84,2% số vụ và 99 % số bị can); đình chỉ điều tra 170 vụ án với 155 bị can (chiếm tỷ lệ 7,5% số vụ án và 4% số bị can, đình chỉ vì các lý do: người bị rút đơn yêu cầu khởi tố, hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; người thực hiện hành vi phạm tội chết, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự...); tạm đình chỉ điều tra 269 vụ án với 91 bị can (chiếm tỷ lệ 11,8% số vụ và 2,3 số bị can, căn cứ tạm đình chỉ là hết thời hạn điều tra chưa xác định được hoặc chưa bắt được bị can); điều tra bổ sung 73 vụ với 116 bị can. Hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Cơ quan An ninh điều tra tiếp nhận, xử lý 3.697 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (chiếm tỷ lệ 20% số lượng tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Quân đội và 0,2% tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cả nước). Qua điều tra, xác minh, Cơ quan An ninh điều tra khởi tố 11 vụ với 20 bị can (chiếm tỷ lệ 0,5% số vụ, 0,4% số bị can thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội.

Kết quả xử lý của Cơ quan An ninh điều tra: kết luận điều tra đề nghị truy tố 11 vụ với 20 bị can, bảo đảm đúng pháp luật.

Cơ quan điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ quan điều trao ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố, điều tra 250 vụ với 321 bị can. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự Trung ương đã khởi tố, điều tra 6 vụ với 7 bị can, trong đó:

Điều tra không đúng thẩm quyền: theo Báo cáo số 974/VKSNDTC-C6 ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, từ khi triển khai thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra Hình sự năm 2004 đến năm 2010, trong số 102 vụ án hình sự mà Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố có 57 vụ

66

(55,8%) không đúng thẩm quyền điều tra, cụ thể là 22 vụ đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; 7 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 11 vụ thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng, 7 vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 5 vụ lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 1 vụ giả mạo công tác; 2 vụ tham ô tài sản; 2 vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự đã điều tra 2 vụ không đúng thẩm quyền, trong đó có 1 vụ về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ và tham ô tài sản, 1 vụ về tội đưa và nhận hối lộ.

Tỷ lệ án đình chỉ điều tra: thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng 46 vụ án hình sự mả Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố, điều tra có liên quan đến cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân, đã đình chỉ điều tra 9 vụ (19,5%) theo Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999. Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương đình chỉ điều tra 2 vụ (50%).

Cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Bộ đội biên phòng đã tiến hành khởi tố, điều tra ban đầu 9.283 vụ án với 10.812 bị can, chủ yếu về các tội: xuất, nhập cảnh trái phép, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Lực lượng Cành sát biển đã khởi tố, điều tra ban đầu 64 vụ án chủ yếu về các

Một phần của tài liệu Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)