2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các các cơ quan tƣ pháp trƣớc yêu cầu bảo vệ công lý ở Việt Nam
2.1.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ công lý bảo vệ công lý
2.1.1.1. Vị trí vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ công lý
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp mới, theo đó cùng với việc xác định bản chất “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân vì Nhân dân” và nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” thì tại Điều 102 của Hiến pháp đã quy định: “ TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; TAND gồm TAND tối cao và các Tòa án khác do luật định; TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ” [28].
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 là bản Hiến pháp đầu tiên xác định Tòa án là cơ quan xét xử và là trung tâm của hoạt động tư pháp, thể hiện sự phân công quyền lực nhà nước, đề cao trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp; Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trước hết, chúng ta đều biết rằng, quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp tạo ra quyền lực thống nhất của một nhà nước, trong đó quyền tư pháp có chức năng, mục đích giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh do Tòa án thực hiện nhằm đưa
40
ra phán xét mang tính quyền lực nhà nước. Ngoài ra, trong một nhà nước pháp quyền với các đặc trưng cơ bản là thượng tôn pháp luật, bảo đảm công lý và tôn trọng quyền con người thì mọi quyết định của nhà nước có liên quan đến việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong những trường hợp cụ thể đều phải do cơ quan thực hiện quyền tư pháp xác định và điều chỉnh.
Tòa án được coi và trở thành biểu tượng cho người dân vào công lý của nhà nước. Xét xử là khâu trung tâm của quá trình thực thi quyền tư pháp. Cùng với đó, Tòa án là cơ quan đại diện trung tâm và đầy đủ nhất của quyền tư pháp. Không có cơ quan nào trong hệ thống quyền lực nhà nước có thể đảm nhiệm đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và khôi phục các quyền đã bị xâm phạm như tòa án. Xét xử là khâu trung tâm của quyền tư pháp bởi lẽ, hoạt động xét xử là hoạt động trực tiếp bảo vệ công lý. Tòa án không chỉ phán xét tính hợp pháp mà còn cả tính đúng đắn của hành vi. Vì vậy, ngoài căn cứ vào pháp luật khi xét xử, tòa án còn căn cứ vào công lý.
Trong nhà nước pháp quyền, các tranh chấp trong xã hội cần thiết được phán xét tại tòa án. Tòa án được coi như là giới hạn cuối cùng cho những hành vi vi phạm hay những tranh chấp không có lời kết cuối cùng. Việc người dân ngày càng kiện tụng nhiều tại tòa, xét ở góc độ nhà nước pháp quyền là một dấu hiệu đáng mừng ở sự ủng hộ, niềm tin của họ vào ngành tư pháp, vào công lý mà ngành tư pháp có thể mang lại cho họ. Trong một nhà nước pháp quyền, khi mà pháp luật được đặt ở vị trí cao hơn chính trị, thì các tranh chấp chính trị cũng phải được giải quyết tại tòa và được xử lý và phán xét trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Phán quyết của Tòa án, bất kể là tòa án địa phương hay tòa án trung ương đều nhân danh quyền lực nhà nước. Không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được kết tội một công dân, ngoại trừ tòa án. Nhà nước cũng không cho phép công dân tự xử mình. Chỉ có tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nước phán xét một người có tội hay không có tội Tòa án nhân danh công lý, áp dụng pháp luật linh hoạt để sao cho công bằng không bị bóp méo theo điều cứng nhắc, đóng khung của pháp luật. Một nguyên tắc được thừa nhận chung của nền văn minh pháp lý nhân loại là: không ai bị coi là có tội
41
cũng như phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu tòa án hay bản thân thẩm phán phải chịu sự chi phối hay ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức không có chức năng xét xử, thì việc xét xử công bằng sẽ không có điều kiện cho việc đảm bảo thực hiện.
Khác với lập pháp và hành pháp, hoạt động tư pháp không những nhân danh Nhà nước mà còn nhân danh công lý. Tư pháp không chỉ phán xét tính hợp pháp mà còn cả tính đúng đắn của hành vi. Chủ thể của hoạt động tư pháp không chỉ căn cứ vào pháp luật mà còn căn cứ vào công lý, nhất là đối với các vụ án hình sự. Khi đó, tư pháp chỉ nhân danh Nhà nước thì không đúng với bản chất của hoạt động tư pháp, sẽ có sự thiên lệch, cho nên tòa án còn phải nhân danh công lý. Trong nhiều trường hợp, nhân danh Nhà nước cũng là nhân danh công lý.
Sự không thể thiếu được hoạt động xét xử trong hoạt động của nhà nước là là sự gắn bó chặt chẽ đến mức độ không thể thiếu được giữa công lý và quyền lực đã được nhà văn hào Pascal đặt ra cách đây khoảng 500 năm trước: “Công lý không dựa và quyền lực thì bất lực; quyền lực không đi đôi với công lý thì tàn bạo. Vì vậy cần phải kết hợp giữa công lý và quyền lực, và mục đích này, phải làm thế nào cho những điều hợp công lý phải có đủ quyền lực; hay những điều dựa vào quyền lực phải hợp với công lý” [16].
Công lý sẽ mãi chỉ nằm ở đâu đó, không đến được với người dân nếu không bằng hoạt xét xử của tòa án. Điều đó giải thích tại sao biểu tượng của tòa án là nữ thần công lý tượng trưng cho vô tư, công bằng, lẽ phải và sự trừng phạt. Hoạt động xét xử của toà án nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công lý, đồng thời quyền tiếp cận công công lý là thước đo hoạt động đã đạt chuẩn công lý với đủ tư cách đại diện cho công lý hay chưa? Hoạt động xét xử là hoạt động trực tiếp bảo vệ công lý. Tòa án không chỉ phán xét tính hợp pháp mà còn cả tính đúng đắn của hành vi. Vì vậy, ngoài căn cứ vào pháp luật, khi xét xử, tòa án còn căn cứ vào công lý. Biểu hiện của công lý chính là sự công bằng, khách quan.
2.1.1.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
42
gồm: TAND tối cao, các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các TAND huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tính đến 30 tháng 6 năm 2013, cả nước có 764 TAND, bao gồm: TAND tối cao, 63 TAND cấp tỉnh và 698 TAND cấp huyện (riêng huyện đảo Hoàng sa và Trường sa chưa có Tòa án) [4]. Tổ chức và hoạt động của ngành TAND đã có sự thay đổi quan trọng. Về thẩm quyền, bên cạnh các vụ việc về hình sự và dân sự, Tòa án được giao giải quyết các khiếu kiện hành chính; các vấn đề liên quan đến trọng tài thương mại, xem xét, quyết định áp dụng một số biện pháp xử lý hành chính; thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp huyện cũng từng bước được mở rộng... Về tổ chức, đã thành lập thêm các Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động ở cấp tỉnh và TAND tối cao, bỏ Ủy ban thẩm phán trong cơ cấu tổ chức của TAND tối cao, giao lại việc quản lý Tòa án địa phương và các Tòa án quân sự về mặt tổ chức cho Chánh án TAND tối cao...
Từ năm 2005 đến năm 2013 TAND đã giải quyết 1.885.108 vụ án các loại trong tổng số 1.969.871 vụ án thụ lý, đạt tỷ lệ 96%. Trung bình mỗi năm toàn ngành phải giải quyết 250.000 vụ án các loại, trong những năm gần đây là trên 300.000 vụ/năm. Nếu so với năm 2006, thì năm 2012, số vụ án toàn ngành đã thụ lý tăng 128.249 vụ, giải quyết tăng 138.894 vụ [4].
Việc chấp hành quy định của pháp luật về thời hạn xét xử được Tòa án thực hiện khá nghiêm túc, trong công tác xét xử các vụ án hình sự hầu như không có án quá hạn luật định; tình trạng để các vụ việc dân sự quá thời hạn xét xử ở một số Tòa án địa phương đã được quan tâm tìm ra các giải pháp để từng bước khắc phục có hiệu quả. Chất lượng xét xử tiếp tục được đảm bảo và có những tiến bộ nhất định, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa lỗi do chủ quan của Thẩm phán năm sau thường thấp hơn năm trước. Mặc dù tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chưa giảm mạnh rõ rệt, nhưng đã hạn chế đến mức thấp nhất những vụ án có sai lầm nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.
Về xét xử các vụ án hình sự
Từ năm 2005 đến năm 2010 Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 80.104 vụ án với 138.823 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 78.343 vụ án với
43
134.717 bị cáo, đạt 97,8% số vụ và 97% số bị cáo. Trong đó, giải quyết, xét xử các thủ tục sơ thẩm 65.462 vụ với 114.344 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 12.687 vụ với 20.079 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 194 vụ với 294 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 0,71% (do nguyên nhân chủ quan là 0,38% và do nguyên nhân khách quan là 0,33%), bị sửa là 4,21% (do nguyên nhân chủ quan là 0,54% và do nguyên nhân khách quan là 3,67%). So với năm trước, tỷ lệ các bản án quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan tăng 0, 21%, tỷ lệ bị sửa giảm 0,16% [44].
Việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp kết án oan người không có tội, cụ thể trong 08 năm từ năm 2005 đến năm 2013 chỉ có 04 trường hợp, giảm hơn nhiều so với các năm trước. Đối với các vụ án lớn, trọng điểm, các Tòa án đều phối hợp rất chặt chẽ với các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để sớm hoàn tất hồ sơ đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cũng như cả nước. Đặc biệt, thực hiện cuộc đấu tranh, phòng chống tham nhũng. Tòa án các cấp đã xét xử nghiêm minh đối với loại tội phạm này, từ khi thực hiện Nghị quyết 49, các Tòa án đã xét xử 2.781 vụ án với 6.671 bị cáo phạm tội tham nhũng; trong 03 năm 2011, 2012 và 2013 (tính từ ngày 01/10/2010 đến hết tháng 9/2013) toàn ngành TAND đã thụ lý, giải quyết tổng số 1.129 vụ án/2.633 bị cáo bị truy tố về các tội tham nhũng. Số lượng các vụ án tham nhũng được xét xử năm sau tăng hơn so với năm trước; cụ thể: năm 2011 toàn ngành TAND xét xử 220 vụ/485 bị cáo; năm 2012 toàn ngành TAND xét xử 247 vụ/515 bị cáo (tăng so với năm 2011 là 27 vụ/30 bị cáo) và năm 2013 xét xử 281 vụ/552 bị cáo (tăng so với năm 2012 là 34 vụ/ 37 bị cáo), trong đó có các vụ án điển hình như: Vụ án Mai Văn Dâu và các đồng phạm khác ở Bộ Thương mại, vụ án Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng Giám đốc ban quản lý các dự án – PMU 18.... Mặc dù còn có khó khăn về kinh phí, nhưng các Tòa án đã quan tâm và làm tốt việc tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương nơi xảy ra vụ án, thông qua đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quần chúng, nhân dân và phục vụ yêu cầu chính trị tại địa phương. Trung bình mỗi năm,
44
Tòa án các cấp đã tổ chức khoảng 5.000 phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương nơi xảy ra vụ án, những năm gần đây là khoảng 7.000 phiên tòa lưu động/năm [4].
Về xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Từ năm 2005 đến năm 2010 Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 214.174 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 194.358 vụ việc, đạt 90,7%. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sở thẩm 177.417 vụ việc; theo thủ tục phúc thẩm 15.893 vụ việc và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 1.048 vụ việc. Các Toà án nhân dân địa phương đã thụ lý 154 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản; đã ra 135 quyết định mở thủ tục phá sản, 5 quyết định không mở thủ tục phá sản và trả lại đơn yêu cầu đối với 4 trường hợp; 10 trường hợp còn đang được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 1,55% (do nguyên nhân chủ quan là 1,42% và do nguyên nhân khách quan là 0,13%), bị sửa là 2,64% (do nguyên nhân chủ quan là 1,91% và do nguyên nhân khách quan 0,73%). So với năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan tăng 0,14% bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,39% [44].
Về xét xử các vụ án kinh tế, lao động, hành chính.
Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.557 vụ án; đã giải quyết, xét xử được 1.299 vụ, đạt 83,4%. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 869 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 403 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 27 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 6,92% (do nguyên nhân chủ quan là 5,85% và do nguyên nhân khách quan là 1,07%), bị sửa là 4,77% (do nguyên nhân chủ quan là 4,31% và do nguyên nhân khách quan là 0,46%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ tăng 2,33% và tỷ lệ bị sửa giảm 1,23% [44].
Về công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự và vụ án hành chính, các Tòa án cũng có nhiều cố gắng, nên chất lượng giải quyết, xét xử có tiến bộ, việc giải quyết vụ án cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, trong quá trình giải quyết, cùng với việc hướng dẫn các đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ về cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, các Toà án còn tích cực tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, trưng cầu giám định, uỷ thác điều tra... trong những trường hợp cần thiết hoặc
45
theo yêu cầu của đương sự để củng cố, bổ sung chứng cứ nhằm giải quyết vụ án đúng pháp luật. Qua đó bảo vệ kịp thời các quyền, lợi ích chính đáng của Nhà nước, tổ chức và công dân. Các Tòa án đã quan tâm làm tốt công tác hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và tổ chức đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính, giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng và qua đó góp phần hàn gắn, củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ