Thực trạng tổ chức và hoạt động Các cơ quan Bổ trợ tư pháp

Một phần của tài liệu Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam (Trang 74)

Bổ trợ tư pháp là hoạt động trợ giúp, tạo điều kiện cho hoạt động tư pháp được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, chính xác bằng cách cung cấp hồ sơ , chứng cứ, phản biện cho các khâu trong quá trình điều tra , truy tố, xét xử, đồng thời giúp cho cá nhân công dân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ḿnh . Các hoạt động bổ trợ tư pháp bao gồm hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, giám định, công chứng, lý lịch tư pháp. Trong đó luật sư và giám định tư pháp là hai hoạt động điển hình nhất của bổ trợ tư pháp, có liên quan trực tiếp đến việc xét xử của tòa án và bảo vệ quyền con người.

2.1.4.1. Giám định tư pháp

Công lý đòi hỏi các quyết định của cơ quan điều tra, cơ quan công tố và các quyết định, phán quyết của Tòa án phải có đầy đủ cơ sở pháp lý. Các cơ sở pháp lý

69

phải được trình bày một cách rõ ràng, minh bạch, có hệ thống và không thể bác bỏ được trong các quyết định, phán quyết của các cơ quan tư pháp. Điều này làm cho các quyết định, phán quyết có tính chính xác, đúng pháp luật Những kết luận giám định tư pháp được tiến hành đúng theo trình tự, thủ tục pháp luật và phù hợp với sự thật khách quan có tác dụng rất lớn cho việc khẳng định tính chắc chắn của các căn cứ pháp lý khi các cơ quan tư pháp đưa ra quyết định, phán quyết. Sau khi Bộ luật TTHS ban hành, để tạo lập hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng, ngày 20 tháng 6 năm 2012 Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Giám định tư pháp. Để tổ chức thi hành Luật, Chính phủ đã thông qua Nghị định số 85/2013/NĐ- CP, ngày 29 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1549/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 10 năm 2012 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, khẩn trương đưa Luật vào cuộc sống, thúc đẩy hoạt động giám định tư pháp phát triển. Luật Giám định tư pháp đã được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp và CCTP đang đặt ra. Luật Giám định tư pháp đã khắc phục những bất cập trong tổ chức và hoạt động của Giám đinh tư pháp, theo quy định của Luật này thi các tổ chức giám định tư pháp công lập pháp y được thành lập trong 3 lĩnh vực: pháp y, tâm thần và kỹ thuật hình sự. Tiêu chuẩn của đội ngũ giám định viên cũng đã được quy định đầy đủ, rõ ràng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ này ngày càng tăng lên.

Ở Trung ương, hiện nay có 4 tổ chức giám định là Viện Pháp Y quốc gia, Viện Pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế; Viện Pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng và Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an. Ở địa phương, cả nước có 47/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Trung tâm giám định pháp y thuộc Sở Y tế; có 16/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Phòng Giám định pháp y thuộc Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh. Số lượng giám định viên thuộc các lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp chuyên trách tăng lên. Tính đến năm 2013 thì có 4.095 người được bổ nhiệm là giám định viên theo đúng tiêu chuẩn luật định, số lượng giám định viên theo vụ việc tăng lên 990 người.

70

Bảng 2.1: Số lượng của đội ngũ giám định viên tư pháp [2]

STT Năm Số lƣợng Giám định viên Số lƣợng Giám định viên tƣ pháp theo vụ việc

1 2005 148 45 2 2006 1.428 105 3 2007 2.107 161 4 2008 2.567 359 5 2009 2.861 422 6 2010 3.296 519 7 2011 3.679 619 8 2012 4.095 774 9 2013 4.095 990

Về hoạt động Giám định tư pháp theo số liệu của các địa phương, từ ngày 1/10/2012 đến 30/9/2013, tổng số các vụ việc giám định là 114.185 vụ, trong đó giám định theo yêu cầu của cơ quan tố tụng là 89.275 vụ và 24.910 vụ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức theo hình thức dịch vụ [2].

Hoạt động giám định tư pháp đã thu được một số thành tựu đáng kể, song vẫn còn một số hạn chế:

Sự thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động này. Sau 2 năm thi hành Luật Giám định tư pháp, hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa được ban hành đầy đủ, dẫn đến nhiều quy định chưa thực sự đi vào cuộc sống. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp về tiêu chuẩn giám định viên, quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp, thời gian thực hiện giám định... còn chậm, dẫn đến khó khăn cho cơ quan tố tụng trong việc giải quyết các vụ án. Việc củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập ở một số ngành, địa phương và việc giám định đối với một số vụ án tham nhũng trong các lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, đất đai còn chậm..., kết quả giám định có trường hợp còn khác nhau, chung chung, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc giải quyết dứt điểm vụ án.

71

Chất lượng kết luận giám định trong một số trường hợp chưa bảo đảm, một số kết luận còn chung chung, mập mờ, không rõ ràng, không trả lời cụ thể câu hỏi của cơ quan trưng cầu đặt ra, mà nêu “chỉ có giá trị tham khảo”, không khẳng định rõ đúng sai và có dấu hiệu né tránh khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Vẫn còn xuất hiện những biểu hiện cán bộ giám định tư pháp có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, cố ý làm sai kết quả giám định. Đáng lo ngại nhất là có hiện tượng “chạy” giám định tư pháp để thoát tội nên đã xảy ra chuyện kết luận giám định nhiều lần, nhận xét chung chung, né tránh, không rõ ràng, mỗi lần giám định lại cho kết quả khác nhau.

Nhiều vụ việc trưng cầu giám định nhưng thời gian kéo dài, kết luận giám định “đá” nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tố tụng của vụ án. Việc củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập còn chậm trễ, đến nay vẫn còn đến 16 địa phương chưa thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập.

- Mặc dù trình tự, thủ tục giám định tư pháp tuy đã được cải tiến, nhưng vẫn chưa hết phiền hà. Không ít người bị thương tích do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng không được cơ quan tư pháp cho đi giám định thương tật kịp thời, dẫn đến việc kết luận tỷ lệ phần trăm thương tật thiếu chính xác, ảnh hưởng quá trình xử lý vụ án.

2.1.4.2. Hoạt động của Luật sư

Trong hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử được coi là khâu trọng tâm vì ở đây biểu hiện sự tập trung và thể hiện đầy đủ quyền tư pháp, là hoạt động trên cơ sở kết quả điều tra, truy tố và bào chữa, Tòa án nhân danh Nhà nước đưa ra phán xét một người là có tội hay không có tội. Tính chính xác, khách quan, hợp pháp của sự phán xét, cũng như sự bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều tra, truy tố và xét xử từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, hoạt động tích cực của luật sư với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo cũng góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ công lý. Hoạt động của luật sư tuy không phải là hoạt động tư pháp, nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp. Hoạt động của luật sư có thể xem như một công

72

cụ hữu hiệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Như vậy, có thể nói tranh tụng là một mắt xích quan trọng trong CCTP. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của nước ta khi thể chế hóa chủ trương của Đảng về CCTP theo tinh thần Nghị quyết của Bộ chính trị số 08- NQ/TW tại các quy định khác nhau đã khẳng định các nguyên tắc như: “…bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; Việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa; các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng...”. Qua nhiều năm thực hiện đường lối của Đảng cũng như áp dụng các quy định pháp luật, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố và xét xử phần nào đó chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CCTP. Trước tình hình đó, để khắc phục những bất cập tồn tại, Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 49- NQ/TW về chiến lược CCTP đến năm 2020 và tiếp tục khẳng định: Một trong những nhiệm vụ cụ thể của CCTP là “… xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các

phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [8]. Điều này cho

thấy các nghị quyết của Bộ chính trị đã xác định việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động có tính cấp thiết và mang tính quyết định đối với việc đổi mới hoạt động tư pháp.

Như chúng ta biết, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động tổng thành của ba chức năng cơ bản: chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội (bào chữa) và chức năng xét xử. Cả ba chức năng này có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau và không thể tách rời nhau. Có chức năng buộc tội mà không có chức năng gỡ tội thì hoạt động tố tụng sẽ mang tính đơn chiều và quy buộc chứ không phải là tranh tụng. Tố tụng hình sự không được thừa nhận là dân chủ khi chức năng buộc tội không có đối trọng là chức năng gỡ tội. Sự đối trọng, phản biện của hoạt động bào chữa đối với hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng buộc tội (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) chính là yếu tố hạn chế sai lầm, hạn chế làm oan người vô tội.

73

Đảng rất chú trọng công tác cải cách tổ chức và hoạt động luật sư. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2-1-2002 của Bộ chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của luật sư và đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm hoạt động của luật sư trong tố tụng. Nghị quyết đã nêu rõ: “nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người

tham gia tố tụng khác”; “các cơ quan tư pháp có trách nhiệm để luật sư tham gia

vào quá trình tố tụng; tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa…”. Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đề ra nghị quyết: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư… phù hợp với chủ trương xã hội hóa, kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ trong tư vấn và trong tố tụng…”.

Để thực hiện những nhiệm vụ mà Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đòi hỏi phải bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của cơ quan tư pháp và luật sư theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đồng thời xác định rõ vị trí của luật sư trong hoạt động tư pháp. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về “ Chiến lược CCTP đến năm 2020” nêu rõ:“Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế để luật sư thực hiện tốt tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát

huy chế độ tự quản của luật sư đối với các tổ chức thành viên của mình”[8].

Vấn đề bảo đảm quyền tiếp cận công lý của người dân được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, các hoạt động nghề nghiệp của Luật sư ngày càng thuận lợi; số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức của tổ chức của đội ngũ luật sư ngày càng được nâng cao. Về số lượng Luật sư tính đến tháng 6 năm 2013 Bộ Tư pháp đã cấp 9.906 Chứng chỉ hành nghề luật sư. Hiện nay đã có khoảng 8.500 người có Chứng chỉ đã gia nhập Đoàn luật sư, trong đó có gần 8.000 người được cấp thẻ luật sư;

74

khoảng 3.500 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động trong gần 3.200 tổ chức hành nghề luật sư. Kể từ khi Luật sư được ban hành cho đến nay, đội ngũ luật sư Việt Nam đã tăng thêm 4.000 người (tăng hơn 250,78%).

Cùng với sự phát triển về số lượng, trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang từng bước được nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa hoạt động luật sư. Số Luật sư có trình độ cử nhân luật trở lên chiếm 99%; số luật sư đã qua đào tạo nghề luật sư chiếm hơn 75% tổng số luật sư của cả nước, đã hình thành được một số công ty luật lớn, hoạt động chuyên nghiệp, có khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài trong khu vực, số luật sư đào tạo bài bản, đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng phát triển [2].

Bảng 2.2: Số liệu thống kê về hoạt động của luật sư từ năm 2005 đến Tháng 6 năm 2013 [2]

STT NĂM

LUẬT SƯ

TRONG NƯỚC NGOÀI NƯỚC

Số tổ chức luật sƣ hành nghề tại địa phƣơng Số Luật sƣ hành nghề tại địa phƣơng

Số việc thực hiện (việc) Tổng số Trong đó Số việc tham gia tố tụng Số việc tham gia tƣ vấn Số việc khác 1 2005 839 1883 - - - - 2 2006 1.300 1.958 - - - - 3 2007 1.502 4.008 49.938 14.830 27.821 7.287 26 136 4 2008 1.502 4.600 54.794 16.467 31.903 6.424 26 45 5 2009 1.800 5.580 73.242 18.732 39.149 15.361 34 42 6 2010 2.461 6.200 75.859 20.041 44.405 11.413 76 97 7 2011 2.831 7.072 137.624 33.879 69.172 34.573 56 228 8 2012 3.055 7.622 135.339 46.543 50.316 38.480 66 154 9 T6/ 2013 3.165 8.500 - - - -

75

Về kết quả hoạt động

Từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2013, đội ngũ luật sư đã tham gia gần 120.000 vụ việc hình sự; hơn 80.000 vụ dân sự, gần 7.000 vụ án kinh tế; 4.000 vụ lao động; 6.000 vụ hành chính; 320.000 vụ tư vấn pháp luật và 75.000 vụ việc về dịch vụ pháp lý khác. So với số lượng vụ án và vụ việc mà Tòa án đã giải quyết thì số lượng vụ án hình sự có luật sư đã tham gia đạt tỷ lệ 21,44%; số lượng về dân sự và hôn nhân gia đình chiếm 6,8%; số vụ việc về hành chính chiếm 75,6%. Trong những năm gần đây đội ngũ luật sư đã đảm nhận 100% việc bào chữa trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu [3].

Từ tháng 5/2009 đến tháng 6 năm 2013 số lượng vụ việc dân sự luật sư tham

Một phần của tài liệu Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)