Về chức năng nhiệm vụ của VKSND: quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định: “VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Để thể chế hóa quy định của Hiến pháp cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức VKSND: tại Kết luận số 79-KL/TW xác định rõ các quan điểm, phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo đó đối với tổ chức bộ máy của VKSND thành bốn cấp, phù hợp với hệ thống tổ chức của TAND… Cụ thể là: VKSND khu vực (số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của TAND sơ thẩm khu vực); VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; VKSND cấp cao (số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của TAND cấp cao); Viện
98
kiểm sát nhân dân tối cao. Như vậy, theo Kết luận số 79-KL/TW, hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân sẽ có sự đổi mới căn bản, đó là tổ chức theo 4 cấp, trong đó có hai cấp không theo cấp hành chính là VKSND khu vực và VKSND cấp cao. Tuy nhiên, các Nghị quyết của Đảng cũng nhấn mạnh phải “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Do đó, hệ thống tổ chức của VKSND không những phải phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án mà còn phải được tổ chức để đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả trách nhiệm của VKSND trong giai đoạn điều tra.
Theo Hiến pháp năm 2013 “VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.” Do đó, Luật Tổ chức VKSND cần thể hiện rõ hơn vai trò của Viện Kiểm sát trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trên cơ sở đó Luật tổ chức VKSND cần quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, quyền hạn của VKSND theo đúng tinh thần mà Hiến pháp mới đã quy định; hai nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau, khi thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát áp dụng các biện pháp do pháp luật do pháp luật quy định để đưa người phạm tội ra truy tố, xét xử. Khi kiểm sát tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát theo dõi, giám sát, bảo đảm để hoạt động của Cơ quan điều tra và của những người tham gia tố tụng tuân thủ đúng pháp luật; đảm bảo việc ra quyết định tố tụng (bắt giam, khởi tố, truy tố…) phải có căn cứ, đúng pháp luật.
Xác định rõ phạm vi kiểm sát hoạt động tư pháp trong từng lĩnh vực, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; tách bạch rõ vai trò kiểm sát viên thực hành quyền công tố với kiểm sát viên thực hiện công tác kiểm sát hoạt động tư pháp.