Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức là cơ sở để đánh giá kết quả của thí nghiệm, từ đó đưa ra được mật độ ương phù hợp. Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí năng lượng (điện, oxy, dầu), chi phí nhân công,... Doanh thu từ sản phẩm thu được trong quá trình ương giống sau khi đã trừ di chiết khấu bán hàng và chi phí thị trường (10%). Hạch toán hiệu quả kinh tế được thể hiện qua Bảng 3.5.
Bảng 3. 5. Hạch toán hiệu quả kinh tế của quá trình ương giống cấp I
Mật độ ương giống (con/m3) 2.500 5.000 7.500 2.000
Chi phí (triệu đồng) 142,986 275,107 418,018 119,873 Doanh thu (triệu đồng) 235,258 472,538 703,530 189,942
Lãi thuần (triệu đồng) 92,272 197,431 285,512 70,069
Tỷ suất lợi nhuận (%) 64,5%1,80b 71,8%0,37c 68,3%0,85d 58,4%0,41a
a,b,c,d
Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có chữ cái không giống nhau thì khác nhau
có ý nghĩa (P<0,05).
Bảng 3.5 cho thấy, kết quả ương giống cá chình tại các nghiệm thức đều có hiệu quả, lãi thuần đạt cao nhất tại nghiệm thức 7.500 con/m3 (285,512 triệu đồng), thấp nhất ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (70,068 triệu đồng). Hiệu quả đầu tư của mô hình ương cá chình tương đối cao, mật độ ương cao cho hiệu quả cao. Tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở nghiệm thức 5.000 con/m3 (71,8%), thấp nhất ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (58,4%), kiểm định thống kê cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của các nghiệm thức có sự sai khác nhau có ý nghĩa (P<0,05). Ương mật độ cao đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và cơ sở vật chất phải đồng bộ, hiện đại nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành.
Như vậy, quá trình bổ sung oxy nguyên chất làm tăng mật độ ương đồng thời tăng hiệu quả kinh tế. Tuỳ vào điều kiện cơ sở vật chất và khả năng về vốn sản xuất để chọn mật độ ương phù hợp, mật độ 5.000 con/m3 vừa có lợi nhuận cao đồng thời hiệu quả đầu tư cao nhất tương đối phù hợp.