Dự thảo quy trình lưu giữ, vận chuyển và thuần hoá cá chình bột trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật ương giống cá chình hoa (Anguilla Marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trong bể tuần hoàn khép kín, cung cấp oxy nguyên chất (Trang 48)

Qua quá trình tìm hiểu tại các địa điểm khai thác cũng như các chủ thu mua, lưu giữ và buôn bán, đề tài đã đưa ra quy trình lưu giữ và vận chuyển cá chình gồm các bước sau:

Bước 1: Xử lý cá chình tại các địa điểm khai thác

- Nếu số lượng cá nhiều thì gom thu mua ngay tại chỗ và đóng gói vận chuyển đi đến cơ sở ương

- Nếu số lượng cá ít thì cần sử dụng các dụng cụ có thể tích lớn, có sục khí mạnh, thay nước trong các dụng cụ chứa cá, bổ sung thành phần khoáng chất và vitamin vào trong nước như: coforta, vitamin C để giảm stress, sau đó gom số cá thu được vào ngày hôm sau và vận chuyển đến cơ sở ương. Mật độ lưu giữ 10.000 - 15.000 con/m3, DO  5 mg/L, nhiệt độ 26 - 280C. Thời gian lưu giữ khoảng 3 - 4 ngày, nếu không xuất bán được cần san thưa mật độ từ 7.000 - 8.000 con/m3, thay nước hàng ngày 30%, vớt bỏ cá chết.

Bước 2: Đóng gói cá chình bột trắng

- Cá chình trước khi đóng vào túi nilon kích cỡ 60 x 90 cm cần được tắm qua nước sạch đã hạ nhiệt độ xuống 200C và 180C để tránh sốc nhiệt độ. Nước đóng cá được hạ nhiệt độ xuống 180C. Mỗi túi nilon vận chuyển 6.000 - 7.000 con (loại 0,15 - 0,2 g/con). Túi nilon được cho vào thùng xốp, mỗi thùng xốp được cho vào khoảng 0,5 kg đá lạnh được quấn giấy báo và cho vào ngoài túi nilon. Với cách đóng gói này có thể vận chuyển từ 25 - 30 giờ.

Bước 3: Vận chuyển cá chình

- Cá chình được vận chuyển tốt nhất bằng xe lạnh, tuy nhiên với số lượng ít thì được vận chuyển thông qua các xe khách, xe tải. Khi vận chuyển cần hết sức chú ý tránh để vật nặng đề lên thùng xốp, tránh xa các động cơ toả nhiệt của xe.

Bước 4: Thuần hoá cá tại cơ sở ương nuôi

- Cá chình sau quá trình vận chuyển đươc kiểm tra hoạt động và số lượng cá chết trong các túi nilon. Nếu xuất hiện cá chết cần vớt ra ngay, đồng thời bơm lại oxy nguyên chất, ngâm túi nilon trong bể chứa nước ương cá chình khoảng 15 - 20 phút. Sau đó tiến hành thả cá từ từ để cá bơi vào bể. Nước thuần hoá cá chình thường có độ

mặn 10‰, nếu nhiệt độ dưới 280C thì cần nâng nhiệt độ. Thời gian lưu giữ cá chình trong bể thuần dưỡng khoảng 5 - 7 ngày. Phải theo dõi số lượng cá chết, kiểm tra ký sinh trùng và gửi mẫu xét nghiệm vi khuẩn. Trong thời gian này chưa cho cá sử dụng thức ăn.

- Với quy trình trên thì quá trình thực nghiệm tại cơ sở ương giống cá chình của công ty TNHH Nuôi trồng Thuỷ sản Vạn Xuân, tỷ lệ sống cá vận chuyển từ 95 - 99%, tỷ lệ sống cá thuần dưỡng đạt trên 90%.

3.4.2. Dự thảo quy trình ương giống cá chình cấp I

3.4.2.1. Công trình và trang thiết bị 1. Chọn địa điểm

- Chọn vị trí không bị lũ lụt, có nguồn điện ổn định, đường giao thông thuận lợi, an ninh trật tự tốt, vùng đất không nhiễm phèn, gần cơ sở cung cấp thức ăn, thuốc và tiêu thụ sản phẩm.

- Nguồn nước đảm bảo, không chịu ảnh hưởng của hoá chất độc hại, chất thải của các nhà máy, PH = 7 ÷ 8,5; nhiệt độ ít biến đổi dao động từ 27 - 290C

2. Xây dựng bể ương

- Toàn bộ hệ thống được xây dựng trong nhà.

- Kích thước bể ương có thể hình vuông, chữ nhật, diện tích 3 - 5m3, bể có thể xây bằng gạch hoặc làm bằng composite.

- Bể xi măng: Tường bể được xây bằng gạch, đáy láng bê tông, góc bể được láng tròn, có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt, đáy bể nghiêng 2 - 3% về chính giữa để gom chất thải, có nắp đậy ngăn cá thoát ra ngoài.

- Bể làm bằng composite: Bể được gia công hệ thống gom chất thải chính giữa gắn với hệ thống van điều khiển bên ngoài.

3. Trang thiết bị

- Có hệ thống điện 3 pha đảm bảo cung cấp đủ điện cho hoạt động, máy phát dự phòng. - Hệ thống cấp nước: máy bơm, mương dẫn nước, bể chứa nước cấp

- Hệ thống xử lý nước: lọc cơ học, thiết bị khử trùng ozone, lọc sinh học. - Hệ thống thoát nước: hố ga, mương thoát nước, bể chứa nước thải

- Hệ thống cung cấp khí: máy sản xuất oxy, máy nén khí, hệ thống chai oxy dự phòng, thiết bị trộn oxy, đảm bảo lượng khí hòa tan >7mg/L.

- Máy trộn thức ăn tổng hợp để pha trộn thức ăn cho cá

- Sàng cho ăn: làm bằng inox kích thước 0,5m x 0,7m x 0,2m; kích cỡ mắt sàng thay đổi theo kích cỡ cá.

- Sàng cho cá nghỉ ngơi: có cấu tạo giống sàng cho ăn, được đặt gần sát đáy bể cho cá nghỉ ngơi

3.4.2.2. Kỹ thuật ương giống cá chình

1. Chọn giống

- Giống được khai thác vận chuyển kín trong các túi nilon có bơm oxy, nhiệt độ 18-200C.

- Cỡ giống 5.000 - 7.000 con/kg, khoẻ mạnh, đồng đều, tốt nhất đang còn trong suốt, không bị xây xát và loại bỏ hết những cá thể chết.

- Trước khi vận chuyển không cho cá sử dụng thức ăn từ 1 - 2 ngày.

2. Chuẩn bị bể ương

- Bể ương được khử trùng bằng chlorine 30 ppm sau đó vệ sinh sạch sẽ, phơi khô. - Hệ thống lọc sinh học được bố trí các vật liệu lọc như: lưới, san hô, xơ dừa,…

- Lắp đặt thiết bị trộn oxy nguyên chất, máy khử trùng ozone và vận hành bể lọc sinh học trước 45 ngày để kiểm tra hàm lượng oxy hoà tan và nuôi cấy hệ vi sinh trong bể lọc sinh học.

3. Thuần dưỡng giống

- Cá giống sau khi thu mua từ các cơ sở cần được cách ly từ 10 - 15 ngày trong các bể thuần dưỡng có độ mặn 10‰.

- Cá giống được kiểm tra ký sinh trùng, vi khuẩn trước khi đưa vào bể ương, trong thời gian này chưa cho cá sử dụng thức ăn.

4. Thả giống

- Sau khi đã thuần dưỡng, cá được đưa vào thả thử nghiệm trước 1 - 2 ngày để kiểm tra độ an toàn trong môi trường ương.

- Các thao tác cần thực hiện nhẹ nhàng tránh làm mất nhớt. Sau khi thả cá xong, dùng vợt vớt bỏ nhớt bọt, loại bỏ những cá thể yếu.

5. Mật độ thả

- Ương trong hệ thống tuần hoàn kín cung cấp oxy nguyên chất với mật độ 5.000 con/m3 (0,7 - 1kg/m3).

6. Chăm sóc và quản lý bể ương

Sau 2 -3 ngày thả giống, tiến hành cho cá sử dụng thức ăn, trong vòng 7 - 10 ngày cho ăn thức ăn trùn chỉ, sau đó chuyển dần sang sử dụng thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho cá chình giống cấp I.

Cho cá ăn ngày 2 lần: 5 - 6 giờ sáng và 18 giờ chiều, lượng cho căn tuỳ vào khả năng bắt mồi của cá chình, khoảng từ 5 - 10% trọng lượng thân.

- Quản lý bể ương

Hàng ngày ghi nhiệt độ, kiểm tra hàm lượng oxy hoà tan, định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường như: độ kiềm, pH, NO2.

Thường xuyên kiếm tra hệ thống trộn oxy, thiết bị điện đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành

Định kỳ 3 - 4 ngày xả nước thải qua van xả đáy của hộp lọc nước. - Phòng trị bệnh cho cá

+ Phòng bệnh cho cá

Thực hiện quy tắc phòng bệnh tổng hợp.

Quản lý tốt các yếu tố môi trường, vệ sinh đúng qui trình Theo dõi tình trạng sức khoẻ để có biện pháp xử lý kịp thời. + Trị bệnh cho cá

Cá chình thường nhiễm ký sinh trung trên da, mang do đó dẫn tới cá bị mất nhớt, xuất huyết. Duy trì độ mặn 15‰ trong 8 - 10 giờ, sau đó thay nước 80%, bổ sung Vitamin C vào thức ăn.

Cá nhiễm khuẩn dùng kháng sinh Tetracyclin để tắm cho cá liều lượng 250 mg/10lít nước trong 20 - 30 phút. Trộn thuốc Oxytetracyclin liều lượng 3 - 5 g/kg thức ăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật ương giống cá chình hoa (Anguilla Marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trong bể tuần hoàn khép kín, cung cấp oxy nguyên chất (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)