Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật ương giống cá chình hoa (Anguilla Marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trong bể tuần hoàn khép kín, cung cấp oxy nguyên chất (Trang 38)

Thí nghiệm ương giống cá chình được thực hiện trong nhà do đó các yếu tố môi trường được kiểm soát nghiêm ngặt. Ngoài ra, tại mỗi bể nuôi đều được gắn đồng hồ đo nhiệt độ cảm biến, kiểm soát nhiệt độ trong suốt thời gian ương cá chình. Biến động của các yếu tố môi trường được thể hiện qua Bảng 3.2.

Bảng 3. 2. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương giống cấp I cá chình

Mật độ (con/m3) 2.500 5.000 7.500 2.000 Nhiệt độ (0C) 28,50,30 28,80,30 28,90,30 28,60,26 pH 7,20,10 7,30,06 7,30,06 7,30,10 NO2 (mg/L) 5,20,010 5,30,006 5,30,006 5,40,025 NH3 (mg/L) 0,0030,0001 0,0030,0006 0,0030,0006 0,0030,0015 Độ kiềm (mg/L) 62,31,90 62,90,65 63,52,55 59,22,95 DO (mg/L) 7,30,10 7,40,06 7,30,10 7,20,07

Qua Bảng 3.2 cho thấy, các yếu tố môi trường được kiểm soát nằm trong ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của cá chình [39, 5]. Nhiệt độ tại các bể ương giống cá chình không có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 28,2 - 29,20C. Độ pH dao động 7,1 - 7,4; NO2 5,1 - 5,6 (mg/L), DO dao động trên 7 mg/L. Quá trình theo dõi thí nghiệm cho thấy, hàm lượng NH3 rất thấp, chưa đạt tới mức ảnh hưởng đến cá chình. Do các thí nghiệm được bố trí trong nhà nên các yếu tố môi trường được kiểm soát nghiêm ngặt. Hệ thống ương sử dụng nguồn nước từ giếng đã được xử lý qua hệ thống lọc do đó đảm bảo chất lượng. Trong thời gian đầu do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 280C do đó cần phải nâng nhiệt độ trong các bể ương bằng dụng cụ nâng nhiệt để đảm bảo ổn định nhiệt độ.

3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ ương lên TĐTT của cá chình giống cấp I

Sau thời gian ương 05 tháng, kết quả theo dõi tăng trưởng khối lượng trung bình của cá chình giống cấp I được thể hiện qua Hình 3.6.

Hình 3. 7. KLTB cá chình giống cấp I qua thời gian thí nghiệm.

Qua Hình 3.7 cho thấy, khối lượng trung bình (KLTB) của cá chình giống ban đầu gần tương đương nhau (0,15 g/con) và có xu hướng tăng qua thời gian ương. Kiểm định thống kê cho thấy KLTB của cá chình giữa các nghiệm thức không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). KLTB tháng thứ 5 giữa các nghiệm thức 2.500; 5.000; 7.500 và 2.000con/m3 lần lượt là 5,03 g/con; 5,01 g/con; 4,95 g/con và 5,08 g/con.

Hình 3. 8. CDTB của cá chình giống cấp I qua thời gian thí nghiệm.

Qua Hình 3.8 cho thấy chiều dài trung bình (CDTB) của cá chình giống cấp I đầu vào tương đối đồng đều (dao động từ 4,2 - 4,6 cm/con) và có xu hướng tăng theo thời gian ương. Kiểm định thống kê giá trị TB  SE cho thấy CDTB của cá chình qua

các tháng không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức 2.500, 5.000, 7.500 và 2.000 con/m3 (với CDTB tháng thứ 5 tương ứng lần lượt: 13,6; 13,9; 13,7 và 13,9 cm/con) (P>0,05).

Bảng 3. 3. Kết quả tăng trưởng của cá chình giống cấp I

Mật độ (con/m3) 2.500 5.000 7.500 2.000 Ls (cm) 4,200,058 4,500,116 4,600,346 4,400,289 Le (cm) 13,600,231 13,900,401 13,700,401 13,900,231 DGRL (cm/ngày) 0,0630,0012 0,0620,0020 0,0610,0006 0,0630,0003 SGRL (% ngày) 1,4900,0012 1,4900,0231 1,4700,0058 1,4970,0033 Ws (g) 0,1500,0058 0,1570,0033 0,1500,0058 0,1570,0023 We (g) 5,120,087 5,000,058 4,950,087 5,090,0318 DGRW (g/ngày) 0,03300,00115 0,03230,00033 0,03200,00058 0,03270,00120 SGRW (% /ngày) 1,0700,0116 1,0500,0058 1,0500,0116 1,0630,0033

Qua Bảng 3.3 cho thấy, chiều dài ban đầu của cá chình giống gần tương đương nhau (dao động từ 4,2 - 4,6 cm), không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Sau thời gian 05 tháng, chiều dài cá chình thu được cao nhất ở nghiệm thức 5.000 và 2.000 con/m3 (13,9 cm/con), thấp nhất ở nghiệm thức 2.500 con/m3 (13,6 cm/con) không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Chỉ số DGRL và SGRL ở các nghiệm thức không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thông kê (P>0,05).

Khối lượng cá ban đầu khá đồng đều (dao động từ 0,150 - 0,157 g/con). Sau thời gian 05 tháng, KLTB cá chình đạt cao nhất ở nghiệm thức 2.500 con/m3 (5,12 g/con), thấp nhất ở nghiệm nghiệm thức 5.000 con/m3 (4,78 g/con) không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa KLTB cá chình giống của các nghiệm thức. Qua đánh giá chỉ số DGRW và SGRW cũng cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê của các chỉ số tăng trưởng (P>0,05) giữa các nghiệm thức. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Chu Văn Công (2010) khi ương cá chình trong các bể

composite sử dụng nước máy thành phố, thức ăn Đài Loan sau thời gian 06 tháng chỉ đạt chiều dài 10,15 cm/con và khối lượng trung bình 4,95 g/con [5].

Như vậy, mật độ ương giống cá chình chưa có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá chình giống cấp I.

3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ ương giống cá chình lên tỷ lệ sống và FCR

Qua thời gian ương 05 tháng, kết quả theo dõi về tỷ lệ sống và FCR cho kết quả thể hiện tại Bảng 3.4

Bảng 3. 4. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống và FCR của cá chình giống cấp I

Mật độ (con/m3) 2.500 5.000 7.500 2.000

TLS (%) 68,230,504 68,630,240 68,170,145 68,500,404

FCR 2,380,058 2,370,029 2,400,040 2,570,029

Qua Bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ sống của cá chình giống đạt cao nhất ở nghiệm thức 5.000 con/m3 (68,63%), thấp nhất ở nghiệm thức 7.500 con/m3 (65,17%), kiểm định về mặt thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0,05). Quá trình chăm sóc theo dõi cho thấy cá chình bột trắng thường hao hụt nhiều vào giai đoạn trong khoảng 30 - 45 ngày đầu, nguyên nhân cá được đánh bắt bằng các phương tiện thủ công, quá trình chuyển đổi môi trường sống và thức ăn làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá, tỷ lệ hao hụt cao. Theo nghiên cứu của Chu Văn Công (2007b) tỷ lệ chết giai đoạn này có thể lên đến 40 - 45%, do đó TLS của thí nghiệm chỉ đạt 41,5 - 50,5% [4]. Để khắc phục vấn đề này, đề tài đã tiến hành thu mua và vận chuyển theo quy trình và tiến hành thuần hoá trước khi đưa vào ương. Với hướng khắc phục này đã làm giảm tỷ lệ hao hụt và lựa chọn cá giống đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào bể ương. Do đó tỷ lệ hao hụt giai đoạn này chỉ còn khoảng 10%.

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao nhất ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (2,57), thấp nhất ở nghiệm thức 5.000 con/m3 (2,37), kiểm định về mặt thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức 2.500; 5.000 và 7.500 con/m3 nhưng có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trên với nghiệm thức 2.000 con/m3 (P<0,05). Cá chình thường bắt mồi rất nhanh (5 - 10 phút) do đó hiệu quả sử dụng thức ăn cũng chịu sự tác động của tập tính bầy đàn, mật độ cao cá chình nhanh chóng tập trung bắt mồi [39].

3.2.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế của quá trình ương giống cá chình cấp I

Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức là cơ sở để đánh giá kết quả của thí nghiệm, từ đó đưa ra được mật độ ương phù hợp. Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí năng lượng (điện, oxy, dầu), chi phí nhân công,... Doanh thu từ sản phẩm thu được trong quá trình ương giống sau khi đã trừ di chiết khấu bán hàng và chi phí thị trường (10%). Hạch toán hiệu quả kinh tế được thể hiện qua Bảng 3.5.

Bảng 3. 5. Hạch toán hiệu quả kinh tế của quá trình ương giống cấp I

Mật độ ương giống (con/m3) 2.500 5.000 7.500 2.000

Chi phí (triệu đồng) 142,986 275,107 418,018 119,873 Doanh thu (triệu đồng) 235,258 472,538 703,530 189,942

Lãi thuần (triệu đồng) 92,272 197,431 285,512 70,069

Tỷ suất lợi nhuận (%) 64,5%1,80b 71,8%0,37c 68,3%0,85d 58,4%0,41a

a,b,c,d

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có chữ cái không giống nhau thì khác nhau

có ý nghĩa (P<0,05).

Bảng 3.5 cho thấy, kết quả ương giống cá chình tại các nghiệm thức đều có hiệu quả, lãi thuần đạt cao nhất tại nghiệm thức 7.500 con/m3 (285,512 triệu đồng), thấp nhất ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (70,068 triệu đồng). Hiệu quả đầu tư của mô hình ương cá chình tương đối cao, mật độ ương cao cho hiệu quả cao. Tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở nghiệm thức 5.000 con/m3 (71,8%), thấp nhất ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (58,4%), kiểm định thống kê cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của các nghiệm thức có sự sai khác nhau có ý nghĩa (P<0,05). Ương mật độ cao đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và cơ sở vật chất phải đồng bộ, hiện đại nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành.

Như vậy, quá trình bổ sung oxy nguyên chất làm tăng mật độ ương đồng thời tăng hiệu quả kinh tế. Tuỳ vào điều kiện cơ sở vật chất và khả năng về vốn sản xuất để chọn mật độ ương phù hợp, mật độ 5.000 con/m3 vừa có lợi nhuận cao đồng thời hiệu quả đầu tư cao nhất tương đối phù hợp.

3.3. Kết quả thí nghiệm ương giống cá chình cấp II.

3.3.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường của thí nghiệm ương cá chình giống cấp II được thể hiện qua Bảng 3.6.

Bảng 3. 6. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương giống cấp II cá chình

Mật độ (con/m3) 1.000 1.500 2.000 800 Nhiệt độ (0C) 28,70,40 29,00,90 29,11,2 28,70,45 pH 7,30,10 7,20,06 7,40,25 7,40,10 NO2 (mg/L) 6,40,30 6,50,35 6,50,010 6,60,10 NH3 (mg/L) 0,0070,0001 0,00680,0001 0,00710,0001 0,00720,0020 Độ kiềm (mg/L) 71,20,70 71,93,60 72,63,65 67,62,05 DO (mg/L) 7,40,10 7,50,25 7,40,15 7,30,06

Qua Bảng 3.6 cho thấy, các yếu tố môi trường được kiểm soát nằm trong ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của cá chình. Nhiệt độ tại các bể ương giống cá chình không có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 28,7 - 29,10C. Độ pH dao động 7,2 - 7,4 , NH3 nằm dưới mức ảnh hưởng đến cá chình; NO2 6,4 - 6,6 (mg/L), DO trên 7 mg/L. Do các thí nghiệm được bố trí trong nhà nên các yếu tố môi trường được kiểm soát nghiêm ngặt. Hệ thống ương sử dụng nguồn nước từ giếng đã được xử lý qua hệ thống lọc do đó đảm bảo chất lượng. Thời gian bố trí thí nghiệm, thời tiết tốt nhiệt độ được duy trì trên 280C thuận lợi cho quá trình phát triển của cá tốt cùng như quá trình chăm sóc.

3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương lên TĐTT của cá chình giống cấp II

Khối lượng trung bình (KLTB) của cá chình qua thời gian ương được thể hiện qua Hình 3.9.

Hình 3. 9. KLTB của cá chình giống cấp II qua thời gian thí nghiệm.

Qua Hình 3.9 cho thấy cá chình giống đầu vào có độ đồng đều cao (4,9 - 5,1 g/con), không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Sau thời gian ương 04 tháng, KLTB của cá chình tăng và không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tháng thứ 5, KLTB của nghiệm thức 2.000 con/m3 (44,1 g/con) và 800 con/m3 (45,1 g/con) có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05), tuy nhiên không có sự sai khác có ý nghĩa với các nghiệm thức 1.000 con/m3 (44,9 g/con) và 2.000 con/m3 (44,3 g/con).

Tháng thứ 6, KLTB có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức 2.000 con/m3 (47,4 g/con) với các nghiệm thức còn lại 1.000; 1.500; 800 con/m3 (KLTB lần lượt: 50,4; 49,7; 50,2 g/con). Quá trình chăm sóc quản lý cho thấy, cá chình ương đến giai đoạn tháng thứ 5 bắt đầu có sự phân cỡ và tăng trưởng không đồng đều.

Chiều dài trung bình (CDTB) của cá chình giống đầu vào tương đương giữa các nghiệm thức dao động từ 6,1 - 6,3 cm/con. Sau thời gian ương 06 tháng, CDTB cá chình giống có xu hướng tăng lên theo thời gian, kiểm định thống kê về CDTB qua các tháng ương không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức 1.000; 1.500; 2.000 và 800 con/m3 (với CDTB tương ứng: 26,0; 25,8; 25,2 và 25,2 cm/con) (P>0,05). CDTB của cá chình qua các tháng ương cá chình giống được thể hiện qua Hình 3.10.

Hình 3. 10. CDTB của cá chình giống cấp II qua thời gian thí nghiệm.

Kết quả tăng trưởng của cá chình giống cấp II trong suốt thời gian ương được thể hiện qua Bảng 3.7.

Bảng 3. 7. Kết quả tăng trưởng của cá chình giống cấp II

Mật độ (con/m3) 1.000 1.500 2.000 800 Ls (cm) 6,170,145 6,300,058 6,070,033 6,270,088 Le (cm) 26,000,289 25,800,607 25,230,895 25,200,577 DGRL (cm/ngày) 0,11030,00088 b 0,10800,001150ab 0,10700,00058a 0,10500,00071a SGRL (% ngày) 1,6600,0046 b 1,6490,0064ab 1,6410,0032a 1,6340,0064a Ws (g) 5,000,116 5,100,116 4,900,058 5,070,145 We (g) 50,20,61a 49,60,55a 47,60,55b 50,10,58a DGRW (g/ngày) 0,2510,0040 b 0,2470,0026ab 0,2370,0026a 0,2500,0038b SGRW (% /ngày) 2,1170,0088 b 2,1100,0058ab 2,0870,0088a 2,0580,088b a,b

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có chữ cái không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Qua Bảng 3.8 cho thấy, sau thời gian 6 tháng ương chiều dài cá chình giống cấp II không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05). Tốc độ tăng trưởng DGRL có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) giữa nghiệm thức 1.000 con/m3 (0,1103 cm/ngày) và các nghiệm thức 2.000 con/m3 (0,107 cm/ngày) và 800 con/m3 (0,105 cm/ngày); không có sự sai khác có ý nghĩa với nghiệm thức 1500 con/m3 (0,108 cm/ngày) (P>0,05). Chỉ số SGRL cũng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức giữa nghiệm thức 1.000 con/m3 (1,66 %/ngày) và các nghiệm thức 2.000 con/m3 (1,64 %/ngày) và 800 con/m3 (1,634 %/ngày) (P<0,05).

KLTB cá chình giống cấp II đưa vào thí nghiệm khá đồng đều, không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (KLTB dao động 4,9 - 5,1 g/con). Sau thời gian ương 6 tháng KLTB ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (47,6 g/con) có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với các nghiệm thức 1.000; 1.500 và 800 con/m3 (với KLTB lần lượt là 50,2; 49,6; và 50,1 g/con) (P<0,05). Tốc độ tăng trưởng DGRW ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (0,237 g/ngày) có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với các nghiệm thức 1.000 con/m3 (0,251 g/ngày) và 800 con/m3 (0,250 g/ngày) (P<0,05). Tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGRW ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (2,087 %/ngày) có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với các nghiệm thức 1.000 con/m3 (2,117 %/ngày) và 800 con/m3 (2,117 %/ngày) (P<0,05). Ảnh hưởng của mật độ ương chưa thật sự rõ ràng trong thời gian 4 tháng đầu, tuy nhiên tháng thứ 5 và thứ 6 cá chình có sự phân cỡ không đồng đều, có sự tranh giành thức ăn ở những cá thể lớn. Do đó trong quá trình ương cá chình giống cấp II nên sàng phân cỡ ở giai đoạn tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6 để đảm bảo sự phát triển đồng đều của cá chình giống.

3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ ương giống cá chình lên tỷ lệ sống và FCR

Qua thời gian ương 06 tháng, kết quả theo dõi về tỷ lệ sống và FCR cho kết quả thể hiện tại Bảng 3.8.

Bảng 3. 8. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống và FCR của cá chình giống cấp II

Mật độ (con/m3) 1.000 1.500 2.000 800

TLS (%) 80,11,39a 79,70,46a 78,50,90a 80,20,46b

FCR 2,380,026a 2,280,012b 2,220,026b 2,410,029a

a,b

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có chữ cái không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Kết quả từ Bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ sống của cá chình giống đạt cao nhất ở nghiệm thức 800 con/m3 (80,2%), thấp nhất ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (78,5%), kiểm định về mặt thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Tỷ lệ sống của cá chình giống cấp II cao hơn so với giống cấp I, do nguồn giống đầu vào được thuần dưỡng thích nghi với môi trường ương, cá giống khoẻ mạnh.

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao nhất ở nghiệm thức 800 con/m3 (2,41), thấp nhất ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (2,22), kiểm định về mặt thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức 2.000; 1.500 con/m3 với các nghiệm thức 1.000; 800 con/m3. Cá chình giống cấp II sử dụng thức ăn hiệu quả hơn so với cá chình giống cấp I, tuy nhiên do quá trình phát triển có sự phân cỡ do đó hiệu quả sử dụng thức ăn tại các nghiệm thức có sự khác nhau.

3.3.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế của quá trình ương giống cá chình cấp II

Sau thời gian ương 6 tháng, các chỉ số thống kê về hiệu quả của quá trình ương giống cấp II được thể hiện qua Bảng 3.9. Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí năng lượng (điện, oxy, dầu), chi phí nhân công,... Doanh thu từ sản phẩm thu được trong quá trình ương giống sau khi đã trừ di chiết khấu bán hàng và chi phí thị trường (10%).

Bảng 3. 9. Hạch toán hiệu quả kinh tế của quá trình ương giống cấp II

Mật độ ương giống 1.000 1.500 2.000 800

Chi phí (triệu đồng) 493,313 722,068 941,690 416,974 Doanh thu (triệu đồng) 844,788 1.252,418 1.598,102 676,959

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật ương giống cá chình hoa (Anguilla Marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trong bể tuần hoàn khép kín, cung cấp oxy nguyên chất (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)