a/ Lưới trũ
Lưới trũ (lưới xúc) có dạng chữ nhật dài 2,0 m, rộng 1,2 m, hai bên cánh có 2 thanh tre cố định vào thịt lưới 2 bên, đáy trũ có cột dây giềng một đầu phía dưới có găn chì.
Hình 3. 2. Lưới xúc dùng để vớt cá chình bột trắng
Thao tác xúc chình trông khá đơn giản nhưng phải có hai người nắm giữ thanh cây ở hai đầu lưới, khom người xúc một đầu lưới xuống nước rồi kéo lên. Sau đó, một người bật đèn pin (cầm sẵn trên tay) rọi vào lưới, còn người kia quan sát thấy có cá chình thì cầm vợt vớt lên bỏ vào xô. Phương pháp này được sử dụng phổ biến tại các tỉnh Phú Yên, Bình Định và Quảng Ngãi, chỉ sử dụng nơi tập trung nhiều cá (như dưới đập tràn) [9].
b/ Đăng đáy
Đăng làm bằng lưới ni-lon hoặc tơ tằm, kích thước mắt lưới 2a = 2-2,5mm. Đăng có 2 cánh, kích thước mỗi cánh cao 5 m, dài 10 m (Hình 3.3).
Hình 3. 3. Đăng đáy dùng để đánh bắt cá chình bột trắng
Dây giềng ở phần trên cánh đăng có đường kính 0,8 cm gắn phao (xốp hoặc nhựa) cách nhau 50 cm. Giềng chì làm cho lưới chìm xuống đáy sông. Đầu mỗi cánh có dây giềng để cột vào neo hoặc cây sào nhằm cố định đăng. Thân đăng liên kết với
cánh đăng, được thiết kế theo hình chóp thon dần về phía cuối dài 10 m. Đáy đăng dài 1,5 - 2m, đoạn cuối hở có dây rút để dễ tháo mở khi vớt cá. Đáy đăng có hom (gọi là toi đăng) để cá vào đáy không ra được.
Đăng được đặt cố định ở ven sông chỗ nước chảy đáy cát, miệng đăng quay về phía cửa sông. Khi nước triều lên cá theo đăng rồi vào đáy. Do đáy có hom nên cá không ra được. Thời gian nhấc đáy thu cá phụ thuộc vào con nước nhiều cá hay ít mà quyết định [16].
c/ Te
Te là một dạng lưới xúc hình tam giác đánh theo phương pháp chủ động để thu cá cỡ nhỏ. Miệng te là đáy của tam giác. Hai cạnh gắn với 2 thanh tre xếp thành hình chữ A có cán ở đỉnh. Miệng lưới te gắn chì võng xuống để dễ bắt cá. Khi thao tác người ta dùng thuyền đẩy te về phía trước. Cá vào lưới qua miệng te dùng vợt vớt cá hoặc nghiêng cho cá rơi vào túi ở gần cán te.
Khi khai thác cá chình kết hợp với dùng đèn thì không cần phải đẩy thuyền. Người ta tìm chỗ ngược dòng nước, hạ te xuống thắp đèn lên (bóng 12 V - 25 W). Cá chình có tính hướng quang nên di chuyển tập trung bên trên te. Khi cá vào nhiều thì nhấc te lên thu cá.
Hình 3. 4. Te dùng để khai thác cá chình bột trắng
d/ Bổi
Ngư dân dùng bao tải đay hoặc bao tải dứa có kích thước dài 1,4 m, rộng 0,6 m một đầu kín. Bên trong bao cho các vật liệu như: cành cây nhỏ, cây duối, hoa ngũ vị làm giá thể cho cá ẩn nấp. Bên ngoài buộc đá hoặc thả trực tiếp vào trong bao cho túi chìm xuống đáy sông, dùng dây hoặc cọc đánh dấu vị trí.
Hình 3. 5. Dùng dụng cụ bổi để thu cá chình bột trắng
Thả bổi ở nơi cách bờ 5 - 10m. Khi mới thả sau 3 ngày mới vớt lên, sau đó có thể cách ngày thu một lần. Thu bổi vào buổi sáng dựa theo tập tính ban ngày cá chình chui vào hang ẩn náu [16, 8].
Bảng 3. 1. Khả năng đánh bắt của các dụng cụ khai thác cá chình bột trắng
Năng lực khai thác Dụng
cụ
Con/chuyến Chuyến/năm
Số ngư
cụ Ưu điểm Nhược điểm
Lưới
trũ 1-2 Quanh năm Nhiều
Dễ sử dụng
Sản xuất đơn giản
Sản lượng khai thác thấp
Đăng
đáy 2000-3000 Quanh năm
3 dụng cụ/ Số lượng khai thác lớn Không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá Ảnh hưởng an toàn giao thông Thao tác phức tạp
Te 5-10 Quanh năm 5 Không ảnh hưởng
đến sức khoẻ của cá
Thao tác phức tạp
Bổi 150-200 Quanh năm Nhiều
Chế tạo đơn giản Không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá
Thời gian sử dụng của dụng cụ ngắn
Cá chình bột trắng thường có chiều dài khoảng 4 - 6 cm, kích cỡ 0,15 - 0,2 g/con (5000 - 6000 con/kg). Đa số người dân dùng dụng cụ lưới xúc để khai thác, thời
gian vào khoảng 20 giờ - 3 giờ sáng hôm sau. Một số loại dụng cụ dùng để bẫy cá, giống như chỗ tạm nghỉ trong quá trình di chuyển cũng được sử dụng rất hiệu quả như: bổi, đăng cố định... Do nhu cầu thương lái tăng cao nên các ngư dân đã dùng kích điện để khai thác cá chình thương phẩm tại tỉnh Bình Định và Phú Yên [5]. Theo Nguyễn Duy Nhất (2012) hiện tượng này cũng xảy ra tại Quảng Ngãi với quy mô lớn hơn [8]. Điều này gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng cho nguồn lợi tự nhiên, mang tính hủy diệt hàng loạt và ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn giống đưa vào sản xuất.