Sau thời gian ương 6 tháng, các chỉ số thống kê về hiệu quả của quá trình ương giống cấp II được thể hiện qua Bảng 3.9. Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí năng lượng (điện, oxy, dầu), chi phí nhân công,... Doanh thu từ sản phẩm thu được trong quá trình ương giống sau khi đã trừ di chiết khấu bán hàng và chi phí thị trường (10%).
Bảng 3. 9. Hạch toán hiệu quả kinh tế của quá trình ương giống cấp II
Mật độ ương giống 1.000 1.500 2.000 800
Chi phí (triệu đồng) 493,313 722,068 941,690 416,974 Doanh thu (triệu đồng) 844,788 1.252,418 1.598,102 676,959 Lãi thuần (triệu đồng) 351,474 530,350 656,413 259,985 Tỷ suất lợi nhuận (%) 71,20,87a 73,42,02a 69,72,19a 62,31,88b
a,b
Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có chữ cái không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).
Qua Bảng 3.9 cho thấy ương cá chình giống cấp II cho hiệu quả kinh tế cao, tất cả các nghiệm thức đều có lãi trong đó cao nhất ở nghiệm thức 2.000 con/m3 (đạt 656,412 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất tại nghiệm thức 1.500 con/m3 (73,4%), kiểm định thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa với các nghiệm thức 1000; 2000 con/m3 (P>0,05) nhưng có sự sai khác có ý nghĩa với nghiệm thức 800 con/m3 (P<0,05). Kết quả trên cho thấy với điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị tốt thì nên ương với mật độ cao, tuy nhiên rủi ro cho mô hình này cũng rất lớn. Để
đảm bảo an toàn trong quá trình đầu tư và đạt hiệu quả kinh tế cao nên chọn mật độ 1.500 con/m3 vừa có lợi nhuận cao vừa đảm bảo bền vững.