Bản luận văn này đã được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, đối chiếu so sánh và phân tích những nguyên tắc và nội dung việc xác lập biên giới trên đất liền giữa Cộng hoà xã hội
Trang 1Đại học quốc gia Hà Nội
Khoa Luật
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Xác lập biên giới trên đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Luận văn thạc sĩ khoa học Luật
Hà Nội, 2002
Trang 2Đại học quốc gia Hà Nội
Khoa Luật
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Xác lập biên giới trên đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
CHUYấN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 50512
Luận văn thạc sĩ khoa học Luật
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN
Hà Nội, 2002
Trang 3Tác giả xin cam đoan, Luận văn "Xác lập biên giới trên đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" là kết quả
nghiên cứu của riêng mình
Bản luận văn này đã được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, đối chiếu so sánh và phân tích những nguyên tắc và nội dung việc xác lập biên giới trên đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa dưới ánh sáng của pháp luật và thực tiễn quốc tế Luận văn không hề sao chép các công trình nghiên cứu hay đề tài khoa học nào khác đã được công bố
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này, tác giả có tham khảo một số công trình nghiên cứu, giáo trình, luận văn thạc sĩ, cử nhân, một số bài viết chuyên đề của một số tác giả trong và ngoài nước và được trích dẫn cũng như nguồn tài liệu trích dẫn được nêu tại Danh mục Tài liệu tham khảo tại phần cuối của Luận văn
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn tận tình, nghiêm túc và khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật học Nguyễn Bá Diến, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình tác giả thực hiện bản luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và đồng nghiệp của tác giả tại Ban Biên giới đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành bản luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng cán bộ trong Khoa Luật đã góp công sức trang bị cho tôi những kiến thức về luật pháp, các anh chị học viên Lớp Cao học Luật Khóa V đã động viên, giúp đỡ tôi vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm
vụ học tập và đi về tới đích
Nguyễn Thị Hường
Học viên Cao học Luật Khóa V Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ 5
1.1 Khái niệm lãnh thổ và biên giới quốc gia 5
1.1.1 Khái niệm lãnh thổ quốc gia 5
1.1.2 Khái niệm biên giới quốc gia 7
1.2 Chức năng của biên giới quốc gia 9
1.2.1 Chức năng phân cách phạm vi chủ quyền 10
1.2.2 Chức năng hợp tác 11
1.3 Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia 12
1.3.1 Biên giới trên đất liền 12
1.3.2 Biên giới trên biển 12
1.3.3 Biên giới lòng đất 13
1.3.4 Biên giới vùng trời 13
1.4 Phân loại biên giới 14
1.4.1 Biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo 14
1.4.2 Biên giới chính thức và không chính thức 18
1.4.3 Biên giới đơn phương và song phương 18
1.4.5 Các loại biên giới khác 19
1.5 Xác lập biên giới quốc gia 21
1.5.1 Khái niệm, ý nghĩa của quá trình xác lập biên giới quốc gia 21
1.5.2 Các giai đoạn của quá trình xác lập đường biên giới 22
1.6 Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia 27
1.6.1 Pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia 27
1.6.2 Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia 30
1.7 Giải quyết tranh chấp về biên giới trong luật pháp quốc tế 31
1.7.1 Tranh chấp về biên giới 31
Trang 51.7.2 Pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới 33
Kết luận 37
Chương 2: NGUYÊN TẮC VÀ HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 39
2.1 Khái quát về lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc 41
2.1.1 Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trước khi Pháp xâm lược (1858) 41
2.1.2 Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam (công ước hoạch định biên giới 1887 và 1895) 44
2.1.3 Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 1954 đến nay 51
2.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc 57
2.2.1 Các nguyên tắc chung được áp dụng 58
2.2.2 Các nguyên tắc riêng được hai bên thoả thuận 65
2.3 Hoạch định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc 73
2.3.1 Khái lược quá trình tổ chức đàm phán hoạch định biên giới 74
2.3.2 Nội dung cơ bản Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa ngày 30/12/1999 80
Kết luận 86
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN GIỮA CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHND TRUNG HOA 88
3.1 Triển khai thực hiện Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc 88
Trang 63.1.1 Phân giới và cắm mốc quốc giới trên thực địa biên giới trên đất liền
Việt Nam - Trung Quốc 89 3.1.2 Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Trung Quốc 101 3.1.3 Mốc quốc giới biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc 104
3.2 Định hướng xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc hoà bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài 107
3.2.1 Quản lý đường biên giới giữa hai quốc gia 108 3.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về biên giới quốc gia 112 3.2.3 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao
nhận thức pháp luật về biên giới quốc gia 115 3.2.4 Xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, cơ sở hạ tầng kết hợp
với việc bảo đảm an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực
biên giới, cửa khẩu 116 3.2.5 Xây dựng và thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa các quốc gia
láng giềng có chung đường biên giới trong xu thế phát triển chung của khu
vực cũng như trên thế giới 118
KẾT LUẬN CHUNG 119 PHỤ LỤC 121
1 Sơ đồ một số kiểu biên giới quốc gia
2 Công ước Hoạch định biên giới 1887
3 Công ước bổ sung Công ước Hoạch định biên giới 1895
4 Hiệp định tạm thời 1991
5 Thoả thuận các nguyên tắc 1993
6 Hiệp ước biên giới đất liền 1999
7 Thông tin về đơn vị hành chính Việt Nam - Trung Quốc
8 Thông tin về khu vực biên giới, cửa khẩu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lãnh thổ và biên giới quốc gia là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống pháp luật quốc tế Quốc gia khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế với tư cách là chủ thể cơ bản và quan trọng, thì sự ổn định phát triển của quốc gia trước hết phụ thuộc vào yếu tố lãnh thổ, bởi lãnh thổ là cơ sở vật chất để một quốc gia tồn tại và phát triển Bên cạnh đó, biên giới quốc gia luôn là một vấn đề thiêng liêng và nhạy cảm đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Khái niệm biên giới quốc gia gắn bó chặt chẽ với khái niệm lãnh thổ, định giới hạn cho một lãnh thổ cụ thể, đánh dấu nơi kết thúc thẩm quyền lãnh thổ Cùng với sự phát triển của thời đại, biên giới
đã trở thành tiền đề trong các quan hệ hợp tác, trên nền tảng của xu thế hội nhập và phát triển trong khu vực cũng như toàn cầu
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Việt Nam và Trung Quốc) là hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền, trên biển và trên không Quá trình giải quyết vấn đề biên giới nói chung và xác lập biên giới trên đất liền giữa hai nước nói riêng là một quá trình lâu dài, phức tạp gắn liền với những bước thăng trầm trong quan hệ giữa hai nước Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hai Công ước Pháp - Thanh về hoạch định biên giới năm 1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới
1895 xác lập Theo hai công ước đó, biên giới giữa hai nước đã được hoạch định và cắm mốc (hơn 340 mốc) từ Tây sang Đông, trên chiều dài trên 1.350 km Tuy nhiên, hơn 100 năm qua đã diễn ra rất nhiều biến thiên do con người, thiên nhiên, các sự kiện chính trị và vì vậy, đường biên giới không còn nguyên vẹn như lúc nhà Thanh và thực dân Pháp hoạch định một thế kỷ trước Chính vì vậy, giữa hai nước cùng có nhu cầu xác lập lại đường biên giới nhằm quản lý, duy trì ổn định nhằm
phát triển kinh tế, xây dựng mối quan hệ hữu nghị láng giềng hợp tác giữa hai nước
Ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành
ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền Từ đây, những vấn đề còn tồn tại giữa hai
Trang 8quốc gia về biên giới trên đất liền đã chính thức được giải quyết, tạo tiền đề về cơ sở pháp lý để tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa, xây dựng một đường biên giới hoà bình hữu nghị, ổn định và hợp tác Đây cũng là yêu cầu cấp thiết và phù hợp với lịch sử phát triển của hai đất nước, hai dân tộc
Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu và làm rõ những nguyên tắc và nội dung
về việc xác lập biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế là thực sự cần thiết nhằm góp phần thực hiện đầy đủ Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước, thúc đẩy quá trình xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới cũng như góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về biên giới lãnh thổ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước
về biên giới lãnh thổ
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề xác lập biên giới trên đất liền nói chung và xác lập biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc nói riêng luôn được các quốc gia, tổ chức và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tại nước ngoài, có một khối lượng khá đồ sộ các công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ có đề cập đến đề tài nói trên, tuy nhiên mới chỉ giới hạn một số vấn đề về biên giới lãnh thổ cũng như dừng lại trên nguyên tắc, tiêu
biểu như: Marking boundary (Tạo lập đường biên giới) của Stephen B Jones Bên
cạnh đó, cũng có một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ viết về đường biên giới trên đất liền giữa một số nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền với Việt Nam, trong đó có đề cập một số nét khái quát về biên giới quốc gia nhưng cũng chỉ mang tính khái lược: Luận án tiến sĩ luật của Sarin Chhak, Norodom Ranarith, Raoul Jennar về biên giới Việt Nam - Cămpuchia Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu của một số học giả nước ngoài như: Monique Chemillier Gendreau, Mark Valenxia, J.V.R Prescot, Dieter Heinzig, Greg Austin, Michael Bennett, Chang Paomin, Choon Ho Park về các tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng chủ yếu tập trung vào tranh chấp trên Biển Đông và hai
Trang 9quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa Về việc xác lập đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, cho đến nay chưa có các công trình nghiên cứu nào mà chỉ dừng lại ở các bài bình luận, nghiên cứu, chuyên khảo Trong nước cũng đã có một số bài nghiên cứu, luận văn cử nhân nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến đề tài này đăng trong các sách, báo, tạp chí nhưng mới chỉ dừng lại ở các chuyên đề đơn
lẻ, các bài nghiên cứu, bài viết mang tính khái quát chung như: Luận văn thạc sĩ quản lý Nhà nước về Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc của Đỗ Văn Mai; giải quyết tranh chấp biên giới; tạo lập đường biên giới Tuy nhiên, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu sâu, có hệ thống dưới dạng một luận văn thạc sĩ, tiến sĩ khoa học luật học về: ”Xác lập biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa” ở nước ta
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật quốc tế, thực tiễn quốc tế về biên giới lãnh thổ quốc gia nói chung và xác lập biên giới trên đất liền nói riêng, cũng như quá trình xác lập biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, luận văn nghiên cứu các cơ sở pháp lý của việc xác lập đường biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa và đề xuất một số phương hướng và khuyến nghị nhằm xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài giữa, tạo sự ổn định bền vững, hợp tác và phát triển kinh tế, xây dựng đất nước giữa Việt Nam và Trung Quốc
- Nhiệm vụ: tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề sau:
+ Cơ sở lý luận về biên giới quốc gia trong pháp luật quốc tế;
+ Cơ sở pháp lý của việc hoạch định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc;
+ Xây dựng biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc hoà bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài
4 Đối tượng, phạm vi của đề tài
Với mục đích và nhiệm vụ nói trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế về biên giới lãnh thổ quốc gia, xác lập biên giới
Trang 10trên đất liền
Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia; việc xác lập đường biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc Trên cơ sở đó, luận văn xây dựng một số định hướng
và khuyến nghị nhằm xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và
ổn định lâu dài giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận được sử dụng trong luận văn là phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu, lịch sử
6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên về việc xác lập đường biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa Trên cơ sở lý luận chung của pháp luật quốc tế và thực tiễn xây dựng đường biên giới giữa hai nước, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý của việc xác định đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng đường biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài, tạo tiền đề thúc đẩy quan hệ hợp tác, xây dựng và phát triển đất nước đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ hoà bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới
7 Kết cấu của đề tài: Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương và kết luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về biên giới quốc gia trong pháp luật quốc tế
Chương 2: Hoạch định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc Chương 3: Xây dựng biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc hoà bình,
hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm lãnh thổ, biên giới quốc gia
Lãnh thổ bao giờ cũng là một thực thể cụ thể, là cơ sở vật chất của quốc gia Lãnh thổ có trước quốc gia và là nguồn gốc của quốc gia Trên cơ sở lãnh thổ, dân
cư được tập hợp lại và được tổ chức, từ đó quốc gia hình thành và trở thành người chủ của lãnh thổ Lãnh thổ không phải là vô tận Danh nghĩa thụ đắc mà quốc gia tạo lập trên nền tảng một lãnh thổ sẽ xác định giới hạn cho lãnh thổ đó
Lãnh thổ và biên giới quốc gia là một phạm trù lịch sử, là hệ quả tất yếu của xã hội loài người khi xuất hiện nhà nước và pháp luật, xuất hiện giai cấp Lênin đã chỉ
rõ “ nếu không có nhà nước thì không có vấn đề biên giới của nhà nước”[33,29] Khái niệm về biên giới gắn bó chặt chẽ với khái niệm lãnh thổ Không có một không gian nào lại không có một giới hạn, dù là tự nhiên hay do con người quy định Cùng với sự phát triển của lịch sử, của pháp luật quốc tế, khái niệm về lãnh thổ, biên giới quốc gia ngày càng phát triển và hoàn thiện
1.1.1 Khái niệm lãnh thổ quốc gia
Trong lịch sử hình thành và phát triển nhà nước, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của quốc gia là vấn đề lãnh thổ, vì ngoài ý nghĩa là cơ sở vật chất, lãnh thổ còn có
ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì một ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định “Lãnh thổ xác định ngay bản thể của quốc gia” [81,167] Lãnh thổ quốc gia, dân cư và chính quyền - đó chính là nền tảng vật chất cho quốc gia tồn tại và phát triển Điều 1, Công ước Montevideo 1933, xác định tiêu chuẩn cơ bản tính chất của một quốc gia là "Quốc gia với tư cách là một chủ thể của pháp luật quốc tế có các tính chất sau: (a) có dân cư thường trú; (b) có lãnh thỗ xác định, (c) có chính quyền và (d) năng lực tham gia vào các quan hệ với các quốc gia khác” [82,25] Quan niệm và sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến vấn đề biên giới, lãnh thổ ở mỗi một thời kỳ phát triển
Trang 12của luật quốc tế vẫn luôn luôn là nền tảng của trật tự pháp lý quốc tế Luật quốc tế phải điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia về vấn đề lãnh thổ chính là do tính chất đặc biệt quan trọng của nó Lãnh thổ gắn liền với các quyền lợi kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia - điều này cũng có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến quan hệ quốc tế Một thực tế rõ ràng trong lịch sử quan hệ quốc tế, một trong những nguyên nhân phổ biến và chủ yếu của các cuộc chiến tranh ở các quy
mô giữa các dân tộc, các quốc gia thường xuất phát từ những tranh chấp, xung đột
và giành giật, chiếm đoạt lãnh thổ với rất nhiều tổn thất và mất mát: Cuộc chiến tranh giữa Paragoay với các nước láng giềng từ năm 1865 đến 1870 đã làm cho nước này mất 2/3 lãnh thổ và 65% dân số; Cuộc chiến giữa Chilê và Achentina mà hiệp ước biên giới trên núi Andes năm 1881 vẫn không ngăn chặn được xung đột, đến tận năm 1966 mới giải quyết xong; giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ năm 1962 đến nay vẫn chưa giải quyết xong; cuộc chiến tranh Iran - Irắc kéo dài hơn 8 năm mà hậu quả đến những năm 90 của thế kỷ XX mới đi vào quá trình giải quyết [36,53] Hiện nay, ngay tại khu vực châu Á vẫn còn tồn tại rất nhiều tranh chấp về biên giới lãnh thổ chưa được giải quyết xong Đó là các tranh chấp về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Thái Lan với Lào, giữa Nga và Nhật Bản
Theo các khái niệm thông thường nhất, lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng nước nội địa, vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng nước quần đảo và vùng trời bên trên cũng như lòng đất dưới chúng Ngoài ra, quốc gia (đặc biệt là quốc gia ven biển) còn có các lãnh thổ đặc biệt với quy chế pháp lý khác biệt như: Lãnh thổ mượn hay nhượng lại có thời hạn, eo biển quốc tế, sông, kênh đào quốc tế
Phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, Điều 1, Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời"[23,13]
Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ của mình là hoàn toàn, riêng biệt và đầy đủ Luật quốc tế công nhận cho quốc gia quyền tối cao đối với lãnh thổ
Trang 13Điều 13, Hiến pháp 1992 của nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: "Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng bất khả xâm phạm Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật"
Và tại Điều 14, "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp và công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi " [23, 18-19]
1.1.2 Khái niệm biên giới quốc gia
Khái niệm biên giới quốc gia đã có một lịch sử lâu dài Khởi đầu vào thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ và nô lệ, khái niệm này chưa được thể hiện rõ ràng Đường ranh giới đầu tiên được ghi nhận có lẽ là của đế chế La Mã vào đầu thế kỷ thứ III để phân biệt phạm vi thành Roma với lãnh thổ của các dân tộc “man di” [64,3]
Nếu như hiện nay, khái niệm về biên giới thông thường được cụ thể hoá lên bản đồ bằng một đường liên tục, thì trong lịch sử, đường biên giới đã có một quá trình phát triển và hoàn thiện lâu dài Thuật ngữ biên giới dường như bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XIV[14,18], nhưng trong một thời gian dài thuật ngữ này dùng để chỉ các vùng tiếp giáp, các vùng giáp ranh hay vùng bên ngoài của một lãnh thổ, không phải là đường biên giới được vạch ra một cách liên tục Nói một cách khác, đó là một vùng “xám”, thường xuyên có tranh chấp giữa các nước láng giềng và biên giới được xác lập trên cơ sở lý lẽ của kẻ mạnh
Khái niệm về đường biên giới là sản phẩm của quá trình hoàn thiện và mô tả một lãnh thổ cụ thể Quan niệm ngày nay về các đường biên giới đã được thay đổi, khác với các quan niệm trước đây về vùng biên giới Nguyên nhân sâu xa có thể kể đến là khi đó, giữa các quốc gia vẫn còn các lãnh thổ vô chủ thường là những chướng ngại vật tự nhiên như: núi, rừng, sa mạc, đầm lầy, sông hồ Cùng với thời gian, các lãnh thổ vô chủ bị thu hẹp, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn
Có thể thấy rằng, biên giới vùng và biên giới đường tồn tại theo bối cảnh lịch sử và
Trang 14địa lý
Các đường biên giới và các vấn đề liên quan đến chúng đã trải qua nhiều thay đổi lớn Một thế kỷ rưỡi trước đây, bức tranh toàn cảnh về đường biên giới thật sự khác so với hiện tại Ở châu Á, có một số hiệp ước hoặc các đường ranh giới đã được xác lập, nhưng chỉ là những giới hạn giao động giữa các vương quốc khác nhau Tại châu Phi, vào lúc lục địa này còn chưa “trỗi dậy” và chưa được biết đến, không có đường biên giới nào khác hơn là các giới hạn của quyền lực thống trị của
đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ở châu Mỹ, có các đường biên giới Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Các đường biên giới ở châu Âu chiếm số lượng nhiều nhất và rõ ràng nhất Tuy nhiên, trên thực tế chúng đã thay đổi rất nhiều về vị trí và chức năng qua các thời đại Các khái niệm về đường biên giới của châu Âu đã phát triển và mở rộng rất nhiều cho đến khi chúng bao trùm gần như hết tất cả các đường biên giới quốc tế trên khắp các châu lục [47,3] Ngày nay, các đường biên giới được xác định bằng các điều ước quốc tế về biên giới, các quy tắc tập quán, hoặc các phán quyết của toà
án khi các bên cùng thoả thuận yêu cầu toà án giải quyết
Việc xác lập đường biên giới quốc gia là nhằm phân định rõ giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và riêng biệt của quốc gia; gắn liền với những lợi ích về chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng, do đó, biên giới quốc gia mang tính pháp lý - chính trị và là sản phẩm do con người tạo ra trên cơ sở tôn trọng những yếu tố lịch sử, chính trị, xã hội, địa lý, kinh tế và dân tộc Theo nghĩa đó, biên giới quốc gia cũng là cơ sở và nền tảng vật chất cho quốc gia tồn tại và phát triển Biên giới của một quốc gia còn là đối tượng quan tâm của các quốc gia khác, trước hết là với các quốc gia láng giềng và trong khu vực
Trong khoa học pháp lý quốc tế, các nhà học giả, nghiên cứu, và các luật gia đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về biên giới quốc gia Theo giáo sư Rousseau, trong cuốn Từ điển thuật ngữ pháp luật quốc tế, biên giới là “đường phân định nơi bắt đầu và nơi kết thúc của lãnh thổ hai quốc gia láng giềng” Theo giáo sư Nguyễn Quốc Định, biên giới là “đường tách các khu vực lãnh thổ nơi tồn tại hai chủ quyền riêng biệt”[77,503], [17,67] Từ điển Luật (Anh) của Earl định nghĩa đường biên
Trang 15giới như là “đường tưởng tượng phân chia hai vùng đất, vùng này tách khỏi vùng kia”; từ điển Coucise Oxford Dictionary định nghĩa đường biên giới là “đường giới hạn”, trong khi đó, từ điển Bách khoa Anh gọi biên giới là “một vật bất kỳ dùng để chỉ rõ một giới hạn hoặc ranh giới”[12,1-2] Nhìn chung, biên giới là các đường xác định nơi bắt đầu và kết thúc lãnh thổ của một quốc gia hoặc là đường phân định lãnh thổ của quốc gia với các vùng biển thuộc thẩm quyền quốc gia Năm 1978, trong vụ
Thềm lục địa biển Egée, Toà án quốc tế định nghĩa biên giới quốc gia là một đường
chính xác, nơi gặp nhau của các không gian, tại đó các quyền lực và quyền chủ quyền tương ứng được thực hiện [62,36] Theo một số giáo trình và tài liệu pháp lý
về pháp luật quốc tế của nước ta, biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng thuộc quyền chủ quyền của quốc gia trên biển [19,153] hay biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý được vạch theo tâm trái đất qua một cột mốc quốc giới giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền của quốc gia [37,90]
Trên cơ sở đó, theo cách hiểu chung nhất, biên giới quốc gia là hàng rào pháp
lý xác định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia này với một quốc gia khác và/hoặc với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó Nói một cách khác, biên giới quốc gia chính là giới hạn ngăn cách lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác và ngăn cách lãnh hải với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của một quốc gia [65,1] Trong phạm vi không gian lãnh thổ đó, quốc gia là chủ nhân được áp dụng và thực thi một hệ thống các quy tắc pháp lý của nhà nước đó
Dự thảo Luật biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam (lần thứ 19) quy định tại Điều 1: “Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định ranh giới lãnh thổ, chủ quyền của Việt Nam đối với đất liền, vùng biển, lòng đất và vùng trời”
1.2 Chức năng của biên giới quốc gia
Việc phân tích về các chức năng của đường biên giới là vấn đề khó và trừu
Trang 16tượng Quốc gia nào cũng đều phải có các đường biên giới trên đất liền, trên biển nhằm thể hiện chủ quyền và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Do mỗi loại đường biên giới đều đảm nhiệm một chức năng riêng biệt, vì vậy chỉ có thể sơ bộ phân biệt các chức năng của biên giới thành hai chức năng chính là chức năng phân cách (hay ngăn cách) phạm vi chủ quyền và chức năng hợp tác
1.2.1 Chức năng phân cách phạm vi chủ quyền
Cùng với ý nghĩa phân chia phạm vi lãnh thổ, phân chia các không gian đất liền và không gian biển theo danh nghĩa sở hữu đối với các không gian đó, đường biên giới cũng đồng thời có chức năng phân cách phạm vi thực thi chủ quyền giữa các quốc gia “Đường biên giới phân chia chủ quyền của các quốc gia” [78] cũng như giới hạn các không gian thực thi quyền quản lý nhà nước Chỉ khi xác định được rõ ràng đường biên giới quốc gia, quốc gia mới có thể thực hiện được toàn vẹn và đầy
đủ thẩm quyền quản lý nhà nước (gồm các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) trên toàn bộ các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia của mình Điều này cho thấy là không một thực thể quốc tế nào có quyền hoạch định lãnh thổ quốc gia trừ chính quốc gia đó hoặc khi có yêu cầu của các quốc gia hữu quan Chẳng hạn, mặc
dù Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra Nghị quyết số 687 (ngày 3/4/1991), về phân định biên giới giữa Irắc và Cô-oét, nhưng thực tế là do Irắc và Cô-oét yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bảo đảm cho việc thực hiện Hiệp định hoạch định biên giới đã được hai nước này ký kết trước đó, chứ Hội đồng Bảo an không tự đứng ra tiến hành vấn đề phân định biên giới cho hai nước
Mỗi một quốc gia đều tìm cách xác lập các đường biên giới để đảm bảo cho an ninh của mình Có thể nói rằng vấn đề duy trì ổn định và bền vững đường biên giới của các quốc gia là điều kiện đảm bảo cho hoà bình và an ninh quốc tế Điều này đã được lịch sử chứng minh và nó cũng không mâu thuẫn với một thực tế hiện nay là có một châu Âu không biên giới Vào thời điểm đầu xây dựng ý tưởng về một liên minh châu Âu, cho dù Hiệp ước Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luýchxămbua) đã xoá đi biên giới của ba nước này, nhưng tại mỗi quốc gia đều có các quy định riêng, phân biệt rõ ràng chủ quyền của từng quốc gia Sau này, với Hiệp ước Schegent, Maastricht, giữa
Trang 17các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa các quốc gia, các trạm kiểm soát hải quan trước đây chỉ là còn trong nỗi nhớ của các công dân châu Âu Tuy vậy, trên thực tế, đường biên giới đã có trước đây vẫn phân cách việc thực thi chủ quyền ở những lĩnh vực khác nhau giữa các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (ví dụ, giữa các nước hiện nay vẫn chưa thống nhất về việc chống tội phạm ma tuý, một số nước hiện vẫn có các quy định khác nhau về vấn đề này, và biên giới giữa các nước vẫn là nơi phân cách giữa các quốc gia) Mặc dù các quốc gia đã tự nguyện gia nhập, xoá bỏ các hàng rào thuế, hải quan, xuất nhập cảnh nhưng vào những thời điểm cần thiết, để đáp ứng các lợi ích quốc gia, biên giới vẫn là nơi phân cách phạm vi chủ quyền giữa các quốc gia
tư duy, đặc biệt tư duy về tính bền vững của biên giới Chính vì vậy, bên cạnh chức năng phân cách của đường biên giới cũng cần xem xét đến nhu cầu hợp tác
Biên giới là “không gian” giao lưu kinh tế trực tiếp ở vùng biên giới nói riêng
và của từng quốc gia nói chung Đặc điểm các khu vực biên giới thường là những vùng sâu, vùng xa, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, do đó thông qua việc giao lưu kinh tế qua biên giới sẽ có thể hỗ trợ cho việc phát triển vùng biên giới Đối với Việt Nam và các nước trong khu vực, bên cạnh việc giao lưu
để giải quyết nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, còn phục vụ
Trang 18cho việc từng bước hội nhập kinh tế của cả nước vào trào lưu phát triển của khu vực
Biên giới còn là nơi diễn ra các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhưng
thường xuyên, phong phú và đan xen nhiều chiều giữa các quốc gia, như quan hệ
giao lưu văn hoá, khoa học, kỹ thuật, bảo vệ môi trường, thăm viếng, chữa bệnh
cũng như quan hệ giữa các dân tộc, họ hàng huyết thống Tiếp thu những văn minh,
tiến bộ của các quốc gia là những biểu hiện tích cực trong quan hệ xã hội và hợp tác
giữa các quốc gia
Biên giới cũng còn là cửa ngõ quan hệ giao lưu quốc tế, là bộ mặt của mỗi
quốc gia để quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và thế giới, là nơi trực tiếp
diễn ra các quan hệ giữa các cơ quan, lực lượng đại diện của hai và các quốc gia,
thực hiện các điều ước quốc tế giữa các quốc gia với nhau Chính vì thế, chức năng
hợp tác của biên giới, trong thời điểm hiện nay, đang ngày càng được phát huy cao
độ và chứng minh khả năng và hiện thực trong đời sống quốc tế
1.3 Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia thông thường bao gồm các bộ phận cấu thành sau [57,3]:
1.3.1 Biên giới trên đất liền
Đường biên giới trên đất liền là đường phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia có
chung đường biên giới, chạy trên phần đất liền, đảo, trên sông, hồ, kênh đào biên
giới và biển nội địa, là kết quả của việc ký kết các điều ước quốc tế về biên giới giữa
các quốc gia, hoặc là các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu
quan đồng ý đưa ra
1.3.2 Biên giới trên biển
Về nguyên tắc, biên giới trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải Trước đây,
biên giới trên biển cùng phát triển với quá trình mở rộng lãnh hải của các quốc gia
ven biển, và được hiểu là một đường nằm cách bờ biển một khoảng cách bằng tầm
bắn của súng đại bác Trên cơ sở quan niệm đó, các quốc gia tự quy định chiều
rộng lãnh hải của mình nên không có sự thống nhất về tiêu chuẩn hoạch định đường
biên giới quốc gia trên biển Phải đến khi Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982 ra đời, các quan niệm và quy định về lãnh hải mới có sự thống nhất
Comment [HTA1]: Câu này không có chủ ngữ
Comment [HTA2]: Câu này cũng không có chủ
ngữ
Trang 19Phù hợp với các nguyên tắc pháp lý chung và thực tiễn quốc tế, đường biên giới này được xác định bằng các quy định của các quốc gia ven biển, thông qua sự tuyên bố chính thức và công khai của quốc gia đó Theo đó, khi hai quốc gia có bờ biển đối diện nhau nhưng khoảng cách giữa hai hệ thống đường cơ sở của hai quốc gia lớn hơn 24 hải lý1, biên giới trên biển của mỗi quốc gia là đường nằm song song
và cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải lý [11, 25] Còn trong trường hợp khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau nhưng khoảng cách giữa hai hệ thống đường cơ sở của hai quốc gia nhỏ hơn 24 hải
lý, biên giới trên biển là đường phân chia lãnh hải giữa hai nước, được xác định bằng điều ước quốc tế do hai quốc gia liên quan thoả thuận ký kết; thông thường đường biên giới này nằm cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thoả thuận khác giữa các quốc gia này [11,30]
Mặc dù hành động của các quốc gia là đơn phương nhưng lại liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các quốc gia khác Điều cần lưu ý là trong lĩnh vực này, tính chất bất khả xâm phạm của đường biên giới trên biển bị giới hạn do quyền “đi qua không gây hại” [11,31] được quy định trong pháp luật quốc tế Có thể thấy trong Phán quyết năm 1951 của về phân định lãnh hải giữa Anh và Nauy, Toà án quốc tế tuyên bố rằng “Hành vi hoạch định lãnh hải nhất thiết là hành vi đơn phương, chỉ có quốc gia ven biển mới có thẩm quyền tiến hành Tuy nhiên, việc hoạch định này có giá trị hay không đối với các quốc gia khác còn phụ thuộc vào pháp luật quốc tế ”
1.3.3 Biên giới lòng đất
Biên giới này được xác định theo một phương thẳng đứng, được xác định dựa trên các đường biên giới trên đất liền và biên giới trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất Trong thực tiễn quốc tế, biên giới này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận
1.3.4 Biên giới vùng trời
Biên giới vùng trời là các ranh giới xác định phạm vi vùng trời của một quốc gia Trong những năm 1940 và 1950, đã có một số quốc gia đưa ra tuyên bố về biên
1 Hải lý là đơn vị đo khoảng cách trên biển (1 hải lý = 1 phút kinh tuyến ~ 1.852 mét).
Trang 20giới vùng trời theo tiêu chuẩn không gian, nhưng hiện nay, chủ quyền quốc gia được nhận thức theo những tiêu chuẩn về chức năng sử dụng Đối với những xu hướng thể hiện trong luật về vùng trời, nhìn chung cho rằng độ cao cao hơn trần hoạt động của phương tiện bay (khoảng 50 km) là giới hạn vùng trời theo khả năng, nhưng cũng có một vài khuynh hướng trong thực tế cho rằng bất kỳ việc hoạch định ranh giới vùng trời nào đều phải tính từ ngoài không gian vũ trụ
Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề này còn đang gây nhiều tranh cãi và chưa có một quy định nào của pháp luật quốc tế điều chỉnh lĩnh vực này và cũng chưa có một điều ước quốc tế nào giữa các quốc gia ký kết về loại biên giới này nên các quốc gia
đã buộc phải tự đưa ra những tuyên bố đơn phương về vùng trời của mình theo khả năng khai thác
Tuy nhiên, như trên đã nêu, do biên giới trên không còn chưa rõ ràng nên độ cao của biên giới này cũng chưa được các quốc gia xác định rõ ràng Nói một cách khác, không có sự phân biệt pháp lý chính xác giữa vùng trời nơi quốc gia thực thi chủ quyền và khoảng không vũ trụ là vùng tự do
1.4 Phân loại biên giới
1.4.1 Biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo
1.4.1.1 Biên giới tự nhiên: Loại biên giới này hết sức đa dạng Nó được xác
định trên cơ sở các địa hình tự nhiên như núi, sông, dãy núi, khe núi Cách xác định biên giới loại này là đơn giản và có thể dễ nhận biết nhưng chỉ có thể có được ở những nơi có điều kiện địa lý phù hợp Tuy nhiên, loại biên giới này cũng thường gây phức tạp cho kỹ thuật xác định Trước hết, đó là do có những đặc điểm địa hình trong thực tế không phù hợp với bản đồ hoặc không có ghi nhận trên bản đồ và các tài liệu địa hình liên quan Sự thay đổi mang tính khách quan (tự nhiên) hay chủ quan (có sự tác động của con người) trên thực tế có thể làm cho đường biên giới đã được thoả thuận trong hoạch định bị ảnh hưởng Tuy nhiên, trong quản lý, biên giới theo địa hình dễ xác định hơn trên thực địa Biên giới theo địa hình, như tên gọi của
nó, chủ yếu áp dụng cho việc hoạch định biên giới trên đất liền, nơi có nhiều địa hình đa dạng
Trang 21Ở khu vực núi, thường có ba loại biên giới:
- Biên giới theo các sống núi, nghĩa là đường nối liền các đỉnh nhô cao nhất của dãy núi duy nhất, hoặc các đỉnh núi được sử dụng chung nhiều nhất
- Biên giới theo đường phân thuỷ là đường chia nước ra hai lưu vực sông, suối
và đánh dấu nguồn nước của lưu vực bên này cũng như của lưu vực bên kia Thể loại biên giới này được áp dụng phổ biến trong các Hiệp ước giữa Pháp và Công gô (14/8/1894), giữa Pháp và Trung Quốc (20/6/1895) liên quan tới Đông Dương Đối với biên giới Việt Nam - Lào, nửa phía Nam chạy theo đường phân thuỷ chính của dãy núi Trường Sơn
- Biên giới theo đường chân núi là biên giới chạy qua những khu vực phần nền của những khối núi Hình thức này thường thấy tại khu vực Bailkan, Đanuýp ở châu
Âu, nhưng hiện tại không còn được áp dụng nữa
Đối với sông suối biên giới, thường có ba loại:
- Biên giới trên bờ sông, theo đó đường biên giới có thể chạy trên bờ sông bên này hoặc bên kia và toàn bộ sông được đặt dưới chủ quyền riêng biệt của một quốc gia duy nhất trong số hai quốc gia có chung đường biên giới Đây là dạng ranh giới
cổ, ít được áp dụng Ngày nay, phương pháp này không còn thích hợp với các nhu cầu sử dụng nguồn nước trong thực tế quan hệ giữa các quốc gia ngày nay, nhất là trong lĩnh vực thuỷ điện và đến nay hầu như không còn tồn tại Thực tế cho thấy, đây cũng là nguyên nhân bất đồng quan điểm giữa Nga và Trung Quốc trong việc giải thích Hiệp ước Bắc Kinh ngày 2 - 4/11/1860 về sông Ussuri Phía Nga cho rằng hiệp ước này đã áp dụng nguyên tắc đường biên giới chạy dọc theo bờ sông, trong khi đó Trung Quốc lại giải thích biên giới chạy theo trung tuyến của lòng sông hoặc trung tuyến của luồng chính của sông
- Biên giới theo trung tuyến của sông Trong trường hợp này, các điểm giữa của dòng sông được đo đạc ở mức nước trung bình trong một thời gian dài (một năm hay hơn) được nối lại với nhau và tạo thành biên giới Phương pháp này được áp dụng rộng rãi và tạo thuận lợi cho việc sử dụng sông của cả hai bên
- Biên giới theo rãnh sâu (thalweg), do Kluber đưa ra vào năm 1851 Trong
Trang 22Nghị định thư hoạch định biên giới giữa Pháp - Đức trên sông Rhin ngày 14/3/1925 định nghĩa “Thalweg là con đường liên tục của những điểm đo sâu lớn nhất” Tại các dòng sông tàu thuyền có thể qua lại được, biên giới chạy theo tuyến sâu nhất của luồng hàng hải Hình thức này đã được áp dụng trong Hiệp ước Pháp - Thái Lan (25/8/1926) về phân định biên giới Lào - Thái Lan trên sông Mê Kông
Trong trường hợp sông có nhiều nhánh, một khi các điều khoản của hiệp ước hoạch định biên giới chưa giải thích rõ ràng hay một quyết định tài phán không nói
gì khác, thì biên giới sẽ là nhánh sông chính
Ngoài ra, đối với các bãi, cồn trên sông, còn có các loại biên giới có tính đến chúng, cụ thể:
- Chuyển quyền quản lý cho các quốc gia gần nhất;
- Hoặc dành toàn bộ các bãi, cồn cho một quốc gia duy nhất (Ví dụ, Điều 1, Hiệp ước Pháp - Xiêm, 3/10/1893, đối với các đảo trên sông Mê Kông);
- Hoặc phân chia các bãi, cồn giữa hai quốc gia khi biên giới là trung tuyến hay đường rãnh sâu cắt đảo đó
Trên các hồ, có các loại biên giới sau:
Khi các quốc gia nằm tiếp giáp nhau trên cùng một bờ hồ, biên giới trên hồ sẽ xuất phát từ điểm mút biên giới của hai quốc gia và là:
- Đường cách đều hai bờ hồ
- Đường cách đều điều ước (đường cách đều có điều chỉnh)
- Đường thẳng nối hai điểm mút biên giới trên đất liền
- Đường biên giới thiên văn (theo kinh tuyến và vĩ tuyến)
Khi các quốc gia nằm đối diện nhau, đường biên giới là đường trung tuyến cách đều bờ hồ của mỗi quốc gia hoặc là đường trung tuyến điều ước (theo thoả thuận)
Đường biên giới trên sa mạc
Trên các sa mạc, chỉ có thể có các vùng biên giới sa mạc hoặc có các đường biên giới ở các sa mạc Nói cách khác, đường biên giới ở các sa mạc là những đường biên giới thường được xác định bằng phương pháp địa hình
Trang 23Đường biên giới trong rừng
Rừng có đặc điểm là chướng ngại vật nhưng rất khó khăn trong việc cung cấp các vị trí rõ ràng cho các đường biên giới, nhất là ở nơi có một vùng rừng rộng lớn
và không rõ ràng trên bản đồ Do vậy, việc hoạch định một đường biên giới trong rừng chủ yếu được giải quyết bằng sự thoả thuận của các quốc gia hữu quan và thường áp dụng phương pháp địa hình
1.4.1.2 Biên giới nhân tạo: Tất cả các đường biên giới đều là ranh giới chính
trị và pháp lý, do con người tạo ra Thuật ngữ "biên giới nhân tạo" chỉ có giá trị phân biệt các đường biên giới do con người quy định, không dựa vào các đặc điểm địa lý,
tự nhiên cụ thể Trong nửa đầu của thế kỷ XX, biên giới nhân tạo thường được phân biệt theo hai loại là biên giới thiên văn và biên giới hình học
Biên giới thiên văn là đường biên giới được xác định theo các kinh tuyến và vĩ tuyến
- Biên giới theo vĩ tuyến lần đầu tiên được xác lập trong thoả thuận miệng Catean Cambrésis (3/4/1559), sau đó được chính thức ghi nhận trong Hiệp ước Madrid (15/11/1630) để phân chia các khu vực thuộc địa của Anh và Pháp tại châu Phi theo đường xích đạo Điều 2, Hiệp ước Versaille (3/9/1789) công nhận biên giới giữa Canada và Mỹ là đường vĩ tuyến 45o Bắc từ sông Connecticut tới Saint - Laurent
Hình thức này thường được áp dụng cho phần lớn các đường biên giới của các quốc gia ở châu Âu; là ranh giới tạm thời phân chia khu vực ảnh hưởng của một số quốc gia chưa thống nhất như trường hợp vĩ tuyến 17o
Bắc đối với Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, hay vĩ tuyến 38o
Bắc ở Triều Tiên
- Biên giới theo kinh tuyến ít được sử dụng hơn biên giới vĩ tuyến, mặc dù nó
đã được ra đời qua văn kiện phân chia biển đầu tiên là Sắc chỉ "Inter Coetera" của Giáo hoàng Alecxandre VI (4/5/1493) Giáo hoàng Alxandre VI đã quy định lấy kinh tuyến 1000
Tây, qua đảo Cape Vert, làm đường phân chia các khu vực biển đặc quyền hoạt động cho Tây Ban Nha (về phía Tây) và Bồ Đào Nha (về phía Đông)
Trang 24Đường phân chia của Giáo hoàng cách phía Tây đảo Cape Vert 100 liên Phương pháp này còn được áp dụng để phân định biên giới Canada - Nga (28/2/1825), Canada - Mỹ (30/3/1867) và hàng loạt các ranh giới giữa Argentina và Chilê, Guinée và Guinée Bissau, Ai Cập và Libi
Biên giới hình học là dạng đường biên giới được xác định bằng các đường hình học, hoặc là đường thẳng nối hai điểm xác định, hoặc là đường vòng cung mà tâm điểm và bán kính được thoả thuận (một số nước châu Phi và Bắc Mỹ vạch đường biên giới theo kiểu này, biên giới giữa Canada và Alaska) Hiện nay, trên đất liền, biên giới này ít được áp dụng, nhưng trên biển, dạng biên giới này được biểu hiện:
- Đường khép cửa vịnh (Vịnh Sidra của Libi);
- Đường cơ sở thẳng (Đường cơ sở của Myanma, 1977, dài 222 hải lý);
- Đường vòng cung (Thoả thuận giữa Úc và Indonesia, 14/3/1977, quy định vòng cung 24 hải lý cho các đảo Ashmore)
Ngày nay, phương pháp biên giới nhân tạo còn được áp dụng cho việc phân định các khu vực không lưu quốc tế như:
- Ranh giới vùng thông báo bay FIR;
- Hành lang bay; hành lang bay qua và bay vào, bay ra vùng trời quốc gia [53,
215 - 218]
1.4.2 Biên giới chính thức và không chính thức
Khái niệm về đường biên giới chính thức được gắn với việc tham gia chính thức của chính phủ các bên đối với các hoạt động hoạch định biên giới và với việc tạo ra một công cụ pháp lý, chẳng hạn như một hiệp ước về hoạch định biên giới Sự phân biệt giữa giới hạn chính thức và không chính thức cũng tương tự như sự phân biệt giữa "de jure" (về pháp lý) và "de facto" (trên thực tế) Trên thực tế, việc hoạch định biên giới bao giờ cũng phản ánh tính đa dạng trong các cuộc thương lượng về một biên giới đã có trong thực tế và đòi hỏi các bên cần có một thái độ mềm dẻo để giải quyết được một cuộc tranh chấp về một đường biên giới không chính thức hay
đã có trên thực tế (de facto) Nhưng ngược lại, sự phân biệt này cũng phần nào cho
2 1 liên = 1/10 hải lý.
Trang 25thấy các cuộc thương lượng đang diễn ra trong thời điểm hiện nay giữa các quốc gia
về một đường biên giới không chính thức có thể là không cần thiết bằng việc cần có một sự quan tâm hơn đến một đường biên giới chính thức Tuy nhiên, đường biên giới không chính thức của một bên đơn phương đưa ra cũng là cơ sở ban đầu để đi vào giải quyết vấn đề hoạch định biên giới giữa các bên, đặc biệt là ở những khu vực
có tranh chấp
1.4.3 Biên giới đơn phương và song phương
1.4.3.1 Biên giới đơn phương: Căn cứ vào những tài liệu lịch sử của nhân loại
trong quá trình hình thành các quốc gia độc lập, có thể rút ra một kết luận chắc chắn
là việc hoạch định biên giới ở Trung Quốc và Rome là một điển hình của công tác quản lý hành chính mang tính mơ hồ (không chính xác) và tất nhiên hoàn toàn đơn phương Hành vi xác định biên giới đầu tiên trên đất liền được ghi nhận lại trong một văn bản đơn phương là do Vua Charlemagne (nước Anh) ban hành mang tính gia đình hơn là một văn bản hành chính đơn thuần [20,98] Vào giai đoạn đó, việc hoạch định biên giới của một đế chế hay một vương triều đều là hoạch định đơn phương để thực hiện một chức năng hành chính cụ thể nào đó mang tính chính thức hay không chính thức
1.4.3.2 Biên giới song phương: Biên giới song phương là một hình thức giải
quyết mang tính quốc tế đã xuất hiện từ thế kỷ XIII [20,201] Vào thời điểm đó mới chỉ có một số ít biên giới trên đất liền được xác định bằng hình thức song phương Công ước Hoạch định biên giới giữa Pháp và Trung Quốc năm 1887 là một văn bản pháp lý về biên giới quốc tế đầu tiên của Việt Nam Ngày nay, phần lớn những người làm công tác hoạch định biên giới và hầu hết các chính phủ đều có xu hướng coi việc hoạch định mang tính quốc tế là một vấn đề cần được giải quyết trên cơ sở
"hai quốc gia cần phải thỏa thuận về một con đường và theo đó các bên chấp nhận
nó như một đường phân chia tài sản" [20,190]
1.4.4 Các loại biên giới khác
Trong thực tiễn khoa học pháp lý hiện đại, việc mở rộng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học,
Trang 26công nghệ, tiêu chí cũng như sự phân chia các kiểu biên giới ngày càng đa dạng và phát triển
Dựa trên chức năng của biên giới, trong một số trường hợp, sách báo pháp lý
đã đề cập đến khái niệm “biên giới ngăn cách” và “biên giới hợp tác” Đường biên giới ngăn cách là đường biên giới chỉ mang chức năng phân định chủ quyền, lãnh thổ giữa hai hoặc các quốc gia hữu quan, được khép kín với việc tuần tra canh gác ngày đêm của các lực lượng chức năng Biên giới hợp tác ngoài chức năng phân định chủ quyền, lãnh thổ còn thể hiện sự hợp tác, giao lưu giữa các quốc gia có chung đường biên giới
Một số luật gia lại đưa ra thuyết “biên giới ngôn ngữ tự nhiên” cho rằng biên giới cần được thiết lập theo đường ưu thế của ngôn ngữ nào đó và không có biên giới phân chia những người nói chung một thứ tiếng; còn thuyết biên giới quốc tế do
Đ Hôn đưa ra thì cho rằng biên giới quốc tế đi qua vùng mà ở đó có sự va chạm quyền lợi của các cường quốc [37,95]
Có quan điểm lại cho rằng, có hai dạng biên giới cơ bản nhất đó là đường biên giới địa lý và nhân văn Đường biên giới địa lý được xây dựng trên các điều kiện tự nhiên sẵn có, còn đường biên giới nhân văn là sản phẩm của quá trình xác định của con người, theo mục đích, có các loại đường biên giới: bộ lạc, ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế, lịch sử, văn hoá, thậm chí theo quyền sở hữu của tư nhân [47,14]
Thực tiễn quan hệ quốc tế giữa các quốc gia hiện nay đã xuất hiện một số khái niệm mới về biên giới quốc gia đó là “biên giới chiến lược” hay “biên giới khoa học” Một đường "biên giới chiến lược mang tính khoa học" là biên giới có sự kết hợp giữa các điều kiện tự nhiên và chiến lược, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quốc gia có những vùng đệm nằm bên ngoài đường biên giới thực tế, hỗ trợ cho một
số mục đích mang tính chiến lược (đảm bảo cho an ninh quốc phòng hay phát triển kinh tế ) của quốc gia đó Như vậy, loại đường biên giới này, về bản chất, không còn mang đúng ý nghĩa của việc phân định biên giới thông thường theo luật pháp hiện nay mà là đường biên giới có tính trìu tượng và áp đặt Biên giới chiến lược, đôi khi, còn mang ý nghĩa nguỵ biện cho sự bành trướng lãnh thổ và trong một
Trang 27chừng mực nào đó, đi ngược lại trật tự pháp lý quốc tế đã và đang được cộng đồng quốc tế cam kết xây dựng và phát triển
Một số nhà lý luận còn nêu ra luận thuyết “biên giới quốc tế” cho rằng: “Một chính phủ thế giới là biện pháp tốt nhất để xoá bỏ nguy cơ chiến tranh” và cho rằng
“quyền dân tộc tự quyết của mỗi nước đã gây ra mọi tranh chấp trên thế giới”, vì
“nếu cứ để mỗi dân tộc có một biên giới tự chủ thì họ sẽ xung đột, va chạm lẫn nhau, phải có một nước lớn nào đó đứng ra xoá bỏ tất cả mọi biên giới quốc gia thì việc sẽ ổn thoả [1,26] Luận điểm trên cũng tương tự các luận thuyết của Napôlêông, Hítle, Aixenhao và kế hoạch Mácsan Tại Trung Quốc, trong thời gian vừa qua đã xuất hiện khái niệm "biên giới mềm" [56], tác giả Thôi Học Thuần cho rằng cơ sở vật chất của quốc gia theo quan niệm về biên giới mềm có thể được mở rộng, theo
đó đường biên giới được mở rộng theo sức mạnh của quốc gia, một cách vô tình đã biến lãnh thổ của quốc gia khác thành cơ sở vật chất của nước mình, mở rộng không gian chủ quyền mặc dù chủ quyền pháp lý không thay đổi
Một số học giả khác lại đưa ra các cách phân loại khác về biên giới như biên giới an ninh quốc gia, biên giới quân sự và phi quân sự, biên giới phức hợp hay đa hợp, biên giới hàng rào thương mại, biên giới theo không gian ba chiều [13]
Dù cách thức phân loại biên giới có nhiều khác biệt, trên thực tế, chỉ sau khi biên giới đã được hoạch định, phân giới và cắm mốc quốc giới thì quốc gia mới có các đường biên giới của mình Đường biên giới quốc gia quyết định trực tiếp đến việc xác lập lãnh thổ quốc gia, trong đó quốc gia thực hiện đầy đủ và toàn vẹn chủ quyền của mình Do vậy, đường biên giới quốc gia phải là đường cụ thể được vạch
rõ ràng trên mặt đất, mặt nước, được đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc
và các dấu hiệu khác, được vẽ trên bản đồ và ghi nhận trong các điều ước quốc tế về biên giới
1.5 Xác lập biên giới quốc gia
1.5.1 Khái niệm, ý nghĩa của quá trình xác lập biên giới quốc gia
Xác lập biên giới quốc gia là hoạt động pháp lý có ý nghĩa cao đối với sự ổn định và an ninh quốc phòng của một quốc gia trong quan hệ quốc tế Nó tạo điều
Trang 28kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia láng giềng
có chung đường biên giới đồng thời góp phần ổn định tình hình và hoà bình trong khu vực Hoạt động này trước hết là vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển Mọi hiệp ước về biên giới đều được ký kết trong giai đoạn hoà bình, với mục tiêu xây dựng quan hệ mới hoà bình, hữu nghị giữa các quốc gia láng giềng có chung đường biên giới Hoạt động này trên thực tế còn là hình thức thể hiện tính độc lập của một quốc gia mới ra đời nhằm xác định rõ không gian thực hiện thẩm quyền độc lập của mình trong quan hệ quốc tế Việc xác định biên giới quốc gia tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các quốc gia, bối cảnh lịch sử cụ thể
Xác lập đường biên giới là việc hoạch định và cố định biên giới quốc gia theo các nguyên tắc thương lượng và hoà bình và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế để giải quyết vấn đề biên giới quốc gia Trường hợp biên giới và ranh giới của các vùng thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia mà không liên quan đến một quốc gia khác, nhà nước tự qui định biên giới và ranh giới đó phù hợp với các quy định chung của luật pháp và tập quán quốc tế Tuy nhiên, có một yêu cầu có tính bắt buộc là biên giới quốc gia phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất xác định bằng các văn bản luật hoặc thông qua điều ước quốc tế với các quốc gia có chung biên giới
Do công tác xác lập biên giới quốc gia có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và có quan hệ rất mật thiết với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, là vấn đề thiêng liêng và nhạy cảm đối với mọi quốc gia, nên việc ấn định biên giới quốc gia không thể là việc làm của bất cứ một ngành hay địa phương nào Theo nghĩa đó, mọi thoả thuận
về biên giới quốc gia nếu không do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất tiến hành hoặc uỷ quyền tiến hành hay phê chuẩn sẽ không có giá trị pháp lý
1.5.2 Các giai đoạn của quá trình xác lập đường biên giới
Trong khoa học pháp lý, có nhiều quan niệm về các các giai đoạn của quá trình xác lập đường biên giới trên đất liền (hai, ba hoặc bốn giai đoạn) Sự khác nhau ở đây là các học giả và luật gia (trong nước và quốc tế) có đưa vấn đề quản lý và duy trì đường biên giới thành một giai đoạn của quá trình xác lập đường biên giới hay không, hoặc cho rằng chỉ có hai giai đoạn chính là hoạch định (bao gồm cả xác định
Trang 29nguyên tắc) và phân giới, cắm mốc trên thực địa Tuy nhiên, theo chúng tôi, giai đoạn xác định nguyên tắc cũng như quản lý và duy trì đường biên giới là những quá trình quan trọng, tạo tiền đề cũng như ghi nhận kết quả của các giai đoạn trước, là cơ
sở cho sự ổn định và hợp tác giữa các quốc gia có chung đường biên giới, phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế Thông thường, các giai đoạn của quá trình xác lập đường biên giới thông thường được thực hiện theo bốn giai đoạn sau:
- Xác định nguyên tắc giải quyết
1.5.2.1 Xác định nguyên tắc xác lập đường biên giới
Trong giai đoạn này, bước đầu hai quốc gia cần thống nhất những nguyên tắc
cơ bản để tiến hành việc xác lập biên giới Các nguyên tắc cơ bản mà các quốc gia xác định thường đề cập đến hai vấn đề là hình thức giải quyết và căn cứ giải quyết việc xác lập đường biên giới giữa hai nước Về hình thức giải quyết, có ba cách cơ bản và thường được áp dụng là đàm phán trực tiếp, trung gian hoà giải và sử dụng một cơ quan tài phán hay trọng tài quốc tế Trong số đó, hình thức đàm phán trực tiếp thường được các quốc gia hữu quan áp dụng nhiều nhất Về căn cứ giải quyết,
đó là việc lựa chọn cơ sở nào để xác lập đường biên giới Có thể là một đường biên giới đã có và đang tồn tại; có thể nâng cấp các ranh giới thành đường biên giới (như các trường hợp các ranh giới thuộc địa do thực dân thiết lập, được vận dụng làm đường biên giới quốc gia sau khi các quốc gia đó giành được độc lập); hoặc xác lập một đường biên giới mới hoàn toàn; và loại bản đồ được sử dụng Việc lựa chọn
Trang 30nguyên tắc xác lập đường biên giới (trong các khu vực cụ thể) là hoàn toàn do các quốc gia hữu quan thoả thuận trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau nhằm đảm bảo tính chất công bằng và phù hợp với tình hình biên giới giữa hai quốc gia, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế
Theo cách đó, các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia hữu quan thường có một tuyên bố chung; hoặc một bên có tuyên bố, sau đó bên kia ra tuyên bố chấp nhận; hoặc ký một biên bản cấp cao (như giữa Việt Nam và Lào có một biên bản của hai Bộ Chính trị hai nước); một hiệp ước về nguyên tắc hoạch định (như giữa Việt Nam và Cămpuchia ký Hiệp ước về nguyên tắc trong năm 1983) hoặc một thoả thuận về những nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ (như Thoả thuận ngày 19/10/1993 giữa Việt Nam - Trung Quốc) Sản phẩm của giai đoạn này sẽ tạo một tiền đề cho công tác hoạch định tiếp theo
1.5.2.2 Hoạch định biên giới quốc gia
Hoạch định biên giới là việc xác định vị trí của đường biên giới bằng lời văn
và thể hiện trên bản đồ hay sơ đồ, và các thủ tục để chuyển đường biên giới đã được xác định đó ra thực địa Hoạch định có thể được tiến hành trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau thông qua đàm phán hoặc qua con đường tài phán quốc tế nếu có tranh chấp mà hai bên không giải quyết được và thoả thuận nhờ bên thứ ba giải quyết Giai đoạn hoạch định này phải đáp ứng được yêu cầu chính yếu là phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, tránh mọi sự mơ hồ, không xác định bởi vì bất kỳ một sự sai lệnh nào trong văn bản pháp lý mô tả đường biên giới cũng sẽ tiềm
ẩn những tranh chấp trong giai đoạn phân giới, cắm mốc trên thực địa sau này Hoạch định qua đàm phán là phương thức phổ biến nhất, chắc chắn nhất và đưa đến một kết quả công bằng được cả hai quốc gia chấp nhận Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi thời gian dài, hao tổn vật chất và trí tuệ nhiều (Biên giới Costa - Rica và Panama, tranh chấp từ năm 1825, chỉ được giải quyết bằng Hiệp ước San José ngày 1/5/1941 và được khẳng định bằng Hiệp định cuối cùng ngày 15/9/1944) Hoạch định bằng con đường tài phán quốc tế chỉ được áp dụng trong trường hợp hai bên không còn khả năng hoạch định bằng con đường đàm phán Phán quyết của cơ quan
Trang 31tài phán quốc tế cho phép giải quyết sớm tranh chấp, xác định được biên giới nhưng cũng tốn kém và còn gây ra nhiều tranh cãi Hình thức này được áp dụng cho cả biên giới trên đất liền và trên biển (Tranh chấp lãnh thổ Libi/Tchad năm 1994; Phân định biển giữa Guinée Bissau và Senegal năm 1989, tranh chấp biên giới trên đất liền, biển, đảo năm 1992 )
Kết quả của giai đoạn hoạch định này thường được các quốc gia hữu quan ghi nhận và ký kết trong một hiệp ước, một hiệp định hay một phán quyết của toà án Các văn bản pháp lý này có yêu cầu chung nhất là phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác và đúng
và cần phải dự tính đến các nội dung cần thực hiện trong giai đoạn phân giới, cắm mốc trên thực địa Văn bản đầy đủ là ghi nhận việc hoạch định đường biên giới trên toàn tuyến biên giới, cả trên văn bản và bản đồ; rõ ràng, chính xác là trong văn bản không có những quy định mập mờ hoặc những vấn đề không thể thực hiện được; đúng là các số liệu trên văn bản và bản đồ phải phù hợp với thực địa Thông thường, một hiệp ước hoạch định biên giới bao giờ cũng có bản đồ đính kèm hiệp ước, phù hợp với lời văn của hiệp ước Trường hợp có sự khác nhau giữa văn bản và bản đồ thì văn bản có giá trị cao hơn Theo quy định của luật pháp các nước, những văn bản pháp lý loại này đều do
cơ quan lập pháp cao nhất hoặc nguyên thủ quốc gia phê chuẩn
Việt Nam và Lào đã tiến hành đàm phán và ký Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước ngày 18/7/1977 Việt Nam và Cămpuchia đã ký Hiệp ước Hoạch định biên giới trên đất liền ngày 20/12/1985 Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ngày 30/12/1999
1.5.2.3 Phân giới và cắm mốc quốc giới trên thực địa
Trên thực tế, phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới thường bị lẫn lộn với giai đoạn hoạch định Xét về bản chất, hoạch định biên giới quốc gia chỉ là một hoạt động pháp lý thống nhất, xác định đường biên giới trên văn bản và bản đồ, còn nhiệm vụ chính của giai đoạn phân giới và cắm mốc trên thực địa là chuyển đường biên giới đã được hoạch định trên văn bản pháp lý và trên bản đồ hoạch định ra thực địa một cách chính xác nhất có thể được và đánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới Quá trình hoạch định, về cơ bản, được tiến hành trên bàn đàm phán còn phân
Trang 32giới và cắm mốc là công tác kỹ thuật và các quyết định của nó chỉ giới hạn trong việc chuyển những công việc đã được xác định bằng văn bản và bản đồ ra thực địa
và giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực địa Tuy nhiên, việc phân giới trên thực địa là một giai đoạn quan trọng nhằm thể hiện đường biên giới trên thực tế, nhằm bảo tồn “tính bất khả xâm phạm” của đường biên giới và giúp việc duy trì quy chế biên giới
Quá trình kỹ thuật đó được tiến hành song phương thông qua một uỷ ban liên hợp về phân giới, cắm mốc với thành phần là các uỷ ban quốc gia của các quốc gia hữu quan (do các quốc gia hữu quan thống nhất cử ra và thường được gọi là Uỷ ban liên hợp, số lượng thành viên tương đương nhau Các uỷ ban này có khi trực thuộc Đoàn đàm phán chính phủ như Uỷ ban phân giới Nga - Trung, có khi trực thuộc chính phủ như Uỷ ban phân giới Nga - Lào Thực hiện điều 6, Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, hai bên đã thành lập Uỷ ban liên hợp PGCM trên thực địa, thời gian hoạt động của UBLH này sẽ chấm dứt khi nghị định thư biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được ký kết)
Các hoạt động phân giới, cắm mốc trên thực địa phải được ghi chép đầy đủ trong các hồ sơ, biên bản, sơ đồ do đại diện của hai bên ký Bất kỳ một sự sửa đổi, điều chỉnh nào so với biên giới đã hoạch định đều phải có sự thoả thuận rõ ràng và ghi nhận của hai bên Kết quả của giai đoạn này được ghi nhận bằng một văn bản pháp lý thông thường là nghị định thư về phân giới cắm mốc có đính kèm bản đồ và phải được đại diện chính phủ hai quốc gia hữu quan ký kết, trong đó xác nhận các nội dung như: xác nhận kết quả xác định trên thực địa toàn bộ đường biên giới; xác nhận kết quả xây dựng hệ thống mốc quốc giới; xác nhận những khu vực đất đai đã được chuyển dịch (nếu có); xác nhận những vấn đề còn tồn tại (nếu có); xác nhận và thống kê toàn bộ văn bản, tài liệu pháp lý (biên bản, bản đồ, sơ đồ ) là phụ lục, đính kèm của nghị định thư Quá trình phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới thường kéo dài Ví dụ, sau khi giữa Việt Nam và Lào ký Hiệp ước Hoạch định biên giới giữa hai nước ngày 18/7/1977, công tác phân giới cắm mốc được tiến hành từ
1978 đến 1984 mới cơ bản kết thúc và bổ sung sửa đổi một số đoạn cho tới 1987
Trang 33mới cơ bản hoàn thành trên toàn tuyến; hay một ví dụ khác, biên giới giữa Liên Xô (cũ) và Thổ Nhỹ Kỳ cũng phải mất 45 năm mới hoàn thành việc phân giới, cắm mốc trên thực địa
Trong quá trình phân giới và cắm mốc trên thực địa, vấn đề tất cả các quốc gia đều quan tâm chính là mốc quốc giới (gọi tắt là mốc giới) [27] Mốc quốc giới của đường biên giới trên đất liền chính là những biểu hiện vật chất, cụ thể đường biên giới trên đất liền, đánh dấu và ghi nhận đường biên giới đã được hoạch định rõ ràng, thể hiện sự phân định rạch ròi thẩm quyền của từng quốc gia
Mốc quốc giới “là một vật thể rõ ràng được các quốc gia liên quan thoả thuận xây dựng hoặc lựa chọn, nằm trên đường biên giới quốc gia (trừ một số trường hợp đặc biệt) để xác định đường biên giới quốc gia” [84] Thông thường, mốc giới là những vật thể do con người ché tạo ra và có đặc tính trường tồn, trong một số trường hợp đặc biệt, người ta cũng có thể thiên tạo nằm đúng trên đường biên giới quốc gia như những vật thể trồi lên trên mặt đất và có thể nhìn thấy được như những tảng đá, bảng hiệu, đèn hiệu, cột mốc hoặc các công trình kiến trúc [47, 289] Tuy nhiên, mốc giới chỉ có giá trị khi các quốc gia liên quan thoả thuận lựa chọn hoặc xây dựng
để đánh dấu vị trí nhất định mà đường biên giới quốc gia đi qua
Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng hoặc lựa chọn mốc quốc giới:
Khi lựa chọn hoặc xây dựng mốc giới, các quốc gia hữu quan phải căn cứ vào nhiều nguyên tắc để mốc giới phát huy được hết tính năng, bền vững, dễ nhận biết ,
cụ thể:
- Kiên cố, vững chắc, đảm bảo tính trường tồn của mốc;
- Trang nghiêm, thẩm mỹ, bảo đảm tính liên quốc gia, quốc tế [47, 293 - 295];
- Dễ nhận biết và thuận tiện cho quản lý, bảo đảm giá trị thực tiễn của mốc;
- Số lượng đủ, bảo đảm tính hợp lý, kinh tế trong việc xây dựng mốc
1.5.2.4 Quản lý, duy trì đường biên giới và bảo vệ mốc quốc giới
Trên thực tế, việc quản lý và duy trì, bảo vệ đường biên giới quốc gia được thực hiện ngay từ khi nhà nước ra đời, thậm chí đường biên giới đó không được thoả thuận bằng văn bản pháp lý như ngày nay chính vì sự tồn tại của các quốc gia luôn
Trang 34gắn liền với việc quản lý, bảo vệ và duy trì một đường biên giới giữa các quốc gia hữu quan Giai đoạn này diễn ra từ trước khi quá trình xác lập đường biên giới và ngay trong giai đoạn xác định nguyên tắc, hoạch định và phân giới cắm mốc Thực tiễn quan hệ quốc tế giữa các quốc gia cho thấy, việc quản lý và duy trì bảo vệ tốt đường biên giới là tiền đề vững chắc cho tình hữu nghị, phát triển và hợp tác giữa các quốc gia hữu quan
Sau quá trình phân giới và cắm mốc quốc giới, các quốc gia hữu quan tiến hành quản lý, duy trì và bảo vệ một đường biên giới mới với hệ thống mốc quốc giới theo một thoả thuận trong đó có các quy định cụ thể điều chỉnh tất cả các hoạt động liên quanđến duy trì và bảo vệ đường biên giới Các quy định về quản lý này được làm rõ và chi tiết hoá trong một thoả thuận (thường gọi là quy chế) về kiểm tra và giải quyết những tranh chấp phát sinh dọc biên giới (như vượt biên trái phép, phá hoại các yếu tố biên giới, trao đổi thông tin, hoạt động kinh tế và quản lý tài nguyên vùng biên giới ), cũng như thủ tục giải quyết những vấn đề tồn tại và những vấn đề vượt quá thẩm quyền của uỷ ban song phương Trên cơ sở các thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan và luật pháp quốc gia, mỗi quốc gia đều có thể ban hành các văn bản pháp quy nhằm thực hiện có hiệu quả việc quản lý biên giới quốc gia đồng thời thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác
1.6 Quy chế pháp lý của biên giới quốc gia
1.6.1 Pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia
Do tính chất xác định không gian quyền lực quốc gia, lãnh thổ, biên giới quốc gia luôn là một đề tài quan trọng, được chú ý nhiều trong pháp luật quốc tế Tính ổn định của biên giới quốc gia là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo hoà bình, ổn định và hợp tác trong quan hệ quốc tế Luật quốc tế đã xác định những nguyên tắc cơ bản về biên giới đó là tính bất khả xâm phạm của đường biên giới quốc gia, ổn định biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới quốc gia
1.6.1.1 Nguyên tắc bất khả xâm phạm của đường biên giới quốc gia
Bất khả xâm phạm của đường biên giới chính là sự bảo đảm cho hoà bình và
ổn định trong quan hệ quốc tế Phán quyết năm 1949 của Toà án pháp lý quốc tế về
Trang 35vụ eo biển Corfou nêu rằng “Giữa các quốc gia độc lập, việc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là một trong những cơ sở chính của các quan hệ quốc tế”, do đó “việc vượt qua đường phân cách các đơn vị chính trị rất rõ là nguyên nhân gây chiến, là bằng chứng của sự xâm lược” [73] Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng Điều này cũng tạo cho sự toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm đường biên giới tính chất chuẩn mực bắt buộc của luật quốc tế Điều 1, Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế ngày 24/10/1970 quy định “Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực để vi phạm biên giới quốc tế đang tồn tại của quốc gia khác hoặc dùng nó làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế,
kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề có liên quan đến biên giới các nước” Nghị quyết nổi tiếng 242 được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 22/11/1967 sau “cuộc chiến tranh sáu ngày” yêu cầu các quốc gia thừa nhận và tôn trọng “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của mỗi quốc gia trong khu vực và quyền được sống hoà bình bên trong các đường biên giới chắc chắn và được thừa nhận” Trong nguyên tắc thứ ba, định ước cuối cùng của Hội nghị về an ninh và hợp tác ở châu Âu ký tại Helssinki ngày 1/8/1975 xác nhận rõ ràng tính bất khả xâm phạm của biên giới: “Các quốc gia tham dự cùng nhau gìn giữ tính bất khả xâm phạm biên giới của họ cũng như biên giới của các quốc gia châu Âu, và không có bất cứ hành động nào xâm phạm các biên giới đó, hiện tại cũng như sau này Vì vậy, các quốc gia này không có bất cứ đòi hỏi nào hay mọi hành động xâm chiếm toàn bộ hay một phần lãnh thổ của một quốc gia tham dự khác” [26]
Nội dung của nguyên tắc bất khả xâm phạm đường biên giới quốc gia bao gồm:
- Biên giới quốc gia phải được duy trì ổn định, bất khả xâm phạm Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng triệt để đường biên giới quốc gia, không được tuỳ tiện thay đổi, tuỳ tiện vi phạm hoặc xâm nhập;
- Cấm dùng các thủ đoạn hoặc lực lượng vũ trang, bán vũ trang hoặc cá nhân
và tổ chức nào để xâm nhập lãnh thổ quốc gia khác;
Trang 36- Cấm các hành vi xâm phạm đến đường biên giới được đánh dấu bằng các cột mốc, các dấu hiệu cụ thể cũng như đối với quy chế pháp lý của khu vực biên giới;
- Cấm bất cứ thủ đoạn gây rối nào với mục đích làm thay đổi đường biên giới
và quy chế pháp lý về biên giới;
- Mọi quốc gia có quyền sử dụng quyền tự vệ chính đáng của mình, tiến hành các biện pháp cần thiết ngăn chặn mọi hành vi vi phạm biên giới quốc gia
1.6.1.2 Nguyên tắc về tính bền vững và ổn định của biên giới
Các đường biên giới phải ổn định lâu dài Sự ổn định lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là một trong những yếu tố hàng đầu bảo đảm sự vững chắc của các quan hệ quốc tế Toà án pháp lý quốc tế trong vụ Đền Préah Vihear (giữa Thái Lan
và Cămpuchia năm 1962) kết luận: ”Nhìn chung, một khi hai quốc gia xác định giữa
họ có một đường biên giới, một trong những mục tiêu cơ bản của họ là phải có được một giải pháp (biên giới) bền vững và dứt khoát”[75,34] Tính chất bền vững và ổn định là đặc trưng cho mọi đường biên giới, dù là biên giới trên đất liền, trên biển hay trên không Trên phương diện pháp lý, một khi biên giới đã được các bên hữu quan thoả thuận xác định, đường biên giới đó sẽ tồn tại không thể bị xâm phạm cũng như tuỳ tiện thay đổi Tính bền vững và ổn định của đường biên giới được pháp luật quốc tế bảo đảm trên cơ sở các nguyên tắc:
- Các quốc gia được tự do trong thoả thuận xác lập biên giới trên cơ sở các căn
cứ về lịch sử, địa lý, pháp lý và chính trị Nguyên tắc thoả thuận là nguyên tắc có giá trị cao nhất trong việc xác định biên giới giữa các quốc gia hữu quan pháp luật quốc tế không bắt buộc các quốc gia phải xác định biên giới trên các tiêu chí bắt buộc cũng như lựa chọn loại biên giới nhằm đảm bảo tính bền vững và ổn định của các đường biên giới
- Các quốc gia được tự do tiến hành xác lập các đường biên giới Hoạt động này được coi như một thẩm quyền nhà nước riêng biệt, không bị áp đặt cũng như phụ thuộc
Tuy nhiên, việc xác lập biên giới quốc gia là một hoạt động có khía cạnh quốc
tế Hoạt động này chỉ có giá trị khi nó được tiến hành đúng với các quy định của
Trang 37pháp luật quốc tế, tôn trọng các nguyên tắc và quy phạm chung của luật quốc tế như: tôn trọng chủ quyền quốc gia, tôn trọng ý chí thoả thuận của các quốc gia, tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế
1.6.2 Quy chế pháp lý về biên giới
Sau khi các quốc gia tiến hành xác định đường biên giới, các bên liên quan thường ký kết hiệp định về quy chế biên giới trong đó chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật cụ thể nhằm điều chỉnh hoạt động của dân cư và các tổ chức trong khu vực biên giới, các hoạt động có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đường biên giới, khu vực biên giới, vành đai biên giới nhằm thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị, duy trì và bảo vệ đường biên giới chung
Các hiệp định này thường quy định về những vấn đề sau:
- Các quy định về bảo vệ đường biên giới và mốc quốc giới;
- Các quy định về khu vực biên giới, cư dân biên giới trong các hoạt động sinh hoạt dân sự thường ngày cũng như đảm bảo an ninh khu vực biên giới ;
- Các quy định về qua lại biên giới đối với người, hàng hoá, các phương tiện,
hệ thống cửa khẩu; kiểm soát việc qua lại biên giới cũng như hệ thống các cơ quan chức năng: biên phòng, hải quan, kiểm dịch biên giới;
- Các quy định về khai thác và sử dụng sông suối biên giới, xây dựng các công trình biên giới, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ rừng, săn bắn và giữ gìn an ninh trong khu vực biên giới
- Các quy định về hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự chung, công tác thông tin, phối hợp trấn áp tội phạm; thẩm quyền, thủ tục, phương thức giải quyết tranh chấp biên giới
Bên cạnh đó, mỗi quốc gia, căn cứ vào thẩm quyền lãnh thổ của mình, có thể ban hành những văn bản pháp lý riêng biệt nhằm điều chỉnh các hoạt động trong khu vực biên giới hoặc các hoạt động thuộc thẩm quyền lãnh thổ của mình nhằm đảm bảo an ninh biên giới, phát triển đất nước
1.7 Giải quyết tranh chấp về biên giới trong pháp luật quốc tế
1.7.1 Tranh chấp về biên giới
Trang 38Tranh chấp về biên giới là một trong những tranh chấp vô cùng phức tạp trong quan hệ quốc tế, vì biên giới quốc gia gắn chặt với quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Toà án quốc tế khi giải quyết vụ Mavromatis đã nhận xét tranh chấp là “sự bất đồng về một điểm của luật pháp hay sự việc, một sự mâu thuẫn, đối lập giữa các quan điểm pháp lý hay lợi ích của các bên” [74,11] Như vậy, tranh chấp biên giới tồn tại khi các quốc gia chung biên giới có những yêu sách khác nhau về vị trí của đường biên giới đó hay nói một cách khác đó chính là nhận thức khác nhau của các bên về đường (hướng) đi của đường biên giới Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy tranh chấp về biên giới luôn là một vấn đề quốc tế quan trọng hàng đầu xuất hiện sớm nhất trong mối quan hệ giữa các quốc gia Đây cũng là một vấn
đề khá phổ biến nảy sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau Có những trường hợp vấn đề biên giới đã được coi là giải quyết, ký kết Hiệp ước về biên giới, chiến tranh
đã lại nổ ra nghiêm trọng hơn cả trước khi ký kết (trường hợp Iran và Irắc, Vênêzuêla và Guyam thuộc Anh, tưởng đã được giải quyết xong, 50 năm sau, tranh chấp lại bùng nổ) [36,55] Hay tình hình biên giới của các nước trước đây đã bị thực dân xâm chiếm lại càng vô cùng phức tạp do những đường biên giới ở đây bị chia cắt tuỳ tiện và nhiều lần [36,55] Địa bàn cư trú của các dân tộc cũng bị chia cắt, thêm vào đó là tình trạng hoạch định biên giới bất chấp quyền lợi của các dân tộc có liên quan cũng như trình độ đo đạc, bản đồ lạc hậu cũng là các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp biên giới đòi hỏi có sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế
Có nhiều khái niệm và cách phân loại đối với các tranh chấp về biên giới:
- Sự kiện biên giới (còn có thể gọi là sự cố biên giới) bao gồm những vụ việc xảy ra trên biên giới:
+ Liên quan đến các hoạt động của những người dân nhưng có tác động đến đường biên giới, vùng biên giới ở một bên hay có ảnh hưởng đến bên kia Các hoạt động đó có thể là hành vi vượt biên trái phép, xâm canh, xâm cư, cư trú và di cư bất hợp pháp, hôn nhân
+ Chỉ đơn thuần liên quan đến kỹ thuật, chẳng hạn địa hình trên bản đồ không
rõ ràng hay không khớp với địa hình thực tế
Trang 39+ Tác động của những hoàn cảnh khách quan như cột mốc bị đổ do thiên tai, lòng sông hay suối bị dịch chuyển do lũ lụt, bệnh dịch
+ Các vấn đề liên quan đến chính sách về biên giới của các bên hữu quan, như việc xây dựng đường xá, các công trình kiên cố, đào mương, đắp đập trên sông suối biên giới
- Các tranh chấp biên giới là những bất đồng với những mức độ hay về những vấn đề khác nhau liên quan đến chủ quyền lãnh thổ giữa hai hoặc một số quốc gia Thuật ngữ tranh chấp biên giới thường được sử dụng khi phát sinh các vấn đề liên quan trực tiếp tới một đường biên giới, một khu vực biên giới đang có tranh chấp hay đã được giải quyết Các tranh chấp về biên giới thường xảy ra trong những trường hợp sau đây:
+ Trường hợp thứ nhất, các tranh chấp thường xoay quanh vấn đề vị trí của đường biên giới cụ thể trên đất liền (thường là trong các trường hợp không có các điều ước quốc tế về hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan)
+ Trường hợp thứ hai, các tranh chấp thường liên quan tới việc áp dụng điều ước quốc tế nào trong số các điều ước đề cập tới vấn đề hoạch định biên giới hoặc là việc giải thích khác nhau về các quy định, hoạch định biên giới
1.7.2 Pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới
1.7.2.1 Khái lược chung
Về nguyên tắc, trong quan hệ quốc tế, tranh chấp nói chung và tranh chấp về biên giới nói riêng luôn là vấn đề nhạy cảm, được pháp luật quốc tế quy định khá chặt chẽ, yêu cầu các quốc gia tôn trọng: đó là nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế (trong đó có tranh chấp về biên giới lãnh thổ) Điều 2, khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc; Điều 6, Các nguyên tắc của luật quốc tế; và một số văn kiện pháp lý quan trọng khác đều quy định rõ các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, bằng các hình thức thương lượng
do các quốc gia lựa chọn, phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế Ngoài ra, nguyên tắc này còn được ghi nhận phổ biến trong các điều ước quốc tế song phương
về giải quyết biên giới và lãnh thổ giữa các quốc gia có liên quan
Trang 40Bên cạnh đó, các quốc gia còn có thể thương lượng thoả thuận các nguyên tắc khác để giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ như: nguyên tắc công bằng, nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế, nguyên tắc Uti Possidetis, nguyên tắc hợp tác và tôn trọng lợi ích của nhau
7.1.2.2 Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ
Giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp về biên giới, lãnh thổ nói riêng bằng các biện pháp hoà bình là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại Các quốc gia với tư cách là chủ thể của pháp luật quốc tế phải tuân thủ triệt để nguyên tắc này trong quan hệ quốc tế Như vậy, theo Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc, những biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế bao gồm:
- Thông qua việc tiến hành đàm phán ngoại giao trực tiếp;
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ (như môi giới, trung gian, uỷ ban điều tra và uỷ ban hòa giải );
- Các biện pháp tư pháp (toà án hay trọng tài );
- Giải quyết tranh chấp tại các tổ chức quốc tế hoặc trên cơ sở dàn xếp quốc tế mang tính chất khu vực
* Đàm phán trực tiếp
Đàm phán trực tiếp là sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bên hữu quan - chủ thể của luật quốc tế để giải quyết những vấn đề mà các bên quan tâm Trong trường hợp tranh chấp xảy ra, các bên hữu quan trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thảo luận để tìm ra giải pháp hoà bình giải quyết tranh chấp Đàm phán trực tiếp là biện pháp cơ bản, hữu hiệu và thông dụng nhất để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên cơ sở các bên trực tiếp trình bày quan điểm của mình và xem xét ý chí, quan điểm của mỗi bên đối thoại, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau Do tầm quan trọng của biện pháp này, Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc đã đưa biện pháp đàm phán trực tiếp lên vị trí hàng đầu trong số các biện pháp khác Biện pháp này cũng được xem là biện pháp được ưu tiên tại các điều ước quốc tế khác như, Điều lệ Tổ chức các nước châu Mỹ