1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng Kitô giáo

99 623 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Trong lịch sử cũng như hiện tại, có một số quan điểm cho rằng, CNXH không tương dung với tôn giáo, CNXH phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo và CNXH không phù hợp với văn minh Kitô giáo v.v.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TẠ THỊ THANH HÀ

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA

LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ

LÝ TUỞNG KITÔ GIÁO

Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số : 60 22 85

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.- Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Lữ

Phản biện 1:PGS.TS Nguyễn Hồng Dưong

Phản biện 2:PGS.TS Hoàng Minh Đô

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp

Tại:.Khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.- Đại học Quốc gia Hà Nội

16 giờ 00 ngày 08 tháng 03 năm 2012

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNTB : Chủ nghĩa tư bản TBCN : Tư bản chủ nghĩa CNCS : Chủ nghĩa cộng sản CSCN : Cộng sản chủ nghĩa

St : Sách Sáng thế

Cn : Sách Châm ngôn

Am : Sách A – mốt Đnl : Sách Đệ nhị luật

Tv : Sách Thánh vịnh

Is : Sách I- sai – a Gio : Sách Giop Gier : Sách Giê- rê- mi – a

Đn : Sách Đa- ni- en

Ds : Sách dân số

Ga : Sách Giô- na

Lc : Sách Lu ca

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết, tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhân loại và còn tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của con người Ph Ăngghen có dự đoán về sự tiêu vong của tôn giáo, nhưng đó là trong một xã hội hoàn thiện ở một tương lai xa, khi con người không chỉ có mưu sự mà còn cho thành sự nữa Nghĩa là, tôn giáo sẽ còn tồn tại cho đến khi nó không còn có đối tượng để phản ánh Cho đến nay, ở các quốc gia dù có chế độ chính trị khác nhau, tôn giáo vẫn là một hiện tượng xã hội khách quan

Trong lịch sử cũng như hiện tại, có một số quan điểm cho rằng, CNXH không tương dung với tôn giáo, CNXH phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo và CNXH không phù hợp với văn minh Kitô giáo v.v Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy, những người cộng sản chưa bao giờ phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo trong CNXH và cũng chưa khi nào có chủ trương chống tôn giáo mà chỉ chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị phản động

Chủ nghĩa Mác –Lênin thừa nhận:“Trong lịch sử đạo Cơ đốc giáo sơ kỳ có những điểm giống đáng lưu ý với phong trào công nhân hiện đại…Cả đạo Cơ đốc lẫn CNXH …đều tuyên truyền sự giải phóng con người trong tương lai khỏi cảnh nô lệ

và nghèo khổ” [55; tr.663]

Công giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở Việt Nam và là quốc gia có số tín đồ theo Công giáo lớn thứ hai ở Đônng Nam Á, tính đến năm 2004 cả nước có 5,9 triệu giáo dân Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong văn hóa, đạo đức của con người thì không thể phủ nhận được Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, Công giáo Việt Nam vận động theo xu hướng tích cực, tiến bộ là cơ bản – xu hướng Công giáo gắn với dân tộc, phục vụ lợi ích dân tộc, tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước Tuy nhiên, hiện nay các thế lực chính trị xấu trong và ngoài nước luôn tìm cách lợi dụng Công giáo hòng cản trở sự phát triển của dân tộc ta, tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và một số bộ phận tín đồ, chức sắc Công giáo vì thiên kiến, hoặc vì lợi ích cá nhân, đặc biệt, là do thiếu hiểu biết về mục đích, những điểm tương đồng trong lý tưởng XHCN mà cả dân tộc ta đang hướng đến và lý tưởng trong Kitô giáo mà họ đang tin theo không hề

Trang 5

mâu thuẫn, bài trừ nhau, nên đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho các thế lực phản động gây phương hại đến lợi ích của dân tộc

Bên cạnh những thành công là cơ bản, công tác quản lý Nhà nước với Công giáo ở nước ta trong những năm qua cũng có những hạn chế nhất định Liên quan tới vấn đề này, có nhiều điểm phải bàn, song về cơ bản, thiếu sót trong quản lý Nhà nước với Công giáo thường bị rơi vào hai thái cực: một là, tuyệt đối hóa những điểm tương đồng giữa lý tưởng Kitô giáovà lý tưởng XHCN, điều này dẫn đến tư tưởng chủ quan, buông lỏng quản lý Nhà nước đối với Công giáo; hai là, tuyệt đối hóa những điểm khác biệt giữa lý tưởng Công giáo và lý tưởng XHCN, dẫn đến nhận thức khắt khe, đề phòng với các tín đồ Công giáo về phía công tác quản lý Nhà nước, đồng thời gây tâm lý lo sợ cho các tín đồ giáo dân, cản trở xu thế hòa nhập, tích cực trong Công giáo, giảm sút hiệu quả quản lý Những thiếu sót đó đều

có thể là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không bình thường trong đời sống Công giáo

Vì vậy, nhận thức đúng đắn về sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng XHCN

và lý tưởng Kitô giáo là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn góp phần phát huy những điểm tích cực, hạn chế những điểm tiêu cực của Công giáo trong quá trình xây dựng XHCN ở nước ta Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trên, tôi đã chọn vấn

đề “Sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo” làm đề

tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc nghiên cứu về

sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng tôn giáo và lý tường XHCN nói chung, và

sự tương đồng giữa lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo nói riêng còn ít được quan tâm đúng mức Sau khi Đảng ta có Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số

37-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết số 25-NQ/TW khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo

là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta”, đã có một số công trình nghiên cứu bàn

về vấn đề này

Liên quan trực tiếp đến vấn đề này cũng có một số đề tài khoa học, luận văn

Trang 6

CNXH Trong đó, đáng chú ý hơn cả là đề tài “Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về tôn giáo” – 1998 của trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn

giáo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Trong công trình này, các tác giả đã đề cập đến một số nét tương đồng của một số học thuyết tôn giáo với CNXH Điều này được thể hiện đậm nét ở cách nhìn nhận, ứng xử của Hồ Chí Minh đối với các tôn giáo

Luận văn thạc sỹ khoa học tôn giáo “Phát huy tính tương đồng giữa tôn giáo

và CNXH - một phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với tôn giáo ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Xuân Hà – 2001 đã chỉ ra

một số điểm tương đồng và dị biệt giữa thế giới quan tôn giáo và thế giới quan XHCN, giữa lý tưởng tôn giáo và mục tiêu giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng ta; tác giả cũng đã làm rõ một số nội dung cơ bản về sự tương đồng và sự dị biệt giữa lý tưởng tôn giáo và mục tiêu của sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay

Ngoài ra, còn có bài viết đề cập đến sự tương đồng và khác biệt giữa XHCN

và tôn giáo của tác giả Nguyễn Đức Lữ với các bài “Tôn giáo và CNXH ở Việt Nam” (Tạp chí Cộng sản, số 71 năm 2004); “Tôn giáo cùng tồn tại trong quá trình xây

dựng CNXH” (Tạp chí Cộng sản, số 112, năm 2006); “Quá trình hình thành tôn giáo

và CNXH đều xuất phát từ sự phản kháng của giai cấp bị trị” (Tạp chí Công tác tôn

giáo, số 6, năm 2009); “Tôn giáo và CNXH đều phản ánh ước mơ của người dân về

sự giải phóng” (Tạp chí Công tác tôn giáo, số 11, năm 2009) tác giả đã chỉ ra giữa

lý tưởng XHCN và lý tưởng tôn giáo có sự tương đồng về mục tiêu xã hội, tương đồng về đạo đức cộng sản và đạo đức tôn giáo; đồng thời tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa CNXH và các tôn giáo cơ bản nằm ở thế giới quan cũng như phương pháp

và lực lượng thực hiện sứ mệnh giải phóng con người

Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã tiếp cận

từ các góc độ khác nhau, đây là tư liệu quý giá mà tác giả có thế kế thừa, vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình Tuy nhiên, nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo là một nội dung mới, khó khăn, phức tạp, cho đến nay, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu Vì vậy, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đề này trong luận văn

Trang 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích

Luận văn tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản về sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo, để động viên đồng bào Công giáo tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tiếp cận với vấn đề đặt ra ở góc độ CNXH khoa học

Luận văn xem xét nội dung biểu hiện của sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo dưới góc độ lịch sử tư tưởng

Luận văn chỉ để cập đến những vấn đề có liên quan tới CNXH khoa học và Kitô giáo (chủ yếu là Công giáo)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Trang 8

5.2 Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp như: Logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, đi từ trừu tượng đến cụ thể, so sánh…

6 Ý nghĩa của luận văn

Tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo, có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với công tác quản lý tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng Nó giúp cho Đảng và Nhà nước ta phát huy những điểm tương đồng và khắc phục được những điểm khác biệt giữa chúng trong công tác quản

lý đối với Công giáo cũng như tạo niềm tin, thu hút đồng bào Công giáo tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu và giảng dạy có liên quan đến sự tương đồng và khác biệt giữa

lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo, làm cơ sở để Đảng và Nhà nước ta vận dụng trong quá trình xây dựng chính sách tôn giáo cũng như công tác quản lý tôn giáo cho phù hợp

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 03 chương, 10 tiết

Trang 9

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC PHONG TRÀO KITÔ GIÁO

1.1.Một số khái niệm cơ bản

 Khái niệm xã hội chủ nghĩa

Theo các tài liệu nghiên cứu cho đến nay mà chúng ta tiếp cận được thì thuật ngữ

“XHCN” (hay “CNXH”) lần đầu tiên được sử dụng ở Pháp vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế

kỷ XVIII và đến giữa thế kỷ XIX thì được sử dụng rộng rãi ở Nga

Cho đến nay, nội hàm của khái niệm “XHCN” không đồng nhất ở các tác giả khác nhau Với các tác giả ở các thời đại khác nhau sẽ đưa ra cách hiểu khác nhau Các nhà tư tưởng đại diện cho các tập đoàn, các giai cấp xã hội khác nhau, xuất phát từ lợi ích khác nhau mà đưa ra quan niệm khác nhau về “XHCN” Chính bởi vậy, chúng ta mới có các khái niệm “XHCN phong kiến”, “XHCN Cơ đốc giáo”,

“XHCN tiểu tư sản”, “XHCN tư sản”… Mặc dù khác nhau như vậy, nhưng bản thân các khái niệm “XHCN” dù ở thời đại nào cũng có những đặc điểm chung, và

đó cũng là cách hiểu khái quát nhất về thuật ngữ này

Trong Tiếng Việt, các khái niệm “XHCN” và “CNXH” thường được dùng đi liền với nhau, có khi chúng được dùng thay thế lẫn nhau, nhưng chúng lại thường được sử dụng như những thuật ngữ có ý nghĩa riêng biệt Nhưng dù là chung hay riêng thì thuật ngữ “XHCN” hay “CNXH” thường được dùng với các nội hàm sau đây:

Thứ nhất, dùng để chỉ những nhu cầu, mong ước của nhân dân lao động về một

nền sản xuất hiện đại có tính xã hội hóa ngày càng cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (nền sản xuất cho số đông và vì số đông)

Thứ hai, khái niệm dùng để nói đến một xã hội mà quyền lực nhà nước được

thực thi một cách dân chủ (nhà nước của dân, do dân, và vì dân) - xã hội XHCN Cũng giống như các xã hội có giai cấp trước đó, trong xã hội XHCN nhà nước vẫn còn tồn tại; tuy nhiên, nhà nước đó là thể hiện đỉnh cao của việc thực thi nền dân chủ, trong đó,

Trang 10

quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội không thuộc về thiểu số bóc lột mà thuộc về đa

số quần chúng nhân dân lao động

Thứ ba, khái niệm dùng để chỉ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân

lao động chống lại chế độ tư hữu, chống lại áp bức bất công, mong muốn và chủ trương xây dựng một chế độ công hữu, thực hiện công bằng, bình đẳng và dân chủ đối với tất cả các thành viên trong xã hội (còn gọi là phong trào XHCN, hoặc trào lưu XHCN vv )

Thứ tư, khái niệm dùng để chỉ một chế độ chính trị - xã hội được xây dựng trên

thực tế do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn thể nhân dân tổ chức xây dựng chế độ mới – chế độ XHCN

Thứ năm, khái niệm còn dùng để chỉ ước mơ, quan niệm, lý luận về sự nghiệp

giải phóng con người trong lịch sử tư tưởng của nhân loại (tư tưởng XHCN, tư tưởng CNCS, vv )

 Lý tưởng xã hội chủ nghĩa

Theo từ điển Tiếng Việt, “Lý tưởng” là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất, hoàn hảo nhất mà người ta muốn đạt tới Từ cách định nghĩa này cùng với khái niệm XHCN đã phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra cách hiểu chung nhất về khái niệm “Lý tưởng XHCN” như sau:

Trước hết, chúng ta nên hiểu khái niệm “Lý tưởng XHCN” với tư cách là một trong các bộ phận cấu thành nên hình thái ý thức chính trị Lý tưởng XHCN là một hình thức phản ánh dưới dạng đời sống tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột trong lịch sử nhằm đấu tranh, phê phán chống lại chế độ chính trị xã hội của giai cấp thống trị bóc lột đương thời, từ đó, hình thành nên những niềm tin, ước mơ, khát vọng về con đường và cách thức nhằm xây dựng một xã hội không còn giai cấp, công bằng, dân chủ và thịnh vượng trong tương lai Xuất phát từ sự phản kháng tinh thần đó, các nhà tư tưởng XHCN đã từng bước xây dựng nên những quan niệm về một xã hội tương lai tốt đẹp, điển hình và hoàn thiện nhất chính là học thuyết của các nhà XHCN khoa học

Như vậy, “Lý tưởng XHCN” thực chất là một hệ thống những quan niệm về những nhu cầu hoạt động thực tiễn và ước mơ của các giai cấp lao động, bị thống trị; về con đường, cách thức và phương pháp đấu tranh nhằm thực hiện việc xây dựng một chế

Trang 11

độ xã hội tốt đẹp, mà trong đó, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về quyền sở hữu chung của mọi thành viên và toàn xã hội, một xã hội không còn bóc lột, không còn áp bức và bất công, mọi người được bình đẳng về mọi mặt và đều có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, văn minh

1.1.2 Khái quát về Kitô giáo và lý tưởng Kitô giáo

 Khái quát về Kitô giáo

Kitô giáo là tên gọi chung của các tôn giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo) cùng thờ một đấng Thượng đế là Christo, phiên âm tiếng Hán Việt là

Cơ đốc Đạo này ra đời vào những năm đâu công nguyên, ở các tỉnh phía Đông đế quốc

La Mã cổ đại

Khi mới ra đời, Kitô giáo xuất hiện dưới hình thức những công xã nhỏ gồm những người nô lệ và dân nghèo thành thị trong các dòng người Do Thái lưu tán ở vùng Tiếu Á Do có thái độ chống lại chính quyền La Mã, đạo Kitô giáo bị chính quyền La

Mã thẳng tay đàn áp Vụ tàn sát đầu tiên vô cùng khốc liệt diễn ra vào đầu năm 64 dưới triều hoàng đế Nêrôn

Tuy bị xua đuổi và đàn áp nhưng đạo Kitô giáo vẫn không ngừng phát triển Đến thế kỷ II, các công xã Kitô giáo đã liên hiệp lại và tổ chức thành giáo hội Từ đây, trong hàng ngũ tín đồ ngày càng có thêm nhiều người giàu có và quyền lãnh đạo chuyển dần sang tay những người thuộc tầng lớp trên

Năm 313, hoàng đế Côngxtăngtin ban hành sắc lệnh Milanô cho phép đạo Kitô được truyền bá Năm 325, Côngxtăngtin triệu tập đại hội các giáo chủ đạo Kitô giáo để xác định giáo lý và chấn chỉnh tổ chức giáo hội Năm 337, với việc chịu phép rửa tội trước khi chết, Côngxtăngtin trở thành vị hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Kitô giáo Năm 392, hoàng đế Têôđôdiút chính thức tuyên bố đạo Kitô giáo là quốc đạo của đế quốc La Mã Đây là điểm mốc đánh dấu sự phát triển của Kitô giáo, từ một tôn giáo địa phương thành một tôn giáo lớn giữ vị trí độc tôn tại đế quốc La Mã

Năm 395, hoàng đế Têôđôdiút chia đế quốc thành hai nước là đế quốc Đông La

Mã đóng đô ở Côngxtăngtinốp và đế quốc Tây La Mã đóng đô ở La Mã Từ thế kỷ V, giữa các giáo hội Đông và giáo hội Tây La Mã có sự bất đồng rất sâu sắc, đặc biệt là bất

Trang 12

vực truyền giáo Kết quả là năm 1054, Kitô giáo chính thức phân biệt thành hai giáo hội hoàn toàn độc lập với nhau: Giáo hội phương Tây, gọi là giáo hội La Mã và giáo hội phương Đông, gọi là giáo hội Hy Lạp, hay giáo hội Công giáo

Đến thế kỷ XVI, khi giai cấp tư sản ra đời, giáo hội Công giáo vốn là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến liền trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của CNTB Một phong trào cải cách tôn giáo nổ ra rộng rãi ở châu Âu, mà tiêu biểu là phong trào cải cách tôn giáo ở Đức do Martin Luther (1483- 1546) đề xướng; phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ do Unrich Dvingli (1484- 1531) và Giăng Canvanh (1519- 1564) lãnh đạo; Kết quả của các phong trào cải cách tôn giáo nói trên là sự ra đời của đạo Tin Lành (tách ra từ đạo Công giáo), và ra đời Anh giáo – một tôn giáo được coi là gạch nối giữa Thiên chúa và Tin Lành vì về thuyết giáo, Anh giáo chủ yếu dựa theo quan điểm thần học Canvanh và lập giáo hội riêng không quan hệ với giáo hội Rôma, nhưng cách thức hành đạo lại dựa theo nghi lễ Công giáo và cơ cấu tổ chức vẫn theo Công giáo

Hiện nay, tổng số tín đồ của Kitô giáo trên toàn thế giới là khoảng 1.8 tỉ người, trong đó Thiên chúa giáo khoảng 1.02 tỉ, đạo Chính thống khoảng 200 triệu, đạo Tin Lành và Anh giáo khoảng 550 triệu

 Khái niệm lý tưởng Kitô giáo

Như đã trình bày ở trên, Kitô giáo ra đời xuất phát từ mong muốn có một đấng cứu thế xuất hiện để đánh đổ đế quốc La Mã, giải thoát quần chúng nhân dân lao khổ khỏi cuộc sống khổ cực và xây dựng một vương quốc của sự công bằng, do đó giáo lý Kitô giáo vừa thể hiện mơ ước được giải thoát khỏi cuộc sống bi đát, bế tắc và đầy khổ ải, đau thương của quần chúng, vừa thể hiện phản ứng của họ trước thực tại cuộc sống đó, đúng như Ph Ăngghen đã nhận xét trong “Góp phần vào lịch sử Kitô giáo nguyên thủy”, rằng Kitô giáo

là “một thứ tôn giáo của người nô lệ và bán tự do, của những người nghèo khó và những người bị tước hết mọi quyền lợi, các dân tộc Rôma đô hộ hay làm tan tác”[55; tr 543]

Có thể nói “Lý tưởng Kitô giáo” chính là muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, muốn hướng con người đến một thế giới không còn áp bức, khổ đau, không có chiến tranh, ai ai cũng được hưởng hạnh phúc, được hưởng công bằng, bình đẳng và được tự

Trang 13

do, nhưng thế giới ấy không phải được xây dựng ngay trên trần thế, khi con người đang sống mà là ở Thiên đường- tức là khi con người đã chết và về với Chúa

1.1.3 Khái niệm tương đồng và khác biệt

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm

1998, “tương đồng” có nghĩa là như nhau, giống nhau (trang 1768) Người ta thường sử dụng khái niệm tương đồng như là tính từ để chỉ ra tính chất, đặc điểm giống nhau của một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác Ví dụ, người ta thường nói: những nét tương đồng, những đặc điểm tương đồng hay tương đồng văn hóa…Còn

“khác biệt” có nghĩa là không giống nhau Khái niệm khác biệt dùng để so sánh sự khác nhau về bản chất, tính chất của các sự vật, hiện tượng Ngoài khái niệm “khác biệt” nêu trên, đôi khi người ta còn dùng khái niệm “dị biệt” để nói lên sự khác nhau của các sự vật, hiện tượng Tương đồng và khác biệt có nhiều cấp độ, và quan hệ biện chứng với nhau Hai sự vật, hiện tượng khi đem so sánh với nhau ta thấy trong đó bao hàm cả sự tương đồng và khác biệt

Từ sự nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng, chúng ta thấy rằng giữa lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo vừa có điểm tương đồng, vừa có điểm khác biệt Nói một cách khác, cách nhìn nhận và xem xét vấn đề của chúng tôi ở đây là trong tương đồng luôn có sự khác biệt, và trong khác biệt lại có sự tương đồng Tuy nhiên, không thể đồng nhất hai khái niệm này với nhau, bởi đây là hai mặt đối lập của một vấn đề Nội dung của những điểm tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng XHCN và lý tưởng Kitô giáo sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2 của luận văn

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển từ tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đến chủ nghĩa xã hội khoa học

Tư tưởng XHCN xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng của nhân loại ở cả phương Đông và phương Tây Nó được thể hiện qua những nội dung, khuynh hướng khác nhau, dưới nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau, tùy theo những điều kiện lịch

sử cụ thể của mỗi thời kỳ quy định Tư tưởng XHCN có quá trình phát sinh, phát triển lâu dài từ thời kỳ cổ đại cho đến hiện đại, từ tư tưởng XHCN không tưởng đến tư tưởng

Trang 14

 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời Cổ đại

Chế độ công xã Nguyên thủy tan rã, thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lệ Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại – vào thời sơ kỳ của chế độ Chiếm hữu nô lệ, do sự áp bức bóc lột, bất bình đẳng bắt đầu xuất hiện trong xã hội, đã làm nảy sinh tư tưởng phản kháng, phẫn uất trong tầng lớp những người bị áp bức bóc lột Họ mong muốn có một cuộc sống bình đẳng, họ thấy luyến tiếc quá khứ, mơ ước trở về “thời kỳ hoàng kim” xa xưa và họ tìm đến một xã hội lý tưởng trong quá khứ Điều này được thể hiện thông qua những câu chuyện thần thoại, những tiểu thuyết viễn tưởng

Những truyện thần thoại đầu tiên mang chủ đề xã hội, đồng thời có màu sắc tôn giáo đa thần xuất hiện ở Hy Lạp và La Mã, tiêu biểu phải kể đến:

Hêxiốt – một nhà thơ cổ của Hy Lạp, thông qua các tác phẩm của mình, ông

đã phủ định hiện tại, mơ ước trở về xã hội hoàng kim xa xưa tốt đẹp, không có bóc lột, không có sự phân biệt giữa người giầu và người nghèo, không ai phải lao động nặng nhọc…

Phái Kinich kịch liệt lên án luật lệ và trật tự xã hội đương thời, lý tưởng hóa trạng thái tự nhiên đầu tiên, mong muốn trong xã hội không có luật lệ phức tạp

Epho lý tưởng hóa người Xkipphơ với những đức tính: không tham lam, không đấu tranh sinh tồn, không có xu hướng làm giầu, coi tất cả là tài sản chung,

kể cả vợ con…

Iămbun đã mô tả về cuộc sống của những người thổ dân trên “hòn đảo hạnh phúc” như là một trạng thái tích cực đối lập với xã hội Hy Lạp đương thời Đó là một xã hội mà mọi người sống gắn bó với nhau qua quan hệ họ hàng, trong xã hội ấy không có chính quyền trung ương, mọi người đều có nhiệm vụ riêng trong tổng thể các nhiệm vụ chung của công xã, mọi người đều không có gia đình riêng của mỗi cá nhân

Ở La Mã, những tư tưởng XHCN chủ yếu gắn với lý luận của tôn giáo, đặc biệt là

Cơ đốc giáo sơ kỳ Giáo lý của Cơ đốc giáo sơ kỳ thể hiện thái độ phê phán những kẻ giầu

có “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn nhà giầu đi vào thiên đàng” Đặc biệt, giáo lý Cơ đốc giáo sơ kỳ còn thể hiện ước mơ về một tương lai tốt đẹp: “Giang sơn ngàn năm của Chúa”, “Ngày chúa giáng thế lần thứ hai”, hay “Ngày phán xử cuối cùng”…

Trang 15

Có thể thấy rằng, tư tưởng XHCN thời kỳ cổ đại về cơ bản là những hình thái tư tưởng tự phát, ngây thơ, cảm tính, nói lên tiếng nói của người lao động chống lại chế độ

nô lệ, mơ ước về một xã hội công bằng, bình đẳng Những tư tưởng XHCN cổ đại chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thế giới quan tôn giáo, nhất là Cơ đốc giáo sơ kỳ Những tư tưởng đó còn ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ tư tưởng XHCN thời trung cổ và nhiều trào lưu CSCN thời cận đại

 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời Trung đại

Trong thời Trung đại, đạo đức Kitô giáo chi phối nặng nề đời sống tinh thần ở châu Âu Giáo hội Cơ đốc giáo biến thành thế lực bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế và chính nó cũng là thế lực phong kiến hà khắc Điều kiện xã hội ấy đã làm xuất hiện nhiều trào lưu chống áp bức, hướng vào chống chế độ phong kiến, đồng thời chống cả giáo hội

Cơ đốc giáo Trong trào lưu ấy, nguyện vọng có tính chất XHCN được biểu hiện thành khát vọng về một xã hội bình đẳng, trong đó không có luật lệ của trần gian Tiêu biểu phải kể đến:

Phong trào Taborít ở Tiệp Khắc, với tư tưởng đấu tranh là: “Trên trái đất không được có vua, không được có kẻ thống trị và thần dân; sưu thuế phải được xoá bỏ, không

ai có thể cưỡng bức người khác làm điều gì vì tất cả đều là anh chị em Ở thành phố Taborơ không có cái của anh, cái của tôi, mọi cái đều là của chung và không ai được có tài sản, ai có tức là phạm tội đáng chết” Có thể nói, phong trào Taborít kiên quyết phủ nhận chính quyền phong kiến và quyền tư hữu Về cơ bản phong trào không đi xa hơn CSCN tiêu dùng Theo V.P.Vônghin: “Có thể nói rằng, đối với lịch sử CNXH, đây là thời kỳ chẳng làm nên gì cả”[40; tr.143]

Nhìn chung, lịch sử tư tưởng XHCN thời Trung đại đều có một số đặc trưng nổi bật, như: ước mơ xây dựng một xã hội cộng sản theo lối khổ hạnh Một điểm đáng chú ý

là những tư tưởng XHCN thời kỳ này chưa được phản ánh bằng hình thức lý luận, dù là

lý luận dưới hình thức thô thiển nhất Mà phải đến thế kỷ XVI – XVII trở đi, những tư tưởng ấy mới được thể hiện dưới các hình thức lý luận tinh tế

 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ thế kỷ XV- đến thế kỷ XVIII

Đây là thời kỳ chế độ phong kiến châu Âu suy tàn và CNTB bắt đầu nảy sinh

Trang 16

cấp quý tộc phong kiến, có sự đối lập giữa người lao động vất vả nhưng lại nghèo khổ với những kẻ ngồi không nhưng lại hưởng giàu sang an nhàn Trong hoàn cảnh xã hội đó, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ thời kỳ này dù xuất thân từ tầng lớp thượng lưu trong xã hội, đã đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi của những người lao khổ Các nhà tư tưởng đã lên tiếng phê phán xã hội đương thời, có ý tưởng về một xã hội mới nhân đạo và công bằng, muốn xây dựng một xã hội phồn vinh và đem lại hạnh phúc cho đông đảo mọi người Tiêu biểu cho các nhà tư tưởng XHCN thời kỳ này là: Tômát Môrơ, Tômađô Campanenla, Giêrác Uynxtenli, Giăng Mêliê, Môrenly, Giắc Babớp…

Tômát Morơ (1478 – 1535) – một nhà tư tưởng, chính trị, một nhà văn nổi tiếng nhất nước Anh vào đầu thể kỷ XVI Trong tác phẩm “Utopia” có nghĩa là “không t-ưởng” của mình, Tômát Morơ đã nêu lên một cách rõ rệt những luận điểm mang tính CSCN Tác phẩm đã phê phán xã hội nước Anh thế kỷ XVI, phê phán chế độ quân chủ chuyên chế đương thời hà khắc, lên án chế độ bóc lột người lao động dã man cũng như phê phán cuộc sống xa hoa của bọn nhà giầu: Hãy cho bọn chây lười ăn ít hơn, hãy bắt bọn chúng phải làm việc Đặc biệt, Tômát Morơ còn phê phán chính sách chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp tư sản với hình ảnh “cừu ăn thịt người”, phê phán công trường thủ công kéo dài thời gian lao động để bóc lột người lao động Điểm mới nhất trong tác phẩm “Không tưởng” là đã chỉ ra được mọi tệ nạn xã hội do chế độ tư hữu đẻ ra và muốn xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng phải hoàn toàn xoá bỏ chế độ tư hữu

Tômát Morơ đã phác họa về một xã hội mới mang tính cộng sản cả về kinh

tế, chính trị, xã hội, giáo dục, gia đình có giá trị Đó là một xã hội được xây dựng trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, ở đó mọi người đều có nghĩa vụ lao động và được hưởng những tư liệu sinh hoạt theo nguyên tắc bình đẳng…

Được coi là người mở đầu cho lịch sử tư tưởng XHCN cận đại, với tư cách là một nhà tư tưởng, Tômát Morơ đã để lại cho các thế hệ sau một mô hình tương đối toàn diện về xã hội CSCN, như Ph.Ăngghen đã nhận xét: Thế kỷ XVI, CNXH đã được trình bày như một bức tranh chung phản ánh tập trung trong tác phẩm của Morơ Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của Morơ là ông không tin vào sự thật có được như vậy nên không đề

Trang 17

ra biện pháp để xoá bỏ chế độ tư hữu, cũng như ông đã thừa nhận: “Tôi vui lòng thừa nhận rằng, trong nhà nước của xã hội không tưởng có rất nhiều cái mà tôi có thể chúc cho các nước của chúng ta có hơn là hy vọng rằng cái đó sẽ xảy ra”

Tômađô Campanenla (1568-1639)- một nhà tư tưởng nổi tiếng người Italia Người ta biết đến ông với tác phẩm “Thành phố mặt trời” – một tác phẩm chứa đựng những tư tưởng tiến bộ về một xã hội tương lai, một xã hội mà loài người mơ ước hướng tới khi thực tế đang phải đối mặt với hiện thực xã hội ở các nước châu Âu đầy rẫy sự bất công lúc bấy giờ

Theo Campanenla, chế độ tư hữu là nguồn gốc của mọi bất công, đói nghèo, tham lam và các tệ nạn xã hội Do đó, cần phải xóa bỏ chế độ tư hữu, coi chế độ tư hữu

là trái với yêu cầu của đạo đức, giầu và nghèo là những thiếu sót của xã hội loài người Campanenla muốn xây dựng một xã hội dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và phân phối bình quân, ở đó “Mọi tài sản đều là của chung”, coi trọng mọi nghề, coi trọng lao động, coi trọng tài năng, tạo điều kiện mọi người đều có việc làm Thành phố mặt trời còn có nhà nước, các nhà chức trách của nhà nước đều được lựa chọn trên cơ sở tài năng, thông qua việc bầu cử và bãi miễn của dân Đó còn là xã hội hoà bình, không có bạo lực, không có chiến tranh; xã hội quan tâm đến cuộc sống của con người sao cho thế hệ sau tốt hơn thế hệ trước

Giêrác Uynxtenli (1609 - 1652), người Anh – ông là một nhà tư tưởng XHCN nửa cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII Khi nhận xét về Giêrác Uynxtenli, Vônghin viết:

“ông là một nhà tư tưởng vĩ đại và độc lập Học thuyết của ông là một mắt khâu quan trọng và độc đáo trong sự phát triển của tư tưởng CSCN, một mắt khâu đáng được nhà

sử học chăm chú nghiên cứu”

Tư tưởng của Uynxtenli qua tác phẩm “Luật tự do” - là cương lĩnh nhằm cải tạo triệt để xã hội bằng cách thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất xây dựng chế độ cộng hoà Giêrác Uynxtenli phê phán chế độ quân chủ lập hiến và xã hội tư sản Anh Đồng thời ông cũng lên án chế độ tư hữu, và cho rằng, cái gọi là “quyền tư hữu” mà luật pháp tư sản đặt ra là “đáng nguyền rủa”

Giêrác Uynxtenli hướng tới xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng và dân chủ,

Trang 18

bóc lột, không có bất công và tất cả đều sống bằng lao động của chính mình; một xã hội quan tâm đến giáo dục quy định học tập kết hợp với lao động, lý thuyết gắn với thực tiễn Tuy nhiên, hạn chế của Uynxtenli là dựa vào chính phủ tư sản để tiến hành cải tạo

xã hội; quan điểm chưa tách ra khỏi sự thần bí tôn giáo

Giăng Mêliê (1664 - 1729), người sáng lập ra khuynh hướng cách mạng của CNXH không tưởng ở Pháp những năm cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII Ông có nhiều tư tưởng XHCN hết sức đặc sắc như:

Giăng Mêliê đã phê phán chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp và bảo vệ lợi ích của nông dân Ông tố cáo bọn vua chúa và chiến tranh phi nghĩa, phản đối sự bất bình đẳng đến mức quá đáng giữa một số tầng lớp người trong xã hội Đặc biệt, ông coi nông dân là nhân vật trung tâm của xã hội và chỉ ra mục tiêu chính của cuộc cách mạng xã hội trong xã hội tương lai là giải phóng nông dân và nông dân cũng chính là lực lượng cơ bản của cuộc cách mạng ấy

Trong tác phẩm “Những di chúc của tôi”, Giăng Mêliê đã nêu lên tư tưởng về một xã hội tương lai là phải xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về của cải

Xã hội tương lai sẽ được xây dựng như một gia đình thống nhất, mọi người sống với nhau một cách hòa bình, coi nhau như anh em, đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau Xã hội mới cũng đảm bảo cho tất cả mọi người những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống Giăng Mêliê khẳng định phải có đấu tranh cách mạng mới xoá bỏ được áp bức bóc lột

và bất công xã hội

Phrăngxoa Môrenly – một đại biểu của CNXH không tưởng Pháp thế kỷ XVIII Trong tác phẩm “Bộ luật của tự nhiên” Phrăngxoa Môrenly phê phán chế độ tư hữu đã đem đến cho loài người những bất công đau khổ và cả những tội ác, những tệ nạn xã hội Từ đó, nêu bật lên tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu, Phrăngxoa Môrenly cũng nêu lên

tư tưởng xây dựng một xã hội tương lai, cho rằng xã hội đó được xây dựng trên chế độ công hữu về của cải, mỗi người đều được đảm nhận một công việc của xã hội tùy theo năng lực của họ, lao động là bắt buộc và là quyền của mọi người Xã hội mới đó sẽ thực hiện nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo lao động Mọi thành viên trong xã hội quan hệ với nhau một cách bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật

Trang 19

Gabrien Mably (1709 - 1785) người Pháp, với tác phẩm “Những nghi vấn đặt ra cho các nhà triết học kinh tế một trật tự tự nhiên và tất yếu của các xã hội chính trị” đã nêu lên những tư tưởng mới và tiến bộ: Lên án chế độ quân chủ chuyên chế Pháp thế kỷ XVIII và cho rằng chế độ đó nhất định phải thủ tiêu Đồng thời, phê phán chế độ tư hữu

và chỉ ra cần đấu tranh xoá bỏ chế bỏ chế độ tư hữu Gabrien Mably khẳng định mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là quyền tự nhiên của con người

Khi bàn về mô hình xã hội tương lai, Gabrien Mably cho rằng xã hội đó sẽ được xây dựng trên cơ sở cộng đồng về ruộng đất và tài sản, coi đó là nền tảng để phục vụ cuộc sống hạnh phúc của mọi người Ông cũng là người đầu tiên cho rằng, xã hội mới cần áp dụng nguyên tắc “làm theo khả năng, phân phối theo nhu cầu” Xã hội mới theo quan niệm của Gabrien Mably là một xã hội không có bạo lực, không có đấu tranh, không có sự phân chia giầu – nghèo, con người được phát triển toàn diện

Grắc Babớp (1760 - 1797), người Pháp với tác phẩm “Tuyên ngôn của những người bình dân” Là người đầu tiên đã đặt vấn đề đưa lý tưởng về CNXH thành hiện thực, ông đã nêu ra cương lĩnh hành động gồm những biện pháp cụ thể cần thực hiện ngay trong quá trình cách mạng như: sản xuất và phân phối bánh mỳ cho nhân dân, nắm giữ và chia nhà ở của bọn nhà giầu cho nhân dân…

Grắc Babớp cho rằng một xã hội công bằng, bình đẳng tất yếu sẽ ra đời, trong

xã hội đó mọi người đều có trách nhiệm lao động, mọi người đều có cuộc sống bình đẳng, ấm no, tự do, hạnh phúc Và ông khẳng định rằng, muốn có xã hội đó thì quần chúng lao động phải vùng lên đấu tranh chống lại bọn bóc lột Grắc Babớp chủ trương thiết lập “chuyên chính cách mạng của những người lao động” và coi đó là công cụ cần thiết để tiến hành cải tạo xã hội cũ Hạn chế của Grắc Babớp là ở chỗ ông quan niệm cách mạng là công việc của một nhóm người có âm mưu mà chưa nhìn thấy hết sức mạnh của quần chúng

Nhìn chung các tư tưởng thời kỳ này đã thể hiện một cách sâu sắc những giá trị của chủ nghĩa nhân đạo, muốn giải phóng con người thoát khỏi mọi ràng buộc của các luật lệ của Giáo hội và chế độ phong kiến đương thời Đồng thời phê phán gay gắt và sâu sắc đối với xã hội tư sản, bước đầu xây dựng về mặt lý luận

Trang 20

Mặc dù còn không ít hạn chế, nhưng những giá trị tích cực trong nội dung các học thuyết của các nhà tư tưởng XHCN thời kỳ này là không nhỏ, nó góp phần đưa lịch

sử các tư tưởng XHCN phát triển lên một bước mới – đó là sự phát triển của CNXH không tưởng – phê phán ở Pháp và Anh, cũng như của CNXH khoa học sau này

 Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX

Đây là thời kỳ xuất hiện nền đại công nghiệp và giai cấp vô sản hiện đại cùng với

sự xung đột giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789) là thời kỳ CNTB chiến thắng nhưng chưa hoàn toàn thắng lợi về chính trị Sau thất bại của Napôlêông (1815), giai cấp vô sản hiện đại bắt đầu thức tỉnh về sứ mệnh lịch sử của mình Trong hoàn cảnh ấy đã xuất hiện nhiều nhà XHCN không tưởng như: Hăngri Xanhximông, Sáclơ Phuriê và Rôbớc Ôoen…

Cơlôđơ Hăngri đơ Xanhximông (1760-1825) Một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng của Xanhximông là lý luận về giai cấp và xung đột giai cấp và khẳng định rằng giai cấp vô sản có đủ sức mạnh giành lại toàn bộ chính quyền Ông nhận thấy cuộc đấu tranh giữa những người không có tài sản và những người sở hữu là không tránh khỏi Xanhximông cho rằng, nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của giai cấp là

do chế độ tư hữu và ông khẳng định rằng giải phóng giai cấp cần lao là mục đích cuối cùng của ông

Xanhximông phê phán cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm 1789 và xã hội tư sản Pháp Ông chỉ ra rằng, đó là một cuộc cách mạng còn nhiều hạn chế, nửa vời, thiếu triệt để, cuộc cách mạng ấy chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi của giai cấp nghèo khổ, và cho rằng cần phải có một cuộc cách mạng có thể làm thay đổi theo hướng đảm bảo lợi ích cho số đông và vì số đông giai cấp cần lao

Xanhximông nêu lên mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp đáp ứng được các nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người, trong xã hội mọi người đều phải làm việc, đều trở thành người lao động và mọi công việc phối hợp một cách có lợi nhất trong khối liên hiệp thống nhất Xã hội tương lai phải cải thiện tình hình của giai cấp nghèo nhất trong xã hội, các thiết chế xã hội phải thúc đẩy việc tăng phúc lợi cho những người vô sản Xanhximông cho rằng muốn xây dựng được xã hội tương lai thì trước hết phải giải quyết vấn đề sở hữu một cách có lợi nhất cho toàn xã hội Tuy

Trang 21

nhiên, hạn chế của Xanhximông là vẫn còn duy trì chế độ tư hữu và giải quyết mâu thuẫn xã hội bằng con đường thuần tuý hoà bình Ông cho rằng, các biện pháp hòa bình mới là những biệp pháp duy nhất có thể nhằm mục đích xây dựng, sáng tạo, lập nên những thiết chế vững chắc

Phrăngxoa Mari Sáclơ Phuriê (1772 - 1837) Trong các tác phẩm của mình, ông

đã phê phán và lên án xã hội tư bản một cách sâu sắc và biện chứng Theo ông, xã hội tư sản là một “trạng thái vô chính phủ của công nghiệp” đó là xã hội mà “Sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi” Đặc biệt, ông đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trong

xã hội tư sản là mâu thuẫn giữa những kẻ giầu có ăn không ngồi rồi trong cảnh dồi dào thừa thãi với quần chúng lao động đòi có việc làm Sáclơ Phuriê cũng đấu tranh đòi đem lại quyền cơ bản nhất cho người lao động là quyền được lao động Sáclơ Phuriê cũng phê phán cái gọi là “dân chủ”, “bình đẳng” trong xã hội tư sản, và chỉ ra rằng, trong xã hội tư sản người nghèo chỉ bình đẳng trên danh nghĩa, còn thực tế, họ phải chịu đựng mọi bất bình đẳng

Sáclơ Phuriê mong muốn xây dựng một xã hội mới, trải qua giai đoạn “đảm bảo” tiến tới giai đoạn “hài hòa” Trong xã hội đó, có sự thống nhất lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, mỗi cá nhân chỉ tìm thấy lợi ích của mình trong lợi ích chung của toàn xã hội Sáclơ Phuriê khẳng định khi xã hội mới đã đảm bảo được điều kiện sinh sống thì sẽ chuyển sang giai đoạn “hài hòa”, lúc đó mọi người sẽ lao động hoàn toàn tự nguyện, được thực sự tự do và đời sống sẽ hạnh phúc; mọi năng lực của con người sẽ được hoàn thiện, con người sẽ phát triển tới mức chưa từng thấy

Cũng giống như Xanh Ximông, Phuriê không chủ trương đấu tranh xoá bỏ chế

độ tư hữu, phản đối bạo lực và cho rằng xã hội tương lai sẽ được thực hiện bằng con đường hòa bình CNXH của Phuriê như Ph Ăngghen đánh giá: “càng phẫn nộ với kẻ bóc lột giai cấp công nhân không thể tránh khỏi trong phương thức sản xuất ấy, thì nó lại càng không hiểu sự bóc lột ấy là ở chỗ nào và sinh ra như thế nào” Tuy nhiên, những tư tưởnglao động hấp dẫn, nguyên tắc mọi người có quyền được lao động và quyền có tư liệu để sinh sống là những tư tưởng tiến bộ chứng tỏ học thuyết của Phuriê là một bước tiến lớn trong sự phát triển các quan niệm nhân đạo về CNXH thật sự của con người

Trang 22

Rôbớt Ôoen (1771 - 1858) lên án và phủ nhận chế độ tư hữu một cách sâu sắc và toàn diện Theo ông, chế độ tư hữu đã làm cho người sở hữu trở nên ngu muội, ích kỷ, nó làm cho con người xa cách nhau, thù hằn nhau, tàn sát, chém giết lẫn nhau Nó

là nguyên nhân gây ra tất cả các tiêu cực và sự bất hợp lý trong xã hội Từ đó, ông kiên quyết bác bỏ chế độ tư hữu vì nó là nguyên nhân của mọi tội phạm và thảm hoạ của con người Ông nêu bật tính chất hai mặt của nền công nghiệp hoá trong chế độ tư hữu TBCN từ đó ông kết luận phải xoá bỏ chế độ tư hữu Ông đã

dự đoán một cuộc cách mạng xã hội vĩ đại mà chính nền đại công nghiệp là tiền

đề cho cuộc cách mạng xã hội ấy

Rôbớt Ôoen chỉ ra xã hội mới phải xây dựng bằng chế độ công hữu và cho rằng nếu chế độ công hữu được tổ chức một cách đúng đắn thì sẽ không còn mâu thuẫn đối kháng về lợi ích, không còn các tệ nạn xã hội; trong xã hội mới các thành viên sẽ sống như một gia đình và hoạt động trên cơ sở lao động tập thể, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa tất cả các thành viên Hạn chế của Rôbớt Ôoen là muốn cải tạo xã hội bằng con đường hoà bình và đặt nhiều hy vọng vào nhà cầm quyền của giai cấp tư sản

Có thế khẳng định rằng các học thuyết xã hội của các nhà không tưởng thời kỳ này có giá trị tích cực và cả hạn chế

Thứ nhất, đã phê phán, lên án sâu sắc CNTB ngay từ khi nó mới ra đời, đồng

thời phản ánh đời sống khổ cực cũng như khát vọng của quần chúng lao động về một xã hội tốt đẹp hơn xã hội TBCN

Thứ hai, nhiều nhà không tưởng đã nhận thấy rằng một xã hội xây dựng trên cơ

sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì không thể có tự do, bình đẳng, hạnh phúc thực

sự Họ đã khẳng định phải xoá bỏ chế độ tư hữu và xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Các nhà không tưởng đã thức tỉnh đối với đa số quần chúng nhân dân lao động vùng lên đấu tranh chống lại chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công cho dù đó chỉ là cuộc đấu tranh tự phát và thường kết thúc bằng sự đàn áp và thất bại

Thứ ba, là giá trị phác thảo mô hình chung về xã hội mới mang tính chất của một

cộng đồng xã hội và CSCN Đó là một xã hội mà chính quyền nhà nước là do nhân dân bầu ra một cách dân chủ, là xã hội được xây dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sản

Trang 23

xuất; là xã hội không có giai cấp, mọi người sống trong xã hội đều được chung hưởng quyền bình đẳng, ấm no, hạnh phúc

Thứ tư, các nhà không tưởng đã nêu nhiều luận điểm có giá trị, nhiều tiên đoán, dự

đoán tài tình về quy luật phát triển xã hội, đó là những tiền đề tư tưởng trực tiếp để C.Mác

và Ph.Ăngghen xây dựng hệ thống lý luận về xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN

Bên cạnh những giá trị tích cực, CNXH không tưởng phê phán còn bộc lộ một số hạn chế, như: Các nhà không tưởng không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong xã hội TBCN, không phát hiện học thuyết về giá trị thặng dư trong nền sản xuất TBCN Các nhà không tưởng chưa ai phát hiện được lực lượng xã hội có khả năng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng thành công chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn tức là chưa

ai phát hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Các nhà không tưởng chưa ai

tự đặt mình là người đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản và quần chúng lao động

để đấu tranh giải phóng họ, họ tách học thuyết của mình ra khỏi phong trào quần chúng

- Các nhà không tưởng còn đứng trên quan điểm duy tâm để mưu cầu giải phóng xã hội

 Quá trình hình thành và phát triển của CNXH khoa học

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, CNTB ở một số nước châu Âu đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ sự phát minh và ứng dụng máy hơi nước trong sản xuất Phương thức sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, vai trò thống trị của giai cấp tư sản được củng cố, đồng thời bản chất phản động của giai cấp này cũng bộc lộ rõ rệt, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nảy sinh (biểu hiện theo chu kỳ nạn khủng hoảng sản xuất, công nhân thất nghiệp) dẫn đến mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt, làm xuất hiện các cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và tư sản, tiêu biểu như: Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thành phố Liông (Pháp) năm 1831- 1834 Cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố Xilêdi (Đức) năm 1844 Phong trào Hiến chương Anh năm 1836 đến 1848 Những sự kiện này chứng tỏ rằng: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là có thực

và đã nổi lên so với mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến trước đây

Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản với tư cách

là một lực lượng xã hội độc lập với những yêu sách kinh tế và chính trị của riêng giai

Trang 24

của mình thể hiện chưa có đường lối đấu tranh, chưa có một tổ chức thống nhất lãnh đạo nên phong trào đều bị thất bại

Từ điều kiện khách quan ấy, một yêu cầu lịch sử được đặt ra cho giai cấp vô sản

là phải nhanh chóng xây dựng cho mình một cơ sở lý luận khoa học để dẫn đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên con đường thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử

vẻ vang của mình Và phong trào hiện thực ấy cũng là cơ sở thực tiễn để C.Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu xây dựng nên học thuyết của mình

Cùng với sự phát triển của CNTB là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, với những thành tựu to lớn vào đầu thế kỷ XIX, trong đó có 3 phát minh quan trọng: Học thuyết về tế bào; Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; Học thuyết tiến hoá của Đác Uyn Những phát minh này có tác dụng trực tiếp phục vụ quá trình chinh phục thiên nhiên, phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội Nó giúp cho C.Mác và Ph Ăngghen khẳng định thêm phép biện chứng của mình

Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XIX, khoa học xã hội cũng phát triển mạnh mẽ, cung cấp những tiền đề tư tưởng, lý luận cho CNXH khoa học ra đời, tiêu biểu như: Triết học cổ điển Đức với Phép biện chứng của Hêghen trong xem xét các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và lịch sử và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc Kinh tế chính trị cổ điển Anh với hai nhà kinh tế học là Ađam Smít và Đavít Ricácđô Ađam Smít để lại cho học thuyết Mác lý luận về giá trị lao động Đavít Ricácđô để lại cho học thuyết Mác lý luận địa tô chênh lệch CNXH không tưởng mà đại diện xuất sắc

là Xanhximông, Phuriê và Ôoen đã để lại cho học thuyết Mác mô hình và nguyên tắc xây dựng xã hội tương lai

C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những giá trị của các lý luận nêu trên một cách

có chọn lọc, phê phán và gạt bỏ những mặt hạn chế của họ để tạo ra học thuyết tiên tiến – CNXH khoa học

Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của CNXH khoa học là một bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử các tư tưởng XHCN nói riêng Với sự ra đời của CNXH khoa học nó đã thay thế và chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của các quan điểm, các học thuyết về CNXH có tính chất không tưởng trong lịch sử loài người trước

Trang 25

đó Với công lao to lớn của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa CNXH từ không tưởng trở thành khoa học

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội

CNXH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội CSCN CNXH tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về các đặc trưng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm giải phóng con người khỏi mọi tình trạng

áp bức, bóc lột, bất công Để xây dựng CNXH, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình CNXH Nếu không phác thảo được mô hình, những đường nét cơ bản thì rất khó định hướng để xây dựng CNXH

và biến nó trở thành hiện thực

Ngay từ khi mới hình thành CNXH khoa học, C.Mác và Ăngghen đã cố gắng phác họa ra mô hình CNXH với đầy đủ các đặc trưng và sau này được Lênin bổ sung và đưa vào thực tiễn, về xây dựng một xã hội không có áp bức bất công, con người được sống bình đẳng với nhau Các nhà kinh điển Mác - Lê nin đã đưa ra 6 đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất, cơ sở vật chất của CNXH là nền đại công nghiệp hiện đại

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của nó Nếu công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất – kỹ thuật của các xã hội tiền TBCN thì nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất của CNTB Xã hội XHCN nảy sinh với tính cách là phủ định biện chứng CNTB, xét cả mặt thực tế, cả logic – lý luận khoa học đều chứng minh rằng, xã hội XHCN là sự kế tiếp sau xã hội TBCN, có nhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn mà CNTB đã không thể giải quyết triệt để Đặc biệt, là giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội hóa ngày càng tăng của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất Do đó,

cơ sở vật chất của xã hội XHCN, khi nó hoàn thiện, nhất thiết phải là nền đại công nghiệp phát triển cao hơn so với CNTB

Thứ hai, xã hội XHCN xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu

Trang 26

Các nhà kinh điển Mác –Lênin đã khẳng định rằng: CNXH không xóa bỏ chế độ

tư hữu nói chung mà chủ yếu xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác, Ph Ăngghen đã cho rằng: thủ tiêu chế

độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp vô sản Tuy nhiên, đặc trưng của CNXH không phải là xoá

bỏ chế độ sở hữu nói chung mà là xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN Bởi vì, chế độ tư hữu TBCN đã nô dịch, áp bức bóc lột giá trị thặng dư đối với đại đa số tầng lớp nhân dân lao động, đem lại lợi nhuận và sự giầu có cho thiểu số các nhà tư bản và giai cấp thống trị trong xã hội C.Mác và Ph Ăngghen cũng chỉ rõ, xã hội XHCN là xã hội tổ chức theo nguyên tắc của chủ nghĩa tập thể dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm do mình làm ra, chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác

Thứ ba, xã hội XHCN tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới

Các nhà kinh điển Mác – Lênin khẳng định, sự nghiệp kiến thiết chế độ xã hội mới và bảo vệ CNXH là sự nghiệp của nhân dân – nó là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số quần chúng nhân dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân Chính từ bản chất

và mục đích ấy mà các nhà kinh điển của CNXH khoa học rất quan tâm và coi trọng việc tổ chức lao động và kỷ luật lao động bị tha hoá trong xã hội cũ, xây dựng thái độ lao động mới phù hợp với địa vị là chủ của người lao động, nhằm xây dựng một xã hội XHCN có một kiểu tổ chức lao động mới của bản thân nhân dân dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của Đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhà nước XHCN Như chúng ta đã biết, điểm khác nhau cơ bản giữa CNXH và CNTB là tính chất

tư hữu và công hữu về tư liệu sản xuất, do đó trong quá trình xây dựng tổ chức lao động

và kỷ luật lao động mới, XHCN cần tạo ra những đặc trưng mới, vừa phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định chung của luật pháp, pháp chế XHCN, vừa tạo ra tính

tự giác, tức là làm cho người lao động giác ngộ về vai trò làm chủ đích thực của mình trước xã hội, trước mọi công việc được giao ngày càng tốt hơn

Thứ tư, CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động

Trong giai đoạn đầu của CNCS, XHCN chưa cho phép thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu của con người Vì vậy, phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động Thực hiện

Trang 27

nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, “ai làm được nhiều thì phân phối nhiều, ai làm được ít thì phân phối ít” Mọi người đều phải lao động Nguyên tắc này khuyến khích mọi người lao động, nâng cao trình độ, thành thạo về nghề nghiệp Trong quá trình lao động, mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương với số lượng, chất lượng và hiệu quả lao động của họ đã tạo ra cho xã hội, sau khi đã trừ đi một số khoản đóng góp chung cho xã hội Mác nêu rõ:

“Một khi đã khấu trừ các khoản đi rồi, mỗi một người sản xuất nhận được trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp cho xã hội Cái mà anh ta đã cống hiến cho xã hội là lượng lao động của cá nhân anh ta Cùng một số lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội dưới một hình thức này, thì anh ta lại nhận trở lại của xã hội dưới một hình thức khác Rõ ràng ngự trị ở đây cũng vẫn là cái nguyên tắc của việc trao đổi những hàng hóa – vật ngang giá nhưng “về nội dung và hình thức có đổi khác, vì trong những điều kiện đã thay đổi – điều kiện có sở hữu tập thể của bản thân những người lao động” (52; tr.33-34;) Nguyên tắc phân phối này là phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn xây dựng CNXH Mặt khác xã hội XHCN không ngừng chăm lo mở rộng cho các công trình phúc lợi chung, nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân

Thứ năm, Nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khi đề cập tới hệ thống chuyên chính vô sản đã xác định rõ bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính

vô sản được xác lập do thắng lợi của cách mạng XHCN Thực chất của chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân đối với nhà nước và toàn xã hội nhằm bảo vệ và phát triển nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền dân chủ thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động Nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước, theo V.I.Lênin, nhà nước chuyên chính vô sản (hay còn gọi là nhà nước XHCN) không còn nguyên nghĩa như nhà nước của CNTB, mà là “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn

Trang 28

Thứ sáu, xã hội XHCN là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản cho con người phát triển toàn diện

Mục tiêu cao nhất mà xã hội XHCN hướng tới là giải phóng con người, giải phóng xã hội khỏi chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, bất công, lạc hậu; không chỉ giải phóng con người về chính trị mà còn giải phóng con người cả về kinh tế, về đời sống vật chất và tinh thần, tạo những điều kiện cho con người phát triển toàn diện Về phương diện con người, CNXH đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả

vì con người, cho con người và phát triển con người toàn diện Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã chỉ rõ: Muốn xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN Để có con

người XHCN phải xác định và hiện thực hóa hệ giá trị phản ánh nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội XHCN Đây là mục tiêu cao nhất, đồng thời cũng thể hiện

tính ưu việt của CNXH so với CNTB

Những đặc trưng của CNXH được các nhà kinh điển Mác – Lênin đưa ra là kết quả của việc nhận thức tình hình kinh tế - xã hội cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong

sự đối chiếu, so sánh với CNTB đương thời Những đặc trưng trên đã thể hiện trình độ phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn của CNXH so với CNTB

1.3 Các phong trào Kitô giáo mang dấu ấn tư tưởng xã hội chủ nghĩa

1.3.1 Phong trào Kitô giáo sơ khởi mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Kitô giáo sơ kỳ ra đời trong lòng đời sống của nhân dân Do Thái Sau khi bị mất độc lập, nhân dân vùng Paletxtin cổ đại đã vùng dậy đấu tranh chống lại bọn qúy tộc chủ

nô, bọn địa chủ, bọn nhà giầu trong nước và bọn xâm lược bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức tôn giáo Thất bại trong thực tiễn đấu tranh, họ mơ ước xuất hiện một vị thần linh có khả năng xóa bỏ mọi bất bình đẳng trong xã hội và tạo lập một

xã hội mới công bằng hơn Kitô giáo ra đời trong hoàn cảnh đó

Trong lịch sử ra đời của Kitô giáo, có một truyền thuyết đã được Kitô giáo thừa nhận cho rằng, Chúa Jesusvốn là người Do Thái Lúc đầu, ông theo đạo Do Thái, nhưng thường giải thích giáo lý đạo Do Thái theo một nội dung khác, nhấn mạnh các yếu tố đạo đức, bình đẳng, bác ái Sau khi tận mắt chứng kiến đời sống khổ cực của nhân dân, ông tự xưng là vị “chúa cứu thế”, là vị thánh mà nhân dân Do Thái đã mong chờ từ lâu

Trang 29

Chúa Jesus tuyên truyền “đạo đức của Thượng đế”, tinh thần bác ái trong nhân loại”,

“lòng tin vào nước thiên đàng” Vì vậy, tư tưởng của ông đã trở thành nguồn an ủi của quần chúng nhân dân lao khổ Tư tưởng Kitô giáo sơ kỳ được truyền bá không những trong một số nhà tư tưởng mà còn thu hút đông đảo quần chúng nghèo khổ, từ đó hình thành những giáo đoàn có khuynh hướng “CSCN tiêu dùng”

Trong giáo lý Kitô giáo, mà chủ yếu trong Sách Phúc âm và Sự nghiệp của các

thánh đồ thể hiện rất rõ thái độ phê phán sự giầu có một cách kịch liệt và lý tưởng hóa

sự nghèo nàn Điều này, biểu hiện đặc biệt rõ ở Luca – một trong những người thuộc phái Kinh Phúc âm Lu – ca đã nêu lên một câu chuyện ẩn dụ nổi tiếng nói về kẻ giầu và

La – da, câu chuyện kể rằng kẻ giầu chỉ vì hắn đã sống đàng hoàng trên trái đất nên sau khi chết đi đã sa vào địa ngục, còn La – da, chỉ vì nghèo nàn nên được A- vơ - ra- a -

nốp ôm vào lòng Lu – ca còn có một câu nói nổi tiếng: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ

hơn nhà giầu đi vào thiên đàng” Ông cũng khẳng định những người nghèo khổ rồi sẽ

được Chúa đền đáp: “Sung sướng thay người hành khất” Giêsu nói trong khi truyền đạo, vì rằng giang sơn của các anh là giang sơn của Chúa Sung sướng thay những người hiện nay đang đói vì các anh sẽ ăn no nê Sung sướng thay những người hiện nay đang khóc vì các anh sẽ cười chán chê Còn những kẻ giầu chúng bây, thật đáng buồn Khốn cho các người, hỡi kẻ giầu sang vì các người đã được an ủi rồi; Khốn cho các người bây giờ đang được no nê vì các người sẽ phải đói khổ; Khốn cho các người giờ đang cười vui vì các người sẽ phải âu sầu khóc lóc; Khốn cho các người khi được thiên hạ nịnh khen vì cha ông chúng cũng đã đối xử với tiên tri giả như vậỵ [Lc6, 24-26] Rõ ràng đã có một sự hứa hẹn trực tiếp đền đáp cho những người bị đau khổ vì nghèo nàn trên trần gian và trừng phạt những kẻ được hưởng sang giầu trên thế giới này Những đoạn trích nêu trên, là dấu ấn của tư tưởng XHCN – tư tưởng thù ghét sự giầu có nảy sinh trong dân nghèo bị áp bức

Những tư tưởng về sự bình đẳng mà Lu - ca nêu lên trong Sách Phúc âm, được làm sáng tỏ trong “Sự nghiệp của các thánh tông đồ”, ở đó đã miêu tả những công xã Cơ đốc giáo sơ kỳ như một công xã trong đó CNCS tiêu dùng chiếm địa vị thống trị Trong

Sự nghiệp của các thánh tông đồ đã miêu tả như sau: “Và họ luôn có mặt khi các tông

Trang 30

nhau và mọi cái đều là của chung Và họ bán tài sản và mọi thứ sở hữu Và phân chia cho mọi người theo nhu cầu của mỗi người ở số đông các tín đồ có một trái tim và một tâm hồn; và không ai gọi một cái gì trong tài sản của mình là của tôi, và mọi cái của họ đều là của chung Trong bọn họ không ai thiếu thốn, vì ai có ruộng đất và nhà cửa đều đem bán cả, đều đem tiền bán được đặt dưới chân các tông đồ; ai cần gì được nấy” [40;

tr 26] Đây được xem là lý tưởng của những người Cơ đốc giáo sơ kỳ Các công xã Cơ đốc giáo sơ trở thành kiểu mẫu để thực hiện CNCS

Tư tưởng của Cơ đốc giáo sơ kỳ có ý nghĩa đối với lịch sử CNXH không chỉ là các công xã CSCN tiêu dùng của các thánh tông đồ, mà tư tưởng của Cơ đốc giáo sơ kỳ còn đem lại cho tư tưởng XHCN mơ ước về một chế độ xã hội tốt đẹp Đó là tư tưởng về cái gọi là “giang sơn ngàn năm của Chúa” Họ quan niệm rằng, Chúa trời một lúc nào đó sẽ phái một vị cứu tinh đến làm cho nhân dân Do Thái thoát được mọi sự khổ đau mà họ gặp phải, và với sự giúp đỡ của vị cứu tinh

đó, nhân dân Do Thái sẽ chiếm được địa vị đứng đầu trong các dân tộc trên trái đất Giáo lý Cơ đốc giáo dạy rằng, vị cứu tinh đó đã đến rồi và đã lập ra giáo hội

Cơ đốc giáo Nhưng do tệ nạn của thế giới chưa mất đi, thế nên mới xuất hiện lần giáng thế thứ hai của Chúa – lần trước và lần sắp đến Tư tưởng Chúa giáng thế

lần thứ hai và cứu loài người trong lần này được biểu hiện rõ trong Khải huyền

thư của I- oan Bô - gô - xlốp Về thực chất, cuốn sách này nhằm chống lại đế chế

La – mã Tuy nhiên, các tác giả của Khải huyền thư lại không nghĩ rằng đế chế La

– mã sẽ bị tiêu diệt bởi các lực lượng của bản thân các dân tộc bị áp bức, họ cho rằng, bản thân những người bị áp bức cảm thấy quá bất lực, không đủ sức làm việc đó, còn đến chế La – mã thì quá mạnh Và lần giáng thế lần thứ hai của vị cứu tinh trước hết sẽ tiêu diệt cường quốc La – mã, giải quyết mâu thuẫn ấy và làm cho sự phẫn uất của nhân dân lao khổ được giải tỏa Sau khi đế chế La – mã

bị tiêu diệt, Chúa sẽ trực tiếp cai quản con người và trong giang sơn của Chúa không còn đau khổ, không còn bệnh tật lẫn đói nghèo

Có thể nói rằng, phong trào Cơ đốc giáo sơ kỳ là hình thức thể hiện sự phản kháng về mặt xã hội của quần chúng nhân dân bị áp bức, nó mang trong mình dấu ấn tư

Trang 31

tưởng XHCN Hay nói một cách khác, phong trào Cơ đốc giáo sơ kỳ có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của tư tưởng XHCN

1.3.2 Các phong trào dị giáo ở châu Âu mang tưởng xã hội chủ nghĩa

Các phong trào dị giáo mang tư tưởng XHCN ở châu Âu xuất hiện vào thời kỳ Trung đại và đầu thời Cận đại Đây là thời kỳ mà thế giới quan tôn giáo chiếm ưu thế trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, các tập đoàn xã hội bên dưới, các phong trào và các trào lưu tư tưởng trong giai đoạn này không thể rũ bỏ được màu sắc tôn giáo Nằm trong hệ thống tổ chức của nền quân chủ chuyên chế, Giáo hội Kitô giáo

đã trở thành một kẻ chiếm hữu và bóc lột tập thể lớn nhất, điều đó làm cho các phong trào xã hội hướng mũi nhọn tấn công chống Giáo hội trên một số mặt thuộc giáo lý và thuộc về hệ thống tổ chức Do đó, trong thời Trung đại và đầu thời Cận đại ở châu Âu xuất hiện những hình thức phong trào “Dị giáo”- tức là những người tham gia vào phong trào dị giáo đã lấy các công xã Cơ đốc giáo sơ kỳ làm hình mẫu lý tưởng để đối lập với xã hội đương thời Họ cho rằng: Giáo hội là một bộ máy thống trị và bóc lột, là một hiểm họa đối với cuộc sống của các tín đồ Đối với họ, Cơ đốc giáo chân chính là ở

sự tiếp xúc giữa Chúa và con người, con người trực tiếp thực thi mọi nhiệm vụ của Chúa

mà không cần đến bộ máy của Giáo hội

Vào thế kỷ XI, phong trào dị giáo của phái Ca – ta đã được truyền bá vào Tây âu Phái Ca – ta đưa ra quan niệm cho rằng, sau khi chết đi linh hồn của con người sẽ bị giam vào ngục tù vật chất, nhưng bản chất thiện của chúng buộc phải quay trở lại đấng sáng tạo của mình Phái Ca - ta có một tuyên bố nổi tiếng khi khẳng định rằng mọi tài sản của họ đều là của chung của toàn thể loài người Tuyên bố này có ý nghĩa nhất định trong việc khôi phục các truyền thống của CSCN tiêu dùng của Cơ đốc giáo sơ kỳ

Phong trào dị giáo được truyền bá rất nhanh chóng khắp Nam Âu, ở miền Nam nước Pháp do sự tuyên truyền của phái Ca – ta, đã xuất hiện một giáo lý lấy tên Van - đen – xơ Phái này đã dựng nên một bức tranh xã hội, ở đó: tầng lớp bên dưới của công

xã sống trong những điều kiện sinh hoạt chung, những người quyền quý, những thầy dòng không có sở hữu riêng, sở hữu riêng bị bác bỏ về nguyên tắc

Ở Bắc Ý phong trào dị giáo xuất hiện vào thế kỷ XIII, do Đôsinô lãnh đạo Họ

Trang 32

tiền đề để thực hiện “giang sơn của thần thánh” không theo con đường hòa bình của các bậc tiền bối Tuy nhiên, do đường lối của phong trào còn viển vông, lại không có cơ sở thật rộng lớn, đồng thời lại bị kẻ thù kìm giữ trong khuôn khổ một địa phương nên thuyết “nước Chúa ngàn năm” theo tinh thần cách mạng của Đôsinô đã thất bại

Đến thế kỷ XIV, phong trào dị giáo mang tư tưởng XHCN bắt đầu xuất hiện tại Anh và trở thành một phong trào rộng lớn do Giôn Bôn lãnh đạo Giôn Bôn có những quan điểm mang tư tưởng XHCN tiến bộ, đặc biệt là tinh thần phản kháng lại ách bóc lột của những kẻ thống trị mà ông nêu lên tiến bộ hơn so với các nhà cộng sản đương thời, ông cho rằng: “Cuộc sống ở Anh sẽ không tốt hơn chừng nào chưa có chế độ tài sản chung, chừng nào chưa hết quý tộc và nông nô, chừng nào chúng ta chưa bình đẳng với các ngài quý tộc Số phận của họ là ăn rồi ngồi không trong các lâu đài sang trọng, còn số phận của chúng ta là lao động và làm việc dầm mưa dãi nắng ngoài đồng ruộng, chính nhờ lao động của chúng ta mà họ sống xa hoa, phè phỡn” Giôn Bôn đã trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra vào năm 1381, nhưng cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại và Giôn Bôn bị kết án tử hình

Phong trào dị giáo mang tư tưởng XHCN đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XV ở Tiệp Khắc, tiêu biểu với phong trào của phái Toaborit Cũng giống như các phái dị giáo trước

đó, những khẩu hiệu chung của, phái Toaborit vẫn là: “Giang sơn ngàn năm của Chúa”,

“Mọi người đều bình đẳng”, “Mọi của cải đều là tài sản chung” Xét về mặt tư tưởng, có thể thấy rằng lý tưởng của phái Toaborit vẫn chưa thể đi xa hơn lý tưởng của phái cộng sản tiêu dùng theo chủ nghĩa khổ hạnh trước đó Phái này dạy rằng: “Trên trái đất không được có vua, không được có kẻ thống trị và thần dân; sưu thuế phải được xóa bỏ; không

ai có thể cưỡng bức người khác làm điều gì, vì tất cả đều phải là anh chị em Ở thành phố Toaborit không có cái của anh của tôi, mọi cái đều là của chung, đối với tất cả mọi người cũng thế, tất cả đều phải là của chung, và không một ai được có tài sản, ai có thì tức là phạm tội đáng chết” [40; tr.172] Có thể thấy rằng, cái mà phái này nêu lên ở trên

là những tư tưởng CSCN triệt để, kiên quyết phủ nhận chính quyền nhà nước và quyền

tư hữu Đứng về mặt lịch sử mà xem xét, thì Toaborit là phong trào dị giáo thể hiện rõ nhất tư tưởng XHCN nửa sau thời Trung đại

Trang 33

Những phái dị giáo mang tư tưởng XHCN cuối cùng còn thấy xuất hiện tại Đức vào cuối thế kỷ XVI, tiêu biểu là phong trào do Tômát Muynxe (1490 – 1525) lãnh đạo Với tư cách là người truyền bá Phúc Âm, Tômát Muynxe đã tuyên truyền mãnh liệt về thuyết “nước Chúa ngàn năm” Chẳng bao lâu, Tômát Muynxe đã tập hợp được hàng vạn người, bao gồm đông đảo những người bình dân không tài sản, không quyền hành, muốn vượt khỏi giới hạn của xã hội đương thời, mơ ước một “nước Chúa ngàn năm” ngay trên trần thế, tạo thành trung tâm của phong trào nông dân chống bọn giáo sỹ Rôma không phải chỉ bằng thuyết giáo hòa bình mà còn có xu hướng tiến tới đấu tranh bằng bạo lực vũ trang Tômát Muynxeu tuyên bố rằng, chính quyền hiện tồn nếu không

đi theo phái cách mạng, không phục tùng cách mạng thì sẽ bị lật đổ, tất cả mọi tài sản, mọi công việc phải là của chung và cần thực hiện một sự bình đẳng hoàn toàn Cương lĩnh của Tômát Muynxe đã vượt xa những yêu sách bình dân đòi thiết lập “giang sơn ngàn năm của Chúa” vì nó đã đề ra được những điều kiện giải phóng những người vô sản bắt đầu xuất hiện trong xã hội Đối với Tômát Muynxe “thiên quốc” chẳng qua chỉ

là một chế độ xã hội, trong đó không còn những khác biệt về giai cấp, không còn tài sản

tư hữu, không còn chính quyền nhà nước tách biệt, đối lập với các thành viên của xã hội

và trở thành xa lạ với họ Bởi vậy, theo Tômát Muynxe thiên đường không phải là ngoài thế gian, phải tìm nó ngay trong đời sống xã hội, các tín đồ của Chúa phải thiết lập vương quốc của Chúa ngay trên mặt đất Có thể nói, Tômát Muynxe đã dựng lên một bức tranh về một xã hội bình đẳng và cộng hòa để đối lập với xã hội đương thời với đầy rẫy bất công, áp bức và bóc lột

Dưới ngọn cờ của Tômát Muynxe, một phong trào cách mạng của quần chúng đã

nổ ra ở nhiều nơi thuộc miền Tây nam nước Đức Do điều kiện lịch sử nên các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh này đã nhanh chóng bị thất bại, lý tưởng về một xã hội tốt đẹp dựa trên thế giới quan tôn giáo của Tômát Muynxe đã không trở thành hiện thực Tuy nhiên, những tư tưởng mang tính chất XHCN của ông đã được lịch sử tiến bộ của nhân loại ghi nhận là tư tưởng đấu tranh vì sự công bằng cho người nghèo

Cuộc chiến tranh nông dân đã thất bại, nhưng những cơ sở của phong trào dị giáo mang tư tưởng XHCN ở Đức vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn Nó chuyển sang quỹ đạo

Trang 34

còn là trẻ con, trái lại đòi phải rửa tội cho người lớn Đặc điểm nổi bật của phái này là thái độ khổ hạnh đối với hạnh phúc của con người trong cuộc sống “Phái rửa tội lại” đã

kế thừa và phát triển có phần cực đoan hơn tư tưởng của Tômát Muynxe khi họ ra sức tuyên truyền về một xã hội cộng sản mang tính chất khổ hạnh Họ phủ nhận pháp luật, thừa nhận ý Chúa là cao nhất Phái này cũng cho rằng, những người Cơ đốc giáo chân chính là những người thực sự hiểu ý Chúa Chúa ở ngay trong lòng mình Tuy nhiên, về phương diện xã hội, trong phái “Rửa tội lại” có không ít những quan niệm khác nhau: người vô sản có khuynh hướng cộng sản triệt để, người thợ thủ công tư hữu có khuynh hướng ôn hòa, người thì chủ trương tuyên truyền hòa bình bằng lời nói và bằng nêu gương từ thiện, người thì mang tâm lý thực hiện “nước Chúa ngàn năm” bằng hành động cách mạng Song cũng như phong trào của Tômát Muynxe, phong trào đấu tranh của phái “Rửa tội lại” cuối cùng cũng bị chế độ quân chủ chuyên chế và các thế lực phản động trong Giáo hội Kitô giáo chính thống xóa bỏ Mặc dù không đóng góp được

gì quan trọng hơn về mặt tư tưởng so với các phong trào trước đó, nhưng phong trào

“Rửa tội lại” xứng đáng có tên trong lịch sử các tư tưởng XHCN Thất bại của phái

“Rửa tội lại” là sự cáo chung, đặt dấu chấm hết cho các phong trào dị giáo mang tư tưởng XHCN ở châu Âu thời Trung đại và đầu thời Cận đại

Trang 35

Chương 2

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA LÝ TƯỞNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ LÝ TƯỞNG KITÔ GIÁO

2.1 Sự tương đồng và khác biệt giữa thế giới quan Kitô giáo và thế giới quan mác xít

Thế giới quan, đó là hệ thống những quan niệm, quan điểm của con người về thế giới (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy) Thế giới quan còn là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, khái niệm, biểu tượng về toàn bộ thế giới bên trong của con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới

Về nguồn gốc, thế giới quan ra đời từ chính cuộc sống Nó là kết quả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chính bản thân con người Tính chất và nội dung của thế giới quan được quyết định chủ yếu bởi những quan điểm triết học Vấn đề chủ yếu trong một thế giới quan cũng đồng nhất với vấn đề cơ bản của triết học (chủ yếu là quan hệ giữa ý thức và vật chất) Tuỳ theo cách giải quyết vấn đề này

mà người ta phân chia ra thành hai loại chủ yếu: thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm Trong đó, thế giới quan duy vật thừa nhận bản chất thế giới là vật chất, thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị trí, vai trò của con người đối với đời sống hiện thực Theo thế giới quan duy vật thì chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất không sinh ra, không mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận Thế giới quan duy vật cũng thừa nhận sự tồn tại của các hiện tượng tinh thần, song quan niệm mọi biểu hiện của tinh thần đều có nguồn gốc từ vật chất Vì vậy, trong mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần thì các nhà duy vật khẳng định vật chất là cái có trước, tinh thần

là cái có sau và bị vật chất quyết định Ngược lại, Thế giới quan duy tâm lại cho rằng, bản chất của thế giới này là tinh thần và thừa nhận vai trò quyết định của các yếu tố tinh thần đối với thế giới vật chất nói chung, đối với con người, xã hội loài người nói riêng

Với tư cách là những học thuyết xã hội, Kitô giáo và học thuyết XHCN đã xây dựng cho mình thế giới quan hoàn chỉnh, trong đó, thế giới quan Kitô giáo lấy chủ nghĩa

Trang 36

duy tâm làm cơ sở lý luận, hình thành nên thế giới quan duy tâm tôn giáo, còn học thuyết XHCN lại lấy chủ nghĩa duy vật mà hạt nhân chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận, hình thành nên thế giới quan duy vật biện chứng Như vậy, giữa thế giới quan XHCN và thế giới quan Kitô giáo có sự khác biệt nhau, đó là sự là sự khác biệt giữa thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật biện chứng, khác nhau giữa duy vật và duy tâm, vô thần và hữu thần

Sự khác biệt giữa thế giới quan Kitô giáo và thế giới quan XHCN thể hiện rõ nhất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào?

Kitô giáo một tôn giáo điển hình và hoàn thiện mang tính tôn giáo phổ quát của loài người Thế giới quan Kitô giáo là một cái nhìn toàn diện về thế giới theo quan điểm của người Kitô giáo – có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của Thiên Chúa đối với thế giới, đối với con người, đã giải thích một cách sâu sắc, vừa tổng hợp, vừa chi tiết mọi vấn đề đặt ra ở thế giới này - từ vi mô cho đến vĩ mô, và có sức thuyết phục nhất định (dù là hoang đường) đối với quảng đại quần chúng nhân dân theo Kitô giáo, thậm chí ngay cả một số người trí thức, nhà khoa học

Ngay từ khi mới hình thành, thế giới quan Kitô giáo, đã chịu sự chi phối rõ nét của chủ nghĩa Platon vốn cho rằng thế giới tự nhiên có nguồn gốc từ những thực thể tinh thần, tức những ý niệm; con người chỉ có thể nhận thức được chân lý thông qua “hồi tưởng”, kinh nghiệm thần bí và khẳng định linh hồn bất diệt Kitô giáo đề cao nhân loại nhất thể, trời và người hài hòa, tất cả chịu sự chi phối của vị chúa tể Thế giới quan Kitô giáo được thuyết minh khá chặt chẽ, chi tiết trong giáo lý của nó với một tiền đề: tồn tại đầu tiên là vị Chúa sáng thế Chúa có ba ngôi, nhưng cùng một bản thể; ba ngôi đồng đẳng, đồng vinh, đồng quyền, nhưng mỗi ngôi có một vai trò khác nhau đối với con người: ngôi một tạo dựng, ngôi hai cứu chuộc, ngôi ba thánh hóa Theo đó, Chúa tạo nên trời, đất và muôn loài trong sáu ngày:

Ngày thứ nhất, Thiên Chúa tạo ra ngày và đêm: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước Thiên Chúa phán: phải có ánh sáng

Trang 37

Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm”[St1,1-2-3]

Ngày thứ hai, Thiên Chúa tạo ra trời cao: “Chúa phán: phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên Liền có như vậy Thiên Chúa gọi vòm đó là

“trời” [St1.6-7]

Ngày thứ ba, Thiên Chúa tạo ra đất, nước, cây cỏ: “Thiên Chúa phán nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra Liền có như vậy Thiên Chúa gọi chỗ cạn là “đất”, khối nước tụ lại là “biển” Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tùy theo loại, trong có hạt giống Liền có như vậy Đất trổ thảo mộc, cỏ mang hạt giống tùy theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tùy theo loại Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp” [St1,9,10,11,12,13]

Ngày thứ tư, Thiên Chúa tạo ra tinh tú, trong đó có mặt trời cai trị ban ngày và mặt trăng cai trị ban đêm: “Thiên Chúa phán: phải có những vầng sáng trên vòm trời,

để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ban ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điểu khiển ban đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, để điều khiển ngày và đêm, và để phân

rẽ ánh sáng và bóng tối Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp” [St1,14-15-16-17-18-19]

Ngày thứ năm, Thiên Chúa tạo muôn vật, chim trời, cá nước, muông thú: “Thiên Chúa phán: nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời Thiên Chúa sáng tạo ra loài thủy quái khổng lồ, cùng mọi sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tùy theo loại, và mọi giống chim bay tùy theo loại Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất” [St1,20-21-22-23]

Ngày thứ sáu, Thiên Chúa tạo ra con người giống hình ảnh Thiên Chúa và con người được ban cho quyền thống trị trên vạn vật: “chúng ta sẽ làm ra con người theo hình ảnh của chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển,

Trang 38

sáng tạo con người theo hình ảnh của mình Thiên Chúa sáng tạo con người có nam

có nữ”[St126-27] Giống hình ảnh Thiên Chúa có nghĩa là được ban cho trí khôn, năng lực để sáng tạo và điều hành mọi công việc Con người hơn loài vật ở những điểm này

Ngày sau đó Chúa nghỉ ngơi, gọi là ngày của Chúa: “Ngày thứ bẩy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm Khi làm xong công việc của Người, ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi”[St2,2]

Như vậy, theo Kitô giáo thì mọi tồn tại, biến đổi, vận hành trong vũ trụ, cả thiên đường lẫn địa ngục đều do Chúa sắp xếp, do Chúa tạo ra, tiền định một cách tuyệt đối và hợp lý Điều đó có nghĩa là, Kitô giáo khẳng định rằng thế giới này được tạo ra từ ý thức, và ý thức quyết định đến toàn bộ các hoạt động vật chất của loài người Cách nhìn, sắp đặt thế giới như vậy – C Mác gọi là một thế giới “duy linh luận”- không phải là của riêng Kitô giáo, mà còn là cái chung cho nhiều tôn giáo độc thần khác đã được các nhà thần học sau này khai thác, tuyên truyền dưới các tiêu đề “bản thể luận”, “mục đích luận” và, theo dòng thời gian, đã trở thành tiền đề ảnh hưởng quyết định đến tư duy, lối sống của hàng trăm triệu người trên thế giới

Thế giới quan Mác xít, cũng tập trung giải đáp câu hỏi, thế giới này được tạo nên từ vật chất hay ý thức? trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào? Tuy nhiên, khác với các nhà thần học Kitô giáo, các nhà Mác xít cho rằng, thế giới này được tạo nên tạo nên từ vật chất

Các nhà kinh điển Mác – Lê nin là những người đầu tiên đã xây dựng và xác minh về mặt lý luận tính phổ biến của quá trình biện chứng, sự thống nhất biện chứng của vật chất và ý thức, của tự nhiên và xã hội trên cơ sở tài liệu cụ thể của lịch sử xã hội và của khoa học tự nhiên, đưa ra lý luận về sự phát triển của thế giới Theo quan điểm của các nhà Mác xít, vật chất là cái có trước, cái quyết định so với ý thức Họ đã

chứng minh rằng, ý thức là sản phẩm của sự phát triển của vật chất, trong tác phẩm Lút

– vích Phơ – bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức Ph Ăngghen đã viết:

“ ý thức và tư duy của chúng ta, dù có tỏ ra siêu cảm giác đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của một cơ quan vật chất, nhục thể, tức là của bộ óc người” [54; tr.353] Tuy

Trang 39

nhiên, thế giới quan mác xít không hề phủ nhận sự tồn tại của cái tinh thần, tư tưởng Cái tinh thần trái lại, theo học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng là sản phẩm cao nhất trong sự phát triển của vật chất, nó có nguồn gốc từ bản chất của vật chất

Từ chỗ khẳng định vật chất là cái có tính thứ nhất so với ý thức (cái phi vật chất), nhưng không có nghĩa là vật chất với tính cách là một thể chất nào đó cụ thể,

có trước những vật chất riêng biệt Không có (và không bao giờ có) vật chất thuần túy về chất, và do đó cũng không có những hạt vật chất cơ bản bất biến Có nghĩa, các nhà chủ nghĩa duy vật biện chứng đã hoàn toàn phủ nhận việc cho rằng có một vật chất đầu tiên nào đó mà từ đó mọi cái được sinh ra, coi đó là cơ sở của thế giới có

trước mọi sự vật Điều này, được Ph Ăngghen trình bày trong tác phẩm Phép biện

chứng của tự nhiên như sau: “Vật chất thuần túy, đó là sự sáng tạo thuần túy của tư

tưởng và một sự trừu tượng thuần túy Chúng ta gạt bỏ những sự khác nhau về chất của các vật khi chúng tập hợp chúng lại với tính cách là những cái đang tồn tại một cách hữu hình vào trong khái niệm vật chất Như vậy, khác với những vật chất xác định, đang tồn tại, vật chất thuần túy không phải là một cái gì tồn tại một cách có thể cảm giác được Khi khoa học tự nhiên đặt ra cho mình mục đích tìm kiếm vật chất thuần túy đồng dạng và quy những sự khác nhau về chất thành những sự khác nhau

về lượng do sự kết hợp của những hạt nhỏ đồng nhất tạo thành thì nó cũng hành động giống như khi nó mong thấy quả thuần túy chứ không phải quả mận, quả lê, quả táo, mong thấy loài có vú chứ không phải con mèo, con chó, con cừu…”[53; tr.203] Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tính nhiều vẻ về vật chất của hiện thực xung quanh chúng ta không những chỉ là một sự thật được tri giác một cách cảm tính,

mà còn là biểu hiện của bản chất của những quá trình biện chứng xảy ra trong hiện thực,

là kết quả của sự phát triển toàn diện và của sự tác động lẫn nhau xảy ra trong hiện thực,

là sự tự vận động của bản thân vật chất, do sự chuyển hóa lẫn nhau của những hình thức vận động khác nhau của vật chất tạo nên

Khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm duy vât biện chứng, các nhà Mác xít đã chỉ ra sự thống nhất của thế giới, vạch rõ tính chất của mọi cái đang tồn tại: sự thống nhất của thế giới là ở trong tính vật chất của nó chứ không

Trang 40

chất nào đó Điều này hoàn toàn trái ngược với quan niệm của Kitô giáo khi cho rằng, thế giới này thống nhất ở một bản nguyên siêu tự nhiên, siêu vật chất, đó là Thiên Chúa, từ đó dẫn đến chỗ phân đôi thế giới một cách thần bí, thành thế giới bên này và thế giới bên kia (cõi tiên, thiên đàng và địa ngục) Ph Ăngghen chỉ ra rằng:

“Sự thống nhất của thế giới và sự phi lý của tồn tại bên kia là kết quả của toàn bộ sự nghiên cứu thế giới”[53; tr.318] Và sau đó ông lại nói: “Sự tin tưởng chắc chắn rằng ngoài thế giới vật chất không còn thế giới tinh thần đặc biệt nào cả, là kết quả của sự nghiên cứu lâu dài và gian khổ thế giới hiện thực, sự nghiên cứu những sản phẩm và quá trình của bộ óc con người”[53; tr.319]

Như vậy, thế giới quan Kitô giáo và thế giới quan Mác xít có hệ quy chiếu, cơ

sở lý luận khác nhau khi nhìn nhận các hiện tượng của thế giới tự nhiên và xã hội, trong khi Kitô giáo lấy chủ nghĩa duy tâm làm cơ sở lý luận, hình thành nên thế giới quan duy tâm tôn giáo, thì những người Mác xít lại lấy chủ nghĩa duy vật mà hạt nhân chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận, hình thành nên thế giới quan duy vật biện chứng Khi giải thích về sự tồn tại và phát triển của thế giới, người Kitô giáo cho rằng Chúa trời là nguyên nhân tận cùng của thế giới, là lực lượng sáng tạo ra thế giới tự nhiên và cả con người - tức là cái hiện thực được phản ánh trong Kitô giáo đã bị biến dạng, cái hiện thực đã bị biến thành cái siêu hiện thực Điều này đã được Ph Ăngghen chỉ rõ: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống của hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng của trần thế đã mang hình thức lực lượng siêu trần thế” [52; tr.437] Trong khi đó, thế giới quan Mác xít lại phản ánh hiện thực một cách chân thực, khách quan như nó vốn có Thế giới quan Kitô giáo cũng thừa nhận tính thống nhất của thế giới, thừa nhận vận động, nhưng tính thống nhất và vận động trong Kitô giáo là dựa trên cơ

sở thực thể tinh thần, quyền năng của Chúa, chứ không phải thế giới thống nhất ở tính vật chất, và vận động như quan niệm trong thế giới quan Mác xít

Qua sự phân tích trên, ta thấy được giữa thế giới quan XHCN và thế giới quan Kitô giáo mặc dù đối lập nhau là cơ bản, nhưng cũng có những yếu tố tương đồng như đều nhìn nhận sự vật trong sự vận động và phát triển Thế giới quan Kitô giáo và

Ngày đăng: 20/03/2015, 15:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Linh mục Vương Đình Ái (1995), Người Công giáo với chủ nghĩa xã hội, Hồ sơ lưu trữ tại Ban tôn giáo Chính phủ, cặp số 71, số 997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Công giáo với chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Linh mục Vương Đình Ái
Năm: 1995
2. Ban tôn giáo của Chính phủ (2000), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng tôn giáo
Tác giả: Ban tôn giáo của Chính phủ
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2000
3. Ban tôn giáo Chính phủ (7/10/1997), Báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị định số 69/HĐBT, soos/Bc-TGCP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị định
4. Ban tôn giáo Chính phủ (1995), Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo
Tác giả: Ban tôn giáo Chính phủ
Năm: 1995
5. Ban tôn giáo Chính phủ (1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Ban tôn giáo Chính phủ
Năm: 1993
6. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 5(khóa VIII), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 5(khóa VIII
Tác giả: Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1998
7. Bộ chính trị (16/10/1990), Nghị quyết số 24- NQ/TƯ, Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ chính trị (16/10/1990)
8. Bộ chính trị (2/7/1998), Chỉ thị số 37-CNTB-BCT, Về công tác tôn giáo trong tình hình mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ chính trị (2/7/1998)
9. Betto (1988), Phi đen và tôn giáo, Ủy ban đoàn kết Công giáo yêu nước, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phi đen và tôn giáo
Tác giả: Betto
Năm: 1988
10. Trương Bá Cần (1996), Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm, Công giáo và dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công giáo và dân tộc
Tác giả: Trương Bá Cần
Năm: 1996
11. Linh mục Thiện Cẩm (2000), Giáo hội phục vụ sự thăng tiến con người, Nguyệt san Công giáo và dân tộc (68), tr.5-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyệt san Công giáo và dân tộc (68)
Tác giả: Linh mục Thiện Cẩm
Năm: 2000
12. Trần Cung (2000), Giáo hội Công giáo xin lỗi thế giới về những sai lầm trong quá khứ, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (3), tr.53-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (3)
Tác giả: Trần Cung
Năm: 2000
13. Vương Đình Chữ (2000), Từ thư chung 1951 đến thư chung 1980, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, (65), tr.5-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyệt san Công giáo và dân tộc, (65)
Tác giả: Vương Đình Chữ
Năm: 2000
14. Phan Văn Chức (1995), Giáo lý giáo hội Công giáo. UBĐKCG Thành phố HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo lý giáo hội Công giáo
Tác giả: Phan Văn Chức
Năm: 1995
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb, CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1996
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb, CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2001
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb, CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
18. Đối thoại với Giáo hoàng Gioan – Phao lô II (Nhân đọc cuốn: Bước qua ngƣỡng cửa hy vọng), T/c Giao điểm, ÚA,1995, tr.305) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại với Giáo hoàng Gioan – Phao lô II
21. Hội đồng Giáo hoàng (2007), Tóm lược học thuyết xã hội của giáo hội Công giáo. Nxb Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm lược học thuyết xã hội của giáo hội Công giáo
Tác giả: Hội đồng Giáo hoàng
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2007
22. Hội đồng giám mục Việt Nam (10/1992), Thư mục vụ gửi các thành phần dân chúa Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội đồng giám mục Việt Nam (10/1992)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w