Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa nhân sinh quan Kitô giáo và nhân sinh quan

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng Kitô giáo (Trang 41)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2. Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa nhân sinh quan Kitô giáo và nhân sinh quan

quan xã hội chủ nghĩa

Nhân sinh quan - đó là một hệ thống những quan điểm về con ngƣời. Kitô giáo và CNXH đều đứng trên cơ sở thế giới quan để nhìn nhận, lý giải vấn đề nhân sinh, xã hội loài ngƣời. Cả hai đều tập trung trả lời câu hỏi: Con ngƣời do đâu mà có? Con ngƣời là gì? Bản tính, bản chất của con ngƣời? Mối quan hệ giữa con ngƣời và thế giới hay nói cách khác con ngƣời có vai trò nhƣ thế nào trong thế giới này? Đây cũng chính là những nội dung cơ bản của nhân sinh quan. Nhân sinh quan Kitô giáo và nhân sinh quan XHCN vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là nhu cầu của quần chúng nhân dân; đều có cùng đối tƣợng và lý tƣởng thiêng liêng là vì hạnh phúc của con ngƣời và giải phóng con ngƣời; nên giữa nhân sinh quan Kitô giáo và nhân sinh quan XHCN vừa có những sự tƣơng đồng, vừa có những sự khác biệt.

Kitô giáo đã xây dựng một nhân sinh quan với quan niệm con ngƣời nhân vị, biết tin về một hạnh phúc đích thực, duy nhất của con ngƣời mà Kitô giáo cho là “chân lý trên mọi chân lý”. Trong biết bao câu trả lời về con ngƣời, Kinh Thánh đã đƣa ra định nghĩa “Con ngƣời là hình ảnh của Thiên Chúa” [St1,24]. Vì là hình ảnh của Thiên Chúa nên con ngƣời mang những phẩm giá đặc biệt, vƣợt trên vạn vật, đến nỗi tác giả Thánh Vịnh phải kêu lên: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con ngƣời là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? Chúa cho con ngƣời chẳng kém thua thần linh là mấy, Ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, đặt muôn loài muôn sự dƣới chân” [Tv8,4-7]

Là hình ảnh của Thiên Chúa, nên con ngƣời có khả năng đặc biệt, khả năng nhận biết và yêu mến, nhờ đó con ngƣời có thể đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa và bƣớc vào giao ƣớc với Ngài. Là hình ảnh của Thiên Chúa nên con ngƣời là đỉnh cao của tạo thành và Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự là cho con ngƣời, trời đất, biển khơi và mọi tạo vật là để cho con ngƣời. Nhƣng đồng thời, con ngƣời không thể quên rằng

Kitô giáo cho rằng con ngƣời là hồn xác nhất thể, con ngƣời đƣợc tạo dựng theo “hình ảnh” Thiên chúa có linh hồn và thể xác. Bằng ngôn ngữ biểu tƣợng, Kinh Thánh mô tả: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con ngƣời, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con ngƣời trở nên một sinh vật” [St2,7]. Nhƣ thế, nơi con ngƣời có cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, và cả hai tạo nên bản tính duy nhất, liên kết chặt chẽ với nhau. Thân xác là công trình sáng tạo của Chúa, con ngƣời phải biết giữ gìn, tôn trọng, bởi vì thân xác sẽ sống lại vào “ngày sau hết”, thân xác là “đền thờ của Chúa Thánh thần”, là “chi thể của đức Kitô”. Phần hồn của con ngƣời cũng do Thiên Chúa trực tiếp tạo nên và ban tặng chứ không phải do cha mẹ tạo nên. Đồng thời phần hồn trong mỗi con ngƣời mang tính bất tử, không bị tiêu diệt. Nhờ thần khí mà con ngƣời có lý trí, xác định vị trí thƣợng đẳng của con ngƣời với muôn loài. Con ngƣời thống trị trái đất này và các giá trị mà Chúa ban cho. Con ngƣời chỉ phải lệ thuộc vào Thiên Chúa và đó cũng là giá trị, phẩm giá của con ngƣời. Trong mỗi con ngƣời đều có linh hồn thiêng liêng, bất tử, và đƣợc dự vào bản tính thiêng liêng của Thiên Chúa thông qua trí khôn và tự do. Sự thống nhất thân xác và linh hồn tạo điều kiện cho trí khôn hoạt động và khả năng tƣ duy; vì thế con ngƣời là một hiện diện trƣớc vũ trụ và phải biết chinh phục, thăng tiến để có một vị trí toàn diện.

Đạo Kitô giáo cũng cho rằng, nhận mình là “nam” hay “nữ” không do cha mẹ sinh ra, mà do Thiên Chúa quan phòng, là ân lộc do Chúa ban: “Ngay từ khi khởi thủy, Thiên Chúa đã tạo dựng con ngƣời có nam và nữ” [St1, 27], nghĩa là có sự khác biệt nhƣng đồng thời lại bình đẳng với nhau: khác biệt về giới với những nét độc đáo của mỗi phái, nhƣng bình đẳng về phẩm giá, vì cả hai đều là hình ảnh của Thiên Chúa, phản ánh sự khôn ngoan và tốt lành của Ngài. Họ đƣợc tạo dựng để sống với nhau và cho nhau. Kinh Thánh mô tả: “Đức Chúa là Thiên Chúa phán: “con ngƣời ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tƣơng xứng với nó” [St2, 18]. Nhƣng bởi vì giữa bao nhiêu thú vật, chim trời và dã thú, ngƣời nam vẫn không tìm đƣợc một trợ tá tƣơng xứng, nên “Thiên Chúa lấy cái xƣơng sƣờn đã rút từ ngƣời nam, làm thành một ngƣời đàn bà và dẫn đến với con ngƣời” [St2, 22- 23]. Chúa tạo ra là ngƣời nam và ngƣời nữ, chính đấy là cộng đồng ngƣời đầu tiên của

nhân loại. Vậy, con ngƣời phải biết xây dựng cho mình thiên chức làm ngƣời và làm con Thiên Chúa.

Lý thuyết nhân sinh Kitô giáo khẳng định: con ngƣời là một nhân vị; bởi con ngƣời đƣợc tạo dựng là trung tâm của sáng tạo, và con ngƣời chỉ có phẩm giá làm ngƣời, khi sống trong tình yêu Thiên Chúa: “Nơi ngƣời, bản tính nhân loại đã đƣợc mặc lấy chứ không bị tiêu diệt, do đó chính nơi chúng ta nữa, bản tính ấy cũng đƣợc nâng lên tới một phẩm giá siêu việt. Bởi vì chính con Thiên Chúa khi nhập thế, một cách nào đó đã kết hợp với tất cả mọi ngƣời. Ngƣời đã làm việc với bàn tay con ngƣời, đã suy nghĩ bằng trí óc con ngƣời, đã hành động với ý chí con ngƣời, đã yêu mến bằng quả tim con ngƣời”[67; tr.756]. Con ngƣời nhân vị vừa là cá nhân, vừa khác với kẻ khác, vừa có liên hệ với ngƣời khác để làm nên cộng đồng. Kitô giáo cũng cho rằng con ngƣời là toàn thể các quan hệ xã hội, nhƣng những mối quan hệ xã hội cũng đƣợc xây dựng trên lý thuyết “màu nhiệm của ba ngôi”, là sự kết hợp của các con cái Chúa trong tình yêu độc nhất là nền tảng cho mọi cộng đồng nhân loại.

Cuối cùng nhân sinh quan Kitô giáo đòi hỏi con ngƣời muốn hoàn thiện phẩm giá làm ngƣời và đạt đến lý tƣởng về một cuộc sống vĩnh hằng, con ngƣời phải biết mở rộng đón nhận hồng ân Thiên Chúa. Nếu chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa thì mọi đòi hỏi đƣợc xứng phận làm ngƣời đều là vô nghĩa và phi lý. Nói đến hạnh phúc là nói đến chƣơng trình sáng tạo, quan phòng và cứu chuộc của Thiên Chúa đối với loài ngƣời. Vì vậy, con ngƣời luôn phải đáp lại ơn gọi của Thiên Chúa trong suốt cuộc đời mình. Giữa Thiên Chúa và con ngƣời, thì đời sống là một môi trƣờng đối thoại. Chính trong cuộc đối thoại này, con ngƣời tự do lựa chọn lời phúc đáp, hoặc hƣớng theo ơn gọi làm con Thiên Chúa, hoặc chạy theo tham vọng ích kỷ của cá nhân. Kitô giáo cho rằng loài ngƣời đã luôn đứng trƣớc sự lựa chọn này. Sự lựa chọn đúng đắn đƣợc chỉ dẫn bởi ánh sáng của công trình sáng tạo, cứu chuộc của Thiên Chúa, và đó cũng chính là hành trang cho con ngƣời bƣớc vào chung kết cuộc đời ở cõi hạnh phúc vĩnh hằng.

cứu cánh. Chúa sáng tạo, con ngƣời sa ngã và đƣợc cứu chuộc qua cuộc đời thƣơng khó của Chúa Giêsu, không phải chỉ là một huyền thoại, mà còn là niềm tin bền chặt của hàng triệu ngƣời trên thế giới. Kitô giáo cũng đánh giá cao vị trí của con ngƣời trên tất cả các loại thụ tạo, và cho rằng phải chinh phục cuộc sống, cuộc sống là hiện diện hoạt động và hiệu lực. Vai trò của cá nhân cũng đƣợc đánh giá đúng mức trong mối quan hệ với cộng đồng. Trong thế giới này, con ngƣời chỉ phải quỳ gối trƣớc Thiên Chúa mà thôi. Những tƣ tƣởng đã có ảnh hƣởng rất sâu sắc đến nền văn hóa, tƣ tƣởng phƣơng Tây, vƣợt ra ngoài sức tƣởng tƣợng của nhiều ngƣời. Trong quan niệm của những ngƣời Kitô giáo, thì con ngƣời đã bị tƣớc đoạt hết tính tự nhiên, sức mạnh và năng lực.

Kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử triết học, dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, mà trực tiếp là thuyết tiến hóa và thuyết tế bào, các nhà kinh điển Mác – Lênin đã đƣa ra một quan niệm toàn diện về con ngƣời: con ngƣời vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân con ngƣời. Con ngƣời vừa là một thực thể tự nhiên nhƣng đồng thời cũng vừa là một thực thể xã hội; hai phƣơng diện tự nhiên và xã hội này tồn tại thống nhất với nhau, quy định lẫn nhau tạo thành cơ sở hiện thực cho sự tồn tại của mỗi con ngƣời với tƣ cách là Ngƣời.

Không giống nhƣ quan điểm của Kitô giáo cho rằng: con ngƣời là hình ảnh của Thiên chúa, do Thiên chúa tạo ra. Các nhà Mác xít khẳng định rằng: sự xuất hiện của con ngƣời không phải là một sự ngẫu nhiên, hay do một lực lƣợng siêu nhiên nào đó tạo thành, cũng không phải là sản phẩm của một ý chí nào đó, mà con ngƣời ra đời là kết quả của quá trình phát triển và tiến hóa lâu dài của tự nhiên. Ph. Ăng ghen chỉ rõ nguồn gốc của con ngƣời nhƣ sau: “Từ những động vật đầu tiên đã phát triển – chủ yếu là do sự tiếp tục phân hóa vô số những lớp, bộ, họ, giống và loài động vật để rồi sau cùng đi đến cái hình thái mà trong đó hệ thống thần kinh đạt tới trình độ phát triển đầy đủ nhất, tức là hình thức các loài có xƣơng sống, và cuối cùng trong các loài có xƣơng sống mà trong đó giới tự nhiên đạt tới trình độ tự nhận thức đƣợc mình: đó là con ngƣời” [53; tr.475]. Là một thực thể sinh vật, con ngƣời dù phát triển đến đâu cũng là một động vật. Ph. Ăng ghen khẳng định: “Bản thân cái sự kiện là con ngƣời từ

loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con ngƣời không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật” [52; tr.146]. Điều đó có nghĩa, giới tự nhiên chính là tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự xuất hiện và tồn tại của con ngƣời, do đó bản tính tự nhiên của con ngƣời bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó. Yếu tố sinh học trong con ngƣời là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con ngƣời: “Giới tự nhiên…là thân thể vô cơ của con ngƣời…đời sống thể xác và tinh thần của con ngƣời gắn liền với giới tự nhiên” [55; tr.135].

Các nhà kinh điển Mác- Lênin cũng chỉ ra rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất của con ngƣời, mà cần có một yếu tố tạo nên bản chất của con ngƣời một cách toàn diện đó chính là yếu tố xã hội – là yếu tố căn bản tạo ra sự khác biệt giữa con ngƣời với thế giới loài vật.

Bằng phƣơng pháp biện chứng duy vật, các nhà kinh điển Mác- Lênin đã nhận thức vấn đề con ngƣời một cách toàn diện, cụ thể, trong tính hiện thực xã hội của nó, mà trƣớc hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất: “có thể phân biệt con ngƣời với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng đƣợc. Bản thân con ngƣời bắt đầu bằng sự phân biệt với súc vật ngay khi con ngƣời bắt đầu sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt của mình – đó là một bƣớc tiến do tổ chức cơ thể của con ngƣời quy định. Sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt của mình, nhƣ thế con ngƣời đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”[48; tr.29]. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con ngƣời đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên: “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con ngƣời thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”[57; tr.137].

Nhƣ vậy các nhà kinh điển Mác- Lênin đã nói rõ, phƣơng diện xã hội của con ngƣời đƣợc biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sản xuất vật chất là biểu hiện căn bản tính xã hội của con ngƣời. Thông qua lao động sản xuất, con ngƣời sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tƣ duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con ngƣời.

phẩm của tự nhiên và xã hội nên trong quá trình hình thành và phát triển của con, ngƣời luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật, đó là hệ thống các quy luật tự nhiên nhƣ quy luật về sự phù hợp của cơ thể với môi trƣờng, quy luật về sự trao đổi chất, quy luật về di truyền, biến dị, tiến hóa...quy định phƣơng diện sinh học của con ngƣời. Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con ngƣời nhƣ hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa ngƣời với ngƣời.

Trong quan niệm của triết học Mác- Lênin, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong mỗi con ngƣời là thống nhất. Trong đó, mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của mỗi con ngƣời, còn mặt xã hội là đặc trƣng bản chất để phân biệt con ngƣời với loài vật. Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con ngƣời, C.Mác đã nêu lên một luận điểm nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc:

“bản chất con ngƣời không phải là một cái trừu tƣợng cố hữu cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hòa những quan hệ xã hội” [48; tr.11]. Thông qua luận điểm này, các nhà kinh điển Mác- Lênin muốn khẳng định rằng, không có con ngƣời trừu tƣợng, thoát ly khỏi mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con ngƣời luôn luôn cụ thể, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong những điều kiện lịch sử đó, thông qua hoạt động thực tiễn của mình, con ngƣời tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và trí lực. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội của mình (quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội”), con ngƣời mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.

Không chỉ luận giải về nguồn gốc của con ngƣời, về bản chất của con ngƣời, các nhà Mác xít còn đề cập đến vai trò của con ngƣời trong thế giới. Nhƣ đã trình bày ở trên, con ngƣời là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của tự nhiên. Song, điều quan trọng hơn cả là con ngƣời luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. C.Mác đã khẳng định: “cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con ngƣời là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục…cái học thuyết ấy quên rằng chính những con ngƣời làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải đƣợc giáo dục” [48; tr.10]. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph. Ăng ghen

cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhƣng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng Kitô giáo (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)