Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa thế giới quan Kitô giáo và thế giới quan mác

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng Kitô giáo (Trang 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Sự tƣơng đồng và khác biệt giữa thế giới quan Kitô giáo và thế giới quan mác

mác xít

Thế giới quan, đó là hệ thống những quan niệm, quan điểm của con ngƣời về thế giới (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tƣ duy). Thế giới quan còn là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, khái niệm, biểu tƣợng về toàn bộ thế giới bên trong của con ngƣời và mối quan hệ giữa con ngƣời với thế giới.

Về nguồn gốc, thế giới quan ra đời từ chính cuộc sống. Nó là kết quả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chính bản thân con ngƣời. Tính chất và nội dung của thế giới quan đƣợc quyết định chủ yếu bởi những quan điểm triết học. Vấn đề chủ yếu trong một thế giới quan cũng đồng nhất với vấn đề cơ bản của triết học (chủ yếu là quan hệ giữa ý thức và vật chất). Tuỳ theo cách giải quyết vấn đề này mà ngƣời ta phân chia ra thành hai loại chủ yếu: thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Trong đó, thế giới quan duy vật thừa nhận bản chất thế giới là vật chất, thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị trí, vai trò của con ngƣời đối với đời sống hiện thực. Theo thế giới quan duy vật thì chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất không sinh ra, không mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận. Thế giới quan duy vật cũng thừa nhận sự tồn tại của các hiện tƣợng tinh thần, song quan niệm mọi biểu hiện của tinh thần đều có nguồn gốc từ vật chất. Vì vậy, trong mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần thì các nhà duy vật khẳng định vật chất là cái có trƣớc, tinh thần là cái có sau và bị vật chất quyết định. Ngƣợc lại, Thế giới quan duy tâm lại cho rằng, bản chất của thế giới này là tinh thần và thừa nhận vai trò quyết định của các yếu tố tinh thần đối với thế giới vật chất nói chung, đối với con ngƣời, xã hội loài ngƣời nói riêng.

Với tƣ cách là những học thuyết xã hội, Kitô giáo và học thuyết XHCN đã xây dựng cho mình thế giới quan hoàn chỉnh, trong đó, thế giới quan Kitô giáo lấy chủ nghĩa

duy tâm làm cơ sở lý luận, hình thành nên thế giới quan duy tâm tôn giáo, còn học thuyết XHCN lại lấy chủ nghĩa duy vật mà hạt nhân chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận, hình thành nên thế giới quan duy vật biện chứng. Nhƣ vậy, giữa thế giới quan XHCN và thế giới quan Kitô giáo có sự khác biệt nhau, đó là sự là sự khác biệt giữa thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật biện chứng, khác nhau giữa duy vật và duy tâm, vô thần và hữu thần.

Sự khác biệt giữa thế giới quan Kitô giáo và thế giới quan XHCN thể hiện rõ nhất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức cái nào có trƣớc, cái nào quyết định cái nào?

Kitô giáo một tôn giáo điển hình và hoàn thiện mang tính tôn giáo phổ quát của loài ngƣời. Thế giới quan Kitô giáo là một cái nhìn toàn diện về thế giới theo quan điểm của ngƣời Kitô giáo – có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của Thiên Chúa đối với thế giới, đối với con ngƣời, đã giải thích một cách sâu sắc, vừa tổng hợp, vừa chi tiết mọi vấn đề đặt ra ở thế giới này - từ vi mô cho đến vĩ mô, và có sức thuyết phục nhất định (dù là hoang đƣờng) đối với quảng đại quần chúng nhân dân theo Kitô giáo, thậm chí ngay cả một số ngƣời trí thức, nhà khoa học.

Ngay từ khi mới hình thành, thế giới quan Kitô giáo, đã chịu sự chi phối rõ nét của chủ nghĩa Platon vốn cho rằng thế giới tự nhiên có nguồn gốc từ những thực thể tinh thần, tức những ý niệm; con ngƣời chỉ có thể nhận thức đƣợc chân lý thông qua “hồi tƣởng”, kinh nghiệm thần bí và khẳng định linh hồn bất diệt. Kitô giáo đề cao nhân loại nhất thể, trời và ngƣời hài hòa, tất cả chịu sự chi phối của vị chúa tể. Thế giới quan Kitô giáo đƣợc thuyết minh khá chặt chẽ, chi tiết trong giáo lý của nó với một tiền đề: tồn tại đầu tiên là vị Chúa sáng thế. Chúa có ba ngôi, nhƣng cùng một bản thể; ba ngôi đồng đẳng, đồng vinh, đồng quyền, nhƣng mỗi ngôi có một vai trò khác nhau đối với con ngƣời: ngôi một tạo dựng, ngôi hai cứu chuộc, ngôi ba thánh hóa. Theo đó, Chúa tạo nên trời, đất và muôn loài trong sáu ngày:

Ngày thứ nhất, Thiên Chúa tạo ra ngày và đêm: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chƣa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Thiên Chúa bay lƣợn trên mặt nƣớc. Thiên Chúa phán: phải có ánh sáng.

Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm”[St1,1-2-3].

Ngày thứ hai, Thiên Chúa tạo ra trời cao: “Chúa phán: phải có một cái vòm ở giữa khối nƣớc, để phân rẽ nƣớc với nƣớc. Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nƣớc phía dƣới vòm với nƣớc phía trên. Liền có nhƣ vậy. Thiên Chúa gọi vòm đó là “trời”. [St1.6-7].

Ngày thứ ba, Thiên Chúa tạo ra đất, nƣớc, cây cỏ: “Thiên Chúa phán nƣớc phía dƣới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra. Liền có nhƣ vậy. Thiên Chúa gọi chỗ cạn là “đất”, khối nƣớc tụ lại là “biển”... Đất phải sinh thảo mộc xanh tƣơi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tùy theo loại, trong có hạt giống. Liền có nhƣ vậy. Đất trổ thảo mộc, cỏ mang hạt giống tùy theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tùy theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp” [St1,9,10,11,12,13].

Ngày thứ tƣ, Thiên Chúa tạo ra tinh tú, trong đó có mặt trời cai trị ban ngày và mặt trăng cai trị ban đêm: “Thiên Chúa phán: phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm... Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ban ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điểu khiển ban đêm; Ngƣời cũng làm ra các ngôi sao. Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp” [St1,14-15-16-17-18-19].

Ngày thứ năm, Thiên Chúa tạo muôn vật, chim trời, cá nƣớc, muông thú: “Thiên Chúa phán: nƣớc phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lƣợn trên mặt đất, dƣới vòm trời. Thiên Chúa sáng tạo ra loài thủy quái khổng lồ, cùng mọi sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dƣới nƣớc tùy theo loại, và mọi giống chim bay tùy theo loại...Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp... hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy biển; và chim phải sinh sản cho nhiều trên mặt đất” [St1,20-21-22-23].

Ngày thứ sáu, Thiên Chúa tạo ra con ngƣời giống hình ảnh Thiên Chúa và con ngƣời đƣợc ban cho quyền thống trị trên vạn vật: “chúng ta sẽ làm ra con ngƣời theo hình ảnh của chúng ta, giống nhƣ chúng ta, để con ngƣời làm bá chủ cá biển,

sáng tạo con ngƣời theo hình ảnh của mình...Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời có nam có nữ”[St126-27]. Giống hình ảnh Thiên Chúa có nghĩa là đƣợc ban cho trí khôn, năng lực để sáng tạo và điều hành mọi công việc. Con ngƣời hơn loài vật ở những điểm này.

Ngày sau đó Chúa nghỉ ngơi, gọi là ngày của Chúa: “Ngày thứ bẩy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Ngƣời làm. Khi làm xong công việc của Ngƣời, ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi”[St2,2] .

Nhƣ vậy, theo Kitô giáo thì mọi tồn tại, biến đổi, vận hành trong vũ trụ, cả thiên đƣờng lẫn địa ngục đều do Chúa sắp xếp, do Chúa tạo ra, tiền định một cách tuyệt đối và hợp lý. Điều đó có nghĩa là, Kitô giáo khẳng định rằng thế giới này đƣợc tạo ra từ ý thức, và ý thức quyết định đến toàn bộ các hoạt động vật chất của loài ngƣời. Cách nhìn, sắp đặt thế giới nhƣ vậy – C. Mác gọi là một thế giới “duy linh luận”- không phải là của riêng Kitô giáo, mà còn là cái chung cho nhiều tôn giáo độc thần khác đã đƣợc các nhà thần học sau này khai thác, tuyên truyền dƣới các tiêu đề “bản thể luận”, “mục đích luận” và, theo dòng thời gian, đã trở thành tiền đề ảnh hƣởng quyết định đến tƣ duy, lối sống của hàng trăm triệu ngƣời trên thế giới.

Thế giới quan Mác xít, cũng tập trung giải đáp câu hỏi, thế giới này đƣợc tạo nên từ vật chất hay ý thức? trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trƣớc, cái nào quyết định cái nào? Tuy nhiên, khác với các nhà thần học Kitô giáo, các nhà Mác xít cho rằng, thế giới này đƣợc tạo nên tạo nên từ vật chất.

Các nhà kinh điển Mác – Lê nin là những ngƣời đầu tiên đã xây dựng và xác minh về mặt lý luận tính phổ biến của quá trình biện chứng, sự thống nhất biện chứng của vật chất và ý thức, của tự nhiên và xã hội trên cơ sở tài liệu cụ thể của lịch sử xã hội và của khoa học tự nhiên, đƣa ra lý luận về sự phát triển của thế giới. Theo quan điểm của các nhà Mác xít, vật chất là cái có trƣớc, cái quyết định so với ý thức. Họ đã chứng minh rằng, ý thức là sản phẩm của sự phát triển của vật chất, trong tác phẩm Lút

– vích Phơ – bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức Ph. Ăngghen đã viết:

“...ý thức và tƣ duy của chúng ta, dù có tỏ ra siêu cảm giác đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của một cơ quan vật chất, nhục thể, tức là của bộ óc ngƣời” [54; tr.353]. Tuy

nhiên, thế giới quan mác xít không hề phủ nhận sự tồn tại của cái tinh thần, tƣ tƣởng. Cái tinh thần trái lại, theo học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng là sản phẩm cao nhất trong sự phát triển của vật chất, nó có nguồn gốc từ bản chất của vật chất.

Từ chỗ khẳng định vật chất là cái có tính thứ nhất so với ý thức (cái phi vật chất), nhƣng không có nghĩa là vật chất với tính cách là một thể chất nào đó cụ thể, có trƣớc những vật chất riêng biệt. Không có (và không bao giờ có) vật chất thuần túy về chất, và do đó cũng không có những hạt vật chất cơ bản bất biến. Có nghĩa, các nhà chủ nghĩa duy vật biện chứng đã hoàn toàn phủ nhận việc cho rằng có một vật chất đầu tiên nào đó mà từ đó mọi cái đƣợc sinh ra, coi đó là cơ sở của thế giới có trƣớc mọi sự vật. Điều này, đƣợc Ph. Ăngghen trình bày trong tác phẩm Phép biện

chứng của tự nhiên nhƣ sau: “Vật chất thuần túy, đó là sự sáng tạo thuần túy của tƣ

tƣởng và một sự trừu tƣợng thuần túy. Chúng ta gạt bỏ những sự khác nhau về chất của các vật khi chúng tập hợp chúng lại với tính cách là những cái đang tồn tại một cách hữu hình vào trong khái niệm vật chất. Nhƣ vậy, khác với những vật chất xác định, đang tồn tại, vật chất thuần túy không phải là một cái gì tồn tại một cách có thể cảm giác đƣợc. Khi khoa học tự nhiên đặt ra cho mình mục đích tìm kiếm vật chất thuần túy đồng dạng và quy những sự khác nhau về chất thành những sự khác nhau về lƣợng do sự kết hợp của những hạt nhỏ đồng nhất tạo thành thì nó cũng hành động giống nhƣ khi nó mong thấy quả thuần túy chứ không phải quả mận, quả lê, quả táo, mong thấy loài có vú chứ không phải con mèo, con chó, con cừu…”[53; tr.203]. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tính nhiều vẻ về vật chất của hiện thực xung quanh chúng ta không những chỉ là một sự thật đƣợc tri giác một cách cảm tính, mà còn là biểu hiện của bản chất của những quá trình biện chứng xảy ra trong hiện thực, là kết quả của sự phát triển toàn diện và của sự tác động lẫn nhau xảy ra trong hiện thực, là sự tự vận động của bản thân vật chất, do sự chuyển hóa lẫn nhau của những hình thức vận động khác nhau của vật chất tạo nên.

Khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm duy vât biện chứng, các nhà Mác xít đã chỉ ra sự thống nhất của thế giới, vạch rõ tính chất của mọi cái đang tồn tại: sự thống nhất của thế giới là ở trong tính vật chất của nó chứ không

chất nào đó. Điều này hoàn toàn trái ngƣợc với quan niệm của Kitô giáo khi cho rằng, thế giới này thống nhất ở một bản nguyên siêu tự nhiên, siêu vật chất, đó là Thiên Chúa, từ đó dẫn đến chỗ phân đôi thế giới một cách thần bí, thành thế giới bên này và thế giới bên kia (cõi tiên, thiên đàng và địa ngục). Ph. Ăngghen chỉ ra rằng: “Sự thống nhất của thế giới và sự phi lý của tồn tại bên kia là kết quả của toàn bộ sự nghiên cứu thế giới”[53; tr.318]. Và sau đó ông lại nói: “Sự tin tƣởng chắc chắn rằng ngoài thế giới vật chất không còn thế giới tinh thần đặc biệt nào cả, là kết quả của sự nghiên cứu lâu dài và gian khổ thế giới hiện thực, sự nghiên cứu những sản phẩm và quá trình của bộ óc con ngƣời”[53; tr.319].

Nhƣ vậy, thế giới quan Kitô giáo và thế giới quan Mác xít có hệ quy chiếu, cơ sở lý luận khác nhau khi nhìn nhận các hiện tƣợng của thế giới tự nhiên và xã hội, trong khi Kitô giáo lấy chủ nghĩa duy tâm làm cơ sở lý luận, hình thành nên thế giới quan duy tâm tôn giáo, thì những ngƣời Mác xít lại lấy chủ nghĩa duy vật mà hạt nhân chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận, hình thành nên thế giới quan duy vật biện chứng. Khi giải thích về sự tồn tại và phát triển của thế giới, ngƣời Kitô giáo cho rằng Chúa trời là nguyên nhân tận cùng của thế giới, là lực lƣợng sáng tạo ra thế giới tự nhiên và cả con ngƣời - tức là cái hiện thực đƣợc phản ánh trong Kitô giáo đã bị biến dạng, cái hiện thực đã bị biến thành cái siêu hiện thực. Điều này đã đƣợc Ph. Ăngghen chỉ rõ: “Nhƣng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hƣ ảo vào đầu óc của con ngƣời của những lực lƣợng ở bên ngoài chi phối cuộc sống của hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lƣợng của trần thế đã mang hình thức lực lƣợng siêu trần thế” [52; tr.437]. Trong khi đó, thế giới quan Mác xít lại phản ánh hiện thực một cách chân thực, khách quan nhƣ nó vốn có. Thế giới quan Kitô giáo cũng thừa nhận tính thống nhất của thế giới, thừa nhận vận động, nhƣng tính thống nhất và vận động trong Kitô giáo là dựa trên cơ sở thực thể tinh thần, quyền năng của Chúa, chứ không phải thế giới thống nhất ở tính vật chất, và vận động nhƣ quan niệm trong thế giới quan Mác xít.

Qua sự phân tích trên, ta thấy đƣợc giữa thế giới quan XHCN và thế giới quan Kitô giáo mặc dù đối lập nhau là cơ bản, nhƣng cũng có những yếu tố tƣơng đồng nhƣ đều nhìn nhận sự vật trong sự vận động và phát triển. Thế giới quan Kitô giáo và

thế giới quan XHCN, đều thể hiện nhu cầu giải thích nhất định về thế giới và vị trí của con ngƣời trong thế giới đó, đều phản ánh hiện thực cho dù cách nhìn nhận và phản ánh có khác nhau.

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng Kitô giáo (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)