Các phong trào Kitô giáo mang dấu ấn tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng Kitô giáo (Trang 28)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3. Các phong trào Kitô giáo mang dấu ấn tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa

1.3.1. Phong trào Kitô giáo sơ khởi mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Kitô giáo sơ kỳ ra đời trong lòng đời sống của nhân dân Do Thái. Sau khi bị mất độc lập, nhân dân vùng Paletxtin cổ đại đã vùng dậy đấu tranh chống lại bọn qúy tộc chủ nô, bọn địa chủ, bọn nhà giầu trong nƣớc và bọn xâm lƣợc bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức tôn giáo. Thất bại trong thực tiễn đấu tranh, họ mơ ƣớc xuất hiện một vị thần linh có khả năng xóa bỏ mọi bất bình đẳng trong xã hội và tạo lập một xã hội mới công bằng hơn. Kitô giáo ra đời trong hoàn cảnh đó.

Trong lịch sử ra đời của Kitô giáo, có một truyền thuyết đã đƣợc Kitô giáo thừa nhận cho rằng, Chúa Jesusvốn là ngƣời Do Thái. Lúc đầu, ông theo đạo Do Thái, nhƣng thƣờng giải thích giáo lý đạo Do Thái theo một nội dung khác, nhấn mạnh các yếu tố đạo đức, bình đẳng, bác ái. Sau khi tận mắt chứng kiến đời sống khổ cực của nhân dân, ông tự xƣng là vị “chúa cứu thế”, là vị thánh mà nhân dân Do Thái đã mong chờ từ lâu.

Chúa Jesus tuyên truyền “đạo đức của Thƣợng đế”, tinh thần bác ái trong nhân loại”, “lòng tin vào nƣớc thiên đàng”...Vì vậy, tƣ tƣởng của ông đã trở thành nguồn an ủi của quần chúng nhân dân lao khổ. Tƣ tƣởng Kitô giáo sơ kỳ đƣợc truyền bá không những trong một số nhà tƣ tƣởng mà còn thu hút đông đảo quần chúng nghèo khổ, từ đó hình thành những giáo đoàn có khuynh hƣớng “CSCN tiêu dùng”.

Trong giáo lý Kitô giáo, mà chủ yếu trong Sách Phúc âm và Sự nghiệp của các thánh đồ thể hiện rất rõ thái độ phê phán sự giầu có một cách kịch liệt và lý tƣởng hóa sự nghèo nàn. Điều này, biểu hiện đặc biệt rõ ở Luca – một trong những ngƣời thuộc phái Kinh Phúc âm. Lu – ca đã nêu lên một câu chuyện ẩn dụ nổi tiếng nói về kẻ giầu và La – da, câu chuyện kể rằng kẻ giầu chỉ vì hắn đã sống đàng hoàng trên trái đất nên sau khi chết đi đã sa vào địa ngục, còn La – da, chỉ vì nghèo nàn nên đƣợc A- vơ - ra- a - nốp ôm vào lòng. Lu – ca còn có một câu nói nổi tiếng: “Lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ

hơn nhà giầu đi vào thiên đàng”. Ông cũng khẳng định những ngƣời nghèo khổ rồi sẽ

đƣợc Chúa đền đáp: “Sung sƣớng thay ngƣời hành khất” Giêsu nói trong khi truyền đạo, vì rằng giang sơn của các anh là giang sơn của Chúa. Sung sƣớng thay những ngƣời hiện nay đang đói vì các anh sẽ ăn no nê. Sung sƣớng thay những ngƣời hiện nay đang khóc vì các anh sẽ cƣời chán chê. Còn những kẻ giầu chúng bây, thật đáng buồn. Khốn cho các ngƣời, hỡi kẻ giầu sang vì các ngƣời đã đƣợc an ủi rồi; Khốn cho các ngƣời bây giờ đang đƣợc no nê vì các ngƣời sẽ phải đói khổ; Khốn cho các ngƣời giờ đang cƣời vui vì các ngƣời sẽ phải âu sầu khóc lóc; Khốn cho các ngƣời khi đƣợc thiên hạ nịnh khen vì cha ông chúng cũng đã đối xử với tiên tri giả nhƣ vậỵ [Lc6, 24-26]. Rõ ràng đã có một sự hứa hẹn trực tiếp đền đáp cho những ngƣời bị đau khổ vì nghèo nàn trên trần gian và trừng phạt những kẻ đƣợc hƣởng sang giầu trên thế giới này. Những đoạn trích nêu trên, là dấu ấn của tƣ tƣởng XHCN – tƣ tƣởng thù ghét sự giầu có nảy sinh trong dân nghèo bị áp bức.

Những tƣ tƣởng về sự bình đẳng mà Lu - ca nêu lên trong Sách Phúc âm, đƣợc làm sáng tỏ trong “Sự nghiệp của các thánh tông đồ”, ở đó đã miêu tả những công xã Cơ đốc giáo sơ kỳ nhƣ một công xã trong đó CNCS tiêu dùng chiếm địa vị thống trị. Trong

nhau và mọi cái đều là của chung. Và họ bán tài sản và mọi thứ sở hữu. Và phân chia cho mọi ngƣời theo nhu cầu của mỗi ngƣời...ở số đông các tín đồ có một trái tim và một tâm hồn; và không ai gọi một cái gì trong tài sản của mình là của tôi, và mọi cái của họ đều là của chung...Trong bọn họ không ai thiếu thốn, vì ai có ruộng đất và nhà cửa đều đem bán cả, đều đem tiền bán đƣợc đặt dƣới chân các tông đồ; ai cần gì đƣợc nấy” [40; tr. 26]. Đây đƣợc xem là lý tƣởng của những ngƣời Cơ đốc giáo sơ kỳ. Các công xã Cơ đốc giáo sơ trở thành kiểu mẫu để thực hiện CNCS.

Tƣ tƣởng của Cơ đốc giáo sơ kỳ có ý nghĩa đối với lịch sử CNXH không chỉ là các công xã CSCN tiêu dùng của các thánh tông đồ, mà tƣ tƣởng của Cơ đốc giáo sơ kỳ còn đem lại cho tƣ tƣởng XHCN mơ ƣớc về một chế độ xã hội tốt đẹp. Đó là tƣ tƣởng về cái gọi là “giang sơn ngàn năm của Chúa”. Họ quan niệm rằng, Chúa trời một lúc nào đó sẽ phái một vị cứu tinh đến làm cho nhân dân Do Thái thoát đƣợc mọi sự khổ đau mà họ gặp phải, và với sự giúp đỡ của vị cứu tinh đó, nhân dân Do Thái sẽ chiếm đƣợc địa vị đứng đầu trong các dân tộc trên trái đất. Giáo lý Cơ đốc giáo dạy rằng, vị cứu tinh đó đã đến rồi và đã lập ra giáo hội Cơ đốc giáo. Nhƣng do tệ nạn của thế giới chƣa mất đi, thế nên mới xuất hiện lần giáng thế thứ hai của Chúa – lần trƣớc và lần sắp đến. Tƣ tƣởng Chúa giáng thế lần thứ hai và cứu loài ngƣời trong lần này đƣợc biểu hiện rõ trong Khải huyền thư của I- oan Bô - gô - xlốp. Về thực chất, cuốn sách này nhằm chống lại đế chế La – mã. Tuy nhiên, các tác giả của Khải huyền thư lại không nghĩ rằng đế chế La – mã sẽ bị tiêu diệt bởi các lực lƣợng của bản thân các dân tộc bị áp bức, họ cho rằng, bản thân những ngƣời bị áp bức cảm thấy quá bất lực, không đủ sức làm việc đó, còn đến chế La – mã thì quá mạnh. Và lần giáng thế lần thứ hai của vị cứu tinh trƣớc hết sẽ tiêu diệt cƣờng quốc La – mã, giải quyết mâu thuẫn ấy và làm cho sự phẫn uất của nhân dân lao khổ đƣợc giải tỏa. Sau khi đế chế La – mã bị tiêu diệt, Chúa sẽ trực tiếp cai quản con ngƣời và trong giang sơn của Chúa không còn đau khổ, không còn bệnh tật lẫn đói nghèo.

Có thể nói rằng, phong trào Cơ đốc giáo sơ kỳ là hình thức thể hiện sự phản kháng về mặt xã hội của quần chúng nhân dân bị áp bức, nó mang trong mình dấu ấn tƣ

tƣởng XHCN. Hay nói một cách khác, phong trào Cơ đốc giáo sơ kỳ có ảnh hƣởng nhất định đối với sự phát triển của tƣ tƣởng XHCN.

1.3.2. Các phong trào dị giáo ở châu Âu mang tưởng xã hội chủ nghĩa

Các phong trào dị giáo mang tƣ tƣởng XHCN ở châu Âu xuất hiện vào thời kỳ Trung đại và đầu thời Cận đại. Đây là thời kỳ mà thế giới quan tôn giáo chiếm ƣu thế trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, các tập đoàn xã hội bên dƣới, các phong trào và các trào lƣu tƣ tƣởng trong giai đoạn này không thể rũ bỏ đƣợc màu sắc tôn giáo. Nằm trong hệ thống tổ chức của nền quân chủ chuyên chế, Giáo hội Kitô giáo đã trở thành một kẻ chiếm hữu và bóc lột tập thể lớn nhất, điều đó làm cho các phong trào xã hội hƣớng mũi nhọn tấn công chống Giáo hội trên một số mặt thuộc giáo lý và thuộc về hệ thống tổ chức. Do đó, trong thời Trung đại và đầu thời Cận đại ở châu Âu xuất hiện những hình thức phong trào “Dị giáo”- tức là những ngƣời tham gia vào phong trào dị giáo đã lấy các công xã Cơ đốc giáo sơ kỳ làm hình mẫu lý tƣởng để đối lập với xã hội đƣơng thời. Họ cho rằng: Giáo hội là một bộ máy thống trị và bóc lột, là một hiểm họa đối với cuộc sống của các tín đồ. Đối với họ, Cơ đốc giáo chân chính là ở sự tiếp xúc giữa Chúa và con ngƣời, con ngƣời trực tiếp thực thi mọi nhiệm vụ của Chúa mà không cần đến bộ máy của Giáo hội.

Vào thế kỷ XI, phong trào dị giáo của phái Ca – ta đã đƣợc truyền bá vào Tây âu. Phái Ca – ta đƣa ra quan niệm cho rằng, sau khi chết đi linh hồn của con ngƣời sẽ bị giam vào ngục tù vật chất, nhƣng bản chất thiện của chúng buộc phải quay trở lại đấng sáng tạo của mình. Phái Ca - ta có một tuyên bố nổi tiếng khi khẳng định rằng mọi tài sản của họ đều là của chung của toàn thể loài ngƣời. Tuyên bố này có ý nghĩa nhất định trong việc khôi phục các truyền thống của CSCN tiêu dùng của Cơ đốc giáo sơ kỳ.

Phong trào dị giáo đƣợc truyền bá rất nhanh chóng khắp Nam Âu, ở miền Nam nƣớc Pháp do sự tuyên truyền của phái Ca – ta, đã xuất hiện một giáo lý lấy tên Van - đen – xơ. Phái này đã dựng nên một bức tranh xã hội, ở đó: tầng lớp bên dƣới của công xã sống trong những điều kiện sinh hoạt chung, những ngƣời quyền quý, những thầy dòng không có sở hữu riêng, sở hữu riêng bị bác bỏ về nguyên tắc.

tiền đề để thực hiện “giang sơn của thần thánh” không theo con đƣờng hòa bình của các bậc tiền bối. Tuy nhiên, do đƣờng lối của phong trào còn viển vông, lại không có cơ sở thật rộng lớn, đồng thời lại bị kẻ thù kìm giữ trong khuôn khổ một địa phƣơng nên thuyết “nƣớc Chúa ngàn năm” theo tinh thần cách mạng của Đôsinô đã thất bại.

Đến thế kỷ XIV, phong trào dị giáo mang tƣ tƣởng XHCN bắt đầu xuất hiện tại Anh và trở thành một phong trào rộng lớn do Giôn Bôn lãnh đạo. Giôn Bôn có những quan điểm mang tƣ tƣởng XHCN tiến bộ, đặc biệt là tinh thần phản kháng lại ách bóc lột của những kẻ thống trị mà ông nêu lên tiến bộ hơn so với các nhà cộng sản đƣơng thời, ông cho rằng: “Cuộc sống ở Anh sẽ không tốt hơn chừng nào chƣa có chế độ tài sản chung, chừng nào chƣa hết quý tộc và nông nô, chừng nào chúng ta chƣa bình đẳng với các ngài quý tộc... Số phận của họ là ăn rồi ngồi không trong các lâu đài sang trọng, còn số phận của chúng ta là lao động và làm việc dầm mƣa dãi nắng ngoài đồng ruộng, chính nhờ lao động của chúng ta mà họ sống xa hoa, phè phỡn”. Giôn Bôn đã trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra vào năm 1381, nhƣng cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại và Giôn Bôn bị kết án tử hình.

Phong trào dị giáo mang tƣ tƣởng XHCN đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XV ở Tiệp Khắc, tiêu biểu với phong trào của phái Toaborit. Cũng giống nhƣ các phái dị giáo trƣớc đó, những khẩu hiệu chung của, phái Toaborit vẫn là: “Giang sơn ngàn năm của Chúa”, “Mọi ngƣời đều bình đẳng”, “Mọi của cải đều là tài sản chung”. Xét về mặt tƣ tƣởng, có thể thấy rằng lý tƣởng của phái Toaborit vẫn chƣa thể đi xa hơn lý tƣởng của phái cộng sản tiêu dùng theo chủ nghĩa khổ hạnh trƣớc đó. Phái này dạy rằng: “Trên trái đất không đƣợc có vua, không đƣợc có kẻ thống trị và thần dân; sƣu thuế phải đƣợc xóa bỏ; không ai có thể cƣỡng bức ngƣời khác làm điều gì, vì tất cả đều phải là anh chị em. Ở thành phố Toaborit không có cái của anh của tôi, mọi cái đều là của chung, đối với tất cả mọi ngƣời cũng thế, tất cả đều phải là của chung, và không một ai đƣợc có tài sản, ai có thì tức là phạm tội đáng chết” [40; tr.172]. Có thể thấy rằng, cái mà phái này nêu lên ở trên là những tƣ tƣởng CSCN triệt để, kiên quyết phủ nhận chính quyền nhà nƣớc và quyền tƣ hữu. Đứng về mặt lịch sử mà xem xét, thì Toaborit là phong trào dị giáo thể hiện rõ nhất tƣ tƣởng XHCN nửa sau thời Trung đại.

Những phái dị giáo mang tƣ tƣởng XHCN cuối cùng còn thấy xuất hiện tại Đức vào cuối thế kỷ XVI, tiêu biểu là phong trào do Tômát Muynxe (1490 – 1525) lãnh đạo. Với tƣ cách là ngƣời truyền bá Phúc Âm, Tômát Muynxe đã tuyên truyền mãnh liệt về thuyết “nƣớc Chúa ngàn năm”. Chẳng bao lâu, Tômát Muynxe đã tập hợp đƣợc hàng vạn ngƣời, bao gồm đông đảo những ngƣời bình dân không tài sản, không quyền hành, muốn vƣợt khỏi giới hạn của xã hội đƣơng thời, mơ ƣớc một “nƣớc Chúa ngàn năm” ngay trên trần thế, tạo thành trung tâm của phong trào nông dân chống bọn giáo sỹ Rôma không phải chỉ bằng thuyết giáo hòa bình mà còn có xu hƣớng tiến tới đấu tranh bằng bạo lực vũ trang. Tômát Muynxeu tuyên bố rằng, chính quyền hiện tồn nếu không đi theo phái cách mạng, không phục tùng cách mạng thì sẽ bị lật đổ, tất cả mọi tài sản, mọi công việc phải là của chung và cần thực hiện một sự bình đẳng hoàn toàn. Cƣơng lĩnh của Tômát Muynxe đã vƣợt xa những yêu sách bình dân đòi thiết lập “giang sơn ngàn năm của Chúa” vì nó đã đề ra đƣợc những điều kiện giải phóng những ngƣời vô sản bắt đầu xuất hiện trong xã hội. Đối với Tômát Muynxe “thiên quốc” chẳng qua chỉ là một chế độ xã hội, trong đó không còn những khác biệt về giai cấp, không còn tài sản tƣ hữu, không còn chính quyền nhà nƣớc tách biệt, đối lập với các thành viên của xã hội và trở thành xa lạ với họ. Bởi vậy, theo Tômát Muynxe thiên đƣờng không phải là ngoài thế gian, phải tìm nó ngay trong đời sống xã hội, các tín đồ của Chúa phải thiết lập vƣơng quốc của Chúa ngay trên mặt đất. Có thể nói, Tômát Muynxe đã dựng lên một bức tranh về một xã hội bình đẳng và cộng hòa để đối lập với xã hội đƣơng thời với đầy rẫy bất công, áp bức và bóc lột.

Dƣới ngọn cờ của Tômát Muynxe, một phong trào cách mạng của quần chúng đã nổ ra ở nhiều nơi thuộc miền Tây nam nƣớc Đức. Do điều kiện lịch sử nên các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh này đã nhanh chóng bị thất bại, lý tƣởng về một xã hội tốt đẹp dựa trên thế giới quan tôn giáo của Tômát Muynxe đã không trở thành hiện thực. Tuy nhiên, những tƣ tƣởng mang tính chất XHCN của ông đã đƣợc lịch sử tiến bộ của nhân loại ghi nhận là tƣ tƣởng đấu tranh vì sự công bằng cho ngƣời nghèo.

Cuộc chiến tranh nông dân đã thất bại, nhƣng những cơ sở của phong trào dị giáo mang tƣ tƣởng XHCN ở Đức vẫn chƣa bị tiêu diệt hoàn toàn. Nó chuyển sang quỹ đạo

còn là trẻ con, trái lại đòi phải rửa tội cho ngƣời lớn. Đặc điểm nổi bật của phái này là thái độ khổ hạnh đối với hạnh phúc của con ngƣời trong cuộc sống. “Phái rửa tội lại” đã kế thừa và phát triển có phần cực đoan hơn tƣ tƣởng của Tômát Muynxe khi họ ra sức tuyên truyền về một xã hội cộng sản mang tính chất khổ hạnh. Họ phủ nhận pháp luật, thừa nhận ý Chúa là cao nhất. Phái này cũng cho rằng, những ngƣời Cơ đốc giáo chân chính là những ngƣời thực sự hiểu ý Chúa. Chúa ở ngay trong lòng mình. Tuy nhiên, về phƣơng diện xã hội, trong phái “Rửa tội lại” có không ít những quan niệm khác nhau: ngƣời vô sản có khuynh hƣớng cộng sản triệt để, ngƣời thợ thủ công tƣ hữu có khuynh hƣớng ôn hòa, ngƣời thì chủ trƣơng tuyên truyền hòa bình bằng lời nói và bằng nêu

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và khác biệt giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng Kitô giáo (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)