1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài “ Dự báo nhu cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh trì trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019”

62 1,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 623,53 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 05 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 05 1.2.. Các mục tiêu nghiên cứu 05 1.2.1. Mục tiêu lý luận 05 1.2.2. Mục tiêu thực tiễn 06 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 06 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 06 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. 06 1.4. Nguồn số liệu nghiên cứu 07 1.4.1. Số liệu sơ cấp 07 1.4.2. Số liệu thứ cấp 07 1.5. Kết cấu đề tài 08 CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 09 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 09 2.1.1. Khái niệm về cầu 09 2.1.2. Luât cầu, đường cầu 09 2.1.3. Hàm cầu 10 2.1.4. Khái niệm về phân tích cầu 11 2.1.5. Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu 12 2.2. Một số lý thuyết về ước lượng và dự báo nhu cầu 12 2.2.1 Cầu thị trường 12 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu 13 2.2.1.1. Nhóm nhân tố chủ quan 13 2.1.1.2. Nhóm nhân tố khách quan 14 2.2.2. Phân tích độ co giãn của cầu 18 2.2.3. Ước lượng cầu

Trang 1

Nhận xét đánh giá của giảng viên hướng dẫn

Thầy: Phạm Anh Tuấn

Trang 2

………

… ………

… ………

……….

MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 05

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 05

1.2 Các mục tiêu nghiên cứu 05

1.2.1 Mục tiêu lý luận 05

1.2.2 Mục tiêu thực tiễn 06

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 06

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 06

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 06

1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu 07

1.4.1 Số liệu sơ cấp 07

1.4.2 Số liệu thứ cấp 07

1.5 Kết cấu đề tài 08

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 09

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 09

Trang 3

2.1.1 Khái niệm về cầu 09

2.1.2 Luât cầu, đường cầu 09

2.1.3 Hàm cầu 10

2.1.4 Khái niệm về phân tích cầu 11

2.1.5 Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu 12

2.2 Một số lý thuyết về ước lượng và dự báo nhu cầu 12

2.2.1 Cầu thị trường 12

2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu 13

2.2.1.1 Nhóm nhân tố chủ quan 13

2.1.1.2 Nhóm nhân tố khách quan 14

2.2.2 Phân tích độ co giãn của cầu 18

2.2.3 Ước lượng cầu 19

2.2.4 Phương pháp dự đoán cầu 21

2.3 Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 23

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .25

3.1 Phương pháp nghiên cứu 25

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 25

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 26

3.2 Giới thiệu về công ty và sản phẩm lựa áo Jacket 2 lớp nữ 26

3.2.1 Giới thiệu về công ty CP may Thanh Trì 26

3.2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 26

3.2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty 27

3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 28

3.2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 30

3.2.1.5 Đặc điểm sản phẩm của công ty 30

3.2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2013 33

3.2.2 Giới thiệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty 34

Trang 4

3.3 Thực trạng và phân tích các nhân tố tác động tác đến nhu cầu áo Jacket 2

lớp nữ tiêu thụ ở thì trường Hà Nội 35

3.3.1 Các nhân tố ảnh hưỏng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp của công

ty CP may Thanh Trì… 35

3.3.1.1 Nhóm các nhân tố chủ quan 35

3.1.1.2.Nhóm các nhân tố khách quan… 39

3.3.2 Phân tích cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội

của công ty May Thanh Trì 41

3.3.2.1 Tổng quan về cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên địa bàn Hà

Nội … 41

3.3.2.2 Ước lượng mô hình hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên

thị trường Hà Nội 41

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 47

4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 47

4.2.Dự báo triển vọng và quan điểm giải quết vấn đề nghiên cứu 48

4.2.1 Dự báo triển vọng 48

4.2.1.1 Dự báo theo phương pháp chuỗi thời gian 48

4.2.2.2 Dự báo theo mô hình kinh tế lượng 50

4.2.2.Quan điểm giải quết vấn đề nghiên cứu 54

4.2.2.1 Hoàn thiện công tác phân tích và dự báo cầu ở công ty 54

4.2.2.2 Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội 55

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Danh mục sản phẩm 31

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2013 33

Bảng 3.3 Doanh thu tiêu thụ áo Jacket 2 lớp nữ 33

Bảng 3.4 Danh mục sản phẩm áo Jacket của công ty CP May Thanh Trì 34

Trang 5

Bảng 3.5 Danh mục sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì tiêu thụ ở thị trường Hà Nội 34 Bảng 3.6 Kết quả phân tích mức giá có thể chấp nhận được khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì 35 Bảng 3.7 Kết quả phân tích về ý kiến của người tiêu dùng đối với giá cả của sản

phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì .35 Bảng 3.8 : Kết quả phân tích về chất lượng áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì……… ……… 36 Bảng 3.9: Kết quả phân tích về kiểu dáng áo Jacket 2 lớp 37 Bảng 3.10 Kết quả phân tích về số người đã mua áo Jacket 2 lớp nữ may Thanh

Trì 38 Bảng 3.11 Bảng số liệu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp Nữ tiêu thụ trên thị trường Hà Nội mỗi năm theo loại sản phẩm 41 Bảng 3.12 Ước lượng cầu về sản phẩm sơ mi nam của công ty May 10 45 Bảng 4.1 Kết quả ước lượng hàm cầu theo chuỗi thời gian 48 Bảng 4.2 Kết quả dự đoán cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trên thị trường Hà Nội tới năm 2015 50 Bảng 4.3 Kết quả ước lượng thu nhập theo chuỗi thời gian 52

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Bộ máy quản lý của công ty CP may Thanh Trì .29 Hình 3.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty CP may Thanh Trì .30

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1 Đường cầu áo Jacket 2 lớp nữ 10

Đồ thị 2.2 Xây dựng đường cầu thị trường về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ 13

Đồ thị 2.3 Sơ đồ đường Engel 15

Trang 6

Đồ thị 3.1 Tình hình doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của công ty giai đoạn 2010

Đồ thị 4.1 Dự đoán cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ tới năm 2019 trên thị trường

Hà Nội theo chuỗi thời gian 50

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngày nay, với sự lớn mạnh của thị trường nội địa về tiêu dùng hàng may mặc, với khẩu hiệu “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì thị trường trong

trong nước quan trọng không thể bỏ qua Công ty CP may Thanh Trì đánh giá được tầm quan trọng của thị trường trong nước, những năm gần đây Công ty đã không

ngừng thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trong thị trường nội địa đặc biệt là trên thị

trường tiểm năng Hà Nội Với 3 dòng sản phẩm tiêu thụ lớn nhất của công ty trong thị trường nội địa là áo khoác, áo và quần Trong đó có hai mặt hàng bán chạy trên thị

trường Hà Nội là áo Jacket 2 lớp DOJIN 500 và áo Jacket 2 lớp PROSPORT ONEILL

955034 giành cho cả nam giới và nữ giới

Để tiếp tục chiếm lĩnh thị trường vói những chiến lược chính xác, thì công tác dự báo nhu cầu về sản phẩm có vai trò rất quan trọng ước lượng mô hình cầu và độ co giãn là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà Kinh tế

Trang 7

học Vi mô, các nhà quản trị doanh nghiệp, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩ đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và đưa ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý một cách có hiệu quả nhất là một việc làm cần thiết.

Vì vậy em chọn đề tài “ Dự báo nhu cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của

công ty CP may Thanh trì trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019”

1.2 Các mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu lý luận.

Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận như: khái niệm cầu, phân tích cầu, ước lượng cầu, dự báo cầu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu, các phương pháp phân tích và dự báo cầu, từ đó vận dụng các kiến thức để phõn tích và dự báo cầusản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty cổ phần may Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019

1.2.2 Mục tiêu thực tiễn

Một là, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP may Thanh Trì và

các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty

Hai là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác phân tích và dự báo cầu về sản

phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì giai đoạn 2011-2013, đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng để xây dựng nên hàm cầu về sản phẩm áo Jacket 2lớp nữ của công ty

Ba là, đưa ra một số dự báo về cầu sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty trên

địa bàn Hà Nội tới năm 2019 kèm theo một số giải pháp đẩy mạnh công tác phân tích

và dự báo cầu của công ty cùng với một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường

Hà Nội

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 8

Đối tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP

may Thanh Trì, đồng thời nghiên cứu công tác phân tích và dự báo cầu của công ty.Đối tượng nghiên cứu có liên quan: tình hình hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển của công ty May Thanh Trì, dân số nữ Hà Nội có độ tuổi từ 23-55, thu

nhập, giá bán sản phẩm Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì , giá bán sản phẩmJacket 2 lớp cùng loại của Việt Tiến

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.

Về nội dung: tập trung vào nghiên cứu ước lượng dự báo cầu về mặt hàng áo

Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì

Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ củaCông ty CP may Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội

Thời gian: Đề tài tập trung phân tích cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ trong giai đoạn 2009 – 2013 và đưa ra những dự báo về cầu tới năm 2019

1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn số sơ cấp và thứ cấp

- Nguồn dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã được công bố nên dễthu thập, ít tốn kém thời gian tiền bạc trong quá trình thu thập

+ Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp: báo cáo doanh thu bán hàng, báo cáo hoạt động sản xuất của công ty

+ Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài doanh nghiệp:

- Nguồn dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng

nghiên cứu, đó là các dữ liệu gốc chưa được xử lý

 Phương pháp thu thập sơ cấp thông qua điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn người tiêu dùng

 Phương pháp tổng hợp số liệu sơ cấp được thực hiện qua việc sử dụng phần mềm SPSS

Trang 9

 Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thậpcác biến số: dân số, thu nhập bình quõn của người dân, giá cả của sản phẩm áoJacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì.

1.4.1 Số liệu sơ cấp

Với đề tài này, tôi đã tiến hành thu thập các số liệu thực tế liên quan tới cầu về sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì thông qua điều tra khảo sát trắc nghiệm trên 100 người tiêu dùng ở địa bàn Hà Nội

1.4.2 Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ các nguồn sau:

 Phòng kế toán công ty CP may Thanh Trì

 Phòng tổ chức hành chính công ty CP may Thanh Trì

 Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu

 Niên giám thống kê, số liệu thống kê về dân số, thu nhập

 Tài liệu trong các sách, giáo trình liờn quan tới vấn đề nghiên cứu

 Các trang web như:

http://www.vietaz.com.vn/store/817/home.htm Công ty CP may Thanh Trì.

http://s.cafef.vn/upcom/TTG-cong-ty-co-phan-may-thanh-tri.chn

http://finance.vietstock.vn/TTG-ctcp-may-thanh-tri.htm Vietstok

……

1.5 Kết cấu đề tài

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề cơ bản

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứuChương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu

Trang 10

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm về cầu.

Cầu (D) phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định

rằng các yếu tố khác không thay đổi

Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) là một thủ thuật toán học được sử

dụng để ước lượng mối tương quan giữa các biến khác nhau

2.1.2 Luât cầu, đường cầu.

Luật cầu:

Trang 11

Để thực hiện tối đa hóa lợi nhuận chủ sở hữu hoặc nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm rõ về cầu hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị mình sản xuất ra Chức năng của cầu ở đây được khẳng định là một phương thức thể hiện mối quan hệ giữa giá cả của hàng hóa dịch vụ mà công ty đưa ra với số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua ở một thời gian cụ thế Các nhà kinh tế học gọi mối quan hệ đó là luật cầu.

“ Luật cầu chỉ ra rằng lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với giá bán ( với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi)” Giả sử thu nhập không đổi, giá cả tăng thì

số lượng hàng hóa hay dịch vụ của người tiêu dùng cỏa thể mua được giảm xuống

Đường cầu:

Đường cầu là một đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa hay dịch vụ

mà người tiêu dùng có khả năng mua ở các mức khác nhau khi mà các yếu tố khác

không thay đổi

Theo quy ước: trục tung biểu diễn giá, trục hoành biểu diễn lượng cầu

Đồ thị 2.1 Đường cầu áo Jacket 2 lớp nữ

Qua đồ thị ta thấy đường cầu về áo Jacket 2 lớp nữ của công ty cổ phần may

Thanh Trì là đường có độ dốc âm Cầu là toàn bộ đường cầu, song lượng cầu thể hiện thông qua các điểm trên đường cầu, tại A là Q1 chiếc, tại B là Q2 chiếc Đường cầu áo Jacket 2 lớp nữ cũng thể hiện đúng luật cầu

Đường cầu áo Jacket 2

lớp nữ

Trang 12

2.1.3 Hàm cầu

Nếu chỉ xét sự biến đổi của lượng cầu theo giá, với giả định rằng các yếu tố

khác không thay đổi thì hàm cầu đơn giản có dạng như sau :

“ Hàm cầu là hàm thể hiện các nhân tố có ảnh hưởng tới cầu cũng như cáchthức mà các nhân tố này ảnh hưởng tới lượng cầu”

Hàm cầu cho một hàng hóa cụ thể có thể được diễn tả như sau :

QX = f [ PX,PY,Y,AX,T,O]

Trong đó :

 QX : Lượng cầu của hàng hóa X

 PX : Giá cả của hàng hóa X

 PY : Giá cả của hàng hóa Y

 Y : Thu nhập của người tiêu dùng

 AX : Chi phí quảng cáo

 T : Thị hiếu của người tiêu dùng

 O : Các nhân tố khác

Một sự thay đổi nhỏ của các nhân tố trên đều tạo áp lực thay đổi lượng cầu Lấy

ví dụ : lượng cầu về những chiếc mũ sẽ tăng lên khi thị hiếu hay có sự thay đổi trong phong cách thởi trang, lượng cầu về những chiếc mũ sẽ giảm đi khi những chiếc mũ

Trang 13

không còn hợp với xu hướng hay phong cách thời trang của người tiêu dùng, với giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi”

2.1.4 Khái niệm về phân tích cầu

“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và các nguồntiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh ngiệp

Dựa trên những khái niệm cơ bản về cầu cùng với khái niệm về phân tích, ta cóthể hiểu phân tích cầu là phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp hay giántiếp tới lượng cầu Phân tích cầu thực chất là một phần công việc của ước lượng và dựbáo cầu Ước lượng và dự báo cầu chỉ thực hiện được dựa trên những kết quả thu được

từ phân tích cầu

2.1.5 Các khái niệm về ước lượng và dự báo cầu

Ước lượng cầu là quá trình lượng hóa cỏc mối quan hệ giữa lượng cầu và các yếu tố tác động đến lượng cầu

Dự báo cầu là quá trình tính toán cầu trong tưong lai dựa trên những phân tích

về xu thế biến động của các yếu tố tác động tới cầu

Muốn dự báo cầu chính xác thì cần phải ước lượng cầu chính xác

2.2 Một số lý thuyết về ước lượng và dự báo nhu cầu

Để thực hiện tốt phân tích cầu, chúng ta phải nắm rõ cầu cá nhân và cầu thịtrường Sự khác nhau là ở đâu ? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới cầu ? Từ độ co giãn củacầu, chúng ta sẽ phân tích được điều gì ? Và cuối cùng là nên lựa chọn phưởng án nào

để thực hiện ước lượng và dự báo cầu cho phù hợp ?

2.2.1 Cầu thị trường

Muốn hiểu về cầu thị trường trước hết ta phải hiểu khái niệm cầu cá nhân

Trang 14

Cầu cá nhân là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà từng cá nhân có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả thiết các yếu tố khác không thay đổi

“Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau”

Đường cầu thị trường là đường tổng hợp các đường cầu cá nhân và thể hiện sốlượng hàng hóa mà một nhóm người tiêu dùng có khả năng mua ở một vùng giá nhấtđịnh Đường cầu thị trường có thể bao gồm đường cầu của tất cả người tiêu dùng trênthị trường, nhưng cũng có thể chỉ bao gồm đường cầu của một nhóm người tiêu dùng

mà mua cùng một loại hàng hóa từ một nhà cung cấp cụ thể Đường cầu thị trườngđược thực hiện theo nguyên tắc cộng ngang các đường cầu cá nhân, ở mọi mức giá,cộng lần lượt số lượng hàng hóa của mỗi người tiêu dùng

Đường cầu thị trường được xây dựng từ đường cầu cá nhân

Cách xây dựng đường cầu thị trường

Đường cầu thị trường là tổng hợp của các đường cầu cá nhân

Đồ thị 2.2 Xây dựng đường cầu thị trường vể sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ

Giả sử trên thị trường có 2 cá nhân tiêu dùng mặt hàng áo Jacket của công ty May Thanh Trì : DA, DB Tại mức giá P1, ta có lượng cầu của thị trường QTT1

Trang 15

Khi mức giá tăng từ P1 lên P2, lượng cầu của hai cá nhân A và B đều giảm từQA1 về QA2 ,QB1 về QB2, kéo theo sự giảm xuống của lượng cầu thị trường,lượng cầu thị trường lúc này là QTT2

Đường cầu thị trường được xác định qua hai điểm E (QTT1 , P1) và F (QTT2

,P2) trên đồ thị 2.2 Đường cầu thị trường là một đường có độ dốc âm và thoảihơn đường cầu cá nhân

2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu

2.2.1.1 Nhóm nhân tố chủ quan.

Nhóm các nhân tố kiểm soát được mà ảnh hưởng tới cầu gồm có : giá cả của bản thân hàng hóa, hàng hóa (sản phẩm) ,các chưởng trình xúc tiến, địa điểm,…

a) Giá cả hàng hóa hay dịch vụ:

Luật cầu: Giả định tất cả các yếu tố đều không thay đổi nếu giá của hàng hóa haydịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó giảm đi và ngược lại

Giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch: P ↓ ( ↑ ) => QD ↓ ( ↑ )

b) Sản phẩm.

Chất lượng của sản phẩm hay hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cầu vềhàng hóa đó Mỗi một sản phẩm đều có tính năng công dụng riêng Với những sảnphẩm có giá thành cao và công nghệ sản xuất tiên tiến như điện thoại di động thìngười tiêu dùng thường tìm kiếm một sản phẩm có thiết kế tốt, kích thước nhỏ gọn,tính năng đa dạng, có nhiều ứng dụng mạng, một thưởng hiệu nổi tiếng … Ngược lạivới một sản phẩm có giá thành rẻ như kem đánh răng thì dường như người tiêu dùngkhông chỉ quan tâm tới công dụng của nó với răng miệng mà còn chú trọng vào hưởngthơm, sự tiện dụng trong tiêu dùng Người tiêu dùng thường đòi hỏi một sản phẩm vớinhiều tính năng và phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng Điều này rất quan trọng cho

Trang 16

các nhà hoạch định cũng như nhà quản lý trong việc thiết kế, tìm kiếm và đưa ra thịtrường những dòng sản phẩm mới

c) Các chương trình xúc tiến

Các chưởng trình xúc tiến thường là những hoạt động cộng đồng của công ty vớinguời tiêu dùng nhằm khuyến khích mua sản phẩm của mình Hay nói cách khác làmột trong hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp Nội dung củacác chương trình xúc tiến thường là sự kết hợp các hoạt động như quảng cáo, cácchưởng trình xúc tiến bán hàng cộng đồng (hội chợ)… Các chưởng trình này ảnhhưởng tới việc tiêu dùng và cũng tạo ảnh hưởng tới lượng cầu về sản phẩm của doanhnghiệp

d) Đia điểm

Một địa điểm bán hàng thuận lợi sẽ thu hút nhiều khàng và qua đó gia tăng lượng cầuđói với sản phẩm Lựa chọn điểm bán hàng thuận lợi có ý nghĩa quan trọng trong chiếnlược Marketing của doanh nghiệp

2.1.1.2 Nhóm nhân tố khách quan.

Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hượng quyết định đối với lượng cầu của bất

kỳ hàng hóa nào Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và chi tiêu củangười tiêu dùng Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơnvào việc mua sắm để nâng cao chất lượng cuộc sống Hàng hóa có 2 loại là hàng hóathông thường và hàng hóa thứ cấp Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập củangười tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hóa thông thường tăng lên, cầu về hàng hóathứ cấp giảm và ngược lại Điều này được thể hiện qua sơ đồ đường Engel

Trang 17

Số lượng

Thu

Nhập

Hàng hóa thứ cấp

Hàng hóa thông thường

Đồ thị 2.3 Sơ đồ đường Engel

Đối với hàng hóa dịch vụ thong thường và cao cấp: thu nhập ↓ ( ↑ ) => cầu

về hàng hóa ↓ ( ↑ )

Đối với hàng hóa dịch vụ thứ cấp: thu nhập ↓ ( ↑ ) => cầu về hàng hóa ↑ (

↓ )

Giá của hàng hóa liên quan trong tiêu dùng

A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng:

Số lượng người mua ↓ ( ↑ ) => cầu ↓ ( ↑ ) (Do cầu thị trường là tổng cầu của các cá nhân)

Trang 18

Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và thường sẵn sang bỏ nhiều tiền đề mua hàng hóa theo thị hiếu và sở thích.

Rất khó để xác định và tính toán thị hiếu(sở thích) của người tiêu dùng vì thị hiếuliên quan tới tính cách và đặc điểm của từng người Có thể chia thị hiếu theo hai cấp

độ, sở thích mang tính chất tạm thời, sở thích mang tính chất cố định Sở thích mangtính chất tạm thời thường thể hiện rõ ở những sản phẩm chịu ảnh hưởng của xu thếthời trang như : quần áo, giày dép, mũ nón … và đôi khi có cả các chưong trình giải trínữa Đối với loại thị hiếu thứ hai, người tiêu dùng ở khắp các quốc gia đều có thị hiếuvới nhóm sản phẩm này ví dụ như Coke, ti vi, tủ lạnh Tất nhiên, thị hiếu là một nhân

tố không kiểm soát được song các công ty luôn nỗ lực tìm hiểu ảnh hưởng của thị hiếutới lượng cầu thông qua các chưởng trình, chiến dịch quảng cáo

Chính sách của chính phủ gây ra ảnh hưỏng ở cả tầm vi mô và vĩ mô Chính phủđôi khi khuyến khích hay hạn chế ,nghiêm cấm chúng ta mua những sản phẩm này sảnphẩm kia Đối với nhóm sản phẩm như thuốc lá, rươu, thuốc ( tuy nhiên trong thực tếrất khó hạn chế ), vũ khí, những sản phẩm mà việc tiêu dùng có thể tổn hại tới môitrương vĩ mô sẽ bị hạn chế hoặc cấm tiêu thụ Các biện pháp hạn chế mà chính phủ sửdụng là các hàng rào : hàng rào thuế quan, hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan nhưcác tiêu chuẩn kiểm định, đo lường chất lượng Những biện pháp đó đều ảnh hưởng tớilượng cầu

Trang 19

g) Giá cả của hàng hóa thay thế hoặc bổ sung

Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác, haihàng hóa này dùng chung cho nhau thì mới phát huy tác dụng Ví dụ xăng – xe máy,điện – các đồ dùng bằng điện, … Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá của một hàng hóanày tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia sẽ giảm đi

Hàng hóa thay thế là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác Khigiá của một loại hàng thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi Ví dụ nhưNescafe và cafe G7 là hai hàng hóa thay thế Khi giá cafe G7 tăng lên thì cầu đối vớiNescafe sẽ tăng lên

Cầu đối với hàng hóa, dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng hay sựmong đợi của người tiêu dùng Nếu người tiêu dùng hi vọng rằng giá cả của hàng hóanào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảmxuống và ngược lại…

Các kỳ vọng

Kỳ vọng về thu nhập

+ Kỳ vọng về thu nhập tương lai tăng => Cầu hiện tại tăng

+ Kỳ vọng về thu nhập tương lai giảm => Cầu hiện tại giảm

Kỳ vọng về giá cả

+ Kỳ vọng về giá cả tương lai tăng => Cầu hiện tại tăng

+ Kỳ vọng về giá cả tương lai giảm => Cầu hiện tại giảm

i) Các yếu tố khác

- Yếu tố thời tiết: Thời tiết ,hạn hán, mưa lũ hay nhiệt độ tăng lên cao đều có

ảnh hưởng tới lượng cầu các sản phẩm mà chịu sự chi phối nhiều của thời tiết

- Yếu tố mùa vụ : Rất nhiều sản phẩm có cầu theo mùa vụ như : du lịch, khách

sạn, trang sức, nhà hàng Lượng cầu về nhóm sản phẩm này tăng lên vào đỳng mựa,hay dịp tiêu thụ và ngược lại

Trang 20

- Nhân tố vĩ mô: Nhân tố vĩ mô bao gồm : thu nhập, lạm phát, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ

thất nghiệp … Sự tăng, giảm hay biến động của các nhân tố này ảnh hưởng tới cả phớacỏc công ty cũng như doanh nghiệp do đó mà tác động tới lượng cầu

- Nhân tố thuộc về thể chế: Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố như cơ sở

hạ tầng, viễn thông, giao thông, hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị Lấy ví dụ, mộtquốc gia có hệ thống giao thông nghèo nàn thì cầu về xe oto sẽ giảm và ngược lại

- Nhân tố công nghệ: Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp tới lượng cầu.

Những sản phẩm có công nghệ thiết kế cao thì thường có giá cao hơn so với sản phẩmkhác, điều này cũng chi phối tới lượng cầu của sản phẩm đó

2.2.2 Phân tích độ co giãn của cầu

a Độ co giãn của cầu theo giá:

Độ co giãn của cầu theo giá (EDP): phản ánh phần trăm thay đổi trong lượng cầu một mặt hang khi giá cả của mặt hang đó thay đổi 1%

Công thức : EDP=%ΔQQ

%ΔQP

Do luật cầu nên E luôn là số âm

Giá trị tuyệt đối của E càng lớn thì nguwoif mua càng phản nhiều trước sự thay đổi của giá cả

Các độ co giãn:

| E|>1=>|%ΔQQ|>|%ΔQP| : cầu co giãn

| E|<1=>|%ΔQQ|>|%ΔQP| : cầu kém co giãn

| E|=1=>|%ΔQQ|=|%ΔQP| : cầu co giãn đơn vị

Các yếu tố tác động đến E

- Sự có sẵn của hàng hóa thay thế: các hang thay thế đối với một hàng hóa hoặc

dịch vụ càng tốt và càng nhiều thì cầu đối với hàng hóa đó càng co giãn

- Phần trăm ngân sách của người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hóa đó: phần trăm

trong ngân sách tiêu dung càng lớn cầu càng co giãn

Trang 21

- Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi: thời gian điều chỉnh càng dài thì cầu càng co giãn.

b) Độ co giãn của cầu theo thu nhập

- Co giãn của cầu theo thu nhập: đo lường phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổithu nhập (các yếu tố khác là cố định)

- Độ co giãn của cầu theo thu nhập > 1 đối với hàng hóa cấp cao (xa xỉ) (co giãn

theo thu nhập)

- Độ co giãn của cầu theo thu nhập < 1 đối với hàng hóa thứ cấp (cấp thấp)

c Độ co giãn của cầu theo giá chéo.

Co giãn của cầu theo giá chéo: đo lường phản ứng của lượng cầu hàng hóa X khi giá của hàng hóa có liên quan Y thay đổi (tất cả các yêu tố khác cố định)

- Độ co giãn theo giá chéo là dương đối với hàng hóa thay thế

- Đô co giãn chéo là âm đối với hàng hóa bổ sung

2.2.3 Ước lượng cầu

Các phương pháp phổ biến được dung đề ước lượng cầu:

- Phỏng vấn hay điều tra khách hàng

- Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường

- Phân tích hồi quy

a Phỏng vấn hay điều tra khách hàng.

- Người tiêu dùng biểu hiện ý muốn và khả năng mua sắm của họ thông qua cầu đối với hàng hóa và dịch vụ Điều tra người tiêu dùng là việc hỏi xem họ sẽ phản ứng thế nào khi có những sự thay đổi liên quan đến giá của hàng hóa và các yếu tố khác của cầu, như giá hàng hóa có liên quan, thu nhập, …

- Thông thường các doanh nghiệp sử dụng các mẫu điều tra Tùy thuộc vào đặc

điểm cụ thể của các doanh nghiệp (đặc điểm về sản phẩm, thị trường,…) Phương

pháp điều tra có thể khác nhau

Trang 22

- Có thể việc điều tra được tiến hành rất đơn giản thong qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại các địa điểm bán hàng, hoặc đôi khi các biểu mẫu điều tra phải

đươc thiết kế rất cẩn thận và chuyển tới khách hàng để hok nghiên cứu

- Phương pháp điều tra người tiêu dung có thể rất tốn kém, do đó trong thực tế các doanh nghiệp còn sử dụng phuwogn pháp nhiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng

- Nghiên cứu quan sát hành vi của người tiêu dùng là thu thập thong tin về sở thích của người tiêu dùng thông qua việc quan sát hành vì mua sắm và sử dụng sản phẩm của họ

- Cả hai phương pháp trên thị trường được sử dụng để hỗ trợ cho việc điều tra của doanh nghiệp

b Phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm thị trường

Đây là phương pháp có thể thực hiện trong các điều kiện thí nghiệm hay thực hiệntrong thị trường thực

 Với phương thức điều tra cầu của người tiêu dùng trong phòng thí nghiệm,

nghĩa là người tiêu dùng được cho một số tiền và được yêu cầu chi tiêu tiêu trong một cửa hàng Tại đó, người ta sẽ thấy được thái độ của người tiêu dùng đối với sự thay đổi

về giá của hàng hóa, của bao bì; giá cả của hàng hóa liên quan và của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu khác Tuy nhiên người tiêu dùng được chọn phải mang tính “đặc trưng”cho các đặc điểm kinh tế - xã hội của thị trường thử nghiệm Để đảm bảo cho người tiêu dùng thể hiện đúng ý muốn của họ, các hàng hóa lựa chọn sẽ thuộc về họ Phươngpháp này phản ánh tính hiện thực hơn là phương pháp điều tra người tiêu dùng

 Khác với phương thức thử nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm,

phương pháp này còn được tiến hành tại thị trường Một trong những phương pháp

thường được tiến hành là lựa chọn một số thị trường có đặc điểm kinh tế xã hội giống nhau, sau đó tiến hành thay đổi giá ở một số thị trường, thay đổi bao bì ở một số thị trường và ghi chép lại phản ứng của người tiê dùng ở các thị trường khác nhau Dựa

Trang 23

vào số liệu thu thập được, có thể xác định được ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như: tuổi tác, giới tính, thu nhập, giáo dục, quy mô gia đình tới cầu đối với hàng hóa.

c Phương pháp phân tích hồi quy

 Phương pháp phân tích hồi quy là phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu

 Đề ước lượng hàm cầu, chúng ta cần sử dụng một dạng hàm cầu đặc trưng Có thể hàm cầu tuyến tính hoặc phi tuyến tính (hàm cầu mũ) Vì cầu là hàm phụ thuộc vàonhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa như thị hiếu,

do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định được các biến độc lập, căn cứ vàotính tính cụ thế để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp Sau đó phải tiến hành kiểm tra các hệ số đã ước lượng

 Hàm cầu tuyến tính: Qi=α+β1Y+β2P+β3P+β4P+β5Z+e

Trong đó: Qi : Lượng cầu về hàng hóa i

Y: Thu nhậpP: Giá hàng hóa i

Ps : Giá hàng hóa thay thế

Pc : Giá hàng hóa bổ sung

Z : Các nhân tố quyết định cầu hàng hóa I khác

 Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị α và βi được ước lượng từ i được ước lượng từ

số liệu trong quá khứ

2.2.4 Phương pháp dự đoán cầu

Thực chất của phưởng pháp này là việc xác định hàm hồi quy của cầu theo thời gian Căn cứ vào hàm hồi quy của cầu theo thời gian đề tính giá trị tương lai của cầu ở

Trang 24

Theo phương pháp này, biến cần dự báo sẽ được cho là tăng hay giảm một cáchtuyến tính theo thời gian : Qt = a + bt

Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b

Nếu b>0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian

Nếu b<0 : biến cần dự báo giảm theo thời gian

Nếu b = 0 : biến cần dự báo tăng theo thời gian

Ý nghĩa thống kê của xu hướng cũng được thể hiện qua việc xem xét giá trị value

Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn theo chu kỳ,mùa vụ, ước lượng theo xu hướng tuyến tớnh này kết hợp với sử dụng biến giả (thểhiện tính chất mùa vụ, chu kỳ), ta cũng có thể dự đoán được lượng cầu ở giai đoạntiếp theo

Nếu có N giai đoạn mùa vụ thì ta sử dụng N-1 biến giả Mỗi biến giả được tínhcho một giai đoạn mùa vụ và biến giả bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó vànhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác

Dạng hàm :

Q t = a +bt+c 1 D 1 + c 2 D 2 + ….+ c n-1 D n-1

Dự đoán bằng các mô hình kinh tế lượng

Để dự đoán cầu qua mô hình kinh tế lượng, chúng ta cần ước lượng hàm cầu thựcnghiệm và kiểm định tính chính xác của hàm cầu đó Để thực hiện dự báo, ta phải đi

dự báo giá trị tương lai của các biến độc lập từ đó sẽ dự báo được giá trị tương lai của cầu

Đây là phương pháp mà doanh nghiệp dựa trên những nhận định, phân tích củacác chuyên gia trong ngành của mình hoặc những dự báo của chỉnh phủ trong mộtkhoảng thời gian nhất định từ đó xây dựng nên kế hoạch sản xuất phù hợp với lượngcầu mà các chuyên gia đã đưa ra

Trang 25

2.3 Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm

mại năm 2004 Đề tài đã tập trung đi sâu các giải pháp xúc tiến thương mại mặt hàng

áo sơ mi, trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế Song đề tài chưa có sự phântích chuyên sâu những yếu tố nào ảnh hưởng quyết định tới cầu áo sơ mi trên thịtrường nội địa, đồng thời cũng không dự đoán được lượng cầu về áo sơ mi trên thịtrường nội địa

Với đề tài “Phân tích nhu cầu và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tư

vấn nhà đất ở khu vực phía Bắc của công ty cổ phần Hoàn Đạt” - Luận văn tốt

nghiệp khoa Kinh tế năm 2007 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là dịch vụ Trong

đề tài, tuy tác giả đã có sự phân tích chuyên sâu những yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ tưvấn song điểm yếu của đề tài là chưa áp dụng được phần mềm kinh tế lượng trongphân tích

Còn với đề tài “Phân tích cầu và một số giải pháp phát triển ngành hàng dệt

may tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH Khăn Việt” - Luận văn khoa kinh tế

năm 2008 của tác giả Nguyễn Kim Mạch Điểm mạnh của đề tài này là nguồn số liệuphong phú cả số liệu thứ cấp và sơ cấp song trong đề tài lại chưa vận dụng được phầmmềm SPSS vào phân tích phiếu điều tra, ý kiến của người tiêu dùng

Theo cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Thị Lệ với đề tài : “Phân tích và dự báo

cầu mặt hàng sữa của công ty TNHH thưởng mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010” - Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế năm 2008 Đề tài đã đi sát vào mục tiêu

nghiên cứu, có đầy đủ số liệu thứ cấp và sơ cấp, đã ứng dụng được phần mềm kinh tếlượng (Eview và SPSS) trong phân tích Song đối tượng của đề tài là mặt hàng sữa vàthời gian đưa ra dự báo ngắn chỉ tới năm 2010

Trang 26

Với đề tài “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty may

10 trên địa bàn Hà Nội tới năm 2015” với điểm mạnh là phân tíchvà dự báo được nhu

cầu của của sản phẩm trên thị trường nội địa, dùng các phần nềm để xác định hàm cầu

Nhìn chung, các đề tài liên quan tới dệt may đều chủ yếu tập trung phân tích,thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường(Mỹ, Nhật, EU), ít chú trọng tới thị trường nộiđịa Công tác phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu trong nước cũng bị bỏ qua, thịtrường tiêu thụ nội địa không được chú trọng Chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyênsâu về dòng sản phẩm áo khoác Một trong những dòng sản phẩm mang lại giá trị cao

cho doanh nghiệp may mặc Do vậy đề tài “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo

Jacket 2 lớp của công ty CP may Thanh Trì trên địa bàn Hà Nội tới năm 2019”

mang tính mới phù hợp với sự phát triển của ngành dệt may khi hướng về thị trườngnội địa

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trang 27

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

Thu thập dữ liệu l một giai đoạn có ý nghĩ quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn

nhiều thời gian, công sức và chi phí, do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, àm cơ sơt để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này

Dữ liệu gồm 2 nguồn: dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Để thu thập dữ liệu cho đề tài này, em đã lập phiếu khảo sát điều tra trắc nghiệm đối với 100 người tiêu dùng nhằm thu thập tình hình thực tế việc tiêudùng sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ Cuộc khảo sát điều tra được tiến hành nhưsau

Đối tượng chọn mẫu : Những khách hàng đã mua và có nhu cầu tiêudùng sản phẩm áo Jacket 2 lớp nữ của công ty CP may Thanh Trì Đối tượng chủyếu là nữ giới có độ tuổi từ 20 – 55 tuổi

Phạm vi chọn mẫu : Trên địa bàn thành phố Hà Nội Cụ thể như sau :Cầu Giấy (40 phiếu), Q Đống Đa (10 phiếu), Long Biên (20 phiếu), Q Ba Đình(20 phiếu), siêu thị Big C (10 phiếu)

Ngoài việc thu thập ý kiến người tiêu dùng qua phiếu điều tra trắcnghiệm, tụi cũn tiến hành phỏng vấn một số khách hàng những câu hỏi sau :

Quy mô chọn mẫu : Phát ra 100 phiếu, phiếu thu về 100Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: lấy dữ liệu từ các phòng của công ty, trêncác trang thong tin của công ty, của thị trường chứng khoán (các bản báo cáo tài chính,tình hình doanh thu, …)

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trang 28

- Phương pháp đồ thi hóa: phương pháp này là phương pháp phổ biến nhất trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích cầu nói riêng Đây là phương pháp phân tích các số liệu, dữ liệu thuu thập được trong mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua đồ thị.

- Phương pháp phân tích kinh tế lượng: là phương pháp được sử dụng phần mềm kinh tế để ước lượng mô hình hồi quy Sử dụng ứng dụng trong excel 2007 để đưa ra phương trình hồi quy (hàm cầu, hàm cầu theo chuỗi thời gian, phương trình về thu

nhập,…)

- Phương pháp dự báo cầu theo dãy số thời gian Thực trạng của phương pháp này

là dựa vào hàm hồi quy để tính toán, ước lượng các giá trị trương lai của các biến số trong mô hình từ đó tính toán giá trị tương lai cảu cầu trong giai đoạn tiếp theo

3.2 Giới thiệu về công ty và sản phẩm lựa áo Jacket 2 lớp nữ.

3.2.1 Giới thiệu về công ty CP may Thanh Trì.

3.2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần May Thanh Trì trước đây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc

Tổng công ty sản xuất - xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội

Tên giao dịch tiếng việt : Công ty cổ phần May Thanh Trì

Tên viết tắt : HAPROSIMEX

Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu

Tel: 84-4-8615334;8614239

FAX : 84-4-8615390

Địa chỉ: Km 11, quốc lộ 1A, Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội

Công ty cổ phần May Thanh Trì trước đây là Xí nghiệp May Xuất Khẩu ThanhTrì được thành lập từ tháng 12 năm 1992 và bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm 1995.Giai đoạn đầu công ty có một phân xưởng khoảng 350 công nhân, chủ yếu là laođộng nữ tuổi đời từ 18 đến 22 và phần lớn tốt nghiệp tại phổ thông cơ sở

Để tay nghề cho người lao động xí nghiệp đã thuê chuyên gia Hàn Quốc sanghướng dẫn trực tiếp Tháng 5 năm 1994, công ty quyết định đưa phân xưởng thứ 2 vào

Trang 29

hoạt động với qui mô tương đương phân xưởng 1 Tháng 6 năm 1996, công ty thànhlập phân xưởng thứ 3 với qui mô bằng ¼ so với phân xưởng thứ nhất.

Kể từ khi thành lập, công ty vẫn là đơn vị trực thuộc công ty sản xuất-xuất nhậpkhẩu tổng hợp Hà Nội, nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phảithông qua Tổng công ty Chỉ cho đến khi có quyết định số 2032 / QĐUB ngày13/6/1996 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập công ty May Thành Trì mới

có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng ngoại thươngVIETCOMBANK chi nhánh Hà Nội, và có tên giao dịch là Thanh Trì GarmentFactory

Từ tháng 4/2008 xí nghiệp may được đổi tên thành công ty cổ phần May ThanhTrì, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103024083 do sở kế hoạch và đầu tưthành phố Hà Nội cấp ngày 24/4/2008

Vốn điều lệ 20 tỷ đồng trong đó vốn góp nhà nước là 53%, vốn cổ đông trongcông ty là 28%, vốn nhà đầu tư chiến lược là 19%

3.2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty

Mặt hàng kinh doanh ban đầu và chủ yếu của công ty là áo Jackets xuất khẩusang thị trường EU và thị trường nội địa Hiện tại mặt hàng của công ty rất đa dạng và

phong phú nhưng chủ yếu vẫn là áo Jacket, quần, bộ thể thao và trượt tuyết với 100%

đủ tiêu chuẩn xuất khẩu

Ngay từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã xác định phươnghướng hoạt động chủ yếu là may gia công xuất khẩu sang nước ngoài Đây thực sự làmột lĩnh vực khá mới mẻ đối với các công ty, xí nghiệp trong ngành dệt may ở nước tathời đó Song phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khá an toàn, ítrủi ro vì công ty chỉ hoàn thành sản phẩm và giao hàng, nhận tiền gia công từ bạn hàngtheo như hợp đồng đã ký kết Đây là hướng kinh doanh chủ yếu mà công ty thực hiện

kể từ khi đi vào sản xuất Đến năm 1998, công ty đã có sự chuyển hướng kinh doanh,nghiệp vụ may gia công vẫn chiếm tỷ trọng 80%, nhưng công ty đã có sự cải thiệnđáng kể nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào bạn hàng Chẳng hạn doanh nghiệp đã tự tìm

Trang 30

kiếm nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất của khách hàng chứ không để khách hangcung cấp nguyên vật liệu như trước Do nhu cầu của thị trường ngày càng cao, công tyluôn đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, đa dạnghoá mặt hàng, từng bước nâng cao uy tín và mở rộng thị trường kinh doanh trong nước

và quốc tế

Bên cạnh đó công ty cũng không quên thị trường nội địa tiểm năng Tiêu thụ một

số mặt hàng phù hợp với đặc điểm của người tiêu dùng nội địa Và cũng đã đượcngười tiêu dùng công nhận, tin tưởng và sử dụng

3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Mang đặc thù của ngành may mặc, lĩnh vực hoạt động về công nghiệp dệt maynói chung và ngành may mặc cụ thể là may gia công nói riêng là ngành công nghiệpthu hút được nhiều lao động giúp cải thiện tốt tình hình dư thừa lao động ở nước ta,đồng thời thu được ngoại tệ cho đất nước Qua đó góp phần vào sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước cũng như ổn định tình hình kinh tế, xã hội

Hiện nay công ty có khoảng 700 cán bộ công nhân viên, 4 phòng ban chứcnăng, 1 tổ cơ điện, 3 phân xưởng sản xuất trực tiếp với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư,cán bộ, công nhân lành nghề có tinh thần đoàn kết, thống nhất tạo nên sức mạnh thúcđẩy sản xuất đạt hiệu quả cao, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường

Việc quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu chỉ đạo về tổ chức sản xuất theo phâncấp chức năng hoạt động, công ty hoạt động với bộ máy quản lý có mô hình như sau:

GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

BAN KIỂMSOÁT

Trang 31

PHÓGIÁM ĐỐC

Phòng

kế toánPhòng tổ chức hành chính PhòngKĩ

thuậtPhòng kế hoạch-xuất nhập khẩu

- Phòng kế toán: Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết

quả kinh doanh của từng phân xưởng cũng như toàn bộ công ty

Lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn vốn, sử dụngvốn hiệu quả Tổ chức hạch toán và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty theoqui định của nhà nước

- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc việc sắp xếp cán bộ và tổ

chức nhân sự, ban hành các qui định nội qui, quản lý cơ sở vật chất …

- Phòng kĩ thuật: có nhiệm vụ quản lý, may mẫu hàng theo đơn đặt hàng, đáp ứng

kịp thời bảng màu, định mức, bản vẽ, qui trình công nghệ với chất lượng cao cho các

Ngày đăng: 24/03/2015, 14:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w