1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môi trường đầu tư thành phố Hải Phòng thực trạng và giải pháp

81 3,6K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

- Khái niệm 3: Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố có tác động tới các cơ hội, các ưu đãi, các lợi ích của các doanh nghiệp khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinhdoanh, các chính sách

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, mỗi quốc gia hay mỗivùng kinh tế đều chú trọng quan tâm tới vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằmtheo kịp và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, để đạt được mụctiêu đó, vấn đề thu hút đầu tư được coi là yếu tố quan trọng nhất, là cú huých giúpcác nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” Vấn

đề đặt ra là dòng vốn đầu tư của thế giới thường có xu hướng chảy về các quốc gia

có môi trường đầu tư thuận lợi hay nói cách khác là có một môi trường kinh doanhlành mạnh, minh bạch Do vậy, hiện nay, việc cải thiện môi trường đầu tư được coi

là tất yếu, bắt buộc đối với tất cả các quốc gia, để từ đó có điều kiện thuận lợi thuhút các dòng vốn đầu tư từ mọi tầng lớp dân cư và doanh nhân trong ngoài nước,tập trung cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Đối với một địa phương có tiềm năng phát triển mạnh mẽ như Hải Phòng,với lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và được đánh giá là mộttrong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong những nămgần đây, Hải Phòng luôn đứng trong danh sách các tỉnh có thu hút đầu tư lớn nhất

cả nước Thực tế cho thấy, nhờ có sự tác động của các dòng vốn đầu tư này mà kinh

tế thành phố đã có nhiều sự chuyển biến tích cực: GDP tăng đều đặn qua các năm,

cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng ngày càng hợp lí, công cuộc công nghiệphóa – hiện đại hóa thu được nhiều kết quả tốt đẹp…Song, theo báo cáo chỉ số nănglực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Namcông bố hàng năm cho thấy, cả 9 lĩnh vực liên quan đến năng lực điều hành của tỉnhđều được đánh giá thấp, đặc biệt là việc các doanh nghiệp phản ánh các chi phíkhông chính thức khá cao và khó tiếp cận thông tin Điều này đã cho thấy nhữnghạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Hải Phòng,

do vậy sau một thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hải Phòng, em xin lựachọn nghiên cứu đề tài “Môi trường đầu tư thành phố Hải Phòng: thực trạng và giảipháp” nhằm đưa ra những phân tích, đánh giá quá trình hoàn thiện môi trường đầu

tư trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượngcông tác hoàn thiện đó Đề tài của em được triển khai trên ba nội dung chính:

Chương I: Giới thiệu tổng quan về môi trường đầu tư và các nhân tố cơ bảncủa môi trường đầu tư

Trang 4

Chương II: Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình hoàn thiện môi trườngđầu tư thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010, đưa ra những hạn chế vànguyên nhân của các hạn chế đó.

Chương III: Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượngcủa công tác hoàn thiện môi trường đầu tư

Để có thể hoàn thiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn củacác cô chú phòng Công nghiệp – Dịch vụ, Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố HảiPhòng trong quá trình em tham gia thực tập tại sở và em xin đặc biệt cảm ơnPGS.TS Từ Quang Phương đã hướng dẫn tận tình , giúp đỡ em hoàn thành bài viếtnày

Trang 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ1.1Khái niệm môi trường đầu tư:

Theo nghĩa chung nhất, môi trường được hiểu là một tập hợp các yếu tố, điềukiện tạo nên khung cảnh tồn tại, phát triển và có tác động trực tiếp đến một chủ thể.Trong đó, cụ thể hơn, môi trường đầu tư là một thuật ngữ được đề cập nghiên cứutrong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng Khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thịtrường, nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách đổi mới, thông thoáng, mở cửa nềnkinh tế hội nhập với thế giới, với mục tiêu trọng tâm là tăng cường thu hút vốn đầu

tư nước ngoài thì vấn đề về cải thiện môi trường đầu tư càng được đặc biệt quantâm nhiều hơn

Tuy nhiên, tùy từng góc độ, khía cạnh nghiên cứu với những mục đích vàphạm vi quan tâm khác nhau nên khái niệm về môi trường đầu tư cũng có nhiều sựkhác biệt:

- Khái niệm 1: Theo Wim P.M Vijverberg – một giáo sư của trường đại học

New York, khái niệm môi trường đầu tư được hiểu là bao gồm tất cả các điều kiệnliên quan đến kinh tế, chính trị, kinh tế, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạtđộng đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

- Khái niệm 2: Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về pháp

luật, kinh tế, chính trị-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cảcác lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của cácnhà đầu tư tại một quốc gia

- Khái niệm 3: Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố có tác động tới các cơ

hội, các ưu đãi, các lợi ích của các doanh nghiệp khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinhdoanh, các chính sách của chính phủ có tác động chi phối tới hoạt động đầu tư thôngqua chi phối rủi ro, cạnh tranh…

- Khái niệm 4: Môi trường đầu tư là số lượng và chất lượng các dòng vốn đầu

tư đổ vào một quốc gia hay một khu vực cụ thể nào đó, phụ thuộc hoàn toàn vào cáclợi ích, lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ thu được như dự tính, kể cả những lợi ích kinh tếthu được do các yếu tố tác động ngoài dự tính Những yếu tố có tác động đến các

Trang 6

lợi ích của các nhà đầu tư mà có thể dự tính, được phân loại dựa trên các yếu tố cóliên hệ tương tác lẫn nhau như các vấn đề về cơ sở thượng tầng hay vĩ mô liên quantới kinh tế, ổn định chính trị, các chính sách về ngoại thương về đầu tư nước ngoài

mà ta thường gọi là kinh tế vĩ mô…

Như vậy, có thể thấy các khái niệm về môi trường đầu tư dù tiếp cận từ góc độnào cũng đề cập đến môi trường tiến hành các hoạt động kinh doanh, các yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động đầu tư Vì thế, có thể khẳng định rằng: môi trường đầu tư làtổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan bên ngoài, bên trong củadoanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, có ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của ác nhà đầu tư

1.2 Đặc điểm của môi trường đầu tư:

1.2.1 Tính khách quan:

Môi trường đầu tư có tính khách quan, tức là, không một nhà đầu tư haydoanh nghiệp nào có thể tồn tại độc lập mà không đặt mình trong một môi trườngđầu tư nhất định, và ngược lại, cũng không thể có môi trường đâu tư nào mà lạikhông có bất kì nhà đầu tư hay đơn vị sản xuất kinh doanh nào Có thể nói, môitrường đầu tư tồn tại một cách khách quan, nó vừa tạo ra cơ hội đầu tư nhưng đồngthời cũng tạo ra các rào cản, ràng buộc đối với họ

1.2.2 Tính tổng hợp:

Tính tổng hợp của môi trường đầu tư thể hiện ở chỗ nó bao gồm nhiều yếu tốcấu thành, có mối quan hệ qua lại ràng buộc lẫn nhau Trong đó, số lượng và chấtlượng của những yếu tố cấu thành của môi trường đầu tư tùy thuộc vào trình độphát triển kinh tế - xã hội và trình độ quản lí của mỗi quốc gia trong mỗi thời kì

1.2.3 Tính đa dạng:

Môi trường đầu tư lại bao gồm nhiều môi trường thành phần khác nhau, cómối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau; do đó, khi nghiên cứu và phân tích môitrường đầu tư ở các địa phương và lĩnh vực khác nhau, sẽ nhận thấy sự đa dạng Vìvậy, cần phải xem xét kĩ lưỡng về tổng thể trong mối tương quan giữa các môitrường thành phần và giữa các yếu tố với nhau

1.2.4 Tính hệ thống:

Tính hệ thống của môi trường đầu tư thể hiện thông qua sự tương tác giữa cácmôi trường đầu tư thành phần và tổng thể về quy mô, như: môi trường đầu tư địa

Trang 7

phương, môi trường đầu tư ngành, môi trường đầu tư quốc gia, môi trường đầu tưquốc tế… Trong một môi trường đầu tư ổn định, giản đơn thì các sự biến động vớibiên độ thấp có thể lường trước và kịp thời đưa ra giải pháp, còn trong một môitrường đầu tư rộng lớn, phức tạp thì các nhà đầu tư khó có thể dự báo những thayđổi của môi trường đầu tư trong tương lai, và những tác động của nó đối với cả hệthống

1.2.5 Tính động:

Từng yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư đều có những biến động riêngtheo quy luật vận động nội tại của chúng qua các thời kì, giai đoạn với xu hướngngày càng phát triển phù hợp với xã hội và từng bước hoàn thiện hơn nữa Do vậy

mà bản thân môi trường đầu tư cũng phải biến đổi theo với những đòi hỏi ngày càngcao hơn, hợp lí hơn sao cho phù hợp với tình hình thực tế và các thông lệ quốc tế.Điều đó khẳng định rằng tính ổn định của môi trường đầu tư chỉ là tương đối trongmột thời kì nhỏ, xác định sẵn, vì thế các nhà đầu tư muốn nâng cao hiệu quả kinhdoanh phải sẵn sàng với những sự thay đổi mới và luôn cần có được những dự báotrước về tình hình tương lai để kịp thời có quyết định phù hợp

1.3 Các yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư:

1.3.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một quốc gia, vùnglãnh thổ và đó là một trong những lợi thế so sánh lâu dài giúp quốc gia sở hữu có khảnăng phát triển kinh tế thuận lợi hơn Vì vậy, hiện nay, nhiều chính phủ còn dựa vàonhững phân tích về thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí cũng như điều kiện tự nhiên

để hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư

Ưu thế địa lí của một quốc gia thể hiện ở vị trí quốc gia đó có nằm trong khu vựcphát triển kinh tế sôi động với các giao lộ giao thông quốc tế không, hoặc là có kiểmsoát được vùng kinh tế rộng lớn không Nếu một quốc gia có những thuận lợi về mặt vịtrí sẽ nhanh chóng bắt nhịp được với những xu hướng, trào lưu phát triển mới trên thếgiới cũng như việc hưởng lợi từ các trung tâm chu chuyển vốn và hàng hóa lớn nếunằm ở vị trí chiến lược Đối với các nhà đầu tư, yếu tố này có ý nghĩa lớn vì nó có thểgiúp giảm chi phí cho vận chuyển, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư tức là có nhiều cơ hộilàm ăn hơn, với khả năng sinh lời cao hơn và giảm được giá thành sản phẩm

Cuộc sống càng hiện đại thì con người càng sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiênphục vụ cho cuộc sống và sản xuất; tuy nhiên, nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm

Trang 8

cùng với sự lạm dụng tài nguyên đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng buộc các chínhphủ phải có chính sách quản lí chặt chẽ và hình thành xu hướng đầu tư vào các nướckém phát triển hơn với lượng tài nguyên dồi dào chưa bị khai thác nhiều Bởi lẽ, tàinguyên phong phú đồng nghĩa với việc có nguồn cung cấp lớn cho đầu vào của sảnxuất với giá rẻ và đặc biệt, với các nước sở hữu những tài nguyên như dầu mỏ, than đá,vàng… là một lợi thế vô cùng lớn để tích lũy vốn thực hiện đầu tư phát triển

Tuy nhiên, vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố quan trọng nhưngkhông mang ý nghĩa sống còn đối với một quốc gia, đây chỉ là bàn đạp để quốc giakhai thác những lợi thế so sánh có sẵn phục vụ cho mục tiêu phát triển Nhật Bản làmột ví dụ điển hình về một quốc gia dù nghèo tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí khôngthuận lợi và thường xuyên phải chịu những đợt thiên tai nặng nề nhưng lại mang mộtsức mạnh kinh tế vào bậc nhất thể giới

1.3.2 Tình hình chính tri:

Sự ổn định về chính trị, thể chế chính trị, sự nhất quán trong chủ trương, đườnglối, chính sách cơ bản của nhà nước luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thuhút đầu tư nước ngoài bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trongcác vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triểnđầu tư của một nước Ổn định chính trị là tiền đề tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội vàgiảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư Đặc trưng nổi bật về sự tác động của những yếu

tố chính trị đối với hoạt động đầu tư thể hiện ở những mục đích mà thể chế chính trịnhắm tới Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt độngtrong xã hội trong đó các hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư thông quavai trò của nhà nước cầm quyền

Tình hình chính trị không ổn định sẽ dẫn tới việc bất ổn định về chính sách vàđường lối phát triển không nhất quán Khi gặp rủi ro chính trị, các biến cố và hoạt độngchính trị có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường đầu tư, với lợi nhuậndài hạn tiềm tàng của các dự án đầu tư đem lại cho các nhà đầu tư Ngoài ra còn có một

số yếu tố rất quan trọng của môi trường chính trị là xung đột với nước ngoài Xung độtvới nước ngoài là mức độ thù địch của một quốc gia với một quốc gia khác, khi xảy raxung đột các quốc gia thường áp dụng chính sách cấm vận, trừng phạt kinh tế, chínhtrị… mà hậu quả hay các thiệt hại của nó thì các nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu đầu tiên.Như vậy, ổn định môi trường chính trị xã hội có vai trò quan trọng trong mục tiêu xâydựng một môi trường đầu tư hợp lí

Trang 9

1.3.3 Chính sách, pháp luật:

Mỗi quốc gia đều có một hệ thống luật quy định rõ các nhà đầu tư hay các doanhnghiệp được đầu tư kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gì, cấm các mặt hàng gì,nghĩa vụ và quyền lợi của các nhà đầu tư… Hệ thống các công cụ chính sách và nhữngquy định của nhà nước có liên quan đến những hoạt động đầu tư kinh doanh như: chínhsách tài chính – tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách bảo

vệ môi trường, chính sách lao động – tiền lương, chính sách phát triển kinh tế nhiềuthành phần… Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm, định hướng phát triển nền kinh tếcủa nhà nước, thông qua các chủ trương và chính sách, nhà nước, thông qua các chủtrương và chính sách, nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệphay các nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế Các chính sách kinh

tế thể hiện những ưu đãi, khuyến khích đối với một số khu vực, ngành, lĩnh vực kinh tếnào đó, đồng thời các chính sách cũng sẽ là các biện pháp, chế tài để kiểm soát các lĩnhvực đó

Một quốc gia được coi là có chính sách kinh tế mở khi những chính sách đó cósức hấp dẫn và mang lại sự thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chính sáchkinh tế có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh hấpdẫn Cơ chế quản lý, điều hành của Chính phủ sẽ quyết định trực tiếp đến tính hiệu lựccủa luật pháp và các chính sách kinh tế, nếu một nhà nước mạnh, điều hành chuẩn mựcthì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh chính đáng

Hệ thống pháp luật được xây dựng nhằm quy định những điều mà các thành viêntrong xã hội được làm và không được làm, nó là cơ sở để xem xét những hành động viphạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ Nhà nước giữ một vai trò quantrọng trong tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thuân lợi thông qua việc nhànước quy định những khuôn khổ pháp lý và thiết lập các chính sách chủ yếu nhằm tạođiều kiện cho mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trong đầu tư kinh doanh,duy trì trật tự kỷ cương trong xã hội và các hoạt động kinh tế

Nhìn chung các chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những nước có hànhlang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch và cóthể dự đoán được Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư

1.3.4 Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế phản ánh những đặc trưng của một hệ thống kinh tế sẽ chiphối và tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư Trong môi trường kinh tế, các yếu

Trang 10

tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách kinh tế, chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạmphát, tỷ giá hối đoái, hệ thống tài chính… sẽ được tập trung nghiên cứu Tăng trưởngkinh tế được coi là việc mở rộng sản lượng tiềm năng của một quốc gia trong một giaiđoạn nhất định, hay tăng trưởng kinh tế là một sự gia tăng khả năng sản xuất hàng hóa– dịch vụ nhằm nâng cao mức sống của toàn xã hội Khi kinh tế tăng trưởng thì các yếu

tố và điều kiện kinh tế sẽ rất thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển, nó sẽ tạo rất nhiều

cơ hội đầu tư kinh doanh và ngược lại nếu nền kinh tế kém phát triển với tỷ lệ lạm phátcao sẽ có tác động tiêu cực đến các nhà đầu tư Chu kì phát triển kinh tế là sự thăngtrầm về khả năng tạo ra của cải nền kinh tế trong những giai đoạn nhất định Mỗi chu

kỳ thường trải qua bốn thời kì: thời kì phát triển, thời kì hưng thịnh, thời kì suy thoái vàthời kì phục hồi Thời kì phát triển là giai đoạn nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh

và quy mô mở rộng, dung lượng và sức mua của thị trường lớn, trong giai đoạn nàymôi trường đầu tư rất thuận lợi, các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để kinh doanh Thời kìhưng thịnh là thời kì mà nền kinh té phát triển đạt đến mức cao nhất và chuẩn bị bướcvào giai đoạn suy thoái, nó thường xảy ra khi nền kinh tế đã đạt tới mức toàn dụng vềmọi tiềm năng Thời kì suy thoái là thời kì nền kinh tế có mức tăng trưởng chậm, hànghóa không tiêu thụ được, dung lượng và sức mua thị trường giảm, các nhà đầu tư phảithu hẹp sản xuất, quy mô hoạt động của các nhà đầu tư và nền kinh tế bị giảm sút, môitrường đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro và không có sự hấp dẫn Thời kì phục hồi là thời

kì nền kinh tế đã xuống tới mức thấp nhất của chu kì, các hoạt động đầu tư kinh doanh

bị ngưng trệ để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp sang một chu kì phát triển kế tiếp Chu kìkinh tế có thể diễn ra ngắn hay dài tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố và chu kì kinh tế cóảnh hưởng rất mạnh đến các quyết định quản trị doanh nghiệp của các nhà đầu tư.Nhiều nhà kinh tế cho rằng các yếu tố kinh tế của nước nhận đầu tư là những yếu tố

có ảnh hưởng quyết định trong thu hút FDI

1.3.5 Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm, trongđó; cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các yếu tố chủ yếu như sân bay, cảng biển, giao thông,điện lực, viễn thông… và cơ sở hạ tầng mềm bao gồm chất lượng lao động, dịch vụcông nghệ, hệ thống tài chính… Đặc biệt, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽtạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư.Đối với cơ sở hạ tầng cứng, các nhà đầu tư luôn đánh giá cao các quốc gia cómạng lưới giao thông thuận lợi, nguồn điện năng và thủy năng dồi dào cũng như hệthống thông tin liên lạc ổn định Cụ thể, mạng lưới giao thông cần phải đảm bảo phục

Trang 11

vụ thuận tiện cho việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cho cả thị trường trongnước và nước ngoài, quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với cảng biển

và cảng hàng không quốc tế, từ đó có thể làm giảm chi phí vận chuyển, tức là giảm giáthành và tăng lợi nhuận Mặt khác, hệ thống thông tin liên lạc ngày càng thể hiện rõ vaitrò quan trọng trong bối cảnh quốc tế hội nhập sâu sắc với lượng thông tin bùng nổ nhưngày nay, khi mà sự chậm trễ của một thông tin có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọngcho các doanh nghiệp thì một môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thiết không thể thiếumạng lưới thông tin liên lạc rộng rãi, thuận tiện với cước phí rẻ Ngoài ra, các côngtrình kiến trúc hiện đại, mang tầm vóc quốc tế cũng như hệ thống cung cấp năng lượng

và nước sạch đảm bảo cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục làkhông thể thiếu, nó không chỉ thể hiện trình độ phát triển kinh tế của quốc gia sở tại màcòn thể hiện sự hấp dẫn trong môi trường đầu tư của nước này

Bảng 1.1: Môi trường đầu tư cứng ở các nước ASEAN

STT Tên nước Sân bay Cảng biển Giao thông Điện lực Viễn thông Bình quân

(Nguồn: Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - TS Nguyễn Hồng Minh)

Môi trường đầu tư cứng ở Việt Nam được đánh giá khá thấp khi so sánh với cácnước trong khu vực Đông Nam Á Với hệ thống sân bay và cảng biển còn hạn chế(2/5) nên giao thông vận tải cũng được đánh giá là không đảm bảo(1,9/5) Thêm vào

đó, tình trạng thiếu điện và cắt điện luân phiên đặc biệt trong các ngày hè nắng nóng,cộng với cước phí sử dụng điện khá cao nên điện lực Việt Nam cũng chỉ dưới mứctrung bình (1,9/5) Như vậy có thể thấy môi trường đầu tư cứng ở Việt Nam không ổn,cần có nhiều giải pháp để cải thiện

Đối với cơ sở hạ tầng mềm, các yếu tố như hệ thống tài chính, công nghệ dịch vụ

và chất lượng lao động thường được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm Một quốc gia có

Trang 12

hệ thống tài chính vững mạnh đảm bảo cho các nhà đầu tư những lợi ích lâu dài, khôngnhững dễ dàng trong việc đầu tư và chu chuyển vốn mà còn có khả năng chống chọi lạinhững đợt khủng hoảng tài chính kinh tế Cũng như sự phát triển của con người thìcông nghệ hiện đại ngày càng có vai trò to lớn, thay thế lao động thủ công, đảm bảoquy trình sản xuất có giá thành rẻ hơn mà cũng đảm bảo chất lượng đồng đều hơn Vìvậy, một quốc gia mạnh về công nghệ là phải có khả năng tiếp ứng nhanh với những sựthay mới công nghệ quốc tế, có nền tảng kiến thức khoa học – công nghệ và có nguồnnhân lực liên tục làm nhiệm vụ nghiên cứu Đặc biệt, trong hệ thống cơ sở hạ tầngmềm thì nguồn tài nguyên con người là vô cùng quan trọng, bởi bất cứ một công nghệhiện đại cỡ nào cũng cần có lao động đủ trình độ kiến thức để điều hành quản lí Mặtkhác, với sự phát triển của xã hội, lao động ngày nay đòi hỏi phải có tính kỉ luật, tựgiác, nghiêm túc trong công việc và có tinh thần trách nhiệm cao Môi trường đầu tư sẽtrở nên rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế khi nước sở tại có một đội ngũ côngnhân dòi dào và chất lượng cao

Bảng 1.2: Môi trường đầu tư mềm ở các nước ASEAN

ST

T Tên nước

Chất lượnglao động

Dịch vụCông nghệ

Hệ thốngtài chính Bình quân

(Nguồn: Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - TS Nguyễn Hồng Minh)

Cũng tương tự môi trường đầu tư cứng, môi trường đầu tư mềm ở Việt Namcòn nhiều hạn chế, chỉ xếp hạng 7/9 trong bảng tổng sắp các nước Asean Nhờ cácchương trình đào tạo lao động và việc chú trọng vào giáo dục, dạy nghề nên chất lượnglao động của Việt Nam được đánh giá trên mức trung bình, nhưng công nghệ thông tinchỉ được 1,9 trong khi nước đứng đầu là Singapore được đánh giá 3,8/5 Đặc biệt, hệthống ngân hàng còn nhiều thiếu và yếu, chỉ được 1,6/5 trong khi đây là một trong cáclĩnh vực quan trọng, có yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia

Trang 13

Như vậy, có thể khẳng định cơ sở hạ tầng có mối quan hệ tương hỗ đối với môitrường đầu tư, tức là, cơ sở hạ tầng tốt làm tăng hấp dẫn của môi trường đầu tư vàngược lại, môi trường đầu tư tốt với nhiều nhà đầu tư sẽ góp phần cải thiện kết cấu hạtầng ngày càng hiện đại

1.3.6 Đặc điểm văn hóa – xã hội:

Đặc điểm văn hóa xã hội của một quốc gia được coi là hấp dẫn nếu có trình độgiáo dục cao, mức sống cao và tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán phong phú đa dạng và có nét đặc trưng nổi bật để thu hút nhà đầu tư Các đặc điểm này không những thể hiện mức sống của người dân địa phương mà còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng hòa nhập với cộng đồng dân cư, từ đó tạo nhiều thuận lợi trong quá trình làm việc Mặt khác, sự tương đồng trong ngôn ngữ, tôn giáo và thói quen sinh hoạt văn minh còn giúp chủ đầu tư giảm được lượng lớn chi phí đào tạo lại Môi trường văn hóa xã hội của một quốc gia được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản

về con người, mức sống, y tế, giáo dục, văn nghệ - thể thao…

1.4 Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư:

1.4.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

Đứng trên phương diện các quốc gia có nền kinh tế phát triển, việc cải thiệnmôi trường đầu tư thúc đầy tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, hướng tới mục tiêutăng trưởng kinh tế bền vững Một môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ khuyến khích cácdoanh nghiệp tham gia đầu tư do xóa bỏ được những chi phí, rủi ro và rào cản cạnhtranh Mặt khác, như đã phân tích ở trên, môi trường đầu tư tốt có thể giúp cho nhàđầu tư thu lợi nhiều hơn do những lợi thế so sánh được tạo ra, từ đó không chỉ tạo ranguồn thu cho cá nhân doanh nghiệp, mà việc mở rộng sản xuất còn làm giảm tỉ lệthất nghiệp, tăng thu nhập cá nhân và đóng góp lượng thuế nhiều hơn cho Chínhphủ Điều đó lại trở thành tiền đề để tăng phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, xây dựng

cơ sở hạ tầng… và hoàn thiện môi trường đầu tư ở mức độ cao hơn nữa

Thực tế cho thấy, nhờ cải thiện được môi trường đầu tư mà trong những năm

80 và 90 của thế kỉ trước, tỉ trọng đầu tư tư nhân trong GDP của Ấn Độ và TrungQuốc đã tăng lên gấp đôi Môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn, ít biến động rủi ro cókhả năng thu hút đầu tư mới hơn 30%, cộng với sự kích thích năng suất do nhữnghiệu quả của nó mang lại đã thực sự thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ

1.4.2 Góp phần xóa đói giảm nghèo:

Trang 14

Đứng trên phương diện các nước kém phát triển, cải thiện môi trường đầu tưđóng vai trò quan trọng trong chiến dịch xóa đói giảm nghèo, bằng việc thực hiệncác chính sách của chính phủ để cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tạo nên môitrường đầu tư hấp dẫn Mặt khác, với những hiệu quả kinh tế có thể tính toán trước,cải thiện môi trường đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tạo điều kiện tăngthu nhập nhân dân, tăng thu ngân sách nhà nước và góp phần xóa đói giảm nghèo

1.4.3 Giảm tỉ lệ thất nghiệp và nâng cao mức sống người dân:

Cải thiện môi trường đầu tư góp phần tăng thu hút đầu tư vào thành phố, tăngviệc làm cho lao động và tăng thêm mức thu nhập cho người dân, nghĩa là nâng caomức sống Mặt khác, để tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, các nhà hoạchđịnh chính sách thường rất quan tâm đến đào tạo lao động lành nghề hay các cán bộnguồn, từ đó giúp lao động có nhiều cơ hội được tiếp cận với kiến thức, nâng caochất lượng lao động, từ đó mức lương cũng được cải thiện hơn nhiều

1.4.4 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng:

Thứ nhất, khi các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào địa phương, sẽ phải đầu tưkhá nhiều vào hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng sản xuất như nhàxưởng, đường sá giao thông phục vụ cho cho mục đích vận chuyển hàng hóa… tạonên hiệu ứng tích cực với địa phương tiếp nhận đầu tư

Thứ hai, với các khu công nghiệp, để thu hút được nhiều nhà đầu tư trong vàngoài nước, các chủ dự án xây dựng khu công nghiệp thường phải đầu tư rất tốt hệthống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào

1.4.5 Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp:

Môi trường đầu tư được cải thiện với các chính sách thông thoáng, minh bạch,khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, giảm các chi phí không chính thức vànhững mối quan hệ móc ngoặc, sẽ đặt tất cả các doanh nghiệp vào một môi trườngnhư nhau, công bằng Điều này tạo nên tính cạnh tranh gay gắt giữa các doanhnghiệp, cả về giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Hơn nữa, việc gia nhập thị trường dễ dàng sẽ kéo theo sự xuất hiện của hàng loạtcác doanh nghiệp mới, buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược đầu tư thận trọng đểgiữ thị phần, tránh tình trạng phải chia sẻ thị trường tiêu thụ Do đó, lãnh đạo các công

ty sẽ đưa ra nhiều kế hoạch mới, và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

CHƯƠNG II

Trang 15

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

2.1 Thực trạng môi trường đầu tư và tình hình cải thiện môi trường đầu

tư tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010:

2.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:

* Thứ nhất, vị trí địa lí thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

Hải Phòng là một thành phố nằm trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, với tổng diệntích lên đến 1507,57km2 Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, Tây Bắc giápHải Dương, Tây Nam giáp Thái Bình; đều là những tỉnh có nền kinh tế năng động, thuhút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh có tiềmnăng phát triển du lịch và khai thác khoáng sản và tỉnh Hải Dương với sự xuất hiện củanhiều khu công nghiệp lớn trong những năm gần đây, đã tạo điều kiện tốt để HảiPhòng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến ( vốn là thếmạnh của thành phố), đặc biệt là thuận lợi cho thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa ởCảng Hải Phòng để phục vụ cho những dự án sản xuất ở các tỉnh lân cận Do vậy,thành phố được coi là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội – HảiPhòng – Quảng Ninh), thuộc vùng kinh tế trọng điểm 8 tỉnh phía Bắc Ngoài ra, phíaĐông là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hảiđến cửa sông Thái Bình, không những đem lại lợi thế phát triển các ngành kinh tế biểnnhư dịch vụ vận chuyển đường biển, dịch vụ cảng biển, du lịch sinh thái biển, đánh bắtnuôi trồng thủy hải sản… mà còn rất tiện thiết lập mối quan hệ thông thương hàng hảivới các tỉnh phía Nam Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.Tuy nhiên, việc nằm sát bờ biển Đông đôi khi cũng đem lại cho Hải Phòng những cơnbão lớn gây thiệt hại nhiều về kinh tế

Khí hậu ôn hòa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng đầu tư kinh tế: Hải Phòng nằm

trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển đông nên chịu ảnh hưởng của giómùa, đặc điểm là hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau và mùa hè nồm mát và mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.Lượng mưa trung bình từ 1600- 1800mm/năm và nhiệt độ trung bình hàng tháng23- 26oC, cao nhất có khi tới 40 độ C, thấp nhất ít khi dưới 5 độ C, độ ẩm trung bìnhvào khoảng 80- 85 Với điều kiện khí hậu tương đối ôn hòa, Hải Phòng là điểm đếncủa du lịch sinh thái biển vào mùa hè, đem lại giá trị kinh tế cao, cùng với sự hài

Trang 16

lòng của các nhà đầu tư khi sinh sống và làm việc ở thành phố trong một môitrường khí hậu dễ chịu.

Địa hình, địa chất, đất đai đa dạng nhưng không thực sự phù hợp với phát triển nông nghiệp: Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng

bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằngphẳng của một vùng đồng bẳng thuần túy nghiêng ra biển, có độ cao từ 0.7 – 1.7 m

so với mực nước biển với cấu tạo địa chất gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đávôi Diện tích đất canh tác khoàng 62.127 ha, hình thành phần lớn từ hệ thống sôngThái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ yếu mang tính chất đất phèn và phènmặn, địa hình đan xen cao thấp và nhiều đồng trũng, gây nhiều khó khăn cho pháttriển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa Diện tích bãi bồi ven biển 23000 ha gồm bãitriều đá nổi và ngập nước, trong đó khoảng 13000 ha bãi nổi, xú, vẹt,…chưa khaithác Trong tổng số diện tích thành phố 1519 km2 bao gồm cả huyện đảo (Cát Hải

và Bạch Long Vỹ) thì đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bắc

Có hai dải núi chính là dải đồi núi từ An Lão đến Đồ Sơn nối tiếp không liên tục,kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc- Đông Nam và dải Kỳ Sơn- Tràng kênh,

An Sơn- Núi Đèo Nhánh Kỳ Sơn- Tràng Kênh có hướng Tây Bắc- Đông Nam gồmnhiều núi đá vôi, đặc biệt là đá vôi Tràng Kênh là nguồn nguyên liệu quý của côngnghiệp xi măng Hải Phòng

Thủy triều và sóng thuộc loại nhật triều đều, dễ đoán biết: có biên độ 4 –

4,5m, giảm dần từ cửa sông Bạch Đằng, Lạch Huyện (4,3 -4,5m) đến Đồ Sơn (4 m),thấp nhất là ở cửa sông Văn Úc – Thái Bình (3,5- 3,8m) Về mùa gió Đông Bắc(mùa khô) sóng thịnh hành hướng Đông và mùa gió Tây Nam (mùa mưa) sóngthịnh hành hướng Nam Mặt khác, độ cao sóng thường không quá 1m, giúp ngư dân

có thể thuận lợi chủ động trong đánh bắt, nuôi trồng hải sản và phát triển các ngànhkinh tế biển khác

Bờ biển, biển, hải đảo: Biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc

Bộ với đường bờ biển dài hơn 125km (kể cả bờ biển quanh các đảo khơi) có hình làmột đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và bằng phẳng Các đặc điểm cấu trúcđịa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểmchung của vịnh Bắc Bộ với độ sâu không lớn, mắt đáy biển được cấu tạo bằng thànhphần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ nay thuận lợi dùng làm luồnglạch ra vào hàng ngày của tàu biển Mũi Đồ Sơn nhô ra biển như một bán đảo, tạo cho

Trang 17

Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng Ngoàikhơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác, quan trọng nhất là đảo Cát Hải,Cát Bà, Bạch Long Vĩ Trong đó, Cát Bà là hòn đảo có diện tích lớn thứ hai trong VịnhBắc Bộ với nhiều hang động và rừng nguyên sinh, thung lũng màu mỡ Vì thế, Cát Bàđược ví như hòn ngọc của Hải Phòng, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể đảo, với

360 đảo lớn nhỏ quây quần bên nó và còn nối tiếp với vùng đảo Vịnh Hạ Long Đảochính Cát Bà ở độ cao 200m trên biển, có diện tích khoảng 100 km2, cách thành phố

30 hải lý Đây là một trong những thắng cảnh du lịch sinh thái nổi tiếng ở miền Bắc,thu hút được nhiều nhà đầu tư, đem lại nhiều dự án đầu tư lớn cho thành phố

*Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, là nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành kinh tế then chốt:

Khoáng sản thuận lợi phát triển công nghiệp xi măng, công nghiệp khai khoáng

và dầu khí: Đá vôi chủ yếu tập trung ở Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Cát Bà,… với trữ

lượng trên 200 triệu tấn đem lại nguồn nguyên liệu dồi dào phát triển ngành xi măngHải Phòng, hiện nay đã trở thành một thương hiệu có tiếng toàn quốc, thu hút sự quantâm của nhiều nhà đầu tư lớn Khoáng sản gốc kim loại không nhiều với một số mỏ sắtDương Quan (Thủy Nguyên), kẽm (Cát Bà), than (Vĩnh Bảo), cao lanh Doãn Lại( Thủy Nguyên), sét Tiên Hội… Muối và cát tập trung ở vùng bãi giữa sông và bãi biểnCát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Đồ Sơn… Năm 2004, một số nghiên cứu đãphát hiện có tiềm năng dầu khí ở ngoài khơi Hải Phòng

Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng đem lại giá trị kinh tế cao: đặc biệt là

sinh vật biển với gần 1000 loài tôm cá, hàng chục loại rong biển với nhiều loại có giátrị kinh tế cao như: tôm he, tôm rồng, đồi mồi, của biển, sò huyết, ngọc trai, bảo ngư…cùng nhiều bãi cá thuận lợi cho khai thác như: bãi giữa vịnh Bắc Bộ, bãi Bạch Long

Vĩ, hòn Mê, hòn Mát… với độ rộng hơn 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định(có trên 100 loài có giá trị kinh tế, sản lượng có thể khai thác trên 2 triệu tấn/năm) HảiPhòng được Bộ Thủy sản xác định là 1 trong 4 ngư trường lớn của toàn quốc, là vùngtrọng điểm phát triển kinh tế thủy sản của Việt Nam Ngoài ra, còn có hơn 12 nghìn havừa phục vụ cho khai thác, vừa có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ

Tài nguyên rừng: Hải Phòng còn có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, cây ăn

quả, tre, mây… với diện tích 17.000 ha Rừng nguyên sinh Cát Bà rộng khoảng 26.240

ha trong đó có 17.040 ha rừng cạn và 9200 ha rừng ngập mặn, 570 ha rừng nguyênsinh nhiệt đới Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật phong phú, đa dạng, nhiều

Trang 18

loại thảo mộc quý hiếm như lát hoa, kim giao, đinh,… hệ động vật đa dạng với 36 loàichim (đại bang, hải âu, đa đa, én…), 28 loài thú (khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương,sóc đuôi đỏ, rái cá, mèo rừng,…) Đặc biệt là loài vọc đầu trắng, trên thế giới chỉ thấy ởCát Bà Chính sự đa dạng về chủng loại, chi họ của hệ động thực vật nơi đây đã biếnvườn quốc gia Cát Bà và các danh thắng trên đảo trở thành một khu du lịch nổi tiếngCát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển quốc tế Bên cạnh đó, ĐồSơn là một bán đảo đồi núi, rừng thông nối tiếp nhau vươn ra biển dài đến 5km, có giátrị cả về mặt phong cảnh và sinh thái Đây là một trong những điểm nhấn quan trọnggiúp du khách bốn phương cũng như nhiều nhà đầu tư quan tâm tới du lịch sinh tháiHải Phòng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Như vậy, môi trường tự nhiên đã đem lại nhiều thuận lợi trong việc cải thiện môi

trường đầu tư thành phố Hải Phòng Với những lợi thế so sánh sẵn có, Hải Phòng dễdàng giao lưu mở rộng quan hệ thông thương với nhiều tỉnh thành và các khu vực trênthế giới, tức là góp phần giảm phí vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp hướngtới xuất khẩu, tạo ra lợi nhuận cao hơn Mặt khác, với thảm thực vật, sinh vật phongphú là nguyên liệu đầu vào sẵn có giúp các doanh nghiệp chế biến có khả năng giảmchi phí đầu vào đáng kể cũng góp phần làm tăng lợi nhuận, là một trong những quantâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư

2.1.2 Môi trường chính trị:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá trình đổi mới diễn ra mộtcách toàn diện và đồng bộ, trong đó có đổi mới hệ thống chính trị để xây dựng nhànước pháp quyền Do đó, tình hình chính trị ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nóiriêng được cho là ổn định, an ninh được đảm bảo Theo đó, tổ chức tư vấn rủi ro vềkinh tế chính trị ( PERC) đã tiến hành khảo sát về sự an toàn của môi trường đầu tư ởkhu vực châu Á – Thái Bình Dương và đưa ra kết quả: Việt Nam là một trong các điểmđến đâu tư an toàn nhất cho đầu tư nước ngoài

Hiện nay, thành phố Hải Phòng có tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự antoàn xã hội được giữ vững, an ninh biên giới cảng biển được đảm bảo; các sự kiện vănhóa – xã hội quan trọng của thành phố diễn ra tốt đẹp, an toàn tuyệt đối, tình hình khiếukiện vượt cấp ngày càng giảm, nhiều điểm khiếu kiện phức tạp ngày càng được tậptrung giải quyết ổn định, không để phát sinh, hình thành “điểm nóng” Phong trào toàndân bảo vệ an ninh tổ quốc phát triển cả bề rộng và chiều sâu, góp phần giữ vững anninh chính trị Phạm pháp hình sự được kiềm chế; đã triệt phá được nhiều đường dây

Trang 19

ma túy lớn và nhiều điểm phức tạp về ma túy Năm 2010, phát hiện và xử lý 182 vụ tộiphạm kinh tế với 260 đối tượng; bắt giữ, xử lý 426 vụ tội phạm về ma tuý Xảy ra 857

vụ phạm pháp hình sự, giảm 2,7% so với năm 2009 Tai nạn giao thông từng bướcđược kiềm chế và giảm trên cả 3 tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và người bịthương

Về công tác đối ngoại, an ninh biên giới cảng biển được giữ vững; chủ độngphòng ngừa đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạoloạn lật đổ của các thế lực thù địch và trấn áp các loại tội phạm; giải quyết kịp thời,kiên quyết một số vụ việc vi phạm gây nhiều bức xúc trong xã hội Năm 2010, thànhphố đã đón tiếp 150 đoàn khách quốc tế Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, cácđịa phương như: Quảng Đông, Thiên Tân (Trung Quốc), Kitakyushu (Nhật Bản),Queensland (Australia)… Tổ chức nhiều đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, dulịch tại: Australia, New Zealand, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ca-ta, Cô-oét) Tổchức tốt các hoạt động tham gia Lễ hội và Hội chợ toàn cầu năm 2009 tại Incheon, HànQuốc, tổ chức Hội nghị gặp gỡ các nhà tài trợ phi Chính phủ nước ngoài và đã ký camkết tài trợ với tổng trị giá gần 2,2 triệu USD

Như vậy, với một môi trường chính trị ổn định, nhất quán tạo cho nhà đầu tư

niềm tin an toàn về vấn đề sở hữu tài sản hay sự giữ vững quan điểm đầu tư Nói cáchkhác, ổn định chính trị là tiền đề tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi

ro cho các nhà đầu tư Điều này có thể giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc lập

dự án và đưa ra quyết định đầu tư với sự tính toán về rủi ro tương đối thấp hay phụthuộc phần lớn vào ngành nghề kinh doanh, không bị chi phối bởi tình hình chính trị -

đó quy định cụ thể:

Thứ nhất, quy định giá phí điện, nước, đất và các tiện ích khác:

Trang 20

II.Giá bán điện cho kinh doanh, dịch vụ

(Nguồn: “Những điều cần biết khi đầu tư vào Hải Phòng” – Sở KH – ĐT Hải Phòng )

Trong đó, quy định rõ:

Trang 21

Giờ cao điểm: 18h – 22h

Giờ thấp điểm: 22h – 6h

Giờ bình thường: 6h – 18h

Giá thuê đất:

Đơn giá thuê đất một năm tính bằng 0.5% giá đất theo mực đích sử dụng đất thuê

do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành

- Đối với đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông,khu tập trung đông dân cư có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế sử dụng đất làm mặtbằng sản xuất kinh doanh, thương mại – dịch vụ thì chủ tịch Ủy ban nhân dân thànhphố quyết định ban hành đơn giá thuê đất tối đa không được cao quá 4 lần đơn giá theoquy định

- Đối với đất ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh

tế khó khăn và đặc biệt khó khăn; đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất làm mặt bằng sử dụng sản xuất kinh doanh của dự

án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư thì chủ tịch Ủyban nhân dân thành phố quyết định ban hành đơn giá thuê đất thấp nhất là bằng 0,5 lầnđơn giá quy định

- Đối với dự án sử dụng mặt nước cố định: 10.000.000 đồng đến 100.000.000đồng/ km2/năm

Đối với dự án sử dụng mặt nước không cố định: từ 50.000.000 đồng đến250.000.000 đồng/ km2/năm

- Với một số trường hợp được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước:

3 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vự đầu tư ưu đãi

7 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, dự án thuộcDanh mục lĩnh vực đầu tư đặc biệt ưu đãi

11 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư được đầu tư vào địa bàn cóđịa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

- Giá nước:

Giá nước sạch thường dao động trong khoảng từ 0.25 đến 0.3 USD/m3

Đối với một số khu công nghiệp, giá nước được tính theo giá kinh doanh: 9 000

Trang 22

đồng/ m3.

Ghi chú: Giá nước đã bao gồm 5% VAT, khách hàng phải trả phí thoát nướcbằng 15% giá nước trước thuế VAT

Như vậy, với việc quy định các giá phí tiện ích một cách rõ ràng, các nhà đầu tư

sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lí chi phí khi tham gia đầu tư vào thành phố Mặtkhác, trong khi giá điện và nước không có sự khác biệt nhiều với các địa phương khácthì giá thuê đất là khá cao, cũng gây ra nhiều e ngại cho các nhà đầu tư vì chi phí tănglên đáng kể, làm cản trở việc thu hút đầu tư vào thành phố Do vậy, trong bản báo cáochỉ tiêu cạnh tranh cấp tỉnh, chi phí tiếp cận đất và sự ổn định trong sử dụng đất ở HảiPhòng được đánh giá dưới mức trung bình, chỉ có 54% các doanh nghiệp sở hữu giấychứng nhận quyền sử dụng đất trong khi con số trung bình của cả nước là xấp xỉ 73%

Thứ hai, chú trọng ưu đãi đầu tư:

Lĩnh vực ưu đãi đầu tư:

Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, côngnghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo

Nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo,giống cây trồng và giống vật nuôi mới

Sử dụng công nghệ cao, kĩ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiêncứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao

Sử dụng nhiều lao động

Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự an quan trọng

Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục thể thao

Địa bàn ưu đãi đầu tư:

Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: không có

Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: huyện Cát Hải, huyệnđảo Bạch Long Vĩ

Thứ ba, ưu đãi thuế:

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được hưởng mực thuế suất 20% áp dụng trong thờigian 10 năm với các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án và đầu tư vào lĩnh vựthuộc Danh mục lĩnh vự ưu đãi đầ.u tư

Trang 23

Mức thuế suất 15% áp dụng 12 năm với các hợp tác xã và cơ sở kinh doanh thànhlập trên địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn và thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư ( HảiPhòng không có địa phương nào thuộc Danh mục địa bàn có kinh tế - xã hội khó khăn).Mức thuế suất 10% áp dụng 15 năm với các dự án thực hiện tại địa bàn huyệnCát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ và thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các cơ sở kinh doanh mới tahnhf lập từ dự ánđầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm thì được giảm thuế, miễn thuế theo quyđịnh

2.1.3.2 Công tác cải cách hành chính:

Tiếp tục thực hiện mục tiêu tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi nhằmkhuyến khích các doanh nghiệp phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thànhphố Hải Phòng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điềukiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và đặc biệt ban hành các cơ chế chínhsách ưu đãi dành cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn Đối với thu hút Đầu tưnước ngoài: ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, thành phố đã xác định rõ lợi thế

so sánh, xu hướng phát triển kinh tế đối ngoại là động lực và giải pháp quan trọng choviệc phát triển kinh tế xã hội của thành phố Trước tình hình nhu cầu vốn đầu tư chophát triển của thành phố ngày càng tăng mà nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư như chiphí đền bù, giải phóng mặt bằng, giá thuê đất, chi phí san lấp mặt bằng…ngày cànggiảm sút, ngày 8/2/2002, Ủy ban nhân dân thành phố đã ra Quyết định số 369/QĐ-UB

về việc ban hành một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư nước ngoài trên địabàn Hải Phòng Tất cả những chính sách ưu đãi nêu trong Quyết định đều nhằm giảmbớt các chi phí đầu tư cho chủ đầu tư, rút ngắn thời gian đưa dự án vào hoạt động,khuyến khích mọi thành phần cùng tham gia tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, khuyếnkhích phát triển các lĩnh vực mà thành phố có lợi thế

Thứ nhất, công tác cải cách hành chính:

Triển khai thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đơn giản hóacác thủ tục hành chính, thành phố đã ban hành Quyết định công bố Bộ thủ tục hànhchính thuộc thẩm quyền cấp huyện (gồm 286 thủ tục), Bộ thủ tục hành chính thuộcthẩm quyền cấp xã (gồm 204 thủ tục) và 19 Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyềncủa 19 sở, ngành thành phố (gồm 1.150 thủ tục) Tiếp tục triển khai mô hình “một cửa”liên thông, hiện đại tại 7 quận, huyện Kiểm tra và dự thảo báo cáo tình hình thực hiệnNghị quyết Trung ương 5 về cải cách hành chính Thực hiện tinh giản biên chế và

Trang 24

tuyển dụng công chức năm 2010 Tiếp tục triển khai một số nội dung bước tiếp theo vềthí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, phường Đến nay đã có 92

cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thực hiện áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO9001: 2000 vào quản lý; tăng 55 đơn vị so với năm 2009 Tiếp tục triển khai thực hiện

cơ chế “một cửa” theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ, Kếhoạch 431/KH-UB và Quyết định số 293/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố đếncác khối Sở, ngành; khối các Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; khối ủy ban nhândân phường, xã, thị trấn Qua đó, đạt được nhiều kết quả như nhân dân được tiếp chuđáo hơn, thủ tục hành chính đơn giản hóa, thời gian giải quyết nói chung nhanh hơn.Thay vì phải mất nhiều thời gian thực hiện các thủ tục rườm rà như trước đây thì bâygiờ các doanh nghiệp chỉ việc gửi và nhận hồ sơ tại một cửa chính là có thể nhận đượcgiấy phép kinh doanhh Vì vậy, thời gian cấp giấy phép đầu tư chỉ còn từ 1 đến 3 ngày(theo quy định là 15 ngày làm việc), việc cấp giấy phép cho người lao động nước ngoàicũng được rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 2 ngày Nề nếp của cơ quan hành chính cótiến bộ rõ và trách nhiệm, năng lực cán bộ, công chức được nâng lên một bước

Thứ hai, công tác tư pháp:

Thành phố đã thẩm định 59 văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành, tăng

7 văn bản so với năm 2009 Tổ chức 3 đợt kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm

2010 gồm 56 văn bản cấp thành phố và kiểm tra theo thẩm quyền 17 văn bản của cácquận, huyện, đã ra Quyết định xử lý 3 văn bản vi phạm quy phạm pháp luật Ban hànhQuyết định số 1627/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 về việc phân định thẩm quyền côngchứng, chứng thực các hợp đồng giao dịch trên địa bàn thành phố Tổ chức sơ kết 5năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 03/12/2003 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng và Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấphành pháp luật của cán bộ, nhân dân Công tác thi hành án dân sự, hành chính tư pháp,

bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý có chuyển biến tích cực

Thành phố cũng đã tiếp nhận và triển khai các chính sách, quy định từ trungương Đó là các chính sách kiểm soát các hoạt động của các nhà đầu tư, các chính sáchliên quan đến thuế, lệ phí, chính sách quản lý ngoại hối quy định về việc mở tài khoảnngoại tệ, tỷ giá hối đoái, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài…

2.1.4 Môi trường kinh tế:

Sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt

Trang 25

Nam (2006 – 2010), đặc biệt là Nghị quyết số 32 – NQ/TW ngày 5/8/2003 của Bộchính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kì côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứXIII, đã khẳng định vị thế, tạo ra tiềm lực phát triển mới cho thành phố Nhờ đó, tốc độtăng trưởng GDP của thành phố liên tục tăng, dần thể hiện rõ vai trò cửa chính ra biển

và là cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; đang từngbước trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và trọng điểm kinh tếbiển của vùng duyên hải Bắc Bộ

2.1.4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Hải Phòng

giai đoạn 2006 - 2010

Tốc độ tăng trưởng (%) 12.25 12.29 12.82 13.02 7.57 10.96

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng)

Trong cả giai đoạn 2005 – 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố có xuhướng tăng liên tục, từ 12.25 % năm 2005 ( đạt 14.071,9 tỉ đồng) đến 13.02% năm2008( đạt 20.148,5 tỉ đồng), tức là tăng gấp 1,43 lần Tuy nhiên, đến năm 2009, do ảnhhưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, nên GDP Hải Phòng cóphần sụt giảm, chỉ còn 7,57% so với năm 2008 Mặc dù vậy, tính bình quân cả giaiđoạn, GDP Hải Phòng vẫn đạt 11,15%/năm, gấp gần 1,5 lần so với mức tăng chungcủa cả nước Có thể thấy quy mô kinh tế tăng đáng kể so với năm 2005, GDP năm

2010 tăng gấp 1,7 lần năm 2005; tỉ trọng GDP của thành phố trong GDP cả nước từ2,5% năm 2005 tăng lên trên 3,2% năm 2010

Như vậy, với một môi trường kinh tế ổn định, có xu hướng tăng trưởng liên tục sẽtạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho các nhà đầu tư, việc gia nhập thị trường sẽ dễ dànghơn rất nhiều đối với các nhà đầu tư mới và nhu cầu thị trường cũng được mở rộng

2.1.4.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

* Thứ nhất, cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo đúng quy luật:

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn

Trang 26

đầu tư nước ngoài được khuyến khích và tạo điều kiện, có bước phát triển nhanh

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của thành phố Hải Phòng phân theo thành phần kinh tế

Trong giai đoạn 2005 – 2008, sự đóng góp của doanh nghiệp nhà nước có sựgiảm sút về mặt tỉ lệ là do sự thay đổi trong quá trình cổ phần hóa các doanhnghiệp, tuy nhiên kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo với hơn 25% tổng sốGDP và chủ yếu tập trung ở những ngành quan trọng, chiến lược như điện, nước,viễn thông, giao thông vận tải… Mặt khác, sự đóng góp của thành phần kinh tếngoài quốc doanh ngày càng chiếm tỉ trọng lớn với trên 50% GDP cho thấy môitrường đầu tư đang ngày càng thông thoáng và có nhiều cơ hội thuận lợi cho cácnhà đầu tư tư nhân Tuy nhiên, với các nhà đầu tư nước ngoài thì môi trường kinh tếcủa thành phố chưa thực sự hấp dẫn, sự tăng trưởng về con số và tỉ lệ GDP ở khuvực này không cao, xấp xỉ ngưỡng 17,8% trong nhiều năm Như vậy có thể thấymôi trường đầu tư Hải Phòng đang phát triển theo hướng tạo ra nhiều thuận lợi chocác nhà đầu tư tư nhân nhưng chưa có bước tiến triển rõ rệt, sự dịch chuyển vẫn rấtchậm chạp và không đáng kể

Thứ hai, số lượng các doanh nghiệp tăng lên cả về số lượng và chất

Trang 27

lượng, phân bổ đồng đều ở các ngành nghề.

Đến năm 2010, toàn thành phố có trên 20.000 doanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế; trong đó có 145 doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh ở cấp quốc gia, 50doanh nghiệp cấp khu vực Đông Nam Á và 15 doanh nghiệp cấp quốc tế; tập trungchủ yếu vào các sản phẩm truyền thống như sơn, may mặc, da giày, thủy sảm, côngnghiệp, cơ khí nặng, đóng tàu… , đóng góp xấp xỉ 80% GDP của thành phố Trongkhi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại chủ yếu góp phần gia tăngnăng lực sản xuất ở một số ngành như sản xuất thép, cơ khí, vật liệu xây dựng, sảnphẩm mới như cáp điện trung thế, robot, phụ tùng ô tô…nhằm hướng tới xuất khẩu.Các doanh nghiệp nhà nước được tiếp tục thực hiện cổ phần hóa và đổi mới toàndiện từ cơ cấu đến phương thức quản lí hoạt động đầu tư

Thứ ba, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa:

Bảng 2.3: Cơ cấu GDP thành phố Hải Phòng phân theo ngành kinh tế (%)

(Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Hải Phòng)

Cơ cấu kinh tế thành phố dịch chuyển đúng hướng công nghiệp hóa – hiện đạihóa và phát huy hết tiềm năng, lợi thế so sánh của thành phố, hoàn thành đúng chỉtiêu kế hoạch mà Đảng bộ thành phố đã đề ra ( chỉ tiêu năm 2010 là công nghiệp –xây dựng 38 – 39%, dịch vụ 52 – 53%, nông – lâm – thủy sản 8 – 9%); nâng tỉ trọngcủa các nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ từ 87% năm 2005 lên 90%năm 2010 Trong đó, mỗi ngành đều có những bước chuyển biến đáng kể, thể hiện

ở tốc độ tăng trưởng của từng ngành:

Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng:

Công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khá, bình quân 5 năm 2006 –

2010 tăng 15,04%, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 18 – 19%; giá trị sản xuất công nghiệp cứ 5 năm tăng gấp đôi, năm 2009 tăng gấp 40 lần so với năm 1990 Đến nay, ngành công nghiệp vẫn giữ vững được vai trò chủ lực của ngành kinh tế

Trang 28

thành phố, đứng thứ 6 về giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước, đứng thứ 2 khu vực phía Bắc ( chỉ sau Hà Nội); cơ cấu sản phẩm được đổi mới, nhiều sản phẩm

có tộc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn như xi măng gần 5 triệu tấn/năm, phôi thép trên 1 triệu tấn/năm, thép xây dựng trên 1 triệu tấn…, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, nâng nhanh trình độ công nghệ nhất là ở các ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp tàu biển Với lợi thế so sánh có sẵn, ngành công nghiệp đóng tàu ngày càng phát triển, từ chỗ chỉ chiếm 5,5% trong công nghiệp thành phố năm 2001

đã tăng lên 15% năm 2010 Đặc biệt, năm 2007, ngành công nghiệp đóng tàu đạt mưc kỉ lục về xuất khẩu – khoảng 100 trệu USD – chiếm tỉ trọng trên 80%

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong địa bàn thành phố đều có chuyển biến tích cực với sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng các nhà đầu tư.

Hiện nay, Hải Phòng có tổng số hơn 50 khu công nghiệp với diện tích trên 15.000

ha Các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Nomura, Đình Vũ và các cụmcông nghiệp Vĩnh Niệm, Quán Trữ, Đồ Sơn đều thu hút được hàng trăm nhà đầu tưthứ cấp Thêm vào đó, chính quyền thành phố luôn luôn quan tâm đặc biệt tới kiểmsoát lượng chất thải và vấn đề ô nhiễm môi trường cũng nhận được nhiều sự đồngthuận của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, từ năm 2009, do sự tác động của khủng hoảng kinh tế với cácchính sách bảo hộ, rào cản thương mại của các nước nhập khẩu lớn đã làm nhiềungành sản xuất như đóng tàu, giày dép gặp khó khăn, thậm chí phải ngừng sản xuất;một số dự án lớn không đi vào hoạt động theo đúng tiến độ; việc xây dựng kết cấu

hạ tầng khu công nghiệp được quy hoạch triển khai chậm, chưa tạo được sức hútvới các nhà đầu tư Do đó, đã ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung của ngành.Đây cũng là một trong số các khó khăn vướng mắc của môi trường kinh tế thànhphố Hải Phòng trong giai đoạn hội nhập WTO

Nhóm ngành dịch vụ:

Kinh tế dịch vụ luôn được coi trọng, phát triển đúng định hướng, cơ bản đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra, ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh

tế - xã hội của thành phố GDP ngành dịch vụ chiếm 53% trong tổng GDP của Hải

Phòng, tăng dần qua các năm và luôn tăng cao hơn so với tốc độ tăng GDP chung.Trong đó:

Vận tải biển tiếp tục củng cố vai trò trung tâm của cả nước với đội tàu đạt tổngtrọng tải trên 50 vạn tấn, chiếm tỉ trọng gần 50% về phương tiện và 40% khối lượng

Trang 29

hàng hóa vận tải biển cả nước, chỉ tính riêng xe tải năng và đầu kéo, xe chởcontainer đã xấp xỉ 4.000 phương tiện Đây cũng là một ưu thế của thành phố trongthu hút đầu tư, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu hoặcnguyên liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu Vì sự giảm thiểu chi phí vậnchuyển đặc biệt là vận tải biển sẽ tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp để giảm giáthành sản phẩm, tăng thị phần và tăng doanh thu nhiều hơn so với các doanh nghiệpkhác

Hoạt động thương mại và xuất, nhập khẩu cũng có tốc độ tăng trưởng cao.Lưu chuyển hàng hóa bán lẻ luôn tăng trưởng trên 20%/năm, tối đa đạt được 30%.Việc hình thành các siêu thị vfa trung tâm thương mại lớn như Metro, Intimex,BigC… chiếm trên 10% kim ngạch bán lẻ đã góp phần thúc đẩy thị trường thêm sôiđộng Giá trị xuất khẩu cũng như số lượng các mặt hàng đều có sư chuyển biến tíchcực, tỉ trọng các mặt hàng qua sản xuất tăng nhiều còn các sản phẩm thô, gia cônggiảm đáng kể Tị trường xuất khẩu cũng được mở rộng với nhiều đơn hàng lớn Dịch vụ du lịch phát triển cũng khá nhanh, nhất là du lịch sinh thái biển với sốlượng khách và doanh thu tăng liên tục Tính đến năm 2010, trên địa bàn thành phố

đã có 241 cơ sở kinh doanh với 106 khách sạn và 5.933 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩncho khách du lịch, trong đó có 102 cơ sở với tổng số 4000 phòng được xếp hạngđến 4 sao, chiếm 49,5% tổng cơ sở lưu trú và 64,4% số phòng Số lượt khách đếnthành phố bình quân 5 năm 2006 – 2010 tăng gần 20%/năm, năm 2010 ước tính đạt4,3 triệu lượt khách Tuy nhiên, hai trọng điểm du lịch là Đồ Sơn và Cát Bà chưathực sự thu hút được sự quan tâm của du khách do chưa được quan tâm, chú trọngđầu tư với các dự án vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc tế Do vậy, chính quyềnthành phố đã và đang tạo nhiều thuận lợi thông thoáng và nhiều ưu đãi đối với cácnhà đầu tư hướng vào hai địa điểm du lịch này

Ngoài ra, các dịch vụ về tài chính, ngân hàng cũng từng bước phát triển, tínhđến năm 2010 trên địa bàn thành phố đã có gần 40 chi nhánh ngân hàng trong vàngoài nước và hơn 10 chi nhánh bảo hiểm hoạt động, góp phần mở rộng kênh huyđộng vốn và giúp kiểm soát chặt chẽ tổng dư nợ và khả năng thanh toán của nềnkinh tế

Nhóm ngành nông – lâm – thủy sản:

Kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển nhanh theo đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả; bình quân 5

Trang 30

năm 2006 – 2010 tăng 4,54%/năm; sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướngnâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm với chỉ tiêu chủ yếu là đảm bảo sạch, an toàn

và tăng năng suất sử dụng đất Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn thành phố đã có

618 trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp Cùng với sự giúp đỡ của chínhquyền địa phương, ứng dụng công nghệ cao từng bước được bà con tiếp nhận trongsản xuất, phát triển nhiều vùng chuyên canh nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêudung nội địa và xuất khẩu, nâng giá trị sản xuất của nhiều cánh đồng, vườn cây đạtkhoảng 100 triệu đồng/ha Một số vùng chuyên canh về rau, cây công nghiệp, cây

ăn quả hay cây cảnh đã hình thành ở các huyện An Dương, An Lão, Thủy Nguyên.Kinh tế thủy sản đẩy mạnh nuôi thâm canh, phát triển nuôi trên biển Giá trịsản xuất thủy sản bình quân 5 năm 2006 – 2010 tăng 7,87%/năm Tuy vậy, so với

kế hoạch mà Đảng Bộ thành phố đề ra là 15% thi cơ bản là không hoàn thành

Như vậy, môi trường kinh tế thành phố có tác động tích cực tới việc cải thiện

môi trường đầu tư Sự tăng trưởng liên tục và cơ cấu GDP dịch chuyển theo hướng

mở rộng đối với các doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, sựtăng trưởng kinh tế đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực cũng tạo điều kiện gianhập thị trường dễ dàng hơn Mặt khác, sự phát triển của một số ngành dịch vụ nhưtài chính ngân hàng, giao thông vận tải và dịch vụ biển cũng góp phần hấp dẫn cácnhà đầu tư

2.1.5 Cơ sở hạ tầng:

Trong 5 năm 2006 – 2010, vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tăng nhanh,với tốc độ trên 10%/năm Tổng vốn đầu tư 5 năm khoảng 120.000 tỉ đồng, gấp 2,6lần 5 năm trước đó Đặc biệt là sự đóng góp của khối kinh tế tư nhân và khối kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng tăng, nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫnchiếm ưu thế chủ đạo, nhất là trong các dự án lớn, trọng điểm

2.1.5.1 Hệ thống giao thông:

Thứ nhất, hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp liên tục, tạo nhiều thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển liên tỉnh cũng như nội thành:

- Quốc lộ 5: nối liền thành phố Hải Phòng với thủ đô Hà Nội qua các tỉnh

Hải Dương và Hưng Yên, dài 105km vao gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, hiện là tuyến đường cấp 1 hiện đại nhất Việt Nam

- Quốc lộ 10: nối Hải Phòng với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và đường quốc

Trang 31

lộ 1 Bắc – Nam, có chiều dài toàn tuyến là 151km, lộ giới 61,5m.

- Quốc lộ 37: chiều dài 20,1km ; lộ giới 52m

- Đường 353 đi từ Hải Phòng đến khu du lịch Đồ Sơn.

- Tuyến đường xuyên đảo Đình Vũ đi khu du lịch Cát Hải, Cát Bà: 35km

- Các tuyến đường 403, đường 212, đường 17, đường Thủy Nguyên đi Kinh

Môn, cầu Khuể, cầu Bính… góp phần mở rộng không gian đô thị, rút ngắn khoảngcách từ trung tâm thành phố đến các huyện ngoại thành

- Các tuyến trục lớn trong đô thị như đường Lê Hồng Phong, đường Hồ Sen

– Cầu Rào 2, đường Lạch Tray – hồ Đông… góp phần mở mang và hiện đại hóa đôthị

Thứ hai, các loại hình giao thông khác cũng được phát triển đồng bộ với giao thông đường bộ, tạo ra một hệ thống liên hợp, dễ dàng và thuận tiện:

Đường sắt: Tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội dài 106 km, đây là tuyến

đường quan trọng để vận chuyển khách hàng và hàng hóa từ cảng Hải Phòng lên HàNội, từ đó nối trực tiếp với tuyến đường sắt Bắc – Nam Tuy nhiên, việc tuyếnđường này chạy ngang qua thành phố gây nhiều ảnh hưởng tới an toàn giao thôngcủa thành phố

Đường thủy: Với 5 con sông chảy qua, Hải Phòng là trung tâm đầu mối của

mạng giao thông đường thủy, nối liền với các tỉnh và cảng sông ở khu vực phíaBắc Mạng lưới giao thông đường sông vận tải chuyển tới trên 40% lượng hàng hóacủa các tỉnh phía Bắc Việt Nam

Hàng không: Hải Phòng có 2 sân bay Cát Bi và Kiến An Sân bay Cát Bi nằm

cách trung tâm thành phố 5km, là sân bay dự bị cho sân bay quốc tế Nội Bài, hiệnthành phố đang cùng với Tổng công ty hàng không Việt Nam khẩn trương lập vàtriển khai các dự án mở rộng, nâng cấp Đặc biệt, trong quyết định 1448/QĐ – TTg

đã quy hoạch việc phát triển sân bay quốc tê cấp vùng tại Vinh Quang, Tiên Lãng

mở ra cơ hội lớn cho swh phát triển của thông thương Hải Phòng trong tương lai

Bảng 2.4: Một số dự án giao thông trọng điểm giai đoạn 2006 – 2010

1 Đường 353 Hải Phòng- Đồ Sơn 415.000 Ngân sách

Trang 32

2 Đường trục 100m khu đô thị Lạch

Ngân sách, doanh nghiệp,

tín dụng

7 Đường Phòng thủ phía Đông Nam

8 Đường liên tỉnh từ Thuỷ Nguyên đi

9 Xây dựng Cầu Khuể 1.400.000 Ngân sách +Tín dụng

10 Đường Đông Khê II 1.000.000 Ngân sách +huy động

II Trung ương đầu tư trên địa bàn 10.116.000

1 Đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng

2 Đường sắt Hải Phòng- Chùa Vẽ 316.000 Ngân sách +Tín dụng

4 Đường ôtô Tân Vũ- Lạch Huyện 7.100- 13.600 Ngân sách + Tín dụng

(Nguồn: Viện Chiến lược- Bộ kế hoạch đầu tư)

2.1.5.2 Hệ thống cấp nước sạch, cấp điện và bưu chính viễn thông:

Hệ thống cấp nước:

Hải Phòng hiện có 6 nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch là Nhà máy nước

An Dương, Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Nhà máy nước Vật Cách, Nhà máy ĐồSơn, Nhà máy nước Uông Bí và Nhà máy nước Đình Vũ với tổng công suất là 152

000 m3/ngày đêm Các quận nội thành đều được cung cấp nước sạch thuộc dự áncấp nước vay vốn ODA của Phần Lan, Ngân hàng Thế giới (WB) được đánh giá làtốt nhất ở Việt Nam với tổng cộng hệ thống mạng lưới đường ốm là 108km ống cóđường kính từ 150 đến 600mm Tại nội thành có 4 trạm bơm tăng áp, các trạm nàyhoạt động vào thời gian nhu cầu tiêu dùng nước lên đến đỉnh điểm nhằm cải thiện

Trang 33

mức độ dịch vụ Các trạm bơm tăng áp là Đinh Tiên Hoàng ở trung tâm thành phố,ngã Năm ở khu vực Đông Bắc trung tâm thành phố, Đổng Quốc Bình và Cầu Rào ở phíaNam trung tâm thành phố Một trạm bơm tăng áp mới được xây dựng tại sân vận độngMáy Tơ là một hạng mục công trình của dự án cấp nước 1A đã được đưa vào sử dụng từcuối năm 2000 đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện đáng kể về áp lực vàlưu lượng của khu vực trung tâm thành phố Ngoài ra, với nguồn nước dồi dào có thểkhai thác từ sông Đa Độ, kênh An Kim Hải và sông Giá cũng như từ các hồ, nướcngầm, Hải Phòng đang có kế hoạch phát triển thêm một số nhà máy mới theo hình thứcBOT hoặc BT để đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp và đô thị mới Đối với hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, đặc biệt là sản xuất nôngnghiệp và nuôi trông thủy sản cũng được chính quyền thành phố hết sức quan tâm.Tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng số 1.401 công trình với côngsuất thiết kế 5.297.599 m3/h, đảm bảo năng lực tưới cho 241.751 ha và tiêu cho173.062 ha Trong đó có 977 công trình độc lập, bao gồm 3 hồ chứa, 403 cống (côngsuất 3.488.266 m3/h), 340 trạm bơm điện (đảm bảo tưới tiêu cho 81.199 ha), 2 trạmbơm dầu ( tưới tiêu cho 670 ha) và 2 kênh tạo nguồn với công suất 793.000 m3/h, nănglực thiết kế 80.393 ha Ngoài ra còn có 424 công trình phụ thuộc, gồm 340 trạm bơmđiện, 1 trạm bơm dầu và 83 đạp dâng (công suất thiết kế 273.888m3/h) Để đảm bảoquá trình sinh hoạt và sản xuất của người dân các xã ven biển, thành phố còn cho xâydựng thêm 339 đê ngăn mặn và 151 đê chống bão, lũ.

Hệ thống thoát nước và vệ sinh:

Cũng như hệ thống thoát nước của các đô thị lớn ở Việt Nam, hệ thống thoátnước Hải Phòng đã được xây dựng từ nhiều thập kỉ nay, mạng lưới đường cống thoátnước trong thành phố phục vụ chung cho 2 mục đích là thoát nước mưa và nước thải.Hiện tại chưa có công trình xử lí nước thải riêng của thành phố, một số xí nghiệp vàbệnh viện có hệ thống xử lí cục bộ nhưng hoạt động cũng không được tốt Tình trạng ônhiễm môi trường do thải nước bẩn ra ao hồ, sông ngòi đang được chính quyền cốgắng khắc phục Hiện nay, thành phố đã chủ động tập trung đầu tư cùng với sự giúp đỡcủa trung ương để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nước

Trang 34

8 trạm 110 KVA công suất 267 MVA và 25 trạm 35KV công suất 182,9 MVA và1.142 trạm phân tổng công suất 196,5 MVA nằm trên 10 quận, huyện

Lưới điện trung áp của Hải Phòng có 4 cấp: 35, 22, 10, 6 KV Mạng này chưađảm bảo khả năng cấp điện cho thành phố do một số là lưới cũ, chắp vá, quá tải chưađảm bảo an toàn cấp điện Toàn thành phố có 12/13 quận, huyện, thị xã có đường lướiđiện quốc gia ( trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ cách xa đất liền 133km, hiện đang đượcđầu tư nhà máy điện sức gió và diezen), 100% số xã có điện Hiện nay, chính phủ cũngđang có kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện công suất 300 – 600 MW ở HảiPhòng để đảm bảo việc cung cấp điện năng cho phát triển công nghiệp hóa, hiện đạihóa của thành phố

Bưu chính viễn thông:

Hải Phòng có hệ thống mạng viễn thông hiện đại có thể đáp ứng tốt các dịch

vụ thông tin liên lạc trong nước và quốc tế như điện thoại, điện thoại thẻ, facsimile,telex, nhắn tin, điện thoại di động, email và internet… Ngoài ra cũng còn có cácdịch vụ chuyển phát nhanh EMS, chuyển phát toàn cầu như DHL, FedEX… Toànthành phố có 225.000 máy cố định, đạt mức 20 máy/100 người; có 57 bưu cục, batổng đài; 100% xã trong toàn thành phố có điện thoại và phấn đấu 100% xã có nhàbưu điện văn hóa Số người dùng dịch vụ internet cũng tăng nhanh, cứ 100 hộ dânthì có 40 hộ sử dụng internet

2.1.6 Môi trường văn hóa – xã hội:

Cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường đồng bộ hóa và hiện đạihóa cơ sở vật chất, lãnh đạo thành phố còn luôn chú trọng vào việc nâng cao đờisống nhân dân, đặc biệt đầu tư công vào các vấn đề then chốt như y tế, giáo dục;đồng thời đẩy mạnh phong trào văn nghệ thể thao, không những góp phần xây dựngmôi trường sống lành mạnh cho dân cư mà còn giúp bình ổn chính trị - xã hội

và lựa chọn lao động thích hợp Do vậy, lượng dự án được đầu tư chủ yếu tập trung

Trang 35

ở các quận lớn như Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng và một số huyện có tiềmnăng như Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Đồ Sơn…

Theo thống kê của cục thống kê thành phố, dân số trung bình năm 2009 là1.841,65 nghìn người; trong đó có 772,43 nghìn người sống ở 7 quận lớn( HồngBàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Hải An, Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh) và 1.069,23nghìn người sống ở 8 huyện còn lại ( Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, KiếnThụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ) Đặc biệt, với vịtrí trung tâm thành phố, có nhiều sở ban ngành và các trụ sở công ty lớn nên dân cưchủ yếu tập trung nhiều ở quận Lê Chân, chỉ riêng quận này đã chiếm 211,6 nghìnngười - 30% số dân ở các quận nội thành trong khi diện tích gần như bé nhất thànhphố, khoảng 12,7 km2 làm cho mật độ dân số khu vực này lên tới 16.661 người/km2

Kế tiếp đó là quận Ngô Quyền với dân số 165,2 nghìn người, diện tích 11,1 km2 vàmật độ dân số là 14.883 người/km2 Trái ngược lại, một số huyện ngoại ô thành phố

có diện tích khá rộng nhưng do chưa được hỗ trợ đầu tư các cơ sở kinh tế, chủ yếudân cư sống bằng nghề nông nên dân cư vẫn còn thưa thớt, mật độ dân số thấp dẫnđến hình thành sự mất cân bằng về phân bố dân cư trong thành phố Điển hình làhuyện Cát Hải với diện tích 323,1 km2 nhưng mật độ dân cư là 91 người/km2 , hayhuyện đảo Bạch Long Vĩ chỉ có 0,87 nghìn người sinh sống do điều kiện sinh hoạtquá khó khăn, điện nước chưa được đáp ứng đầy đủ Đây là 2 huyện được đưa vàodanh mục địa bàn đầu tư đặc biệt khó khăn của thành phố

Thứ hai, cơ cấu dân số trẻ với lực lượng lao động kinh tế trên 15 tuổi chiếm

đa số là nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển Đây cũng

là một thuận lợi lớn mang ý nghĩa tích cực đối với quá trình cải thiện môi trườngđầu tư, vì các nhà đầu tư thường lựa chọn địa điểm đầu tư có số lượng lao động cao

để dễ dàng tuyển chọn được người phù hợp, cùng với giá cả nhân công sẽ rẻ hơntương đối so với các khu vực khác, góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăngthu lợi nhuận

Sở hữu cơ cấu dân số trẻ với lực lượng lao động kinh tế trên 15 tuổi chiếm đa

số ( 1.453,433 nghìn người trong tổng số 1.841,65 nghìn người), nguồn nhân lực làmột trong những lợi thế so sánh của thành phố Trong đó, năm 2009 thống kê có70% là hoạt động kinh tế và 30% số dân còn lại không hoạt động kinh tế, bao gồmngười nội trợ, học sinh sinh viên, những người không có khả năng lao động hoặckhông có nhu cầu lao động; giảm 1200 người thất nghiệp so với năm 2008 làm con

Trang 36

số thất nghiệp giảm xuống còn 3.6%, thấp hơn 1% so với con số thất nghiệp toànquốc năm 2009 Tính riêng một cách cụ thể, trong năm 2009, thành phố đã giảiquyết được 401,065 nghìn lao động thành thị và 610,327 nghìn lao động nông thôn

và con số này không có sự thay đổi mạnh mẽ từ năm 2005 đến nay, thể hiện sự ổnđịnh trong cơ cấu và nguồn lực nhân công của thành phố

Bảng 2.5: Lao động 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế

và không hoạt động kinh tế

Toàn thành

1.190.64 9

1.384.93 4

1.443.05

1.002.77 5

1.011.39 2

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng)

Thứ ba, ngoài sự dồi dào về số lượng, tài nguyên con người của thành phố còn được chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng, cụ thể là việc gia tăng đào tạo cán

bộ khoa học – kĩ thuật và công nhân kĩ thuật Về mảng đào tạo cán bộ khoa học – kĩ

thuật, số trường đại học cao đẳng đã tăng từ 8 trường năm học 2008 – 2009 lên 12trường năm học 2009 – 2010, với số lượng giáo viên tăng tương ứng 400 người và

số lượng sinh viên tăng gần 8 nghìn người, đưa con số này đạt mức 60.734 người,gấp 2 lần so với năm học 2005 – 2006 Cùng với đó, số công nhân kĩ thuật được quađào tạo bài bản cũng tăng từ 5.956 năm 2001 lên 9.719 công nhân năm 2009

Như vậy, sự chú trọng vào giáo dục và nâng cao trình độ tay nghề công nhân

đã giúp cho các nhà đầu tư giảm bớt một phần chi phí đào tạo lại khi đầu tư vào

Trang 37

thành phố, làm tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư và góp phần nâng caokhả năng thu hút đầu tư vào thành phố, đặc biệt là đối với các khu công nghiệp lớn.Mặt khác, trước đây, đa số các dự án đầu tư nước ngoài vào thành phố chủ yếu tìmkiếm nguồn lao động thủ công với giá nhân công rẻ như các công việc lắp ráp, dagiày, thảm len… nhưng với số lượng nhân công lành nghề có trình độ kĩ thuật caonhư hiện nay sẽ thu hút được nhiều các dự án sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại,quy trình khoa học tiên tiến, làm mới môi trường đầu tư Hải Phòng.

2.1.6.2 Tăng cường đầu tư y tế:

Việc tăng cường chú trọng đầu tư công tác khám chữa bệnh cũng đã tạo ranhiều hiệu ứng tích cực cho quá trình cải thiện môi trường đầu tư của thành phố

Thứ nhất, phòng bệnh và chữa bệnh giúp cho người dân có được cuộc sống lành

mạnh, sức khỏe được tăng cường, tức là tăng cao chất lượng nguồn lao động, giúp

tăng hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất kinh doanh Thứ hai, xã hội khỏe

mạnh tức là mỗi người dân cũng có ít nguy cơ bị lây nhiễm bệnh và bệnh dịch, sẽ

tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và văn minh Thứ ba, việc chính quyền

thành phố chú trọng tăng cường các dự án hỗ trợ bệnh viện cũng tăng thu hút đầu tư

cả trong và ngoài nước vào lĩnh vực y tế, là một trong các lĩnh vực xưa nay chủ yếudựa vào ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh

Công tác y tế dự phòng luôn được thành phố quan tâm, tăng cường kiểm tra;đến nay đã có 196/223 xã, phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã, các bệnh việnngoài công lập được khuyến khích mở rộng đầu tư và tiến hành thẩm định một cáchkhắt khe Việc thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh được quan tâm đúngmức, đã có 868.686 người dân (chiếm 48,26% dân số) có bảo hiểm y tế Thêm vào

đó, dự án xây dựng bệnh viện Việt Tiệp thành bệnh viện đa khoa khu vực với cấcchuyên khoa sâu, chất lượng cao phục vụ cho cả vùng duyên hải Bắc Bộ được triểnkhai đạt kết quả bước đầu 95% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám, chữa bệnhmiễn phí; 95% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc, giúp đỡ thườngxuyên; tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 15,2% năm 2005 xuống còn12% năm 2008 và 10% năm 2009 Số cơ sở y tế nhà nước và các trang thiết bị đikèm được tân tiến, số lượng tăng và trình độ công nghệ cũng được nâng cao:

Bảng 2.6: Cơ sở y tế nhà nước và giường bệnh Năm Bệnh viện

Phòng khám khu vực

Viện điều

Trang 38

sở

Giường bệnh

Cơ sở

Giườn

g bệnh

Cơ sở

Giườn

g bệnh

Cơ sở

Giườn

g bệnh

Cơ sở

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng

Có thể nhận thấy, không có sự thay đổi rõ rệt về số cơ sở khám chữa bệnh nhànước nhưng khả năng đáp ứng của từng cơ sở đã tăng lên đáng kể, chủ yếu là việcgiảm quy mô những phòng khám khu vực để tăng cường cho các bệnh viện lớn;đảm bảo sự chăm sóc y tế cộng đồng rộng rãi ở từng khu vực quận, huyện mà cũngthể hiện được sự phân hóa về trình độ chuyên môn

Ngoài ra, thành phố cũng rất chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực cho ngành y tế, đủ điều kiện triển khai và làm chủ kĩ thuậtcao, chuyên sâu Đối với ngành y, tốc độ tăng trưởng bác sĩ trong giai đoạn 2006 –

2009 là 3,5%; y tá là 6,6% và hộ sinh là 5%, đưa số bác sĩ năm 2009 lên 1.347người, 2.284 y tá và 550 hộ sinh, tức là khoảng 7.36 bác sĩ trên 10 nghìn dân Tuy

số lượng bác sĩ tăng chưa nhiều, nhưng nhờ có sự đào tạo của trường Đại học Y HảiPhòng nên trình độ chuyên môn được đánh giá cao hơn nhiều Thế nhưng mạnglưới bệnh viện chưa được phân bổ một cách hợp lí, chủ yếu tấp trung ở một số quậnnội thành Theo thống kê năm 2009, chỉ riêng quận Lê Chân đã có 1048 bác sĩ,chiếm 25% số bác sĩ của toàn thành phố; hay số cán bộ dược chủ yếu tập trung tạiquận Hồng Bàng, chiếm 407/669 dược sĩ toàn thành Ngoài ra, số dược sĩ cao cấpcũng dần có xu hướng giảm mà thay vào đó là sự gia tăng các dược sĩ trung cấp vớitốc độ tăng trường giai đoạn 2006 – 2009 lần lượt là -4,1% và 10,9%

2.1.6.3 Giáo dục đào tạo:

Giáo dục – đào tạo vốn là cốt lõi của xã hội, được tất cả mọi người quan tâm

và tất cả các quốc gia trên thế giới chú trọng đầu tư phát triển Về quy mô, càngnhiều trẻ em được tới trường thể hiện mức sống của xã hội càng cao và văn minh,tri thức được tăng cường, là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực trong tương lai

Về chất lượng, việc dạy và học càng có hiệu quả thể hiện trình độ tri thức cao, thuhút nhiều dự án hiện đại và tiền lương của lao động cũng được cải thiện theo Các

Trang 39

nước tiên tiến trên thế giới cũng đã chú trọng đầu tư cho giáo dục hàng trăm nămnay và kết quả thu được là một đội ngũ lao động có kiến thức, có tay nghề góp phầnnâng cao uy tín môi trường đầu tư Cụ thể như đất nước Nhật Bản, tuy nghèo nàn vềtài nguyên thiên nhiên nhưng với sự đầu tư cao dành cho giáo dục, hiện nay đây làmột trong nhưng nước có môi trường đầu tư tốt nhất thế giới, vì việc đào tạo khôngchỉ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng lao động mà nó còn tác động vào mọi mặt củađời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề đạo đức Từ đó cũng góp phần làm giảm những

tệ nạn như tham nhũng, cửa quyền, hách dịch… và khi đó môi trường đầu tư sẽđược đánh giá là minh bạch, thông thoáng, tăng khả năng cạnh tranh

Giáo dục – đào tạo phát triển khá toàn diện cả về quy mô và chấtlượng, thành phố đã giữ vững kết quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở; cơ bảnhoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề Cơ sở vật chất, thiết bị trườnghọc được tăng cường, đã có 202/704 trường đạt chuẩn quốc gia (28,69%) Chấtlượng giáo dục phổ thông được giữ vững, luôn đứng ở tốp đầu cả nước Phát triển,

đa dạng hóa, xã hội hóa công tác đào tạo nghề, chất lượng công tác dạy nghề đượcnâng lên Trường Đại học Hải Phòng bước đầu phát triển theo mô hình đa ngành vàluôn giữ vững vai trò đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ, kiến thức chuyên môncho thành phố

Trang 40

Bảng 2.7: Số học sinh phổ thông 2009 – 2010 phân theo quận, huyện

Huyện Thủy Nguyên 51.389 20.338 18.016 13.035

-(Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng)

Mặt khác, hệ thống trường học và cán bộ giáo viên được phân bố khá đồngđều trên khắp thành phố, từ cấp mầm non đến trung học phổ thông, tạo điều kiênthuận lợi cho việc đi lại của học sinh và phụ huynh, không có sự cách biệt rõ rệt về

số học sinh phổ thông giữa các quận, huyện nội ngoại thành và tỉ lệ này tương ứngvới số trẻ em trong khu vực Tuy nhiên, tại một số địa bàn kinh tế đặc biệt khó khănnhư huyện Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ thì số lượng trẻ em đến trường thưathớt dần theo từng cấp học

2.1.6.4 Văn hóa – thể thao:

Việc cải thiện môi trường văn nghệ - thể thao cũng góp phần mang lại một đờisống lành mạnh cho dân chúng, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và cảithiện môi trường đầu tư Là một trong những lĩnh vực quan trọng, hoạt động vănhóa văn nghệ luôn được coi trọng và đầu tư đúng mức; năm 2009, thành phố có 16thư viện, với 141.617 đầu sách và có 584 phòng đọc, tủ sách cấp xã, phường, tănghơn 700 đầu sách so với năm 2008 Số trung tâm thể thao được giữ vững 188 trung

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w