Quá trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn DCPA (Trang 25)

Quá trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính gồm 3 bước cơ bản như sau:

Sơ đồ 1.4. Quá trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.3.1. Thiết lập ước lượng ban đầu về mức trọng yếu

Kiểm toán viên cần thiết lập ước lượng ban đầu về mức trọng yếu trong bước chuẩn bị kiểm toán. Ước lượng ban đầu này cần được xác định bằng số lượng cụ thể. Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu là số lượng mà tại đó kiểm toán viên tin rằng sai sót nếu có không làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính.

Như đã nói trong phần cơ sở đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính, quy mô tương đối rất ít khi được sử dụng trong đánh giá tính trọng yếu. Thông thường, kiểm toán viên sẽ thiết lập một số gốc, trên cơ sở số gốc đó để ước lượng mức trọng yếu. Số gốc được sử dụng thông thường là tổng

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Thiết lập ước lượng ban đầu về mức trọng yếu

Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho từng khoản mục

Tổng hợp sai phạm

Bước 4

So sánh sai phạm đã tổng hợp với ước lượng ban đầu về trọng yếu

tài sản đối với bảng cân đối kế toán, tổng doanh thu đối với báo cáo kết quả kinh doanh do tổng tài sản và tổng doanh thu là những số tương đối ổn định qua các năm so với các khoản mục khác.

1.3.3.2. Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho từng khoản mục

Mục đích của việc phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục là giúp cho việc thiết kế các chương trình kiểm toan, lựa chọn các thử nghiệm kiểm toán phù hợp áp dụng cho từng khoản mục.

Việc phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho từng khoản mục căn cứ vào:

- Quy mô của khoản mục: khoản mục có quy mô càng lớn, mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục cũng càng thấp.

- Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro phát hiện của khoản mục đó: khoản mục có mức rủi ro phát hiện càng cao, mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục đó càng thấp.

- Mức độ quan trọng của khoản mục đối với báo cáo tài chính: khoản mục càng quan trọng, mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục đó càng cao

1.3.3.3. Tổng hợp sai phạm

Thông qua các thủ tục kiểm toán kiểm toán viên tiến hành trong bước thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện được những sai sót đối với từng khoản mục trong báo cáo tài chính của khách hàng. Sai sót này được gọi là sai sót dự kiến và được đối chiếu với mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục.

Trên cơ sở sai sót dự kiến đối với từng khoản mục, kiểm toán viên tổng hợp sai sót trên toàn bộ báo cáo tài chính. Sai sót tổng hợp này sẽ được so sánh với ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính.

Dựa trên kết quả của bước tổng hợp sai phạm, kiểm toán viên tiền hành so sánh tổng sai phạm với ước lượng ban đầu về trọng yếu. Nếu tổng hợp sai phạm nhỏ hơn ước lượng ban đầu về trọng yếu, kiểm toán viên kết luận báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Nếu tổng hợp sai phạm vượt quá ước lượng ban đầu về trọng yếu, kiểm toán viên cần yêu cầu khách hàng sửa chữa sai phạm. Nếu khách hàng từ chối, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến bác bỏ.

1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trong một cuộc kiểm toán, trọng yếu được thiết lập dựa trên nhiều yếu tố trong đó có yếu tố đánh giá rủi ro. Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ ngược chiều nhau. Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Mối quan hệ này cần được kiểm toán viên xem xét khi lập kế hoạch kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán. Nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Khi đó, để làm giảm rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên cần:

- Thực hiện thêm cac thử nghiệm kiểm soát để làm giảm rủi ro kiểm soát - Thay đổi phạm vi, lịch trình của các thử nghiệm cơ bản để làm giảm rủi ro phát hiện.

PHẦN II. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH kiểm 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là một công ty quy mô nhỏ hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 2005 theo giấy phép thành lập số 0102022913 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Khi mới thành lập, công ty lấy tên là công ty TNHH tư vấn DCPA, đặt trụ sở tại số nhà 243 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Những thành viên sáng lập công ty là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, từng làm việc lâu năm tại các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Mặc dù được thành lập chỉ với 4 thành viên ban đầu, công ty đã tổ chức hoạt động khá thành công, liên tục tăng doanh thu qua các năm.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, trong năm 2006, công ty liên tục mở rông cả về quy mô hoạt động và dịch vụ cung cấp. Cuối năm 2006, công ty mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hưng Yên nhằm tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Tháng 2 năm 2007, nhằm thể hiện rõ hơn lĩnh vực hoạt động và tính chất của công ty, ban giám đốc công ty đã quyết định đổi tên công ty thành công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA, tên giao dịch tiếng Anh là DCPA Auditing and Consulting Company Limited company, đặt trụ sở chính tại số nhà 82 đường Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hiện nay, số lượng nhân viên của công ty đã tăng đến 20 người, phần lớn là những nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Thành phần khách hàng của công

ty rất đa dạng,bao gồm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA…

Không chỉ dừng lại ở đó, công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA vẫn đang không ngừng phát triển, mở rộng thị trường, đa dạng hoá loại hình cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hoà nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới như hiện nay, DCPA có rất nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa, xứng tầm với các công ty kiểm toán lớn trên thế giới.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn DCPA (Gọi tắt là công ty DCPA) chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn (bao gồm tư vấn quản lý và tư vấn thuế). Công ty DCPA cung cấp dịch vụ cho các khách hàng với quy mô đa dạng, thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, công ty tập trung vào các công ty vừa và nhỏ, các dự án được tài trợ, các tổ chức phi chính phủ,…các khách hàng cần dịch vụ chất lượng cao với mức phí hợp lý.

Các dịch vụ công ty chủ yếu cung cấp bao gồm:

)a Dịch vụ kiểm toán

Thứ nhất, kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định;

Thứ hai, kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt (Cho mục đích thuế, theo yêu cầu của tập đoàn, nhà đầu tư hoặc ngân hàng );

Thứ ba, kiểm toán hoạt động; Thứ tư, kiểm toán tuân thủ; Thứ năm, kiểm toán nội bộ;

Thứ sáu, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành;

Thứ bảy, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;

Thứ tám, kiểm toán các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước;

Thứ chín, soát xét thông tin trên báo cáo tài chính. b) Dịch vụ kế toán

Thứ nhất, xây dựng hệ thống kế toán, tổ chức bộ máy kế toán; Thứ hai, đào tạo, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán tài chính;

Thứ ba, trợ giúp công việc mở sổ, hạch toán kế toán và lập các báo cáo tài chính theo luật định và theo các yêu cầu cụ thể, báo cáo cho mục đích thuế;

Thứ tư, trợ giúp thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính theo các chuẩn mực và chế độ khác nhau;

Thứ năm, trợ giúp công việc tuyển dụng nhân viên và đào tạo nhân viên trước khi tiếp nhận công việc;

Thứ sáu, trợ giúp cài đặt phần mềm kế toán và đào tạo nhân viên thực hiện công việc trên các phần mềm đã cài đặt.

c) Dịch vụ tư vấn thuế

Thứ nhất, hoạch định chiến lược thuế, lập kế hoạch thuế;

Thứ hai, phân tích và xây dựng cơ cấu kinh doanh, kế hoạch kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế;

Thứ ba, soát xét tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiêp; Thứ tư, tính toán chi phí thuế đối với các nghiệp vụ và giao dịch phức tạp, tư vấn giải pháp tiết kiệm chi phí thuế cho doanh nghiệp;

Thứ năm, lập kế hoạch tính toán và kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho các doanh nghiệp;

Thứ sáu, tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế

Thứ bảy, tổ chức hội thảo và đào tạo kiến thức về thuế; Thứ tám, các dịch vụ tư vấn thuế khác.

Thứ nhất, hỗ trợ, huy đông vốn và các giao dịch tài chính; Thứ hai, tư vấn hỗ trợ cơ cấu và tái cơ cấu doanh nghiệp; Thứ ba, xác định giá trị doanh nghiệp;

Thứ tư, tư vấn lập phương án cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng;

Thứ năm, trợ giúp phân tích đầu tư và lập kế hoạch kinh doanh;

Thứ sáu, soát xét và đánh giá việc xây dựng hệ thông kiểm soát nội bộ; Thứ bảy, các dịch vụ đánh giá rủi ro và tư vấn kiểm soát liên quan đến môi trường kinh doanh và hệ thống thông tin của doanh nghiệp.

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA qua các năm toán và tư vấn DCPA qua các năm

Dựa vào bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể thấy tình hình hoạt động của công ty khả quan. Lợi nhuân, tỷ lệ lợi nhuận, số lượng khách hàng của công ty tăng qua các năm với tỷ lệ cao.

Trong năm đầu tiên hoạt động, năm 2005, do mới được thành lập từ tháng 10 cùng những khó khăn ban đầu do chưa tạo được niềm tin ở nhiều khách hàng, lợi nhuận của công ty ở mức thấp (52 triệu đồng).

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

I Tổng doanh thu Triệu đồng 404,050 14.684,98 32.907,90

1 Doanh thu từ dịch vụ kế toán Triệu đồng - 245,98 1.070 2 Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán Triệu đồng 404,050 10.070 28.750 3 Doanh thu từ dịch vụ tư vấn Triệu đồng - 4.396 3.087,9 II Các chỉ tiêu LĐ-TL

1 Lao động bình quân Người 5 15 22 3 Thu nhập bình quân Triệu đồng 2,5 5,7 9,8

IV Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu

0,1287 0,1021 0,0835

V Số lượng KH Đơn vị 3 50 75

Trong các năm tiếp theo, năm 2006 và 2007, số lượng khách hàng của công ty tăng lên nhanh chóng đồng thời công ty cũng dần đi vào nền nếp hoạt động, lợi nhuận của công ty tăng vượt bậc.

Mặt khác, có thể thấy công ty đang dần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp. Mặc dù doanh thu của công ty vẫn chủ yếu từ hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán, tuy nhiên có thể thấy dịch vụ kế toán và dịch vụ tư vấn cũng đang dần mang lại nguồn lợi đáng kể cho doanh nghiệp.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bao gồm dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán và dịch vụ tư vấn. Công ty tổ chức các bộ phận riêng biệt để thực hiện các dịch vụ này. Mỗi bộ phận bao gồm một người phụ trách và các nhân viên thực hiện các công việc theo yêu cầu.

2.1.5. Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA DCPA

Công ty DCPA là công ty nhỏ với số lượng nhân viên không lớn. Tuy nhiên, công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng với số lượng lớn, tính chất công việc phức tạp, đó là nhờ công ty xây dựng một hệ thống quản lý, điều hành khoa học, được phân chia thành hai khối riêng biệt: khối hành chính và khối chuyên môn

Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của công ty. Giám đốc công ty DCPA là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, từng làm việc lâu năm tại các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại công ty DCPA

Các phó giám đốc: công ty có hai phó giám đốc phụ trách hai khối công việc khác nhau là khối hành chính và khối chuyên môn, cả hai đều là những kiểm toán viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tương đương giám đốc kiểm toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc khối công việc mình phụ trách.

Phó giám đốc phụ trách hành chính quản lý ba bộ phận bao gồm bộ phận hành chính, bộ phận kế toán và bộ phận công nghệ thông tin.

Bộ phận hành chính: thực hiện công việc quản lý hành chính, xây dựng và thực hiện các kế hoạch thu chi cho công ty, thiết lập các quy định và quản lý việc thực hiện các quy định đó, quản lý về nhân sự của công ty.

Bộ phận kế toán: quản lý về mặt tài chính kế toán của công ty Giám đốc Phó giám đốc phụ trách hành chính Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bộ phận hành chính Bộ phận kế toán Bộ phận CNTT Bộ phận kiểm toán Bộ phận tư vấn Kiểm toán BCTC Kiểm toán XDCB Tư vấn thuế Tư vấn quản lý

Bộ phận công nghệ thông tin: công ty DCPA áp dụng công nghệ thông tin và xử lý hầu hết các công việc trên máy tính nên bộ phận công nghệ thông tin và hệ thống máy tính đóng vai trò rất quan trọng. Bộ phận công nghệ thông tin chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống phần mềm được sử dụng cho toàn công ty, hướng dẫn nhân viên trong công ty sử dụng hệ thống đã được thiết lập, sửa chữa hệ thống khi có sai sót. Bộ phận công nghệ thông tin còn chịu trách nhiệm hỗ trợ các nhóm kiểm toán khi có yêu cầu từ chủ nhiệm kiểm toán.

Phó giám đốc phụ trách chuyên môn quản lý hai bộ phận chính là bộ phận kiểm toán và bộ phận tư vấn.

Bộ phận kiểm toán bao gồm nhiều nhân viên nhất trong các bộ phận của công ty, thực hiện dịch vụ kiểm toán mang lại hơn 80% doanh thu cho công

Một phần của tài liệu Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn DCPA (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w