chương trình kiểm toán
Căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro đã xác định, kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp đối với từng khoản mục. Đối với các khoản mục được đánh giá mức rủi ro phát hiện được đánh giá càng thấp, mức trọng
yếu cao, kiểm toán viên càng cần tiến hành nhiều thử nghiệm cơ bản nhằm phát hiện ra các sai phạm trọng yếu.
Đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A, rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức trung bình, mức trọng yếu là 6.582.184 (quy mô khoản mục là 5.975.489.487), kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán kết hợp thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
Bảng 2.27. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho khách hàng A
Thủ tục Người thực hiện Ngày thực hiện Tham chiếu 1. Phân tích
- So sánh các giá trị hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch
- Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến.
2. Thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết
- Chứng kiến các cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán.
+ Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê hàng tồn kho không.
+ Tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn.
+ Ghi lại trên giấy tờ làm việc các khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, hư hỏng, chậm luân chuyển hoặc hàng thừa.
+ Thực hiện xác nhận đối với các mặt hàng do người khác hoặc khách hàng giữ, xem xét việc kiểm kê thực tế các mặt hàng này nếu có thể.
chính ngày 31/12
- Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, Báo cáo tài chính và số liệu kiểm kê.
- Kiểm tra phương pháp tính giá.
+ Xem xét cơ sở xác định giá trị hàng tồn kho.
+ Đánh giá tính hợp lí của giá trị hàng tồn kho cuối kì bằng cách so sánh giữa số lượng hàng tồn kho ghi sổ và giá hàng tồn kho theo kết quả kiểm kê và giá hàng nhập kho, xuất bán cuối năm.
+ Ước tính giá trị thực hiện thuần bằng cách dùng giá bán tại thời điểm khoá sổ trừ đi chi phí ước tính để hoàn thiện và bán các mặt hàng đã được kiểm tra (ước tính chi phí cần thiết để hoàn thành sản phẩm và chi phí bán hàng). + So sánh giá trị ghi sổ với với giá bán mà doanh nghiệp thực hiện tại thời điểm cuối năm (có thể tham khảo giá bán trong kì).
- Xem xét việc xử lí và hạch toán các khoản thừa thiếu phát sinh trong kiểm kê.
- Xem xét các tài liệu liên quan để có được bằng chứng hàng tồn kho được đem ra thế chấp hoặc hàng tồn kho không thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
3. Kết luận.
- Hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết những vấn đề còn tồn tại (nếu có).
- Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập đến trong thư quản lý.
- Lập bảng tổng hợp nhận xét cho các khoản mục thực hiện.
2.2.2.2.Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán khách hàng A
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên không phát hiện thấy những vấn đề bất thường làm thay đổi đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro, trọng yếu của công ty A.
2.2.3. Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán khách hàng B
2.2.3.1. Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B
2.2.3.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B
a) Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Công ty TNHH B là khách hàng thường xuyên của công ty DCPA, để đánh giá rủi ro của việc tiếp tục chấp nhận kiểm toán khách hàng B, công ty DCPA tiến hành tiếp xúc với ban Giám đốc, quan sát những biến động lớn trong bộ máy quản lý, hoạt động kinh doanh của khách hàng B.
Những tìm hiểu ban đầu về khách hàng B được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung có thể khái quát như sau:
CÔNG TY TNHH B
Loại hình doanh nghiệp: Công ty B thuộc loại hình công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, được thành lập năm 2003 theo giấy phép số 56349/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp.
Lĩnh vực hoạt động : nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm.
Ban Giám đốc:
Ông Phan Mạnh Tuấn – Giám đốc Bà Phạm Minh Ngọc – Phó giám đốc Ông Đỗ Thanh Bình – Phó giám đốc.
báo cáo tài chính của công ty B
Nhận định ban đầu: Từ khi ra đời, công ty TNHH B chưa có những sai phạm lớn, doanh thu của công ty tăng đáng kể qua các năm kể từ khi thành lập. Hội đồng quản trị và ban Giám đốc công ty có thái độ hợp tác tích cực với kiểm toán viên. Những cuộc kiểm toán năm trước đều cho thấy hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hoạt động hiệu quả.
Qua tiếp xúc và quan sát với khách hàng B, kiểm toán viên nhận thấy cơ cấu quản lý, hoạt động kinh doanh của khách hàng B không có thay đổi gì đáng kể so với năm trước.
Qua tìm hiểu về khách hàng B và đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên, công ty DCPA xét thấy tính liêm chính của ban Giám đốc công ty B được đánh giá cao, hoạt động kinh doanh của công ty tốt, kiểm toán viên của DCPA hoàn toàn độc lập với công ty B, do đó DCPA có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho khách hàng B và quyết định ký kết hợp đồng kiểm toán.
b) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán b1) Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn
Để xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với cuộc kiểm toán khách hàng B, kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về quy mô, tình hình hoạt động, tình hình tài sản, công nợ… của khách hàng thông qua giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán năm trước, quan sát thực tế hoạt động…
Qua thu thập thông tin khái quát về quy mô, tình hình hoạt động của công ty B và tiến hành phân tích, kiểm toán viên rút ra nhận xét: công ty B là một công ty quy mô nhỏ, có bộ máy tổ chức tương đối hợp lý, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, ban giám đốc và người đứng đầu các bộ phận đều có trình độ quản lý, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan. Bộ máy kế toán được phân chia đầy
đủ các phần hành, các kế toán viên đều được đào tạo chính quy. So với năm trước, trong năm 2007, công ty B không có biến động đáng kể về cơ cấu tổ chức.
Sau khi tìm hiểu khái quát về công ty B, kiểm toán viên tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty B thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Qua phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B, có thể thấy tốc độ gia tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cao, tình hình tài chính khả quan, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
Kết luận: Mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mức thấp.
b2) Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính
Có thể khái quát những tìm hiểu của kiểm toán viên nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính như sau:
- Ban Giám đốc công ty B được đánh giá cao về tính liêm chính và trình độ chuyên môn.
- Trong năm 2007, công ty không có thay đổi gì về thành phần Ban Giám đốc.
- Kiểm toán viên đánh giá cao trình độ của các nhân viên kế toán trong công ty.
- Trong năm 2007 không có áp lực bất thường đối với ban Giám đốc và nhân viên kế toán của công ty
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
- Công ty B không có chi nhánh, chỉ mở văn phòng đại diện tại Hà Tây - Từ năm 2007, công ty áp dụng chế độ kế toán mới ban hành kèm theo
quyết định 15/2006/QĐ-BTC
Với những tìm hiểu như trên, tính liêm chính của ban Giám đốc công ty B được đánh giá cao, trình độ của ban Giám đốc và các nhân viên kế toán tốt,
hoạt động của công ty ổn định, không có những biến động đáng kể. Tuy nhiên, có một vấn đề cần xem xét, trong năm vừa qua, thị trường đầu ra của công ty gia tăng cạnh tranh, chế độ kế toán được áp dụng mới từ năm 2007. Do đó, mức rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty B được đánh giá ở mức trung bình.
b3) Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính
Kiểm toán viên lập bảng câu hỏi về từng yếu tố trong hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty để đánh giá
b3.1) Môi trường kiểm soát
Để đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty B, kiểm toán viên chủ yếu dựa vào việc xem xét các chính sách, thủ tục quản lý trong công ty, phỏng vấn Ban Giám đốc và quan sát thực tế hoạt động của công ty, có thể khái quát những tìm hiểu như sau:
- Tính trung thực của các thành viên ban Giám đốc được kiểm toán viên đánh giá cao.
- Trách nhiệm phê chuẩn các nghiệp vụ được công ty quy định cụ thể và tiến hành nghiêm túc.
- Không có sự chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận khác nhau trong công ty.
- 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi sổ, bảo quản tài sản được phân chia rành mạch.
- Các nhân viên của công ty đều có trình độ phù hợp với chuyên môn. - Đường lối, chính sách của công ty được phổ biến rộng rãi tới các
nhân viên và được thi hành nghiêm túc.
- Việc thực hiện kế hoạch, chính sách được ban Giám đốc theo dõi thường xuyên và có những điều chỉnh khi cần thiết.
- Trong năm 2007, công ty không có thay đổi về chế độ, chính sách. Qua tìm hiểu, có thể thấy thành viên hội đồng quản trị và ban Giám đốc
công ty B được đánh giá cao về tính trung thực và trình độ, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối hợp lý, góp phần hiệu quả vào việc ngăn chặn các sai phạm, năng lực của các nhân viên trong công ty phù hơp với công việc. Do đó, môi trường kiểm soát của công ty B được đánh giá ở mức tốt.
b3.2) Hệ thống kế toán
Kiểm toán viên tìm hiểu cụ thể về nhân sự kế toán, các chính sách kế toán được công ty áp dụng, đặc điểm về sổ kế toán, quá trình luân chuyển chứng từ...
Qua tìm hiểu, có thể thấy hệ thống kế toán của công ty B hoạt động hữu hiệu, đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết: tính có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại, tính đúng kỳ, tính chính xác cơ học. Do đó, hệ thống kế toán của công ty B được đánh giá tốt.
b3.3) Các thủ tục kiểm soát
Để đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty B, kiểm toán viên tiến hành những tìm hiểu cụ thể có thể khái quát như sau:
- Công ty B có quy định và thực hiện nghiêm túc các quy định về phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người trong bộ phận.
- Công ty có quy định và thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ uỷ quyền và phê chuẩn.
- Công ty có quy định cụ thể và thực hiện đầy đủ các quy định về chứng từ, sổ sách, quy trình kiểm soát đối với tài sản và các hoạt động của đơn vị
Có thể thấy công ty có đầy đủ các quy định và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nhằm đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng các thủ tục kiểm soát: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm và chế độ uỷ quyền. Do đó, các thủ tục kiểm soát của công ty B được đánh giá tốt. b3.4) Kiểm toán nội bộ
Công ty TNHH B là một công ty nhỏ, không có bộ phận kiểm toán nội bộ Kết luận về rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty : qua tìm hiểu, có thể thấy môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát của công ty B đều được đánh giá ở mức tốt, do đó, rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty B được đánh giá ở mức thấp.
b4) Xác định mức rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính
Theo đánh giá của kiểm toán viên, rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty B ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát thấp, do đó, để rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức thấp, kiểm toán viên xác định rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức trung bình. c) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán
Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính
c1) Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính
c1.1) Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền
Số dư khoản mục tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản (5,49%), mức biến động trong năm 2007 không lớn (17,11%), không chứa đựng các ước tính kế toán và các nghiệp vụ phức tạp, kết quả kiểm toán năm 2006 không phát hiện ra sai phạm trọng yếu đối với khoản mục này. Tuy nhiên, tiền là khoản mục dễ xảy ra sai phạm (tăng tiền để tăng khả năng thanh toán, biển thủ…). Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền của công ty B được đánh giá ở mức trung bình
c1.2) Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu
Khoản mục các khoản phải thu của công ty B không chứa đựng các ước tính kế toán và các nghiệp vụ phức tạp, các chính sách liên quan đến các khoản phải thu không thay đổi trong năm 2007, kết quả kiểm toán năm trước
đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, so với năm 2006, số dư khoản mục phải thu tăng đáng kể (10,86%), khoản mục này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của công ty không tồn tại khoản mục phải thu nội bộ, cần chú ý khả năng cộng các khoản phải thu nội bộ vào phải thu khách hàng.
Với phân tích như trên, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu của công ty B được đánh giá ở mức trung bình.
c1.3) Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối v ới khoản mục hàng tồn kho
Khoản mục hàng tồn kho của công ty B không chứa đựng các ước tính kế toán, các nghiệp vụ phức tạp, không có thay đổi về chính sách kế toán trong năm 2007, kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản (55,65%), lại biến động tương đối trong năm qua (tăng 9,13%),